VĨNH LONG.
4.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím
4.2.1.1 Phân tích các khoản mục chi phí của mô hình trồng khoai lang Tím
Theo số liệu điều tra thực tế thì trong quá trình sản xuất khoai lang Tím phát sinh các khoản chi phí bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí nhiên liệu, chi phí thuê lao động, chi phí lao động gia
đình và chi phí khác( chi phí máy móc, chi phí thuê cộ khoai, chi phí lãi vay, chi phí công cụ, dụng cụ…). Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí sản xuất trong mô hình được tổng hợp trong bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10: Các khoản chi phí của mô hình sản xuất khoai lang Tím
Đơn vị tính: ngàn đồng/1000m2 Các khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ lệ (%) Chi phí giống 600,00 1.530,00 1.063,50 11,08 Chi phí phân bón 603,20 2.202,14 1.257,99 13,11 Chi phí thuốc BVTV 1.228,57 3.500,00 2.069,98 21,56 Chi phí nhiên liệu 48.100 601,25 203,05 2,12 Chi phí LĐ thuê 2.070,00 5.974,91 3.272,53 34,09 Chi phí LĐGĐ 142,85 1.770,00 1.011,22 10,53 Chi phí khác 250,00 1.463,38 720,88 7.51 Tổng chi phí 7.144,35 12.575,41 9.599,16 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 50 hộ trồng khoai lang Tím ở hai xã Thành Trung và Thành Đông, năm 2013
Qua bảng 4.10 ta thấy, tổng chi phí sản xuất khoai lang Tím của nông hộ
trung bình là 9.599,16 ngàn đồng/1000 m2; chi phí nông hộ chi ra thấp nhất là 7.144,35 ngàn đồng/1000m2 và mức chi phí cao nhất nông hộ chi ra cho việc trồng khoai lang Tím vụ Chính này là 12.575,41 ngàn đồng/1000m2. Mức chi phí chênh lệch là 5.431,06 ngàn đồng/1000 m2 giữa chi phí thấp nhất và chi phí cao nhất. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về các khoản chi phí như
giống, phân bón, thuốc BVTV, lao động giữa các nông hộ. Các nông hộ khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau tùy theo kinh nghiệm cũng như mức độ
tiếp thu kỹ thuật canh tác. Theo số liệu phân tích, các khoản chi phí chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí mua giống, chi phí phân bón và chi phí thuốc BVTV và chi phí lao động thuê; các khoản chi phí chiếm tỷ
44
trọng tương đối thấp hơn trong cơ cấu là chi phí nhiên liệu, chi phí lao động gia đình và chi phí khác (gồm chi phí máy móc, chi phí lãi vay và chi phí công cụ dụng cụ...). Để nắm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của từng khoản chi phí vào cơ cấu chi phí sản xuất ta quan sát hình 4.3 sau đây:
11,08% 13,11% 21,56% 2,12% 34,09% 10,53% 7,51% Chi phí giống Chi phí phân bón Chi phí thuốc BVTV Chi phí nhiên liệu Chi phí LĐ thuê Chi phí LĐGĐ Chi phí khác
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng khoai lang Tím
* Chi phí giống
Giống là yếu tố quan trọng, giống tốt hoặc xấu, mật độ trồng nhiều hay ít
điều ảnh hưởng đến năng suất của vụ thu hoạch. Chi phí giống cao hay thấp thì phụ thuộc vào thời điểm, nơi mua dây giống và số lượng dây giống trồng. Theo số liệu thực tế, nguồn dây giống khoai lang Tím chủ yếu được mua ở địa phương hoặc từ hàng xóm lân cận với nông hộ với giá giống vụ khoai Chính năm 2013 dao động từ 350 ngàn đồng đến ngàn ngàn đồng trên 10.000 dây giống, giá trung bình là 620,8 ngàn đồng trên 10.000 dây giống. Một số ít nông hộ tự gây giống để trồng nhằm tiết kiệm chi phí giống, nhưng chỉ chiếm 5,8% trong tổng số nông hộ. Lượng dây giống trồng trên 1000m2 vào khoảng từ 12.000 dây đến 20.000 dây và chi phí giống trung bình trên 1000m2 là khoảng 1.063,5 ngàn đồng, chiếm 11,08% tổng chi phí sản xuất khoai lang Tím.
* Chi phí Phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp vì phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, để
sử dụng phân bón sao cho đạt hiệu kinh tế thì còn phải cân nhắc sự lựa chọn giữa năng suất cây trồng và tỷ trọng chi phí phân bón trong tổng chi phí, vì chi phí phân bón và năng suất đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Việc sử
45
dụng phân bón hợp lý sẽ làm giảm đáng kể chi phí sản xuất và làm tăng năng suất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.
Qua bảng số liệu cho thấy chi phí phân bón trung bình trên 1000 m2 đất trồng khoai Tím của nông hộ là 1.257,99 ngàn đồng, chi phí phân bón thấp nhất là 603,2 ngàn đồng/1000m2 và cao nhất là 2.202,14 ngàn đồng/1000m2. Chi phí phân bón là chi phí lớn thứ ba trong tổng các khoản mục chi phí trồng khoai chiếm 13,11% tổng chi phí trồng khoai. Mức chi phí này cũng nói lên sự
quan trọng của phân bón đến sự phát triển của dây khoai và chất lượng khoai. Bón hợp lí mức phân bón trong giai đoạn trưởng thành của cây tạo điều kiện khoai lang phát triển nhanh và tạo được nhiều củ dẫn đến năng suất khoai cao hơn. Do một dây khoai có thể ra nhiều củ nên giai đoạn sinh trưởng cần nhiều chất dinh dưỡng để khoai cho năng suất cao.
Loại phân bón mà nông hộ trồng khoai lang Tím thường dùng là NPK 16-16-8, URE, DAP và KALI. Chiếm tỷ trọng cao nhất các loại phân bón trên là NPK 16-16-8 với 64,98% . Tiếp đến là KALI và YRÊ với tỷ lệ lần lượt là 16,32% và 13,22%. Lượng phân nông hộ sử dụng ít nhất là DAP với tỉ lệ
5,49%. Trong quá trình sản xuất khoai lang, bón phân với thời điểm thích hợp, đúng liều lượng sẽ làm tăng năng suất và tiết kiệm được chi phí. Nhưng trong nguyên vụ sản xuất thì giá cả phân bón luôn biến động tăng làm cho chi phí sử dụng phân bón của hộ tăng lên.
* Chi phí Thuốc BVTV
Thuốc BVTV là một phần giúp cho cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất, phòng trừ bệnh và sâu hại cho cây trồng. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc hóa học thường có kết quả nhanh chóng và ít tốn công. Trong sản xuất Khoai, nông hộ sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV khác nhau và liều lượng cũng nhiều, thường là khoảng 7 ngày là phun thuốc 1 lần, vì khoai lang là loại cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm thu hoạch là củ khoai, nếu cũ
bị sâu bệnh tấn công sẽ không bán được nên khoản chi phí thuốc BVTV là
được nông hộ chi ra rất nhiều với tỉ trọng cao thứ hai trong các khoản mục chi phí với 21,56%. Qua bảng 4.10, chi phí huốc BVTV mà nông hộ sử dụng trung bình là 2.069,98 ngàn đồng /1000m2, cao nhất là 3.500 ngàn
đồng/1000m2 và thấp nhất là 1.228,57 ngàn đồng /1000m2.
* Chi phí nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu mà nông hộ bỏ ra trong sản xuất khoai lang Tím trung bình là 203,05 ngàn đồng/ 1000m2 đất trồng khaoi và chiếm tỷ lệ 2,12% trong cơ cấu tổng chi phí. Chi phí nhiên liệu gồm có xăng và điện để phục vụ cho việc tưới tiêu, và đa phần là chi phí nông hộ dùng mua xăng.
46
* Chi phí khác
Đây là khoản nông hộ chi trả về chi phí lãi vay, chi phí thuê đất, chi phí thuê cộ, chi phí máy móc, chi phí công cụ, dụng cụ…. trên thực tế thì chi phí này không cao trong tổng chi phí sản xuất. Trung bình 1000m2đất sản xuất thì các nông hộ phải bỏ ra 720,88 ngàn đồng cho chi phí này, và chiếm tỷ trọng 7,51% trong tổng chi phí sản xuất khoai lang Tím vụ khoai Chính.
* Chi phí lao động thuê
Là chi phí cho số ngày công lao động bỏ ra để chăm sóc cho ruộng khoai của mình. Đây là chi phí tác động lớn nhất đến lợi nhuận của nông hộ. Trên thực tế tại những hộ khảo sát thì chi phí này là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, chiếm tới 34,00% trong tổng chi phí. Trung bình nông hộ chi trả 3.272,53 ngàn đồng trên 1000m2 cho khoản chi phí này. Nông hộ sử
dụng ít nhất là 8,52 ngày/1000m2, trung bình là 13,17 ngày/1000m2 và cao nhất là 22,33 ngày/1000m2.
Lao động thuê chủ yếu được nông hộ sử dụng cho khâu chuẩn bị đất trồng, khâu trồng khoai và thu hoạch khoai: Chi phí lao động Thuê cho việc chuẩn bị đất trồng khoai của nông hộ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí lao động, chi phí trung bình thuê LĐ cho việc làm đất là 898,70 ngàn đồng trên 1000m2, thấp nhất là 100 ngàn đồng trên 1000m2 và cao nhất là 1.500 ngàn đồng/1000m2. Chiếm cao nhất trong tổng chi phí LĐ thuê là sử dụng cho việc thu hoạch, với tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ chi phí lao động thuê là 54,2%,
đây là khoản chi phí cuối cùng của nông hộ sản xuất khoai lang Tím, ở khâu này công việc rất nhiều nên thường chi phí bỏ ra là rất cao, chi phí thu hoạch bình quân là 1.490 ngàn đồng/1000m2 , khoản chênh lệch chi phí này giữa các nông hộ không nhiều, chi phí thu hoạch cao nhất là 2.100 ngàn đồng và thấp nhất là 980 ngàn đồng. Còn lại sử dụng cho việc trồng khoai và chiếm phần không nhiều trong tổng chi phí thuê lao động của nông hộ, trên 1000m 2 đất thì trung bình chi phí trồng cây của nông hộ là 690,47 ngàn đồng, chi phí trồng nhỏ nhất là 450 ngàn đồng / 1000m2 và lớn nhất là 1.125 ngàn đồng /1000m2. Chi phí này giữa các nông hộ chênh lệch là do giữa các nông hộ có mật độ
trồng khác nhau. Vài năm trở lại đây nông hộ thường trồng với mật độ dầy hơn để thu hoạch được nhiều khoai hơn nên chi phí này tăng lên.
Chi phí lao động thuê giữa các nông hộ điều tra có chênh lệch không nhiều, do trên cùng 1000m2 những nông hộ khác nhau nhưng mức thuê lao
động là tương đương nhau, chênh lệch ít do diện tích đất của nông hộ chênh lệch nhau. Còn những khâu khác như bón phân, tưới nước và phun thuốc thì lao động thuê chiếm rất ít, nông hộ chủ yếu chỉ sử dụng lao động nhà.
47
* Chi phí lao động gia đình( LĐGĐ)
Là chi phí cho số ngày công mà lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra để
chăm sóc cho ruộng khoai của mình. Trên 1000m2 chi phí thuê LĐGĐ thấp nhất là 142,85 ngàn đồng, trung bình là 1.011,22 ngàn đồng và cao nhất là 1.770 ngàn đồng và chi phí này chiếm 10,53% trong tổng cơ cấu chi phí. Trung bình nông hộ chỉ thuê 6,91 ngày công/1000m2 và hộ thuê cao nhất là ngày 11,33 ngày công/1000m2và hộ thuê thấp nhất là 1,0 ngày công/1000m2. Chi phí LĐGĐ được tính bằng số ngày công của những lao động nhân với mức giá thuê lao động trên thị trường tại thời điểm của vụ gần đây nhất. Mặc dù công LĐGĐ trải dài trên hầu hết giai đoạn sản xuất nhưng ngày công LĐGĐ cũng phụ thuộc vào gia đình có nhiều lao động hay không.
LĐGĐ chủ yếu được nông hộ sử dụng cho công việc bón phân, phun thuốc, tưới nước, cụ thể: Chi phí LĐGĐ sử dụng cho việc phun thuốc là lớn nhất trong chi phí LĐGĐ chiếm đến 48,79% , và số ngày công cho khâu phun thuốc cũng tương đối cao, chiếm 36,45% ngày công LĐGĐ; Trên 1000m2 trung bình nông hộ tốn chi phí LĐGĐ là 493,41 ngàn đồng, chi phí cao nhất 1.160 ngàn đồng và thấp nhất là 0 nagn2 đồng. Đây là khâu quan trọng và tốn công nhất của nông dân, vì phun thuốc thường xuyên để khoai không bị sâu bệnh tấn công và phun thuốc cỏ để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng với khoai. Tiếp theo là chi phí LĐGĐ sử dụng cho việc bón phân chiếm 21,89% trong tổng chi phí LĐGĐ, trung bình nông hộ tốn chi phí LĐGĐ 221,39 ngàn
đồng/1000m2 cho việc bón phân, hộ cao nhất là 450 ngàn đồng/1000m2 và thấp nhất là 0 ngàn đồng/1000m2. Có sự chênh lệch giữa các nông hộ là do tùy ý và kinh nghiệm của mỗi hộ mà bón nhiều phân dẫn đến chi phí bón phân cao hơn hay bón ít phân thì chi phí sẽ thấp hơn. Chi phí LĐGĐ sử dụng cho việc tưới nước cũng khá cao, do khoai lang là loại cây ưa nước nên phải tưới quanh năm nhất là vào mùa khô thì chi phí lao động bỏ ra cho khâu này là rất nhiều. Và vụ khoai luận văn nghiên cứu là vụ khoai muộn vào mùa khô nên chi phí nông hộ bỏ ra chi tưới tiêu là cao. Trung bình mỗi vụ cần 290,35 ngàn
đồng/1000m2, hộ tưới nhiều nhất là 580 ngàn đồng/1000m2 và thấp nhất là 0 ngàn đồng.
Các khâu như chuẩn bị đất trồng, trồng khoai và thu hoạch thì chi phí LĐGĐ sử dụng cho các khâu này rất ít, hầu như là không sử dụng cho việc chuẩn bịđất và thu hoạch, còn khâu trồng khoai thì chỉ sử dụng cho công việc rải dây để lao động thuê trồng.
48
4.2.1.2 Phân tích các khoản mục lợi nhuận - thu nhập - doanh thu của mô hình trồng khoai lang Tím
Qua kết quả điều tra, các khoản mục về năng suất, giá bán và thu nhập của nông hộ sản xuất khoai lang Tím được tổng hợp ở bảng 4.11, cụ thể như
sau:
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng khoai lang Tím
Các chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Năng suất (kg/1000m2) 1.800 3.600 2.415,6 Giá bán (ngàn đồng/kg) 9,67 12,50 11,34 Doanh thu (ngàn đồng/1000m2) 19.800 40.800 27.427,04 Lợi nhuận (ngàn đồng/1000m2) 11.622 28.886.90 17.827,88 Thu nhập (ngàn đồng/1000m2) 12.427,18 30.656,90 18.839,10
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 50 hộ trồng khoai lang Tím ở hai xã Thành Trung và Thành Đông năm 2013
* Về năng suất: Năng suất trung bình của nông hộ là 2.415,6 kg/ 1000m2, năng suất cao nhất của nông hộ là 3.600kg/ 1000m2 và thấp nhất là 1.800 kg/1000m2. Ở tổng 50 hộđiều tra trồng khoai Tím thì có 27 hộ với tỷ lệ 58% có năng suất không đổi so với vụ trước, 13 hộ (chiếm 26%) có năng suất giảm so với vụ trước và 10 hộ (tỷ lệ 20%) là có năng suất tăng so với vụ trước. những hộ có năng suất không đổi là vì họ có kinh nghiệm và thường thời gian họ trồng và thu hoạch giữa các vụ là như nhau nên năng suất khoai không có thay đổi. Những hộ có năng suất giảm là vì lý do thời tiết vụ sau không được thuận lợi, đất bị giảm màu mỡ so với vụ trước cũng như dây giống giảm chất lượng, khoai họ dỡ sớm hơn vụ trước nên khoai không có năng suất cao bằng. Những hộ có năng suất tăng là vì để khoai lâu hơn để năng suất cao hơn, giống dây vụ sau tốt hơn, thuận lợi vì có kinh nghiệm sản xuất.
* Về giá bán: Giá bán của các nông hộ trồng khoai lang Tím không chênh lệch nhiều. Giá bán trung bình của các nông hộ là 11,34 ngàn đồng/1kg; cao nhất 12,5 ngàn đồng/ 1kg và thấp nhất là 9,67 ngàn đồng/ 1kg. Tuy các năm qua giá cả của khoai lang Tím biến động nhiều và năm rồi đã có nhiều hộ
lỗ trắng nhưng năm 2013 thì giá khoai lang Tím đã trở lại ổn định ở mức cao với giá dao động từ 9,67 ngàn đồng/1kg đến 12,5 ngàn đồng/1kg.
* Về doanh thu: Về doanh thu ảnh hưởng nhiều do năng suất trồng. Doanh thu trung bình của các nông hộ trồng khoai lang Tím là 27.427,04 ngàn
đồn trên 1000m2, thấp nhất là 19.800 ngàn đồng trên 1000m2 và cao nhất là 40.800 ngàn đồng trên 1000m2, đây là mức doanh thu tương đối cao so với các sản phẩm nông nghiệp khác ởđịa bàn nghiên cứu.
49
* Về thu nhập: Theo bảng số liệu thống kê trên ta thấy, tổng doanh thu trung bình của nông hộ sản xuất khoai lang Tím là 27.427,04 ngàn
đồng/1000m2/vụ, sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí (chưa có chi phí lao
động gia đình) thì mức thu nhập thấp nhất của nông hộ là 12.427,18 ngàn
đồng/1000m2/vụ, và cao nhất là 30.656,90 ngàn đồng/1000m2/vụ, với thu nhập trung bình của nộng hộ là 18.839,10 ngàn đồng/1000m2/vụ.
4.2.1.3 Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình trồng khoai lang