MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 88)

MÔ HÌNH

Qua quá trình phỏng vấn thực tế và qua phân tích các đặc điểm sản xuất của nông hộ cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình, đề tài đã đút kết và đưa ra những giải pháp cơ bản sau:

* Về kỹ thuật sản xuất:

Như phân tích ở trên chỉ có 40% nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật cho nên các nông hộ cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, hợp tác xã. Bên cạnh đó địa phương cần

đẩy mạnh lên kết với các viện, trường và các tổ chức để đẩy mạnh việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân và cùng với đó là thực hiện các nghiên cứu về kỹ

thuật canh tác khoai lang tại địa phương để có được kỹ thuật canh tác phù hợp nhất với địa bàn. Qua tập huấn cũng giúp người nông dân có thể sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào như phân tích ở phần chạy hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất một cách tốt nhất để nông hộ trồng khoai có được năng suất cao và mang lại lợi nhiều lợi nhuận cho nông dân.

* Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Qua phân tích trên thì số nông hộ gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng kém có tỷ lệ khá cao, chiếm 22,4% tổng nông hộ gặp khó khăn về vấn đề này. Nên việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, chợ, nước sạch…), góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất khoai nói riêng và nông nghiệp nói chung. Các cơ quan, ban ngành quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi hơn nữa để vừa đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô, vừa đảm bảo an toàn khi bị lũ, không để

tình trạng ngập lụt xảy ra dẫn đến việc nông dân mất mùa do ngập úng.

Cần nâng cấp hệ thống giao thông đặc biệt là khu vực ấp Thành Hiếu và Thành Hòa của xã Thành Trung vì nơi đây đường đi chưa được đầu tư xây dựng nên việc đi lại còn nhiều khó khăn, khó có thể vận chuyển khoai đi tiêu thụ. Nếuc ó đường đan để người dân nơi đây có thểđi lại dễ dàng thì lúc tiêu

76

thụ khoai sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, tăng thêm lợi nhuận cho nông hộ và tạo ra một con đường liền mạch không bị gián đoạn cho địa phương.

* Giải pháp về giá cảđầu vào

Qua kết quả phân tích ở mục 4.4.1 cho thấy sản xuất khoai lang Tím hiện nay của nông hộ còn gặp khó khăn do giá cảđầu vào của việc sản xuất khá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Các khoản chi phí thuốc BVTV, chi phí phân và chi phí lao động thuê của nông hộ tuy tỷ lệ thuận với năng suất nhưng đó là các khoản chi phí rất cao, còn khoản chi phí giống tuy không có y nghĩa thống kê trong mô hình nhưng đó cũng là một khoản chi phí mà người dân tốn không ít trong việc sản xuất khoai lang Tím. Chi phí cao làm ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính và cũng làm giảm đi hiệu quả của mô hình sản xuất khoai lang Tím. Để có thể ổn định được giá cả đầu vào thì chính quyền

địa phương cần có chính sách quản lý giá cả các loại phân thuốc, vật tư nông nghiệp trên thị trường do tư nhân cung cấp. Thực tế cho thấy, giá cả vật tư

thường xuyên biến động, giá thường không được niêm yết nên người bán nói giá nào thì nông hộ phải chịu mua với giá đó. Khi những đợt dịch lan rộng thì nông hộ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không mua thì không có thuốc trừ sâu, bệnh hại.

* Giải pháp và giá cảđầu ra và thị trường tiêu thụ

Bên cạnh khó khăn về giá cảđầu vào thì đầu ra của sản phẩm cũng gặp khó khăn ở việc nông dân bị thương lái ép giá và giá cả bấp bênh đã khiến đầu ra của khoai không ổn định, ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của người dân.

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác liên kết các hộ nông dân lại với nhau bằng hình thức hợp tác xã, hội nông dân, hội thảo…để cùng cung cấp thông tin về giá cả kịp thời cho nhau, tránh tình trạng bị các thương lái liên kết với nhau để ém thông tin về giá cả nhằm thu lợi cho mình, đẩy mạnh việc quản bá khoai lang của huyện Bình Tân nói chung và của xã Thành Trung và Thành Đông nói riêng để tìm thị trường đầu ra hoặc một thị

trường có thể xuất khẩu khoai lang qua được để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông hộ. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ vững chắc để nông hộ

tiêu thụ sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từđó giá bán cũng được cao hơn.

77

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)