Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

* k thut trng

- Chn ging: Giống khoai lang để trồng có thể dùng dây hoặc củ. Tiêu chuẩn giống tốt: chọn dây bánh tẻ, to, mập, khoẻ, không quá già hoặc quá non, lá xanh, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh. Cắt dây vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây nhanh chóng ra rễ, nẩy chồi non, không được chất thành đống. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh,. Tuổi dây từ 45 - 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 - 30cm.

- Thi v: Vụ khoai thường kéo dài khoảng 4 - 6 tháng. Vụ khoai Chính là vụ từ khoảng tháng 2- tháng 3 cho đến tháng 8- tháng 9. Tuy nhiên không phải tất cả các hộđều sản xuất theo thời vụ như thế. Bởi vì khi sản xuất xong một vụ khoai thì họ sẽ cho đất nghĩ ngơi khoảng 1-2 tháng thì sẽ bắt đầu một thời vụ mới. Vì thế các vụ sau sẽ kéo dài qua năm sau nữa, và cứ như thế thì vụ khoai của từng hộ sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn do đặc điểm khác nhau về đất canh tác của riêng từng xã nên thời vụ của từng xã cũng khác nhau. Hầu hết các nông hộ thường sản xuất vào khoảng thời gian từ 3 đến tháng 9 và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số mẫu điều tra. Cũng chính vì thời vụ trồng khoai đa dạng nên việc mua giống của nông hộ cũng khá dễ dàng và không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên năng suất chỉđạt cao khi trồng đúng vụ. Có hai vụ trồng chính:

+ VụĐông Xuân: trồng sau vụ lúa mùa, khoảng tháng 11- 12 âm lịch đến khoảng cuối tháng 3 âm lịch – đầu tháng 4 âm lịch năm sau.

+ Vụ khoai Chính (còn gọi là vụ Mùa) : trồng sau vụ lúa Đông Xuân, khoảng tháng 2- tháng 3 âm lịch đến khoảng cuối tháng 8- đầu tháng 9 âm lịch.

- Chun b đất trng: Khoai lang không kén đất lắm, tất cả các đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt đều thích hợp cho khoai lang. Khoai lang chịu được đất hơi chua đến trung tính nhưng chịu được đất chua hơn đất kiềm. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ, sau đó lên luống rộng từ 80 – 120 cm, cao khoảng 30 - 50cm, thoát nước tốt. Các giống trồng trong mua nắng thường chọn luống hẹp và thấp hơn. Cần đào mương dọc theo ruộng để ém phèn, hoặc dẫn và thoát nước. Đào mương nhỏ sâu 1m, rộng 50 – 60cm. Thường đất ruộng rộng 15 – 20 m đào 1 mương.

- Chn hom ging: Việc chọn hom giống rất quan trọng và ảnh hưởng

29

khoảng 25 – 35 cm, có nhiều mắt (6- 8 mắt). Trung bình, trồng ngàn m 2 cần khoảng 16.000 – 18.000 hom giống. Một hom giống nông dân thường gọi là dây giống.

- Trng: Trồng hàng đơn hoặc hàng đôi tùy ý bề rộng luống. Luống rộng khoảng 80 – 90 cm trồng hai hàng dây song song cách nhau 30 cm. Khoảng nối giữa các hom trên 2 hàng phải xen kẽ nhau. Các đầu luống trồng 3 hom.

Đặt toàn bộ hom xuống đất sâu từ 2 – 2,5 cm. Khi trồng, tránh để hom bị vặn sẽảnh hưởng sự phát triển của rễ khoai.

- Phương pháp bón phân: Một hécta khoai lang bón từ 10-15 tấn phân chuồng, 60kg ure, 90kg kali, 30kg phân lân và 100kg vôi.

+ Khi bón phân chia ra thành 3 đợt để cây khoai lang hấp thụ hết lượng phân bón.

+ Lần 1: Bón lót tất cả lượng phân chuồng, phân lân, vôi và 30% phân

đạm, 20% phân kali.

+ Lần 2: Bón sau khi trồng khoảng 20 - 25 ngày. Lượng phân bón là 50% phân đạm và 30% phân kali. Kết hợp xới đất, làm cỏ sạch, vun nhẹ.

+ Lần 3: Bón phân sau khi trồng 40 - 45 ngày. Bón tất cả số lượng phân

đạm, phân kali còn lại. Kết hợp xới đất, làm cỏ sạch, vun nhẹ. Ngưng bón trước thu hoạch 15 ngày.

* Chăm sóc khoai - Chăm sóc

+ Trồng dặm: Khi trồng, chuẩn bị thêm một số hom để trồng dặm lúc 5 – 10 ngày sau khi trồng để đảm bảo mật độ cây. Công việc này quan trọng vì khi khoai trồng mùa khô hom thường dễ bị chết.

+ Sau khi trồng khoai lang được 20 - 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang. Sau khi trồng khoai được 40 - 45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.

+ Tưới nước: Sau khi trồng phải thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 - 80%, cần tưới nhiều nucớ để rễ phát triển nhanh. Nếu vụ

khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh cho nước ngập 1/2 - 2/3 luống và cần tưới 1 lần/ 1 tuần để cung cấp đủ nước cho cây phát triển.

+ Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ.

30

Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.

+ Nhấc dây: Thường thực hiện trong mùa mưa, 1 -2 lần: lúc 30 – 45 ngày và 60 – 75 ngày sau trồng , mục đích nhằm hạn chế rễ phụ phát triển, dinh dưỡng tập trung nuôi củ gốc và làm cho luống thông thoáng.

- Phòng tr sâu bnh:

+ Có 2 loại sâu bệnh hay hại khoai lang là sùng non và bọ trưởng thành.

Để giảm bớt sâu bệnh trên cây khoai lang nên trồng luân canh vụ khoai, vụ

lúa, vụ bắp. Sau khi thu hoạch gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt là những củ

khoai đã bị sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số sùng ở các vụ sau. Nếu có sẵn nước thì cho nước ngâm ruộng vài ngày diệt sùng, nhộng nằm trong đất. Ngâm hom giống trước khi trồng trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25g/10 lít nước) trong 30 phút, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng.

+ Ở giai đoạn hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6 - 8kg/hécta) kết hợp vun luống khoai cao, phủ kín gốc. Tưới nước sau khi rắc thuốc và thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai. Chú ý thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày.

+ Sâu ăn lá: Gây hại ở giai đoạn phát triển thân lá, sâu non ăn mỏng biểu bì của thân lá, sâu tuổi lớn hơn ăn lủng lá. Phòng trừ: vệ sinh dư thừa thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu thông dụng. Có thể sử dụng các loại sau: Losrban 30 EC, Cyrin 25EC, Andoril 250EC…

+ Rầy: Rầy hút nhựa làm lá khoai bị vàng úa. Trị bằng các thuốc thông dụng. có thể sử dụng 1 trong các loại: mappy 48 EC, Sutin 5EC, Abasuper 36EC…

+ Bệnh thối thân: Do khoaiFusarium Oxysporum f. batatas gây ra. Khoaisống ở đất, xâm nhập tấn công tế bào làm thân cây bị đen đi. Vết bệnh lúc đầu màu vàng, sau đó lan nhanh thành vùng mất màu, làm lá bị nhăn, cây héo và chết. bệnh cũng lan truyền qua củ giống nên dễ lây sang liếp ương và hom giống. phòng trừ: luân canh,chịn giống kháng, chọn củ giống mạnh khỏe, xử lý giống, đất trước trồng..

+ Bệnh thối nhũn: Do khoaiRhizopus nigricans Ehrenberg. Bệnh phá hại củ tồn trữ, tạo thanh những lằn dài thối nhũn, làm củ bị hôi thối, vỏ củ bị nứt. Bệnh gây hại khi độ ẩm cao. Phòng trị: tránh làm củ bị thương tổn khi thu hoạch. Xử lý giống với thuốc kháng khuẩn.

31

+ Bệnh ghẻ: Thường gặp ở lá già, tạo thành những vùng vàng trên lá. Thân cây bệnh lúc đầu có màu nâu, lá có những chấm trắng nhỏ, lan dần và dễ

bị rụng. Phòng trừ: luân canh, vệ sinh ruộng, thuốc hóa học.

+ Bệnh đốm lá: Do khoaicercospora batatae. Bệnh thườnggây hại ở khu vực ĐBSCL. Đốm bệnh tạo thành những đốm tròn hay có cạnh ở cả hai mặt lá. Khoảng giữa đốm bệnh có màu nâu, bìa màu sậm hơn và trở nên xám. Phòng trừ: vệ sinh ruộng, luân canh, chọn giống kháng, thuốc hóa học.

+ Bệnh virus: Do côn trùng truyền sang. Bệnh làm lóng thân nagn81 lại, lá nhỏ và nhăn, hay làm gân là bị vàng lợt. Phòng: chọn giống sạch bệnh, nhổ

bỏ cây bệnh, trừ côn trùng.

- Thu hoch: Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng, các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa, nhựa củ đặt,

đen mau khô thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI Ở HUYỆN BÌNH TÂN 3.4.1 Diện tích trồng khoai

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)