Tình hình tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật của nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49)

Tập huấn kĩ thuật là rất cần thiết trong hoạt động sản xuất. Tập huấn kỹ

thuật cũng là một trong những hình thức phổ biến của Chính sách khuyến nông. Việc mở các lớp tập huấn kĩ thuật là để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới, nội dung chủ yếu của những buổi tập huấn này nhằm định hướng cho nông dân sản xuất khoai theo nhu cầu nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Việc áp dụng những biện pháp trên góp phần giúp nông hộ sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác

Bảng 4.3: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ

Khoai Tím Khoai sữa

Chỉ Tiêu Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng(%)

Có tham gia tập huấn 20 40 24 48

Không tham gia tập huấn 30 60 26 52

Tổng 50 100 50 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Trong 50 nông hộ sản xuất khoai lang Tím Nhật điều tra, thống kê ở bảng 4.3 trên thì có 20 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, chiếm 40%, còn lại 30 hộ

không tham gia tập huấn, chiếm 60%. Đối với các nông hộ trồng khoai lang Sữa thì số nông hộ tham gia tập huấn là 24 hộ, chiếm 48% và số hộ không tham gia tập huấn chiếm 52%, với 26 hộ. Trong những hộ có tham gia tập huấn của hai mô hình thì tỷ lệ do cán bộ phòng nông nghiệp của huyện tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,4%, tiếp theo là do Hội thảo nông nghiệp của công ty và do hội khuyến nông khuyến ngư huyện với tỷ lệ bằng nhau là 19,3%. Nhìn chung thì tỷ lệ số hộ tham gia và không tham gia tập huấn của hai mô hình trồng Khoai không chênh lệch nhau nhiều. Qua quá trình phỏng vấn thì được các nông hộ cho biết có những nguyên nhân khiến các nông hộ

37

không tham gia các lớp tập huấn là: họ không có thời gian để tham dự; họ

không nắm được thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn hoặc không biết có lớp tập huấn; họ sản xuất khoai theo kinh nghiệm bản thân và gia đình truyền lại nên họđã quen với kinh nghiệm đó, nên khi đi tập huấn về họ cũng không áp dụng các phương pháp theo các lớp tập huấn đó đã triển khai, và vì thế họ không quan tâm đến các lớp tập huấn. Từ những nguyên nhân đó đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phổ biến kiến thức về sản xuất hiệu quả cho nông dân. Cụ thể

của nguồn tập huấn kỹ thuật cho nông hộđược thể hiện ở hình 4.1 sau:

62,4% 19,3%

19,3%

Cán bộ phòng nông nghiệp huyện

hội thảo nông nghiệp của công ty

hội khuyến nông khuyến ngư huyện

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Hình 4.1: Chủ thể tập huấn kỹ thuật cho nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49)