Diện tích, sản lƣợng cây trồng của tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 38 - 50)

(Diện tích(DT): ha; sản lƣợng(SL): tấn) Chỉ tiêu Diễn biến qua các năm

2010 2011 2012 Lúa DT 210.672 212.739 214.135 SL 1.090.041 1.128.496 1.179.890 Mía DT 13.063 13.747 14.195 SL 1.079.005 1.120.650 1.199.349 Rau, đậu DT 10.482 12.564 13.024 SL 128.611 142.175 154.819 Cây ăn quả DT 22.973 25.279 26.110 SL 169.532 180.210 202.618 Cây công nghiệp

lâu năm

DT 4.933 4.350 4.005 SL 21.074 20.648 19.733

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2012

Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 214.135 ha đạt 101,2% và tăng 1.396 ha so với năm 2011, năng suất bình quân tăng từ 53 tạ/ha năm 2011 lên 55,1 tạ/ha năm 2012, tổng sản lƣợng 1.179.889 tấn tăng 5% so với năm 2011 (cao nhất từ trƣớc đến nay) đảm bảo ổn định lƣơng thực trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia. Trong năm đã thực hiện hỗ trợ 120.500 kg lúa nguyên chủng và xác nhận 903.770 kg cho 11.821 hộ dân. Do đƣợc sự hỗ trợ về kinh phí mua giống nguyên chủng và giống xác nhận từ nguồn hỗ trợ khắc phục lũ lụt của Trung ƣơng và Chính phủ Đan Mạch nên sản lƣợng lúa thu hoạch trong năm tăng lên.

Cây mía: Diện tích 14.195 ha, tăng 3% so với năm 2011; Sản lƣợng 1.199.349 tấn tăng 7% so với năm 2011. Các nhà máy đƣờng trong tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu 10.274 ha. Giá bao tiêu theo hợp đồng (giá sàn) là 900 đồng/kg tại cầu cảng nhà máy. Giá bán tại ruộng bình quân 850 - 1.000 đồng/kg tùy giống và chữ đƣờng.

Cây ăn quả: Tổng diện tích 26.109 ha tăng 3% so với năm 2011, diện tích tăng tập trung nhiều là cây có múi, với diện tích hiện có 10.789 ha, trong đó cam sành 6.863 ha; Cây khóm 1680 ha; Cây ăn quả khác 13.631 ha. Tổng sản lƣợng 202.620 tấn tăng 12% so với năm 2011. Cây rau màu các loại: Toàn tỉnh gieo trồng đƣợc 16.173 ha tăng 6% so với năm 2011. Cơ cấu cây trồng vẫn thay đổi theo hƣớng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đƣợc ngƣời

20

dân tập trung trồng nhƣ dƣa hấu, gừng, đậu lấy hạt…. Năng suất bình quân 11 tấn/ha. Sản lƣợng 177.730 tấn tăng 9% so với năm 2011.

c. Chăn nuôi

Theo số liệu đến thời điểm 01/10/2012 so với thời điểm cùng kỳ nhƣ sau: Đàn heo 115.459 con giảm 1,9%. Trang trại chăn nuôi heo (quy mô heo cái sinh sản trên 20 con hoặc heo thịt trên 100 con) có 33 trại/ 8.614 con; đàn trâu: 1.890 con giảm 6%; đàn bò 1.492 con giảm 12%; đàn thỏ 517 con và đàn dê 287 con; đàn gia cầm 3.917.480 con tăng 6,2%. Trang trại chăn nuôi gia cầm (quy mô trên 2.000 con): Có 24 trại/ 319.909 con, trong đó, chăn nuôi gà gia công 19 trại/ 291.000 con. Trong thời gian trên do dịch bệnh heo tai xanh diễn ra trên diện rộng nên sản lƣợng đàn heo có phần giảm hơn so với năm trƣớc đó.

d. Lâm nghiệp

Trong năm 2012, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khai thác rừng 5,26 ha nằm trên tuyến tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi; 57,5 ha rừng sản xuất và trồng lại rừng, 44.200 cây ngoại lai trồng lại cây bản địa. Đến cuối năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên toàn tỉnh là 2.747 ha (giảm 517 ha), trong đó diện tích rừng do Nhà nƣớc quản lý 1.922 ha, diện tích rừng của các tổ chức và hộ gia đình 825 ha. Nguyên nhân giảm do ngƣời dân khai thác tràm đến tuổi và sau khi bán chuyển sang trồng lúa, mía.

e. Thủy sản

Tổng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 6.596,5 ha, tăng 4,21% so với năm 2011. Năng suất bình quân một số đối tƣợng nuôi: cá tra 240 tấn/ha, cá rô đồng 70 tấn/ha, cá thát lát 35 tấn/ha, cá trê lai 40 tấn/ha. Tổng sản lƣợng nuôi thủy sản năm 2012 ƣớc đạt 66.029 tấn, đạt 76% kế hoạch và tăng 3,83% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản lƣợng nuôi 63.067,3 tấn, tăng 3,72%; sản lƣợng khai thác 2.962 tấn, đạt kế hoạch và tƣơng đƣơng năm 2011. Mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng thế mạnh của Hậu Giang nên rất đƣợc chú trọng đầu tƣ để phát triển, từ đó giúp cho sản lƣợng thủy sản tăng cao hơn so với năm trƣớc.

3.1.2.2 Văn hóa - Xã hội

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tu ̣c đƣợc quan tâm, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 51/74 xã, phƣờng, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa, tăng 04 đơn vị so với năm 2011.

21

Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 99,92%, tăng 1,98%; bổ túc trung học phổ thông 83,98%, tăng 20,51%.

Năm 2012, Hậu Giang công nhận 21 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, đạt 110,53% so cùng kỳ.

Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt gần 58%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn 15,5%, giảm 1,2% so với cùng kỳ.

Giải quyết việc làm 24.500 lao động, số lao động đƣợc đào tạo 18.000 lao động, tăng 2,86%, so cùng kỳ. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo so với tổng số lao động đạt 28%, tăng 04% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,11%, giảm 3,59% so với cùng kỳ.

Dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 ngƣời, mật độ dân số đạt 480 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 ngƣời. Dân số nam đạt 387.600 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 381.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 8,8 ‰ (năm 2011). Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cƣ trú trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 nhân khẩu, chiếm 3,16% dân số.

3.2 GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 3.2.1 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn:http://www.phunghiep.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5 59

22

- Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện nhƣ sau:

 Phía Bắc giáp với huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.  Phía Nam giáp với huyện Long Mỹ và tỉnh Sóc Trăng.

 Phía Đông giáp thị xã Tân Hiệp.  Phía Tây giáp huyện Vị Thủy.

- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 483,66 km2, chiếm khoảng 30,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng dân số trung bình là 193.704 ngƣời, mật độ dân số 400 ngƣời/km2 là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh.

- Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Cây Dƣơng, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, Bình Thành.

- Trên địa bàn có 8 trục giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, đƣờng tỉnh 925B chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ.

3.2.1.2 Khí hậu

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trƣng sau:

- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26.8oC), tháng IV nóng nhất (trung bình 28,3oC), tháng I thấp nhất (trung bình 25,5oC). Nắng nhiều khá thuận lợi để cây trồng sinh trƣởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao.

- Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng IV đến tháng XI với lƣợng mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trong năm, thƣờng gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng XII đến III lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa năm nên thƣờng thiếu nƣớc cho cây trồng, nhất là khu vực có địa hình cao.

23

3.2.1.3 Địa hình và thủy văn

Địa hình khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Đông và Tây thấp dần vào giữa huyện đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.

Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng Hiệp chịu tác động 4 yếu tố chính là dòng chảy chính của sông rạch, mƣa tại chỗ, chế độ triều biển Đông và triều biển Tây. Tình trạng ngập lũ thông thƣờng từ tháng VIII đến tháng X lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hƣớng Tây. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của triều biển Tây, cộng với mƣa tại chỗ dẫn đến rút chậm hơn.

Xét tổng hợp 3 yếu tố gồm: địa hình, tình trạng ngập lũ và tác động của thủy triều, chia huyện thành 4 tiểu vùng với những đực trƣng chính sau:

+ Tiểu vùng I (không ngập hoặc ngập nông): diện tích 650 ha, phân bố ở khu vực đồng gò Hòa An, cao độ đất trên 1,2m. Loại hình sử dụng đất chủ yếu của vùng này là lúa và mía.

+ Tiểu vùng II (ngập trung bình): diện tích 16.350 ha, phân bổ ở các xã Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Bình Thành và Hòa An, độ cao đất từ 0,9–1,2m, thời gian ngập dài hơn so với tiểu vùng I từ 5–10 ngày. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 màu.

+ Tiểu vùng III (ngập sâu): diện tích 17.524 ha, phân bổ ở các xã Phụng Hiệp và một phần phía đông - bắc và tây - bắc các xã: Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, LT.Mùa Xuân và Phƣơng Ninh, cao độ đất từ 0,6 – 0,9m. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, Lúa – Mía.

+ Tiểu vùng IV (ngập rất sâu): diện tích 14.004 ha, phân bổ ở các phần còn lại của các xã: Tân Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long. Đây là tiểu vùng thấp nhất trong huyện, cao độ 0,3 – 0,6m, mực nƣớc ngập bình quân là 100cm. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, tràm.

3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

3.2.2.1 Tình hình kinh tế

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 diễn biến khá thuận lợi, cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ và hiệu quả; đời sống vật chất của nông dân không ngừng cải thiện; năng suất lúa, mía, cây ăn quả, cây màu tiếp tục đạt cao; đàn gia súc, gia cầm vẫn đƣợc duy trì ổn định; công tác phòng chống

24

bệnh trên động thực vật có hiệu quả. Tổng diện tích lúa gieo trồng 51.017,22/52.026 ha (3 vụ), đạt 98,06% kế hoạch đề ra. Cây mía trồng đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, mặc dù nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến chữ đƣờng, nhƣng năng suất bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán 780 – 960 đồng/kg. Cây ăn trái đƣợc 4.711,7 ha, đạt 100,1% kế hoạch, phần lớn cây có giá trị cao nhƣ: cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng,… Về thủy sản nuôi 3.999,05 ha các loại, đạt 115,91% kế hoạch. Về kinh tế hợp tác toàn huyện có 9 HTX nông nghiệp, đã giải thể 3 HTX, đồng thời thành lập 01 HTX thủy sản, 01 HTX phi nông nghiệp và có 744 hợp tác làm ăn có hiệu quả.

Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: có 765 cơ sở với trên 3.545 lao động, mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất nhƣng khắc phục đƣợc nên giá trị tổng sản lƣợng đƣợc 1.182 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2011, đạt 99,62% kế hoạch.

Về thƣơng mại, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đƣợc 3.172 tỷ đồng, tăng 37,76% so với năm 2011. Toang huyện có 6.402 cơ sở thƣơng mại - dịch vụ với 10.430 lao động.

Về giao thông, thủy lợi: huyện tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Năm 2012, triễn khai thi công 37 công trình với chiều dài 98,5km, tổng kinh phí 83,589 tỷ đồng. Duy tu sửa chữa các tuyến lộ giao thông nông thôn 61.900 m2, đạt 100% kế hoạch. Tổ chức chỉnh trang đô thị xây dựng lộ, hẻm nội ô với chiều dài 1.185km, lót vỉa hè chiều dài 750m, phát quang 77km, đạt 154% kế hoạch. Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của huyện, trong đó: các tuyến chính giao lƣu với bên ngoài là kênh Quản lộ Phụng hiệp, rạch nhỏ khác nên khá thuận lợi và huyện cũng đã thi công 34 công trình chiều dài 76.395m. Ngoài ra tỉnh đầu tƣ 30 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao khép kín vùng mía nguyên liệu.

Công tác xây dựng nông thôn mới: năm 2012 huyện đã đánh giá xã điểm Thạnh Hòa xây dựng hoàn thành đạt thêm 3 tiêu chí (bƣu điện, trƣờng học, cơ cấu lao động), đang làm thủ tục trình lên tỉnh công nhận và công nhận 7 tiêu chí so với năm 2011, xã Phƣơng Bình đạt 06 tiêu chí đang làm thủ tục công nhận, các xã còn lại đăng ký đạt 3 – 5 tiêu chí trên 19 tiêu chí.

Kinh tế hợp tác: về hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có 4 HTX giải thể, đông thời thành lập đƣợc 1 HTX là HTX nuôi trồng thủy sản Hƣng Điền trong năm 2012. Đến cuối năm 2012, tổng số HTX toàn huyện còn lại là 7 HTX chỉ 4 đang hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nuôi cá tra, cung cấp cây giống,

25

sản xuất lúa, đan lát. Về câu lậc bộ toàn huyện có 49 câu lạc bộ hoạt động tốt mang lại lợi ích thiết thực, giúp cho thành viên câu lạc bộ tiếp cận những khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,… Về tổ hợp tác huyện có 744 tổ hợp, trong năm 2012 thành lập đoàn kiểm tra, qua kiểm tra có 96 tổ hoạt động đúng theo yêu cầu, theo nghị định 151 của chính phủ, hoạt động với nhiều hình thức: sản xuất kinh doanh, các dịch vụ nông nghiệp, bơm nƣớc tƣới tiêu,… Các tổ còn lại hoạt động yếu kém, giải thể hoặc chuyển sang hoạt động khác.

3.2.2.2 Tình hình xã hội

Năm 2012 huyện đã xây dựng 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số toàn huyện có 18 trƣờng đạt chuẩn. Năm học 2012 – 2013 đồng loạt theo quy định UBND tỉnh Hậu Giang, huy động đƣợc 34.583 học sinh ra lớp: nhà trẻ, mẫu giáo 6.393 cháu, tiểu học 17.342 học sinh, trung học cơ sở 8.459 học sinh, trung học phổ thông 2.389 học sinh. Các ngành các cấp trong huyện vẫn hỗ trợ học bổng nhằm giúp đỡ học sinh nghèo, khó khăn vƣợt khó học giỏi điều kiện đến trƣờng.

Tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, ngành y tế không ngừng phát động dịch chủ động, tổ chức 3 lớp tập huấn phòng chống bệnh tay – chân - miệng. Huyện đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn cũ và 01/15 xã, thị trấn (xã Thạnh Hòa) đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng nông thôn mới.

3.2.3 Tình hình sản xuất mía trong huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – năm 2012 Giang giai đoạn 2010 – năm 2012

Từ bao đời nay, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính. Do đó, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Phụng Hiệp luôn triển khai, đầu tƣ và phát triển nông nghiệp đúng mức nên tình hình sản xuất đã đƣợc cải thiện qua các năm. Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhƣ: thời tiết thay đổi bất thƣờng, dịch bệnh trên cây trồng, mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, giá cả biến động ảnh hƣởng đến thu nhập của bà con nông dân. Trong đó, ngành trồng mía đƣờng cũng

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)