THỰC TRẠNH SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHỤNG

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 50)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:

3.3 THỰC TRẠNH SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHỤNG

HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

3.3.1 Mô tả đặc điểm các nông hộ về cuộc điều tra

3.3.1.1 Tình hình chung của các nông hộ

Qua số liệu thu thập đƣợc, ta có đành giá tổng quan về tình hình chung của các nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp đƣợc tập hợp trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.3: Tình hình chung của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Số nhân khẩu Tham gia CLB Ngƣời/hộ 1 9 4,4 Không tham gia CLB Ngƣời/hộ 2 8 4,2

Số lao động Tham gia CLB Ngƣời/hộ 1 4 2,3 Không tham gia CLB Ngƣời/hộ 1 5 2,12 Độ tuổi của

chủ hộ

Tham gia CLB Năm 28 76 47,5 Không tham gia CLB Năm 30 89 50,5 Số năm kinh

nghiệm

Tham gia CLB Năm 10 38 20,7 Không tham gia CLB Năm 2 38 18,0

32

a. Độ tuổi của chủ hộ

Trong sản xuất mía, độ tuổi của chủ hộ cũng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn mô hình, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất.

Bảng 3.4: Độ tuổi của chủ hộ phân theo mô hình

Tuổi

Tham gia CLB Không tham gia

CLB Tổng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Từ 28 – 40 14 28,0 11 22,0 25 25,0 Từ 41 – 50 14 28,0 17 34,0 31 31,0 Từ 51 – 60 18 36,0 11 22,0 29 29,0 Trên 60 4 8,0 11 22,0 15 15,0 Trung bình 47,5 50,5 48,99

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013

Kết quả phân tích từ những thông tin do nông hộ cung cấp bảng 3.3 và bảng 3.4 thấy rằng, độ tuổi trung bình của các nông hộ trong hai mô hình là 49 tuổi, có sự chênh lệch về độ tuổi của các chủ hộ giữa hai mô hình, cụ thể là độ tuổi trung của các chủ hộ trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ là 47.5 tuổi thấp hơn độ tuổi trung bình của các chủ hộ trong mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ là 50,5 tuổi. Điều cho thấy nhận định ở trên là phù hợp, những ngƣời còn trẻ, còn sức lao động sẽ dễ chuyển dịch sang hình thức sản xuất mới hơn, khả năng ham học hỏi kỹ thuật trồng và chia sẽ kinh nghiệm từ trong các buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo và tập huấn khuyến nông.

b. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trung bình của các chủ hộ sản xuất mía tƣơng đối thấp là 6/12, tổng số các nông hộ của hai mô hình có trình độ học vấn ở cấp 1 chiếm tới 48% và mù chữ chiếm 4%. Trong đó, chủ hộ có trình độ cấp 2 và cấp 3 tập trung ở mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ là 54%, còn mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ chỉ là 42%. Đây là yếu tố bất lợi trong việc thực hiện chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới khi trình độ còn hạn chế, điều này cho thấy những chủ hộ có trình độ cao hơn sẽ có xu hƣớng tham gia vào câu lạc bộ trồng mía vì có khả năng tiếp thu qua những lớp tập huấn, hội thảo do trạm khuyến nông của huyện và công ty mía đƣờng tổ chức.

33

Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo mô hình

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

c. Số nhân khẩu của nông hộ điều tra

Qua số liệu tổng hợp trong bảng 3.3, thực tế số nhân khẩu của mỗi gia đình trung bình là 4 ngƣời cho cả hai mô hình. Số nhân khẩu cao nhất trong mỗi gia đình 8 đến 9 ngƣời, trong đó số lao động tham gia trồng mía trung bình là 2 ngƣời. Không có sự chênh lệch lớn về số lao động giữa hai mô hình, vì đa số những ngƣời thanh niên, con, cháu của họ đều đi học và đi làm công việc khác, ít ngƣời chịu ở nhà làm nông theo kiểu cha truyền con nối. Do vậy lao động gia đình hầu nhƣ không đủ khả năng làm hết mọi quy trình trồng mía trên diện tích đất trồng mía nên phải thuê thêm lao động bên ngoài, nhƣng càng ngày lao động ở địa phƣơng càng khan hiếm, rất khó khăn trong việc thuê nhân công lao động.

d. Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Huyện Phụng Hiệp là huyện nông nghiệp từ lâu đời nay, cây mía đã đƣợc trồng từ trƣớc năm 1975 nên kinh nghệm trồng mía trong huyện của nông dân cao, bình quân là trên 19 năm.

Nhìn chung, các nông hộ trồng mía không tham gia câu lạc bộ có kinh nghiệm trung bình là 18 năm đƣợc trình bày chi tiết trong bảng 3.3, chứng tỏ các nông hộ trồng mía có nhiều kinh nghiệm sản xuất mía. Đối với các nông hộ tham gia câu lạc bộ trồng mía có kinh nghiệm trung bình trên 20 năm, đây cũng là mô hình sản xuất mía nên hầu hết các kinh nghiệm sản xuất mía của các nông hộ không tham gia câu lạc bộ đều đƣợc áp dụng vào mô hình có tham gia câu lạc bộ. Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ tham gia câu lạc bộ nếu tính từ khi là thành viên chính thức của câu lạc bộ trồng mía ở bảng 3.6 trung bình là trên 4,5 năm, thấp nhất là 1 năm và cao nhất là trên 10 năm.

Trình độ Tham gia CLB Không tham gia CLB Tổng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 2 4,0 2 4,0 4 4,0 Cấp 1 21 42,0 27 54,0 48 48,0 Cấp 2 21 42,0 16 32,0 37 37,0 Cấp 3 6 12,0 5 10,0 11 11,0 Trung bình 6,1 5,6 5,9

34

Bảng 3.6: Kinh nghiệm từ khi tham gia vào câu lạc bộ trồng mía

ĐVT: Năm Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Kinh nghiệm 1 10 4,56 2,612

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Kinh nghiệm trồng mía của nông hộ không chỉ đƣợc tích lũy qua từng năm trong quá trình sản xuất của bản thân mà còn học hỏi từ các nguồn khác đƣợc tổng hợp trong bảng 3.7. Kinh nghiệm của các nông hộ tham gia câu lạc bộ học hỏi chủ yếu từ việc tham dự các buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông (có 31 hộ chiếm tới 62% tham gia) và các lớp tập huấn của trạm khuyến nông và công ty mía đƣờng tổ chức với 38/50 hộ chọn, đây cũng là một trong các lợi ích mà các nông hộ quyết định tham gia CLB, kinh nghiệm còn đƣợc tích lũy từ xem tivi, đọc sách báo nông nghiệp chiếm 25% trong bốn nguồn tích lũy trên. Đối với các nông hộ không tham gia CLB thì nguồn tích lũy kinh nghiệm chính là từ truyền thống gia đình truyền lại là 35,6%; học hỏi từ các hộ nông dân khác là 33,7%; xem tivi, đọc sách báo là 25,7% và đƣợc tham dự hội thảo, tập huấn khuyến nông thì rất thấp chỉ là 5%, do các lớp tập huấn của trạm khuyến nông còn hạn chế và đa số ngƣời dân chƣa tiếp cận đƣợc. Cho nên vấn đề kinh nghiệm trong sản xuất cũng là một trong các yếu tố tác động tới năng suất của cây mía.

Bảng 3.7: Nguồn tích lũy kinh nghiệm trồng mía và tham gia tập huấn của nông hộ phân theo mô hình

Chỉ tiêu Tham gia CLB Không tham gia CLB Tổng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Nguồn tích lũy kinh nghiệm Truyền thống gia đình 35 24,3 36 35,6 71 29,0 Xem tivi, đọc sách báo 36 25,0 26 25,7 62 25,3 Hội thảo, tập huấn 38 26,4 5 5,0 43 17,6 Các hộ nông dân 35 24,3 34 33,7 69 28,1 Tham gia tập huấn Có 31 62,0 4 8,0 35 35,0 Không 19 38,0 46 92,0 65 65,0

35

3.3.1.2 Nguyên nhân tham gia sản xuất mía của nông hộ

a. Nguyên nhân tham gia sản xuất của các nông hộ phân theo mô hình

Bảng 3.8: Nguyên nhân tham gia sản xuất của nông hộ

Nguyên nhân Tham gia CLB (%) Không tham gia CLB (%)

Đất đai phù hợp 29,2 35,8

Dễ trồng 28,6 30,7

Truyền thống từ xƣa 22,6 17,5

Theo phong trào 14,3 15,3

Lợi nhuận cao hơn cây khác 5,4 0,7

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Dựa vào bảng 3.8, nguyên nhân đƣợc nông hộ chọn nhiều nhất khi tham gia sản xuất mía của cả hai mô hình đó là đất đai phù hợp chiếm 65%, đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho địa bàn nghiên cứu này, là nhân tố luôn ảnh hƣởng đến năng suất mía. Nguyên nhân kế đó là đặc tính dễ trồng của cây mía, vì không cần nhiều công chăm sóc mà cây vẫn sinh trƣởng và phát triển tốt, nguyên nhân do truyền thống từ xƣa và theo phong trào cũng đƣợc các nông hộ chọn chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 40,1% và 29,6% , còn nguyên nhân đƣợc nông hộ cho ý kiến là do lợi nhuận của cây mía cao hơn cây khác, ở đây là lợi nhuận cao hơn cây lúa, chiếm 6,1%.

b. Lí do các nông hộ tham gia câu lạc bộ

Bảng 3.9: Lí do các nông hộ chọn tham gia câu lạc bộ trồng mía

Lí do Tham gia câu lạc bộ Xếp hạng Số hộ Tỷ trọng (%)

Học hỏi kỹ thuật trồng mía 29 33,0 1 Hỗ trợ điều kiện sản xuất 21 23,9 2 Biết các giống mới 14 15,9 3 Tham gia hội thảo, tập huấn 10 11,4 4

Bao tiêu đầu ra 10 11,4 4

Vận động 4 4,5 5

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Những lí do mà các nông hộ chọn khi quyết định tham gia câu lạc bộ trồng mía đƣợc trình bày trong bảng 3.9 cũng chính là các lợi ích, sự hỗ trợ mà nông hộ nhận đƣợc nhƣ: học hỏi kỹ thuật trồng mía mới đạt năng suất, đƣợc hỗ trợ điền kiện sản xuất, tiếp cận với các giống mía mới, tham gia hội thảo

36

đầu bờ, tập huấn khuyến nông, công ty mía đƣờng CaSuco bao tiêu đầu ra,… khi là thành viên câu lạc bộ.

Trong quá trình phỏng vấn số liệu đƣợc trình bày ở bảng 3.9 thì lí do đầu tiên đƣợc 29 hộ chọn (chiếm 33%) khi quyết định tham gia câu lạc bộ là để học hỏi kỹ thuật trồng mía mới, đúng quy trình, khắc phục kỹ thuật trồng không phù hợp, lạc hậu; lí do thứ hai là đƣợc hỗ trợ về điều kiện sản xuất (tài liệu chuyên môn, phân bón, mía giống có chất lƣợng, bã bùn…) từ công ty mía đƣờng Casuco và trạm khuyến nông huyện với 21 hộ, tƣơng đƣơng 23,9%; còn để tiếp cận với các giống mía mới có chất lƣợng phục vụ cho sản xuất thì có 14 hộ, tƣơng đƣơng 15,9%. Thông qua các buổi sinh hoạt, hội thảo, tập huấn của cán bộ khuyến nông; việc tiêu thụ đầu ra ổn định cho mía đƣờng cũng là nỗi lo của hầu hết các nông hộ, vì thế khi các nông hộ tham gia vào câu lạc bộ trồng mía thì vấn đề này đƣợc đảm bảo bởi sự hỗ trợ từ công ty mía đƣờng Casuco bằng cách đƣợc công ty ƣu tiên bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng nên nông hộ yên tâm sản xuất hơn; có 4 hộ đƣợc sự vận động từ các thành viên khác mà tham gia. Tham gia câu lạc bộ trồng mía để các bên cùng có lợi giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà nƣớc; đây cũng là mô hình tiền thân để phát triển lên thành hợp tác xã trồng mía theo chủ trƣơng của chính phủ trong xây dựng nông thôn mới và kinh tế hợp tác bền vững.

3.3.1.3 Tín dụng của nông hộ phân theo mô hình

Bảng 3.10: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ phân theo mô hình

Chỉ tiêu

Tham gia CLB Không tham gia

CLB Tổng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Có vay 31 62,0 16 32,0 47 47,0 Không vay 19 38,0 34 68,0 53 53,0 Tổng 50 100,0 50 100,0 100 100,0 Nguồn vay chính thức 25 80,6 14 87,5 39 83,0 Nguồn vay phi chính thức 6 19,4 2 12,5 8 17,0 Tổng 31 100,0 16 100,0 47 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua bảng 3.10 từ cuộc điều tra thực tế các nông hộ, trong tổng 100 hộ thì có 47 hộ vay vốn để phục vụ cho sản xuất; trong đó, vay từ nguồn chính thức chiếm 83% chủ yếu vay từ ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn và ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn phi chính thức chiếm 17% vay từ

37

ngƣời quen ở địa phƣơng, đa số nông hộ đƣợc điều tra đều sử dụng tiền vay để mua vật chất đầu vào (mía giống, phân bón, thuốc BVTV) và thuê lao động cho khâu đào hộc trong mỗi vụ trồng mía. Số tiền vay chính thức của 39 hộ này đƣợc vay trong thời hạn là 12 tháng với mức lãi suất dao động từ 0,65% đến 1,7%/tháng, đa số ngƣời sản xuất thiếu vốn sản xuất thƣờng mua chịu phân bón, thuốc BVTV tại các cửa hàng bán vật tƣ nông nghiệp ở địa phƣơng với lãi suất 3% trên chi phí phân bón, thuốc BVTV và sau khi thu hoạch mía thì ngƣời sản xuất phải thanh toán tiền mua chịu phân bón, thuốc BVTV.

3.3.2 Thực trạng sản xuất mía của các nông hộ phân theo mô hình

3.3.2.1 Diện tích đất trồng mía

Diện tích trồng mía tham gia CLB

28%

42% 22%

8%

Diện tích trồng mía không tham gia CLB

46% 40% 12% 2% <= 05 công >05 đến 10 công >10 đến 20 công >= 20 công

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Hình 3.2 Diện tích trồng mía của các nông hộ phân theo mô hình

Tỷ lệ diện tích đất trồng mía tham gia CLB diện tích từ 5 công trở xuống chiếm 28%, phần lớn là trên 5 công đến 10 công (42%), trên 10 công đến 20 công là 22% và trên 20 công là 8%. Đối với diện tích trồng mía của các nông hộ không tham gia CLB thì chiếm nhiều nhất là từ 5 công trở xuống với 46%, trên 5 công đến 10 công là 40%, trên 10 công đến 20 công là 12% và trên 20 công (2%) chiếm tỷ lệ rất ít. Qua phân tích hình 3.2, diện tích trồng mía của các nông hộ còn nhỏ lẻ, chƣa liên kết đất lại với nhau để cùng sản xuất nên gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng vì sản lƣợng không nhiều, không đủ điều kiện vận chuyển nên nông hộ chọn bán cho thƣơng lái đến thu mua trực tiếp với giá thấp hơn giá của công ty mía đƣờng bao tiêu. Do vậy, để giải quyết đƣợc vấn đề vừa nêu trên thì cần liên kết diện tích đất trồng trong sản xuất mía giữa các nông hộ lại với nhau thì hiệu quả sản xuất sẽ cao vì tiết kiệm đƣợc chi phí qua các khâu.

3.3.2.2 Loại giống, lí do lựa chọn giống mía và nguồn cung cấp giống

Theo số liệu điều tra thực tế về giống trong bảng 3.11 có nhận xét, ngƣời sản xuất phần lớn trồng giống mía ROC 16 chiếm 119,2% cho cả hai mô hình

38

với năng suất trung bình 120 tấn/ha, chữ đƣờng cao trên 11, khả năng kháng sâu bệnh cao, không đỗ ngã khả năng tái sinh cao, thu hoạch sớm để luân canh lúa và tránh lũ về. Nông hộ ở đây không trồng một giống mía cố định mà thay đổi theo mùa vụ để tránh sâu bệnh và có thể tìm hiểu nhiều loại giống mới, chọn ra giống phù hợp sản xuất, do vậy có nhiều loại giống cũng đƣợc trồng trong vụ. Đối với các hộ tham gia câu lạc bộ thì chọn giống K88-92 để trồng nhiều sau giống ROC 16 và chiếm 24,1%, đây là giống mới cho năng suất trên 150 tấn/ha, chữ đƣờng 10 – 12 và thích hợp trồng rãi vụ; giống ROC 11, 13 và QĐ 11, 13 đều đƣợc trồng nhƣng với tỷ lệ thấp là 13,8%. Các hộ không tham gia câu lạc bộ thì trồng ROC 11, 13 chiếm 21,8%, giống K88-92 chiếm 7,3% và không có trồng giống QĐ 11, 13 vì ngƣời sản xuất khá quan tâm đến năng suất mà giống này dễ bị sâu bệnh, gây chết cây, ảnh hƣởng xấu tới năng suất của mía.

Bảng 3.11: Loại giồng, lí do lựa chọn giống mía và nguồn cung cấp giống của nông hộ phân theo mô hình

Tiêu chí

Tham CLB Không tham gia CLB Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)