5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn:http://www.phunghiep.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5 59
22
- Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện nhƣ sau:
Phía Bắc giáp với huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A. Phía Nam giáp với huyện Long Mỹ và tỉnh Sóc Trăng.
Phía Đông giáp thị xã Tân Hiệp. Phía Tây giáp huyện Vị Thủy.
- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 483,66 km2, chiếm khoảng 30,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng dân số trung bình là 193.704 ngƣời, mật độ dân số 400 ngƣời/km2 là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh.
- Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Cây Dƣơng, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, Bình Thành.
- Trên địa bàn có 8 trục giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, đƣờng tỉnh 925B chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ.
3.2.1.2 Khí hậu
Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trƣng sau:
- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26.8oC), tháng IV nóng nhất (trung bình 28,3oC), tháng I thấp nhất (trung bình 25,5oC). Nắng nhiều khá thuận lợi để cây trồng sinh trƣởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao.
- Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng IV đến tháng XI với lƣợng mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trong năm, thƣờng gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng XII đến III lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa năm nên thƣờng thiếu nƣớc cho cây trồng, nhất là khu vực có địa hình cao.
23
3.2.1.3 Địa hình và thủy văn
Địa hình khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Đông và Tây thấp dần vào giữa huyện đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng Hiệp chịu tác động 4 yếu tố chính là dòng chảy chính của sông rạch, mƣa tại chỗ, chế độ triều biển Đông và triều biển Tây. Tình trạng ngập lũ thông thƣờng từ tháng VIII đến tháng X lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hƣớng Tây. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của triều biển Tây, cộng với mƣa tại chỗ dẫn đến rút chậm hơn.
Xét tổng hợp 3 yếu tố gồm: địa hình, tình trạng ngập lũ và tác động của thủy triều, chia huyện thành 4 tiểu vùng với những đực trƣng chính sau:
+ Tiểu vùng I (không ngập hoặc ngập nông): diện tích 650 ha, phân bố ở khu vực đồng gò Hòa An, cao độ đất trên 1,2m. Loại hình sử dụng đất chủ yếu của vùng này là lúa và mía.
+ Tiểu vùng II (ngập trung bình): diện tích 16.350 ha, phân bổ ở các xã Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Bình Thành và Hòa An, độ cao đất từ 0,9–1,2m, thời gian ngập dài hơn so với tiểu vùng I từ 5–10 ngày. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 màu.
+ Tiểu vùng III (ngập sâu): diện tích 17.524 ha, phân bổ ở các xã Phụng Hiệp và một phần phía đông - bắc và tây - bắc các xã: Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, LT.Mùa Xuân và Phƣơng Ninh, cao độ đất từ 0,6 – 0,9m. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, Lúa – Mía.
+ Tiểu vùng IV (ngập rất sâu): diện tích 14.004 ha, phân bổ ở các phần còn lại của các xã: Tân Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long. Đây là tiểu vùng thấp nhất trong huyện, cao độ 0,3 – 0,6m, mực nƣớc ngập bình quân là 100cm. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, tràm.
3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.2.1 Tình hình kinh tế
Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 diễn biến khá thuận lợi, cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ và hiệu quả; đời sống vật chất của nông dân không ngừng cải thiện; năng suất lúa, mía, cây ăn quả, cây màu tiếp tục đạt cao; đàn gia súc, gia cầm vẫn đƣợc duy trì ổn định; công tác phòng chống
24
bệnh trên động thực vật có hiệu quả. Tổng diện tích lúa gieo trồng 51.017,22/52.026 ha (3 vụ), đạt 98,06% kế hoạch đề ra. Cây mía trồng đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, mặc dù nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến chữ đƣờng, nhƣng năng suất bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán 780 – 960 đồng/kg. Cây ăn trái đƣợc 4.711,7 ha, đạt 100,1% kế hoạch, phần lớn cây có giá trị cao nhƣ: cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng,… Về thủy sản nuôi 3.999,05 ha các loại, đạt 115,91% kế hoạch. Về kinh tế hợp tác toàn huyện có 9 HTX nông nghiệp, đã giải thể 3 HTX, đồng thời thành lập 01 HTX thủy sản, 01 HTX phi nông nghiệp và có 744 hợp tác làm ăn có hiệu quả.
Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: có 765 cơ sở với trên 3.545 lao động, mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất nhƣng khắc phục đƣợc nên giá trị tổng sản lƣợng đƣợc 1.182 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2011, đạt 99,62% kế hoạch.
Về thƣơng mại, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đƣợc 3.172 tỷ đồng, tăng 37,76% so với năm 2011. Toang huyện có 6.402 cơ sở thƣơng mại - dịch vụ với 10.430 lao động.
Về giao thông, thủy lợi: huyện tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Năm 2012, triễn khai thi công 37 công trình với chiều dài 98,5km, tổng kinh phí 83,589 tỷ đồng. Duy tu sửa chữa các tuyến lộ giao thông nông thôn 61.900 m2, đạt 100% kế hoạch. Tổ chức chỉnh trang đô thị xây dựng lộ, hẻm nội ô với chiều dài 1.185km, lót vỉa hè chiều dài 750m, phát quang 77km, đạt 154% kế hoạch. Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của huyện, trong đó: các tuyến chính giao lƣu với bên ngoài là kênh Quản lộ Phụng hiệp, rạch nhỏ khác nên khá thuận lợi và huyện cũng đã thi công 34 công trình chiều dài 76.395m. Ngoài ra tỉnh đầu tƣ 30 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao khép kín vùng mía nguyên liệu.
Công tác xây dựng nông thôn mới: năm 2012 huyện đã đánh giá xã điểm Thạnh Hòa xây dựng hoàn thành đạt thêm 3 tiêu chí (bƣu điện, trƣờng học, cơ cấu lao động), đang làm thủ tục trình lên tỉnh công nhận và công nhận 7 tiêu chí so với năm 2011, xã Phƣơng Bình đạt 06 tiêu chí đang làm thủ tục công nhận, các xã còn lại đăng ký đạt 3 – 5 tiêu chí trên 19 tiêu chí.
Kinh tế hợp tác: về hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có 4 HTX giải thể, đông thời thành lập đƣợc 1 HTX là HTX nuôi trồng thủy sản Hƣng Điền trong năm 2012. Đến cuối năm 2012, tổng số HTX toàn huyện còn lại là 7 HTX chỉ 4 đang hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nuôi cá tra, cung cấp cây giống,
25
sản xuất lúa, đan lát. Về câu lậc bộ toàn huyện có 49 câu lạc bộ hoạt động tốt mang lại lợi ích thiết thực, giúp cho thành viên câu lạc bộ tiếp cận những khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,… Về tổ hợp tác huyện có 744 tổ hợp, trong năm 2012 thành lập đoàn kiểm tra, qua kiểm tra có 96 tổ hoạt động đúng theo yêu cầu, theo nghị định 151 của chính phủ, hoạt động với nhiều hình thức: sản xuất kinh doanh, các dịch vụ nông nghiệp, bơm nƣớc tƣới tiêu,… Các tổ còn lại hoạt động yếu kém, giải thể hoặc chuyển sang hoạt động khác.
3.2.2.2 Tình hình xã hội
Năm 2012 huyện đã xây dựng 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số toàn huyện có 18 trƣờng đạt chuẩn. Năm học 2012 – 2013 đồng loạt theo quy định UBND tỉnh Hậu Giang, huy động đƣợc 34.583 học sinh ra lớp: nhà trẻ, mẫu giáo 6.393 cháu, tiểu học 17.342 học sinh, trung học cơ sở 8.459 học sinh, trung học phổ thông 2.389 học sinh. Các ngành các cấp trong huyện vẫn hỗ trợ học bổng nhằm giúp đỡ học sinh nghèo, khó khăn vƣợt khó học giỏi điều kiện đến trƣờng.
Tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, ngành y tế không ngừng phát động dịch chủ động, tổ chức 3 lớp tập huấn phòng chống bệnh tay – chân - miệng. Huyện đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn cũ và 01/15 xã, thị trấn (xã Thạnh Hòa) đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng nông thôn mới.
3.2.3 Tình hình sản xuất mía trong huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – năm 2012 Giang giai đoạn 2010 – năm 2012
Từ bao đời nay, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính. Do đó, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Phụng Hiệp luôn triển khai, đầu tƣ và phát triển nông nghiệp đúng mức nên tình hình sản xuất đã đƣợc cải thiện qua các năm. Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhƣ: thời tiết thay đổi bất thƣờng, dịch bệnh trên cây trồng, mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, giá cả biến động ảnh hƣởng đến thu nhập của bà con nông dân. Trong đó, ngành trồng mía đƣờng cũng không ngoại lệ, do đây là cây trồng chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất chủ yếu của huyện.
26
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng, năng suất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 – 2013
Năm 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt
đối Tƣơng đối (%)
Tuyệt
đối Tƣơng đối (%)
Tuyệt
đối Tƣơng đối (%) Diện tích (ha) 8.302 8.813 9.037 9.553 511,00 6,16 224,00 2,54 516,00 5,71 Sản lƣợng (tấn) 913.225 925.417 994.125 1.050.830KH 12.192 1,34 68.708 7,42 64.470 6,49 Năng suất (tấn/ha) 110,00 105,00 110,00 110,00KH - 5,00 -5,00 5,00 4,76 0,00 0,00
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp) Ghi chú: KH: Kế hoạch thực hiện năm 2013
27
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung diện tích trồng mía của huyện qua các năm đều tăng, vẫn ở mức cao. Riêng năm 2011, diện tích sản xuất tăng mạnh, đạt 8.813 ha, tăng 511 ha so với năm 2010 (tƣơng ứng 6,16%) và sản lƣợng từ 913.225 tấn (năm 2010) lên 925.417 tấn (năm 2011) với tốc độ 1,34%. Nguyên nhân là do giá khá cao, khích thích nông dân chuyển từ đất vƣờn tạp, đất trồng tràm sang trồng mía. Năng suất mía năm 2011giảm 5 tấn, tƣơng ứng giảm 5% so với năm 2010, nguyên nhân do thời tiết mƣa nhiều, lũ lụt về sớm, rút muộn làm chết cây trên ruộng mía, giảm năng suất và chất lƣợng chữ đƣờng.
Do một số nông hộ mở rộng quy mô sản xuất mía, chuyển từ đất tràm lên líp trồng mía, đƣợc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo đƣa giống mới có năng suất, chữ đƣờng cao vào sản xuất nhƣ các giống mía QĐ 11, QĐ 13, ROC 16, ROC 18, ROC 22, DLM 24, K88-92,…nên niên vụ mía năm 2012 và năm 2013 có diện tích trồng mía lần lƣợt là 9.037 ha và 9.553 ha, còn về sản lƣợng mía theo kế hoạch của năm 2013 là 1.050.830 tấn tăng 64.470 tấn so với năm 2012 (994.125 tấn).
Huyện Phụng Hiệp có tổng cộng 15 xã và thị trấn trồng mía, trong đó tập trung nhiều ở các xã nhƣ Tân Phƣớc Hƣng, Hiệp Hƣng, Phƣơng Bình, thị trấn Búng Tàu. Nhìn chung xã trồng mía nhiều nhất là Tân Phƣớc Hƣng, Hiệp Hƣng lần lƣợt trong năm 2012 là 2.221 ha và 2.049 ha. Diện tích trồng mía của các xã biến động tăng giảm qua từng năm theo chủ trƣơng của huyện xây dựng vùng mía nguyên liệu và chuyển dịch giống cây trồng theo hƣớng giảm diện tích tăng năng suất.
3.2.4 Giới thiệu câu lạc bộ trồng mía
- Câu lạc bộ đƣợc thành lập căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND đƣợc quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003, tình hình thực tế của địa phƣơng và Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 68 xã Hiệp Hƣng.
- Mục đích thành lập của câu lạc bộ:
+ Tập hợp những nông dân có cùng yêu cầu, mục đích sản xuất lại với nhau để có điều kiện học tập và trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao tăng thu nhập cho gia đình, nông thôn mới.
+ Mô hình câu lạc bộ trồng mía là cầu nối thông tin khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới đến nhiều nông dân cùng một lúc; phản hồi thông tin yêu cầu sản xuất, hiệu quả chuyển giao khoa học hỹ thuật, các chính sách.
28
+ Tạo tiền đề góp phần xây dựng thành các vùng sản xuất tập trung với qui mô lớn theo yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng càng cao.
- Điều kiện để công nhận là hội viên:
+ Hộ có diện tích trồng mía lớn hơn 5.000m2 trong vùng quy hoạch tỉnh. + Là nông dân tiên tiến có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng tiếp thu và truyền đạt.
+ Chấp hành tốt nghĩa vụ đối với địa phƣơng, có uy tín.
+ Có đơn xin gia nhập, đƣợc hội Nông dân và Khuyến nông xã giới thiệu.
+ Đƣợc nhất trí của các thành viên trong ban chủ nhiệm, biểu quyết trên 2/3 tổng hội viên.
- Quyền lợi của hội viên là đƣợc tham gia các buổi sinh hoạt, chuyên đề nâng cao trình độ sản xuất mía; ƣu tiên hỗ trợ các điều kiện sản xuất; đƣợc chọn xây dựng mô hình, điểm trình diển và nhân giống; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại các nhà máy đƣờng; đƣợc chọn đi tham quan các mô hình sản xuất mía hiệu quả trong và ngoài tỉnh; có quyền đề đạt nguyện vọng thõa mãn yêu cầu trong sản xuất; có quyền bầu cử, ứng cử vào Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
- Thành phần Ban chủ nhiệm gồm có: 1 Chủ nhiệm, 1 Phó Chủ nhiệm, 1 Thƣ ký tổng hợp.
- Câu lạc bộ đƣợc lập quỹ hoạt động từ các nguồn: hội phí, vốn tƣơng trợ đóng hàng tháng, vốn tài trợ từ địa phƣơng và các tổ chức khuyến nông, thu nhập từ dich vụ của câu lạc bộ.
Các điều lệ trên có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp các thời kỳ, giai đoạn phát triển của câu lạc bộ.
3.2.5 Giới thiệu sơ lƣợc về cây mía
3.2.5.1 Nguồn gốc và đặc điểm cây mía
a) Nguồn gốc
Cây mía là tên gọi chung của một số loài trong Chi mía (Saccharum), bênn cạnh các loài lau, lách. Thuộc tông Androgoneae của họ Hòa Thảo, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đƣờng, cao từ 2 – 6m, đƣợc trồng để sản xuất đƣờng.
Trên cây mía, thông thƣờng phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc. Đó là đặc điểm chung của thực vật, chất dinh dƣỡng (hàm lƣợng đƣờng) tập trung ở
29
phần gốc, đồng thời do sự bốc hơi nƣớc của lá mía nên phần ngọn lúc nào cũng phải cung cấp đủ nƣớc cho lá, gây ra hàm lƣợng nƣớc trong tỷ lệ đƣờng trên nƣớc nhiều hơn phần gốc.
b) Đặc điểm
- Nhiệt độ: đây là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi ẩm độ rất cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây mía sinh trƣởng là 15 – 26oC, sinh trƣởng chậm khi nhiệt độ dƣới 21oC, ngƣng sinh trƣởng ở nhiệt độ 13oC và dƣới 5oC cây sẽ chết. Thời kỳ nảy mầm cần nhiệt độ trên 15oC, tốt nhất là 26 – 33oC và mía nảy mầm