Tuổi và sốn ăm kinhnghi ệm của chủ hộ trồng khoai

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 47)

Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung các chủ hộ thường có số tuổi và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có độ tuổi càng cao thì có kinh nghiệm càng nhiều. Do cây khoai lang xuất hiện từ rất lâu ở Bình Tân và là loại cây phù hợp với đất đai, cho năng xuất cao nên Khoai lang trở thành cây chủ lực của huyện. Vì vậy mà nông dân nơi đây có thâm niên sản xuất khoai. Cụ thể số tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng khoai của hai mô hình được thể hiện qua bảng 4.1 như sau :

Bảng 4.1: Độ tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khoai ở hai mô hình Khoai Tím Khoai Sữa Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Dưới 30 2 4 5 10 Từ 30-55 42 84 37 74 Độ tuổi chủ hộ Trên 55 6 12 8 16 Dưới 10 26 52 24 48 Từ 10 - 20 13 26 20 40 Năm kinh nghiệm Trên 20 11 22 6 12 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua kết quảđiều tra 100 hộ sản xuất khoai lang Chính của hai mô hình cho thấy độ tuổi chủ yếu của các nông hộở hai mô hình khảo sát vào khoảng từ 30 tuổi đến 55 tuổi, chiếm đến 84% ở mô hình trồng khoai lang Tím và 74% ở mô hình trồng khoai lang Sữa. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao

động, trong khoảng độ tuổi này về kinh nghiệm tuy không bằng độ tuổi trên 55 nhưng cũng đủ kinh nghiệm để sản xuất Khoai lang và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường cũng rất tốt. Họ có thể tham gia và tiếp thu hoàn toàn lượng kiến thức mới từ những buổi tập huấn, song song kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của gia đình để đẩy mạnh quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng của mô hình; đặc biệt với độ

tuổi này thì chủ hộ có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 55. Tiếp đến là độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ lần lượt ở mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là 4% và 10%, đây là độ tuổi mà chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang, nhưng người ởđộ tuổi này có sức lao động tốt và còn trẻ nên việc

35

tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm nhanh. Tiếp đến là độ tuổi trên 55 chiếm tỷ trọng 12% và 16% lần lượt ở hai mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa.

Bên cạnh độ tuổi, số năm kinh nghiệm của nông hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất khoai. Đặc điểm của huyện Bình Tân là huyện nông nghiệp và trồng khoai là ngành sản xuất có từ lâu vì thế mà người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai. Để biết kinh nghiệm trồng khoai của nông dân ta căn cứ vào số năm trồng khoai của họ. Từ bảng 4.1, ta thấy rằng số nông hộ có năm kinh nghiệm trên 10 năm của hai mô hình cũng khá cao và kinh nghiệm trồng khoai trên trung bình của nông hộ ở hai mô hình lần lượt là 14,4 năm ở mô hình trồng khoai lang Tím và 14,36 năm ở

mô hình trồng khoai lang Sữa, những hộ có năm kinh nghiệm nhiều thì sẽ sản xuất có hiệu quả hơn và hạn chế được những thiệt hại trong việc sản xuất. Những hộ có kinh nghiệm ít hơn 10 năm và có một số chỉ có 1 năm kinh nghiệm là do những năm trước đây trồng lúa hoặc những loại hoa màu khác và mới chuyển sang trồng khoai do thấy được khoai có lợi nhuận cao hơn và hoa màu khác bị thất mùa hoặc không có lời.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 47)