CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÔ
HÌNH TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA
Bảng 5.1: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía
Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Giá trị P >t
Hằng số 9,641 0,000
LnX1 Số năm kinh nghiệm (năm) -0,233 0,010 LnX2 Mật độ trồng (kg/1.000m2) -0,169ns 0,179 LnX3 Lƣợng phân Đạm nguyên chất
(kg/1.000m2)
0,125ns 0,325
LnX4 Lƣợng phân Lân nguyên chất (kg/1.000m2)
0,065ns 0,333
LnX5 Lƣợng phân Kali nguyên chất (kg/1.000m2) 0,128 0,003 LnX6 Chi phí thuốc BVTV (nghìn đồng/1.000m2) -0,025ns 0,605 LnX7 Trình độ học vấn (năm) 0,037ns 0,522 LnX8 Số ngày công lao động
(ngày công/1.000m2)
0,280 0,001
D1 Tập huấn (1 = Có, 0 = không) 0,212 0,000 Prob > F = 0,000
R2 = 0,7207
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2013
Ghi chú: : mức ý nghĩa 1%, : mức ý nghĩa 5%, : mức ý nghĩa 10% và ns: không có ý nghĩa ở ba mức trên.
Theo kết quả phân tích ở phần trên, việc trồng mía trong mô hình có tham gia câu lạc bộ trồng mía đạt hiệu quả tài chính cao cho các nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, để mô hình đƣợc phát huy tốt hơn trƣớc hết ta xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất mía thu hoạch đƣợc. Với nguồn thông tin thu thập đƣợc từ nông hộ và qua việc phân tích số liệu ta có kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 5.1, kết quả này cho thấy có cơ sở kết luận các nhân tố
57
ảnh hƣởng có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất với hệ số xác định R2
= 0,7207. Nghĩa là sự biến động năng suất đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣợc xác định trong mô hình ở mức 72,07%. Còn lại 27,93% sự biến động của biến năng suất đƣợc giải thích bởi các biến khác không đƣợc đề cập trong mô hình là điều kiện tự nhiên, loại đất trồng.
Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình, Mean VIF = 2,23 < 10 nên mô hình không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến.
Kết quả kiểm tra tự tƣơng quan dựa vào kiểm định Dubin – Watson với Prob > chi2 = 0,6730 > = 10% nên có thể kết luận mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan.
Kết quả kiểm tra phƣơng sai sai số thay đổi bằng kiểm định White có Prob > chi2 = 0,4321 > = 10% nên kết luận mô hình không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi.
Prob > F = 0,000 < 1% là rất nhỏ, nên ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có ít nhất một biến trong mô hình có ảnh hƣởng đến năng suất, mô hình hồi quy này có thể phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Theo kết quả hồi quy của mô hình thì có tổng cộng 4 biến có tác động đến năng suất mía của nông hộ đƣợc đƣa vào mô hình có ý nghĩa ở mức 10% và độ tin cậy 90% là các biến số năm kinh nghiêm, lƣợng phân Kali, số ngày công lao động và tập huấn. Còn các biến nhƣ mật độ trồng, lƣợng phân lân, lƣợng phân đạm, chi phí thuốc BVTV, trình độ học vấn cũng có tác động làm tăng giảm đến năng suất mía của nông hộ nhƣng xét về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở kết luận.
Trƣớc hết ta thấy số năm kinh nghiệm trồng mía có ảnh hƣởng và tác động ngƣợc chiều với năng suất có ý nghĩa ở mức 1%, tức là khi các yếu tố khác không thay đổi, số năm kinh nghiệm càng cao thì năng suất càng thấp lại, cụ thể khi số năm kinh nghiệm trồng mía tăng 1% sẽ làm năng suất giảm 0,233%. Mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía đây cũng là mô hình sản xuất mía, hầu hết các kinh nghiệm sản xuất mía trƣớc đây đều đƣợc áp dụng vào mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía nên các nông hộ làm theo thói quen, số năm kinh nghiệm tích lũy từ tham gia hội thảo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất khi tham gia câu lạc bộ trồng mía chƣa đủ để thay đổi tập quán canh tác trƣớc đây.
Mật độ trồng: Hệ số của biến mật độ trồng không có ý nghĩa thông kê. Điều này cho thấy rằng lƣợng giống sử dụng không làm ảnh hƣởng đến năng suất mía. Do nông hộ trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng
58
mía đƣợc tham gia tập huấn, hội thảo nên lƣợng giống trồng hầu nhƣ tƣơng đƣơng nhau.
Lƣợng phân đạm và lƣợng phân lân đều không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hƣởng đến năng suất mía trong mô hình nghiên cứu. Nông dân nhận thức rõ vai trò của phân bón đối với năng suất nhƣng do điều kiện tự nhiên đất đai phú hợp giúp cho cây mía sinh trƣởng tốt, mía cần phân lân tƣơng đối ít, việc sử dụng phân bón của nông hộ thƣờng không theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay khuyến cáo nên nông hộ sử dụng liều lƣợng còn thấp chƣa mang lại tác động đến năng suất.
Lƣợng phân kali: Phân kali nguyên chất tác động cùng chiều với năng suất có ý nghĩa ở mức 1%. Có thể giải thích, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu ngƣời sản xuất tăng sử dụng phân kali lên 1% thì năng suất sẽ tăng lên 0,128%. Việc bón phân kali nhƣ thế nào cho cân đối có rất ít ngƣời sản xuất quan tâm do vậy ngƣời sản xuất sử dụng lƣợng phân kali còn ít, trung bình sử dụng 10,42 kg/1.000m2 và theo khuyến cáo thì sử dụng 20 – 27 kg/1.000m2, ngƣời sản xuất mía chủ yếu sử dụng cho giai đoạn đẻ nhánh của cây và giai đoạn cuối lúc gần thu hoạch để tăng chữ đƣờng.
Chi phí thuốc BVTV: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả điều tra các nông hộ trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía rất ít sử dụng thuốc BVTV, họ chỉ thƣờng sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ, ít sử dụng các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh tấn công trên mía nên làm cho lƣợng thuốc BVTV trong mô hình không ảnh hƣởng đến năng suất mía.
Trình độ học vấn: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê, không có ảnh hƣởng đến năng suất mía. Nhìn chung, trình độ học vấn của các nông hộ tƣơng đối thấp ở lớp 6/12 nên bị hạn chế về khả năng tiếp thu kỹ thuật trồng mới qua những lớp tập huấn, hội thảo do trạm khuyến nông của huyện và công ty mía đƣờng tổ chức.
Số ngày công lao động có ý nghĩa ở mức 1% và hệ số là 0,280, nghĩa là tăng số ngày công lao động lên 1% thì làm tăng năng suất lên 0,280% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi nông hộ bỏ công làm đầy đủ các khâu trong trồng mía, chăm sóc kỹ hằng ngày tạo điều kiện tốt cho cây mía phát triển, thƣờng xuyên đi thăm ruộng mía nếu bị sâu bệnh tấn công hay có sự thay đổi bất thƣờng có hại cho cây mía có thể kịp thời phòng trị sẽ làm tăng năng suất mía.
Tham gia tập huấn có tác động cùng chiều với năng suất, có ý nghĩa ở mức 1%. Ta có thể giải thích nhƣ sau, khi các nông hộ có tham gia các đợt tập
59
huấn và các buổi hội thảo làm tăng năng suất mía với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cũng đã đƣợc giải thích ở các phần trƣớc, qua các đợt tập huấn, buổi hội thảo khuyến nông, hội thảo đầu bờ ngƣời sản xuất đƣợc thấy trực tiếp các mô hình trình diễn trồng mía đạt hiệu quả theo khoa học kỹ thuật, trao đổi kỹ thuật trồng nên ngƣời sản xuất dễ tiếp thu và áp dụng đƣợc vào trong ruộng mía của mình.