Tình hình chung của các nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

3.3 THỰC TRẠNH SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

3.3.1 Mô tả đặc điểm các nông hộ của hai mô hình đƣợc điều tra

3.3.1.1 Tình hình chung của các nông hộ

Qua số liệu thu thập đƣợc, ta có đành giá tổng quan về tình hình chung của các nông hộ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp đƣợc tập hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Tình hình chung của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ

nhất

Lớn nhất

Trung bình

Số nhân khẩu Tham gia CLB Người/hộ 1 9 4,4

Không tham gia CLB Người/hộ 2 8 4,2

Số lao động Tham gia CLB Người/hộ 1 4 2,3

Không tham gia CLB Người/hộ 1 5 2,12

Độ tuổi của chủ hộ

Tham gia CLB Năm 28 76 47,5

Không tham gia CLB Năm 30 89 50,5

Số năm kinh nghiệm

Tham gia CLB Năm 10 38 20,7

Không tham gia CLB Năm 2 38 18,0

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013

32 a. Độ tuổi của chủ hộ

Trong sản xuất mía, độ tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất.

Bảng 3.4: Độ tuổi của chủ hộ phân theo mô hình

Tuổi

Tham gia CLB Không tham gia

CLB Tổng

Số hộ Tỷ trọng (%)

Số hộ Tỷ trọng (%)

Số hộ Tỷ trọng (%)

Từ 28 – 40 14 28,0 11 22,0 25 25,0

Từ 41 – 50 14 28,0 17 34,0 31 31,0

Từ 51 – 60 18 36,0 11 22,0 29 29,0

Trên 60 4 8,0 11 22,0 15 15,0

Trung bình 47,5 50,5 48,99

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013

Kết quả phân tích từ những thông tin do nông hộ cung cấp bảng 3.3 và bảng 3.4 thấy rằng, độ tuổi trung bình của các nông hộ trong hai mô hình là 49 tuổi, có sự chênh lệch về độ tuổi của các chủ hộ giữa hai mô hình, cụ thể là độ tuổi trung của các chủ hộ trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ là 47.5 tuổi thấp hơn độ tuổi trung bình của các chủ hộ trong mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ là 50,5 tuổi. Điều cho thấy nhận định ở trên là phù hợp, những người còn trẻ, còn sức lao động sẽ dễ chuyển dịch sang hình thức sản xuất mới hơn, khả năng ham học hỏi kỹ thuật trồng và chia sẽ kinh nghiệm từ trong các buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo và tập huấn khuyến nông.

b. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trung bình của các chủ hộ sản xuất mía tương đối thấp là 6/12, tổng số các nông hộ của hai mô hình có trình độ học vấn ở cấp 1 chiếm tới 48% và mù chữ chiếm 4%. Trong đó, chủ hộ có trình độ cấp 2 và cấp 3 tập trung ở mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ là 54%, còn mô hình trồng mía không tham gia câu lạc bộ chỉ là 42%. Đây là yếu tố bất lợi trong việc thực hiện chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới khi trình độ còn hạn chế, điều này cho thấy những chủ hộ có trình độ cao hơn sẽ có xu hướng tham gia vào câu lạc bộ trồng mía vì có khả năng tiếp thu qua những lớp tập huấn, hội thảo do trạm khuyến nông của huyện và công ty mía đường tổ chức.

33

Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo mô hình

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

c. Số nhân khẩu của nông hộ điều tra

Qua số liệu tổng hợp trong bảng 3.3, thực tế số nhân khẩu của mỗi gia đình trung bình là 4 người cho cả hai mô hình. Số nhân khẩu cao nhất trong mỗi gia đình 8 đến 9 người, trong đó số lao động tham gia trồng mía trung bình là 2 người. Không có sự chênh lệch lớn về số lao động giữa hai mô hình, vì đa số những người thanh niên, con, cháu của họ đều đi học và đi làm công việc khác, ít người chịu ở nhà làm nông theo kiểu cha truyền con nối. Do vậy lao động gia đình hầu nhƣ không đủ khả năng làm hết mọi quy trình trồng mía trên diện tích đất trồng mía nên phải thuê thêm lao động bên ngoài, nhƣng càng ngày lao động ở địa phương càng khan hiếm, rất khó khăn trong việc thuê nhân công lao động.

d. Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Huyện Phụng Hiệp là huyện nông nghiệp từ lâu đời nay, cây mía đã được trồng từ trước năm 1975 nên kinh nghệm trồng mía trong huyện của nông dân cao, bình quân là trên 19 năm.

Nhìn chung, các nông hộ trồng mía không tham gia câu lạc bộ có kinh nghiệm trung bình là 18 năm đƣợc trình bày chi tiết trong bảng 3.3, chứng tỏ các nông hộ trồng mía có nhiều kinh nghiệm sản xuất mía. Đối với các nông hộ tham gia câu lạc bộ trồng mía có kinh nghiệm trung bình trên 20 năm, đây cũng là mô hình sản xuất mía nên hầu hết các kinh nghiệm sản xuất mía của các nông hộ không tham gia câu lạc bộ đều đƣợc áp dụng vào mô hình có tham gia câu lạc bộ. Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ tham gia câu lạc bộ nếu tính từ khi là thành viên chính thức của câu lạc bộ trồng mía ở bảng 3.6 trung bình là trên 4,5 năm, thấp nhất là 1 năm và cao nhất là trên 10 năm.

Trình độ Tham gia CLB Không tham gia CLB

Tổng Số hộ Tỷ trọng

(%)

Số hộ Tỷ trọng (%)

Số hộ Tỷ trọng (%)

Mù chữ 2 4,0 2 4,0 4 4,0

Cấp 1 21 42,0 27 54,0 48 48,0

Cấp 2 21 42,0 16 32,0 37 37,0

Cấp 3 6 12,0 5 10,0 11 11,0

Trung bình 6,1 5,6 5,9

34

Bảng 3.6: Kinh nghiệm từ khi tham gia vào câu lạc bộ trồng mía

ĐVT: Năm Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Kinh nghiệm 1 10 4,56 2,612

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Kinh nghiệm trồng mía của nông hộ không chỉ đƣợc tích lũy qua từng năm trong quá trình sản xuất của bản thân mà còn học hỏi từ các nguồn khác đƣợc tổng hợp trong bảng 3.7. Kinh nghiệm của các nông hộ tham gia câu lạc bộ học hỏi chủ yếu từ việc tham dự các buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông (có 31 hộ chiếm tới 62% tham gia) và các lớp tập huấn của trạm khuyến nông và công ty mía đường tổ chức với 38/50 hộ chọn, đây cũng là một trong các lợi ích mà các nông hộ quyết định tham gia CLB, kinh nghiệm còn đƣợc tích lũy từ xem tivi, đọc sách báo nông nghiệp chiếm 25% trong bốn nguồn tích lũy trên. Đối với các nông hộ không tham gia CLB thì nguồn tích lũy kinh nghiệm chính là từ truyền thống gia đình truyền lại là 35,6%; học hỏi từ các hộ nông dân khác là 33,7%; xem tivi, đọc sách báo là 25,7% và đƣợc tham dự hội thảo, tập huấn khuyến nông thì rất thấp chỉ là 5%, do các lớp tập huấn của trạm khuyến nông còn hạn chế và đa số người dân chưa tiếp cận được. Cho nên vấn đề kinh nghiệm trong sản xuất cũng là một trong các yếu tố tác động tới năng suất của cây mía.

Bảng 3.7: Nguồn tích lũy kinh nghiệm trồng mía và tham gia tập huấn của nông hộ phân theo mô hình

Chỉ tiêu

Tham gia CLB

Không tham

gia CLB Tổng

Số hộ Tỷ trọng

(%)

Số hộ Tỷ trọng

(%)

Số hộ Tỷ trọng

(%) Nguồn

tích lũy kinh nghiệm

Truyền thống gia đình 35 24,3 36 35,6 71 29,0 Xem tivi, đọc sách báo 36 25,0 26 25,7 62 25,3

Hội thảo, tập huấn 38 26,4 5 5,0 43 17,6

Các hộ nông dân 35 24,3 34 33,7 69 28,1

Tham gia tập huấn

Có 31 62,0 4 8,0 35 35,0

Không 19 38,0 46 92,0 65 65,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

35

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)