Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA

4.1.1.1 Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ

THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA

4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC CÁC NÔNG HỘ CÓ THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA

4.1.1 Phân tích chi phí, lợi nhuận, thu nhập và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía

4.1.1.1 Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía trồng mía

Trong mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ, tập trung phân tích sâu các chi phí sau: chi phí giống, chi phí thu hoạch, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình, chi phí nhiên liệu, chi phí lãi vay và chi phí khác.

Bảng 4.1: Chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ trồng mía ĐVT: Nghìn đồng/1.000m2

Khoản mục Không tham gia câu lạc bộ Trung bình Tỷ lệ (%)

Chi phí giống 1.732,32 19,41

Chi phí thu hoạch 1.463,01 16,39 Chi phí phân bón 1.941,49 21,75 Chi phí thuốc BVTV 143,50 1,61 Chi phí lao động thuê 1.323,40 14,83 Chi phí lao động gia đình 1.980,40 22,19

Chi phí nhiên liệu 44,51 0,50

Chi phí lãi vay 219,86 2,46

Chi phí khác 76,52 0,86

Tổng chi phí 8.924,99 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Tổng chi phí trung bình của mô hình này là 8.924,99 nghìn đồng/1.000m2, trong đó lao động gia đình và chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất.

42 19.41% 16.39% 21.75% 1.61% 14.83% 22.19% 0.5% 2.46% 0.86% Chi phí giống Chi phí thu hoạch Chi phí phân bón Chi phí thuốc BVTV Chi phí lao động thuê Chi phí lao động gia đình Chi phí nhiên liệu Chi phí lãi vay Chi phí khác

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Hình 4.1 Cơ cấu chi phí của mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ Chi phí giống: Ở niên vụ này nông hộ trồng với mật độ trung bình là 1.089 kg/1.000m2, qua khảo sát thì các hộ chủ yếu múa giống từ thƣơng lái chở từ nơi khác lại, do ở đây các nông hộ chƣa đủ điều kiện, khả năng để cung cấp mía giống cho gia đình và toàn huyện, nhƣng có một số hộ để giảm thiểu chi phí sản xuất đã tiến hành tự nhân giống một phần. Phần chi phí này chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình các nông hộ trong mô hình này phải bỏ ra 1.732,32 nghìn đồng/1.000m2, chiếm 19,41% trong tổng cơ cấu chi phí.

Chi phí thu hoạch: Trong khâu thu hoạch cần rất nhiều công lao động với công việc nặng nhọc trong khi đó công lao động gia đình rất hạn chế để làm hết các hoạt động nhƣ đốn mía, vận chuyển mía từ ruộng mía vào đến ghe của thƣơng lái thu mua và cân mía cho kịp tiến độ thu hoạch, nên nông hộ phải thuê lao động cho toàn bộ khâu thu hoạch trả theo cách giao khoán theo sản lƣợng mía thu hoạch đƣợc, giá thuê trung bình là 0,122 nghìn đồng/kg. Chi phí thu hoạch của niên vụ trung bình là 1.463,01 nghìn đồng/1.000m2 (chiếm 16,39%).

Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng có tác động đến năng suất, cũng là phần chi phí bỏ ra đứng thứ hai. Bón phân hợp lí, đúng loại, lƣợng phân và đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả trong sản xuất. Qua kết quả điều tra, các nông hộ trong mô hình này thƣờng sử dụng các loại phân: NPK (25-25-5), NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), Urê, DAP, Kali,… mỗi loại đều có giá khác nhau, còn tùy thuộc vào hình thức thanh toán (mua chịu hay trả 1 lần). Phần lớn các nông hộ bón phân theo kinh nghiệm của bản thân, ít có

43

áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chi phí trung bình của phân là 1.941,49 nghìn đồng/1.000m2

, chiếm 21,75% là tƣơng đối cao trong tổng chi phí cả niên vụ.

Chi phí thuốc BVTV: Cũng nhƣ phân bón, thuốc BVTV giúp cây mía phát triển tốt, chống lại sâu bệnh. Các loại thuốc thƣờng sử dụng là thuốc diệt cỏ, thuốc Basudin 10H, thuốc 2,4D,… Do đặc tính kháng sâu bệnh của cây mía, nông dân ít sử dụng thuốc trị sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ trong mía vì sợ ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của cây mía mà nông hộ thuê ngƣời làm hoặc làm nhà. Vì vậy chi phí thuốc BVTV trung bình là 143,5 nghìn đồng/1.000m2, chiếm tỷ trọng thấp (1,61%) trong tổng chi phí đầu vào.

Chi phí lao động: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mô hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng. Trong mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ, phần chi phí nông hộ bỏ ra nhiều nhất, trung bình là 1980,4 nghìn đồng/1.000m2

đó là chi phí lao động gia đình. Đây là một trong các chi phí cơ hội mà nông hộ bỏ ra để lấy công làm lời, nhằm làm tăng thu nhập cho gia đình và giảm thiểu đƣợc lao động thuê mƣớn. Về chi phí lao động thuê, trung bình nông hộ phải hao tốn 1.323,4 nghìn đồng/1.000m2, chiếm 14,83% do hầu hết các khâu từ chuẩn bị đất đến bón phân cần nhiều công lao động với công việc nhiều, lao động gia đình không đủ năng lực làm hết cho kịp từng thời điểm nên phải thuê thêm lao động. Việc thuê lao động ngày nay cũng gặp khó khăn do lao động ở địa phƣơng ngày càng khan hiếm, do thế có nhiều nông hộ phải đi làm công qua lại với nhau.

Chi phí nhiên liệu: Là chi phí thấp nhất trong cơ cấu tổng chi phí, chỉ chiếm 0,5% và nông hộ tốn trung bình cho niên vụ là 44,51 nghìn đồng/1.000m2

, phát sinh trong bơm sình và tƣới tiêu cho mía lúc nhỏ. Do thời tiết khí hậu thay đổi phức tạp, nắng gắt kéo dài vào tháng 1 và tháng 2 nên phải tƣới nƣớc cho mía.

Chi phí lãi vay: Nhu cầu sử dụng vốn trong sản xuất của các nông hộ là rất quan trọng và tƣơng đối lớn. Việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng không khó, nhƣng trong thực tế các nông hộ chỉ vay đƣợc số tiền lớn nhất là 50 triệu đồng cho 12 tháng nên số tiền trung bình phải trả lãi là 219,86 nghìn đồng/1.000m2, chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp của tổng chi phí là 2,46%.

Chi phí khác bao gồm chi phí thuê đất để sản xuất, chi phí phát sinh thêm trong thu hoạch và bơm sình (chi phí ăn uống, chi phí thuê ghe vận chuyển mía từ ruộng vào nhà), chi phí này chiếm 0,86% là rất thấp, trung bình nông hộ phải tốn 76,52 nghìn đồng/1.000m2 cho chi phí đầu vào trong sản xuất.

44

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)