NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PHẠM QUỐC HÙNG Học vị: THẠC SĨ Bộ môn: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP & KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Cơ quan công tác: KHOA KINH T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LA THỊ THẬT
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC
NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Tháng 11-2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LA THỊ THẬT MSSV: 4105081
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC
NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths PHẠM QUỐC HÙNG
Tháng 11-2013
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và hoạt động ở trường Đại Học Cần Thơ, sự tận tình giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báu để có thể thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình theo học tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn thầy!
Xin gửi lòng biết ơn đến cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, các hộ nông dân tham gia sản xuất mía ở địa phương, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình thực hiện đề tài, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày……tháng……năm 2013 Sinh viên thực hiện
La Thị Thật
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
La Thị Thật
Trang 7NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày……tháng…… năm 2013 Thủ trưởng đơn vị
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PHẠM QUỐC HÙNG Học vị: THẠC SĨ Bộ môn: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP & KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Sinh viên thực hiện: LA THỊ THẬT MSSV: 4105081 Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Tên đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đạo tạo:
`
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
Trang 9
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn
Phạm Quốc Hùng
Trang 10NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên giáo viên phản biện:
Học vị:
Bộ môn:
Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Sinh viên thực hiện: LA THỊ THẬT MSSV: 4105081 Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Tên đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đạo tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
Trang 11
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 12MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi về không gian 3
1.4.2 Phạm vi về thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Phạm vi về nội dung 3
1.4.5 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Nông hộ 5
2.1.2 Câu lạc bộ 5
2.1.3 Sản xuất 5
2.1.4 Hàm sản xuất 6
2.1.5 Một số khái niệm về hiệu quả 6
2.1.5.1 Khái niệm hiệu quả 6
2.1.5.2 Hiệu quả tài chính 6
2.1.6 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng phân tích 7
2.1.7 Tóm lược các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
Trang
Trang 132.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 11
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG 17
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG 17
3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 17
3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và dân số 18
3.1.2.1 Tình hình kinh tế 18
3.1.2.2 Văn hóa - Xã hội 20
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 21
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 21
3.2.1.1 Vị trí địa lý 21
3.2.1.2 Khí hậu 22
3.2.1.3 Địa hình và thủy văn 23
3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 23
3.2.2.1 Tình hình kinh tế 23
3.2.2.2 Tình hình xã hội 25
3.2.3 Tình hình sản xuất mía trong huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – năm 2012 25
3.2.4 Giới thiệu câu lạc bộ trồng mía 27
3.2.5 Giới thiệu sơ lược về cây mía 28
3.2.5.1 Nguồn gốc và đặc điểm cây mía 28
3.2.5.2 Kỹ thuật trồng mía 29
3.3 THỰC TRẠNH SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 31
3.3.1 Mô tả đặc điểm các nông hộ của hai mô hình được điều tra 31
3.3.1.1 Tình hình chung của các nông hộ 31
Trang 143.3.1.2 Nguyên nhân tham gia sản xuất mía của nông hộ 34
3.3.1.3 Tín dụng của nông hộ phân theo mô hình 36
3.3.2 Thực trạng sản xuất mía của các nông hộ phân theo mô hình 37
3.3.2.1 Diện tích đất trồng mía 37
3.3.2.2 Loại giống, lí do lựa chọn giống mía và nguồn cung cấp giống 37
3.3.3 Thông tin về tiêu thụ mía 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 41
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 41
4.1.1 Phân tích chi phí, lợi nhuận, thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 41
4.1.1.1 Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 41
4.1.1.2 Lợi nhuận, thu nhập của mô hình mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 44
4.1.1.3 Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 44
4.1.2 Phân tích chi phí, lợi nhuận, thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 45
4.1.2.1 Chi phí của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 45
4.1.2.2 Lợi nhuận, thu nhập của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 48
4.1.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 48
4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NÔNG HỘ MÔ HÌNH CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 49
4.2.1 So sánh các khoản chi phí của hai mô hình 49
4.2.2 So sánh doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của hai mô hình 50
Trang 154.2.3 So sánh các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình 53
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ 56 CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 56
Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG 56
5.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 56
5.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 59
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 62
6.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 62
6.1.1 Những thuận lợi trong sản xuất mía của mô hình 62
6.1.2 Những khó khăn trong sản xuất mía của mô hình 62
6.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH CÁC NÔNG HỘ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA 63
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
7.1 KẾT LUẬN 66
7.2 KIẾN NGHỊ 67
7.2.1 Đối với nhà máy mía đường 67
7.2.2 Đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 1: MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN 70
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA SỰ KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN, THU NHẬP CỦA HAI MÔ HÌNH
78
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY HÀM NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN 80
Trang 16DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kỳ vọng các biến độc lập trong mô hình 15
Bảng 3.1: Diện tích, sản lƣợng cây trồng của tỉnh Hậu Giang 19
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng, năng suất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 – 2013 26
Bảng 3.3: Tình hình chung của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu 31
Bảng 3.4: Độ tuổi của chủ hộ phân theo mô hình 32
Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo mô hình 33
Bảng 3.6: Kinh nghiệm từ khi tham gia vào câu lạc bộ trồng mía 34
Bảng 3.7: Nguồn tích lũy kinh nghiệm trồng mía và tham gia tập huấn của nông hộ phân theo mô hình 34
Bảng 3.8: Nguyên nhân tham gia sản xuất của nông hộ 35
Bảng 3.9: Lí do các nông hộ chọn tham gia câu lạc bộ trồng mía 35
Bảng 3.10: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ phân theo mô hình 36
Bảng 3.11: Loại giồng, lí do lựa chọn giống mía và nguồn cung cấp giống của nông hộ phân theo mô hình 38
Bảng 3.12: Tình hình ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đối tƣợng chọn bán của nông hộ 40
Bảng 4.1: Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 41
Bảng 4.2: Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập trung bình của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 44
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía 45
Bảng 4.4: Chi phí của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 46
Bảng 4.5: Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập trung bình của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 48
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 49
Bảng 4.7: So sánh các chi phí sản xuất của hai mô hình 50
Trang
Trang 17Bảng 4.8: So sánh doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của hai mô hình 50Bảng 4.9: Kiểm định sự khác biệt trung bình các chỉ tiêu giữa hai mô hình 52Bảng 4.10: So sánh các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía có tham gia
và không tham gia câu lạc bộ trồng mía 54Bảng 5.1: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 56Bảng 5.2: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 59
Trang 18DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang 21Hình 3.2 Diện tích trồng mía của các nông hộ phân theo mô hình 37Hình 4.1 Cơ cấu chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ 42Hình 4.2 Cơ cấu chi phí của mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía 46Hình 4.3 So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập của mô hình có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía 51
Trang
Trang 19DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLB: Câu lạc bộ
ĐBCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật
CP: Chi phí
LĐ: Lao động
LĐGĐ: Lao động gia đình
ĐVT: Đơn vị tính
Trang 20CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Vì vậy, Việt Nam phải không ngừng nỗ lực và nâng cao vị thế của mình trước sự cạnh tranh gay gắt của các nước trên thế giới Nghề trồng mía ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng đến nay, sản xuất không ổn định, tăng trưởng chậm, được các chuyên gia kinh tế vẫn xếp ngành sản xuất đường trong nước vào nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp (Nguyễn Hữu Điệp, 2008) Vì vậy, Chính phủ đã xác định đường mía là một trong những mặt hàng trọng yếu thuộc diện Nhà nước điều hành, một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và hướng đầu tư của mía đường là hướng tới nông dân, nếu không sẽ không đảm bảo nguồn nguyên liệu Do đó, người dân cần nhận thức đúng đắn để có những định hướng bền vững Trong định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất theo quy mô lớn, quan hệ hợp tác sản xuất đạt năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật để nông dân tăng thu nhập, đời sống được nâng cao
Tỉnh Hậu Giang là một trong những địa phương có vùng trồng mía lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, hơn 14.000 ha, sản lượng mía trên 1,5 triệu tấn/năm, sản lượng đường của 3 nhà máy mía đường trên 100.000 tấn/năm Trong đó, huyện Phụng Hiệp với diện tích trồng mía khoảng 9.037ha, chiếm
tỷ trọng 70% tổng diện tích trồng mía của tỉnh, đây là cây trồng chủ lực có thế mạnh chỉ sau cây lúa và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, đời sống nông hộ của huyện (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2012) Vì thế, ngoài việc trồng mía theo truyền thống, huyện đã mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế cao như hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, câu lạc
bộ trồng mía Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất như: tập quán canh tác còn lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ canh tác chưa cao, năng suất thấp Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường đầu vào cũng như đầu ra nên trong năm đều có
sự biến động về chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau Tuy nhiên, mỗi nông hộ là người quyết định lựa chọn tham gia hình thức sản xuất nào để khai thác các nguồn lực của mình và đem lại lợi nhuận cao
Trang 21Từ những vấn đề trên, đề tài “So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” được thực hiện, nhằm giúp
cho nông hộ có cơ sở khoa học rõ ràng để lựa chọn hình thức sản xuất tối ưu, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cải thiện đời sống bà con nông dân
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông
hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía Qua đó, có cơ sở khoa học rõ ràng cho nông hộ định hướng lựa chọn hình thức sản xuất kinh tế đạt hiệu quả lợi nhuận cao để có thể mở rộng, phát triển sản xuất theo hướng bền vững
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia câu lạc bộ trồng mía cao hơn hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông
hộ không tham gia câu lạc bộ trồng mía
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả tài chính của các nông hộ trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía và không tham gia câu lạc bộ như thế nào?
- Hình thức kinh tế sản xuất nào có hiệu quả hơn ở địa bàn nghiên cứu?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của các nông hộ trong mô hình trồng mía có hiệu quả tài chính cao nhất như thế nào?
Trang 22- Trong quá trình sản xuất các nông hộ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- Cần những giải pháp nào để giúp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang,
là huyện có diện tích trồng mía lớn nhất tỉnh Hậu Giang, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối với các hộ nông hộ trồng mía có tham gia
và không tham gia câu lạc bộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.4.4 Phạm vi về nội dung
Do thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập số liệu sơ cấp gặp nhiều khó khăn (cả về khách quan lẫn chủ quan), cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 50 hộ có tham gia câu lạc bộ và 50 hộ không tham gia câu lạc bộ ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung: phân tích
và so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình trồng mía dựa trên các chỉ tiêu tài chính, từ đó lựa chọn mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận (lượng phân bón, kinh nghiệm sản xuất, chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, chi phí lao động, giá bán,…) của mô hình thông qua phương trình hồi quy tuyến tính chạy bằng phần mềm Stata 11; đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình đạt hiệu quả cao hơn để mở rộng và phát triển
ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.4.5 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đối tượng phỏng vấn trực tiếp là các hộ nông dân mà đa số họ có trình
độ học vấn còn thấp, sử dụng nhiều hiệu thuốc khác nhau, được người bán giới thiệu và mua theo thói quen nên không nhớ hết các tên thuốc BVTV nên những thông tin họ cung cấp không đầy đủ, chính xác, cách tính hoạt chất
Trang 23trong thuốc rất phức tạp và bị giới hạn về thời gian nên chỉ tính trên chi phí thuốc BVTV sử dụng, việc xác định chi phí và lợi nhuận cũng chỉ mang tính ước lượng tương đối
Trang 24CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Nông hộ
Nông hộ định nghĩa “nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” (Frank Ellis, 1993)
Nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sỡ hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa sự sản xuất, trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chức đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật,…) là đơn
vị tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ chức năng, tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân
2.1.2 Câu lạc bộ
Là một trong các hình thức tổ chức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những hộ nông dân cá nhân, tổ chức sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để giúp đỡ nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nhằm đưa năng suất, chất lượng, sản lượng của cây trồng, vật nuôi ngày một tăng cùng nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và xây dựng một nền nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa, nông thôn ngày một văn minh, tri thức hóa nông dân
2.1.3 Sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào qua quy trình biến đổi (inputs)
để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs) (Trần Thụy Ái Đông và cộng sự, 2008)
Trang 25Yếu tố đầu vào là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác Trong sản xuất mía các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, vốn, lao động, máy móc thiết bị,… Yếu tố đầu ra là hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, thường được đo lường bằng sản lượng
Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất
2.1.4 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức xuất lượng có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố nhập lượng nhất định Theo PhilipWicksteed, hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau:
2.1.5 Một số khái niệm về hiệu quả
2.1.5.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuân Trong lao động nói chung hiệu quả lao động nghĩa là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơi vị sản phẩm”
2.1.5.2 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính được đo lường bằng sự so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra đạt được hiệu quả đó Hiệu quả tài chính là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh
tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh Lợi ích kinh tế là khoản thặng dư của doanh thu sau khi trừ các chi phí trực tiếp và chi phí ẩn, lợi ích kinh tế càng lớn kết quả sản xuất, kinh doanh càng cao và ngược lại
Trang 262.1.6 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng phân tích
- Năng suất = Sản lượng/Diện tích
- Giá thực tế sản phẩm: Giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu
hoạch (thường là 1 kg) là giá mà người sản xuất thu được ngay tại trang trại của mình
- Doanh thu (DT) là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được khi bán
sản phẩm của mình (kể cả sản phẩm phụ)
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán x Sản lượng trên một đơn
vị diện tích
- Tổng chi phí (TC) là tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
trên một đơn vị diện tích Chi phí trong sản xuất gồm: chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, phân bón, thuốc nông dược, thu hoạch, chi phí lao động gia đình và thuê mướn Tất cả chi phí này tính trên 1.000m2
TC = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
- Lợi nhuận (LN): là phần còn lại của tổng giá trị sản phẩm trừ đi tổng
chi phí sản xuất (tính trên 1.000M2)
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
- Thu nhập (TN): là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi
phí không có lao động gia đình
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình
Lợi nhuận Tổng chi phí
Trang 27dụng ngày nhân công nhàn rỗi của gia đình), nếu LN/TC là số dương thì người sản xuất có lời, tỷ số này càng lớn càng tốt và cho thấy nông hộ sử dụng lâo động nhàn rỗi có hiệu quả
- LN/DT =
Tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị tạo ra, đây là tỷ suất lợi nhuận
- TN/TC =
Tỷ số này phản ánh trong một đồng chi phí bỏ ra thì có bao nhiêu đồng thu nhập, tỷ số này càng lớn thì cho thấy nông hộ sản xuất càng hiệu quả
2.1.7 Tóm lược các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
Nguyễn Quốc Nghi (2008) “Phân tích tình hình sản xuất và đề xuất các
giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang” Đề tài nghiêm
cứu tổng quát từ tình hình sản xuất, tiêu thụ, đánh giá hiệu quả kinh tế, đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để đưa ra giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hàm hồi qui tuyến tính chạy chương trình SPSS và phương pháp thảo luận nhóm để phân tích số liệu của từng mục tiêu nghiên cứu Kết quả cho thấy, hoạt động sản xuất mía đem lại lợi nhuận, có ảnh hưởng đến thu nhập người dân trong tỉnh Hiệu quả của ngành mía chưa cao do kênh phân phối chưa hợp lý, nông dân chưa chủ động trong vận chuyển và bán mía nguyên liệu Quá trình tổ chức và phối hợp thu mua giữa các nhà máy chưa chặt chẽ, gây nên biến động về giá cả giữa các thời điểm trong năm Năng suất và sản lượng mía của nông dân có ký hợp đồng với nhà máy đường cao hơn những nông dân không ký hợp đồng, trung bình chênh lệch năng suất của hai nhóm này là 2,44 tấn/ha, lợi nhuận 6,63 triệu đồng/ha, những hộ ký hợp đồng bao tiêu với Công ty mía đường thì được
hỗ trợ nhiều hơn trong tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất, hỗ trợ đầu vào là tăng năng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận Với mức ý nghĩa 5% có
sự khác biệt về năng suất giữa các khu vực, năng suất trung bình của huyện Phụng Hiệp 140 tấn/ha, thị xã Ngã Bảy 190 tấn/ha, còn ở Vị Thanh – Long
Lợi nhuận Doanh thu
Thu nhập Tổng chi phí
Trang 28Mỹ chỉ hơn 80 tấn/ha Tuy nhiên về lợi nhuận thì không có sự khác biệt giữa các khu vực, lợi nhuận trung bình của huyện Phụng Hiệp - Vị Thanh là 41,7 triệu đồng/ha, hai khu vực còn là 31,3 triệu đồng/ha Lợi nhuận bị ảnh hưởng nhiều yếu tố: diện tích đất, năng suất, giá bán, chi phí phân bón, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí nhiên liệu và chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Nhà máy đường có hỗ trợ cho nông dân về tập huấn kỹ thuật, thông tin giá cả, tín dụng,… Tuy nhiên sự hỗ trợ này còn hạn chế, chưa hiệu quả từ nông dân và chính quyền địa phương
Trần Lợi (2010) và Nguyễn Thị Hương Bình (2012) cùng phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất mía của nông hộ ở ĐBSCL Tuy khác nhau về địa bàn nghiên cứu nhưng cả hai đều hướng đến phân tích hiệu quả kinh tế mía của các nông hộ, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, đưa ra giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất tại vùng nghiên cứu và cả hai đã dựa trên nhược điểm từ đề tài của Nguyễn Quốc Nghi là chỉ mới nói lên tình hình sản xuất mía ở Hậu Giang, chưa đi sâu nghiên cứu về các chỉ tiêu kinh tế làm
cơ sở thể hiện hiệu quả sản xuất của mô hình Đề tài của Trần Lợi nghiên cứu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb Doulash, phương trình hồi qui tuyến tính, các chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh
tế sản xuất mía và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Kết quả cho thấy, sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú có hiệu quả kinh tế, lợi nhuận của nông
hộ trồng mía phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hoặc số lần tham gia tập huấn, cùng với kinh nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa, cụ thể lợi nhuận ròng là 3.960.250 đồng/1000m2, doanh thu trung bình 9.574.880 đồng/1000m2, chi phí đầu tư trung bình (kể cả chi phí cơ hội) là 5.668.630 đồng/1000m2 và tỷ suất lợi nhuận trung bình 0,69, nghĩa là khi nông hộ đầu tư cho sản xuất mía thì sunh ra 0,69 đồng lời Còn Nguyễn Thị Hương Bình nghiên cứu tại huyện
Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, đề tài này mở rộng sang vùng nghiên cứu khác nhưng dựa trên tài liệu tham khảo từ đề tài của Trần Lợi và có sự khác nhau về phương pháp phân tích Đề tài dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) để phân tích sâu về hiệu quả tài chính, hàm hồi qui tương quan và các chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ, còn dùng phương pháp phân tích SWOT là
cơ sở để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía cho nông hộ trong thời gian tới Kết quả phân tích cho thấy, cây mía là cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng Với diện tích đất sản xuất mía bình quân 1 ha/hộ, thu nhập trung bình 167,27 triệu đồng/năm, tổng chi phí sản xuất trung bình 77,47 triệu đồng/ha và lợi nhuận trung bình đạt 89,79 triệu đồng/ha Hiệu quả kinh tế thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên chi
Trang 29phí là 1,24, điều đó có nghĩa là với 1 đồng chi phí bỏ ra, hộ trồng mía thu được 1,24 đồng lợi nhuận Lợi nhuận bị tác động bởi các yếu tố: diện tích đất trồng,
số năm kinh nghiệm, tổng chi phí đầu tư, tập huấn kỹ thuật Tổng chi phí đầu
tư tác động tỷ lệ nghịch và các biến còn lại có tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế sản xuất của nông hộ Tuy nhiên cả hai đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn ở một
mô hình trồng mía nói chung, chưa có mở rộng so sánh với mô hình trồng mía khác để có đủ cơ sở khuyến khích nông dân mở rộng và phát triển mô hình khi đạt hiệu quả kinh tế cao
Trần Duy Hưng (2012) “Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng
mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” Được sự hướng dẫn của
Th.S Trần Thị Ái Đông, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích hầu như giống với Nguyễn Quốc Nghi, nhưng đề tài đi phân tích sâu hơn về hiệu quả tài chính của mô hình mía nguyên liệu và để khắc phục hạn chế của hai đề tài trên chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nên tác giả phân tích thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, vì năng suất là yếu tố đầu ra hàng đầu của quá trình sản xuất có hiệu quả hay không và nó cũng lại là nhân
tố có tác động đến lợi nhuận của người nông dân đạt cao hay thấp Kết quả cho thấy, doanh thu trung bình từ việc trồng mía là 10.804.005 đồng/1.000 m2
So sánh với tổng chi phí chưa có lao động gia đình thì thu nhập đạt được là 6.137.956 đồng/1.000 m2 và so sánh với tổng chi phí có lao động gia đình thì
ta được mức lợi nhuận là 5.617.956 đồng/1.000 m2 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 1,08, nghĩa là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì người sản xuất mía nhận được 1,08 đồng lợi nhuận Qua đây ta thấy được rằng, người nông dân trồng mía trong địa bàn huyện đa phần là sản xuất có hiệu quả, nhưng chưa có đủ cơ sở
để nhận định đây có phải là mô hình tối ưu để bà con nông dân và chính quyền khuyến khích nhân rộng và phát triển theo hướng bền vững
Tóm lại, việc phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh
tế trong sản xuất mía ở ĐBCL đã được nhiều tác giả thực hiện, mô hình trồng mía mang lại lợi nhuận cho nông hộ Tuy nhiên về so sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình trên mía để xác định mô hình nào phù hợp và mang lại lợi nhuận tối ưu, đặc biệt là xét trong tổ chức kinh tế hợp tác (câu lạc bộ) theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày nay thì hầu như có rất ít tác giả nghiên cứu Nên luận văn với tên đề tài “So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” dựa trên kế thừa các phương pháp phân tích có trong tài liệu tham khảo này: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, các chỉ tiêu tài chính và hàm hồi qui đa biến để có cơ sở khoa học rõ ràng cho nông hộ định hướng lựa chọn hình thức sản xuất kinh tế đạt
Trang 30hiệu quả lợi nhuận cao để có thể mở rộng, phát triển sản xuất theo hướng bền vững
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Phụng Hiệp, số liệu được thu thập tại xã Hiệp Hưng với lí do vì đây là nơi tập trung nhiều nông dân trồng mía mang tính đặc trưng và đại diện cho đối tượng nghiên cứu, nên việc chọn
xã này điều tra có tính đại diện cao
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các tổ chức khác
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Chọn mẫu từ tổng thể và dựa trên quan sát mẫu để suy rộng, ước lượng cho tổng thể sẽ có sai số gọi là tỉ lệ sai số (MOE), cỡ mẫu n tỉ lệ nghịch với MOE
Ta có công thức:
2 /
2
1
Z MOE
p p
(2.1)
Ý nghĩa của hệ số p trong độ biến động, ta thấy:
+ Nếu tổng thể ít biến động thì Var 0 hay p 1
+ Nếu tổng thể biến động lớn thì Var max hay p 0
V = p (1 - p) max, ta được: 1 – 2p = 0 p = 0,5
Trong bài nghiên cứu này sử dụng độ tin cậy 95% (hay
96,1
Trang 31Sử dụng phương pháp thu thập số liệu phân tầng để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp, bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng mía tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Kích thước của mẫu nghiên cứu chính thức được lấy là 100 quan sát Trong đó, 50 quan sát phỏng vấn các nông hộ trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía và 50 quan sát phỏng vấn các nông hộ trồng mía không tham gia câu lạc bộ, để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, nhân lực, chi phí
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phương
pháp so sánh để phân tích tình hình sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang qua các năm 2010 – 2012
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích và so
sánh hiệu quả tài chính, đồng thời kết hợp phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA) trong Excel để kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng thể về chi phí, doanh thu, lợi nhuận với điều kiện tổng thể không có phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau của hai mô hình trồng mía của các nông
hộ
+ Kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng thể với giả thuyết:
H0: Trung bình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập của hai mô hình là bằng nhau
H1: Trung bình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập của hai mô hình là khác nhau
+ Bác bỏ giả thuyết H0 khi F > Fk-1,n-k,
Đối với mục tiêu 3: Dùng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh
hưởng của các nhân tố đến năng suất, lợi nhuận của mô hình trồng mía có hiệu quả tài chính cao nhất Tiến hành nhập toàn bộ số liệu sơ cấp đã qua xử lí vào máy tính, phân tích chúng theo chương trình kinh tế lượng, ở đây sử dụng chương trình phần mềm Stata 11 để xử lí
Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất trồng mía
6
5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0
ln ln
ln
ln ln
ln ln
ln
D X
X X
X X
X X
X LnY
(2.2) Trong đó:
Trang 32Biến phụ thuộc (Y) : năng suất mía (kg/1.000m2) sản xuất được của nông
Các biến độc lập trong mô hình (1) gồm:
+ X1: Số năm kinh nghiệm (năm)
+ X2: Mật độ trồng (kg/1.000m2)
+ X3: Lượng phân Đạm nguyên chất (kg/1.000m2)
+ X4: Lượng phân Lân nguyên chất (kg/1.000m2)
+ X5: Lượng phân Kali nguyên chất (kg/1.000m2)
+ X6: Chi phí thuốc BVTV (nghìn đồng/1.000m2)
+ X7: Trình độ học vấn (năm)
+ X8: Số ngày công lao động (ngày công/1.000m2)
+ D1: Tập huấn (1 = Có, 0 = Không)
Ý nghĩa của các biến:
+ Mật độ trồng: Lượng giống sử dụng cho một công (kg/1.000m2) Yếu
tố mật độ giống phản ánh ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất
+ Số năm kinh nghiệm sản xuất: Cho thấy những nông hộ có số năm trồng mía càng lâu thì họ càng có nhiều kinh nghiệm Những kinh nghiệm năm trước sẽ ảnh hưởng đến năng suất trong những năm sau
+ Lượng phân N, lượng phân P, lượng phân K: số %N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng như: NPK, Ure (46%N), Lân, phân chuyên dụng cho mía,…ảnh hưởng làm tăng năng suất
+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Sử dụng thuốc nông dược trị bệnh trên cây trồng, thuốc trừ sâu hại giúp hạn chế các loại dịch hại, giúp cây phát triển tốt Cũng như phân bón, thuốc BVTV có tác dụng 2 chiều, nếu sử dụng ở lượng vừa phải thì cây vẫn phát triển bình thường, cho năng suất cao,
Trang 33nhưng nếu sử dụng thuốc quá liều sẽ làm cho cây không phát triển được, thậm chí còn làm chết cây
+ Trình độ học vấn: Nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật, cách thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như học hỏi từ bạn bè sẽ trở nên dễ dàng hơn Từ đó góp phần làm nâng cao năng suất hơn cho nông hộ
+ Số ngày công lao động: để đạt hiệu quả năng suất, bên cạnh bón phân cho cây cần phải bỏ thời gian chăm sóc, do đó ngoài công gia đình bỏ ra còn thuê lao động bên ngoài để làm việc Nếu ngày công lao động nhiều, tức là việc chăm sóc cho cây càng nhiều thì năng suất thu được sẽ càng cao
+ Tập huấn: Tham gia tập huấn của nông hộ được mã hóa: 1 nếu nông hộ
có tham gia tập huấn, 0 nếu nông hộ không tham gia tập huấn Biến giả tập huấn khuyến nông, hội thảo đầu bờ được kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều với năng suất của việc sản xuất mía của nông hộ, vì trong các đợt tập huấn, buổi hội thảo nông hộ được hướng dẫn, thảo luận, tiếp xúc với mô hình trình diễn trồng mía có áp dụng khoa học, kỹ thuật trồng, phân bón và giống mía mới để rút ra ưu điểm, khuyết điểm Vì thế, tập huấn, hội thảo có sức thuyết phục nông hộ áp dụng các khoa học - kỹ thuật mới vào ruộng mía của mình, khắc phục kỹ thuật trồng chưa đúng để trồng mía có năng suất cao
* Lợi nhuận của nông hộ trồng mía bị ảnh hưởng bởi của nhiều nhân tố khác nhau như các khoản chi phí, giá bán, điều kiện kinh tế của địa phương nhưng trong mô hình giới hạn lại ở một số nhân tố sau: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động, chi phí thu hoạch, chi phí nhiên liệu và vốn vay Các nhân tố đó được đưa vào mô hình hàm lợi nhuận để phân tích xem có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của nông hộ
1 7 6 6 2
2 1 1
Trang 34Các biến độc lập trong mô hình (1) gồm:
+ X1: Chi phí phân bón (nghìn đồng/1.000m2)
+ X2: Chi phí thuốc BVTV (nghìn đồng/1.000m2)
+ X3: Chi phí lao động (nghìn đồng/1.000m2)
+ X4: Chi phí giống (nghìn đồng/1.000m2)
+ X5: Chi phí thu hoạch (nghìn đồng/1.000m2)
+ X6: Chi phí nhiên liệu (nghìn đồng/1.000m2)
+ D1: Vốn vay (1 = Có, 0 = Không)
Bảng 2.1: Kỳ vọng các biến độc lập trong mô hình
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
Hệ số tương quan bội R (Multiple Correlation Coefficient): nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xj, R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ
Hệ số xác định R2 (R _ Square): được định nghĩa như là tỷ lệ phần trăm
sự biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xj) trong mô hình, phần còn lại là các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu,
R2 càng lớn càng tốt
Prob > F: mức ý nghĩa Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa
T_Stat: giá trị thống kê T, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt P_Value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ
Kiểm định phương trình hồi qui:
Trang 35Đặt giả thuyết:
+ H0: n= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
+ H1: n 0, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_Value <
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_Value
Đối với mục tiêu 4: Dùng phương pháp thống kê suy luận đánh giá
chung về hiệu quả tài chính của mô hình, trên cơ sở các thông tin đã phân tích
và tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn để đưa ra giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả tài chính để phát triển mô hình
Trang 36CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN
PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Tỉnh Hậu Giang nằm về phía Nam sông Hậu, thuộc vùng trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ
9030'35'' đến 10019'17'' Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh Đông Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A và 2 thị xã: Vị Thanh và Ngã Bảy Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 75 xã, phường
- Điều kiện tự nhiên: Hậu Giang có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Đông sang Tây, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển, khu vực ven sông Hậu là cao nhất, trung bình khoảng 1 – 1,5 mét và thấp dần về phía Tây Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 2.300km Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và quốc lộ 61 Ngoài ra còn có tuyến đường bộ nối thành phố Vị Thanh và thành phố Cần Thơ, là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, đảm bảo cho việc di chuyển thuận lợi Tỉnh Hậu giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng nước khoảng 1800 mm/năm, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm Nhiệt độ trung bình là 270C, không có sự chênh lệch nhiệt
độ quá lớn qua các năm, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 khoảng 350C, thấp nhất vào tháng 12 khoảng trên 200C Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Hậu
Trang 37Giang rất thích hợp cho việc trồng lúa, mía và các loại cây nông nghiệp giúp nâng cao tiềm năng kinh tế cho tỉnh
3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và dân số
Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 23,64 triệu đồng đạt 99,72%, tăng 20,27% so cùng kỳ, tương đương 1.133 USD (tỷ giá USD 20.865 đồng) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 240,24 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ Trong đó: Xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 217 triệu USD, tăng 14% so cùng kỳ; nhập khẩu thực hiện 23,24 triệu USD, bằng 88,94% so cùng kỳ
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 5.702,512 tỷ đồng, tăng 14,99% so cùng kỳ, vượt 98,64% dự toán Trung ương giao, vượt 7,02%
dự toán hội đồng nhân dân tỉnh Trong đó: Thu nội địa thực hiện 945 tỷ đồng, bằng 96,13% so cùng kỳ, vượt 11,83% chỉ tiêu hội đồng nhân dân tỉnh Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 5.700,192 tỷ đồng, tăng 20,97% so cùng
kỳ, vượt 98,72% dự toán Trung ương, vượt 7,03% chỉ tiêu hội đồng nhân dân tỉnh Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng khu vực I chiếm 30,1%, giảm 1,63% so cùng kỳ; khu vực II chiếm 32,18%, tăng 0,86%
so cùng kỳ; khu vực III chiếm 37,72%, tăng 0,77% so với cùng kỳ
Nhìn chung giá trị kinh tế, giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách Nhà nước đều tăng so với năm trước Nguyên nhân chủ yếu là do được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp góp phần làm gia tăng năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu cho địa bàn tỉnh
b Trồng trọt
Tình hình sản xuất các cây trồng trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến năm
2012 cụ thể như sau:
Trang 38Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng cây trồng của tỉnh Hậu Giang
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2012
Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 214.135 ha đạt 101,2% và tăng 1.396
ha so với năm 2011, năng suất bình quân tăng từ 53 tạ/ha năm 2011 lên 55,1 tạ/ha năm 2012, tổng sản lượng 1.179.889 tấn tăng 5% so với năm 2011 (cao nhất từ trước đến nay) đảm bảo ổn định lương thực trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia Trong năm đã thực hiện hỗ trợ 120.500 kg lúa nguyên chủng và xác nhận 903.770 kg cho 11.821 hộ dân Do được sự hỗ trợ về kinh phí mua giống nguyên chủng và giống xác nhận từ nguồn hỗ trợ khắc phục lũ lụt của Trung ương và Chính phủ Đan Mạch nên sản lượng lúa thu hoạch trong năm tăng lên
Cây mía: Diện tích 14.195 ha, tăng 3% so với năm 2011; Sản lượng 1.199.349 tấn tăng 7% so với năm 2011 Các nhà máy đường trong tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu 10.274 ha Giá bao tiêu theo hợp đồng (giá sàn) là 900 đồng/kg tại cầu cảng nhà máy Giá bán tại ruộng bình quân 850 - 1.000 đồng/kg tùy giống và chữ đường
Cây ăn quả: Tổng diện tích 26.109 ha tăng 3% so với năm 2011, diện tích tăng tập trung nhiều là cây có múi, với diện tích hiện có 10.789 ha, trong
đó cam sành 6.863 ha; Cây khóm 1680 ha; Cây ăn quả khác 13.631 ha Tổng sản lượng 202.620 tấn tăng 12% so với năm 2011 Cây rau màu các loại: Toàn tỉnh gieo trồng được 16.173 ha tăng 6% so với năm 2011 Cơ cấu cây trồng vẫn thay đổi theo hướng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được người
Trang 39dân tập trung trồng như dưa hấu, gừng, đậu lấy hạt… Năng suất bình quân 11
tấn/ha Sản lượng 177.730 tấn tăng 9% so với năm 2011
c Chăn nuôi
Theo số liệu đến thời điểm 01/10/2012 so với thời điểm cùng kỳ như sau: Đàn heo 115.459 con giảm 1,9% Trang trại chăn nuôi heo (quy mô heo cái sinh sản trên 20 con hoặc heo thịt trên 100 con) có 33 trại/ 8.614 con; đàn trâu: 1.890 con giảm 6%; đàn bò 1.492 con giảm 12%; đàn thỏ 517 con và đàn dê
287 con; đàn gia cầm 3.917.480 con tăng 6,2% Trang trại chăn nuôi gia cầm (quy mô trên 2.000 con): Có 24 trại/ 319.909 con, trong đó, chăn nuôi gà gia công 19 trại/ 291.000 con Trong thời gian trên do dịch bệnh heo tai xanh diễn
ra trên diện rộng nên sản lượng đàn heo có phần giảm hơn so với năm trước
đó
d Lâm nghiệp
Trong năm 2012, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khai thác rừng 5,26 ha nằm trên tuyến tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi; 57,5 ha rừng sản xuất và trồng lại rừng, 44.200 cây ngoại lai trồng lại cây bản địa Đến cuối năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên toàn tỉnh là 2.747 ha (giảm
517 ha), trong đó diện tích rừng do Nhà nước quản lý 1.922 ha, diện tích rừng của các tổ chức và hộ gia đình 825 ha Nguyên nhân giảm do người dân khai thác tràm đến tuổi và sau khi bán chuyển sang trồng lúa, mía
e Thủy sản
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 6.596,5 ha, tăng 4,21% so với năm 2011 Năng suất bình quân một số đối tượng nuôi: cá tra 240 tấn/ha, cá rô đồng 70 tấn/ha, cá thát lát 35 tấn/ha, cá trê lai 40 tấn/ha Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2012 ước đạt 66.029 tấn, đạt 76% kế hoạch
và tăng 3,83% so với cùng kỳ Trong đó: Sản lượng nuôi 63.067,3 tấn, tăng 3,72%; sản lượng khai thác 2.962 tấn, đạt kế hoạch và tương đương năm 2011 Mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng thế mạnh của Hậu Giang nên rất được chú trọng đầu tư để phát triển, từ đó giúp cho sản lượng thủy sản tăng
cao hơn so với năm trước
3.1.2.2 Văn hóa - Xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tu ̣c được quan tâm, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nông thôn mới Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 51/74 xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa, tăng 04 đơn vị so với năm 2011
Trang 40Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 99,92%, tăng 1,98%; bổ túc trung học phổ thông 83,98%, tăng 20,51%
Năm 2012, Hậu Giang công nhận 21 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 110,53% so cùng kỳ
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt gần 58% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15,5%, giảm 1,2% so với cùng kỳ Giải quyết việc làm 24.500 lao động, số lao động được đào tạo 18.000 lao động, tăng 2,86%, so cùng kỳ Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đạt 28%, tăng 04% so với cùng kỳ
Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,11%, giảm 3,59% so với cùng kỳ
Dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt
480 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân
số sống tại nông thôn đạt 593.200 người Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 8,8 ‰ (năm 2011) Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa
bàn tỉnh Toàn tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 nhân khẩu, chiếm 3,16% dân số
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 3.2.1 Điều kiện tự nhiên