PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CÓ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TRỒNG MÍA

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 78 - 81)

Để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ như thế nào, với nguồn thông tin thu thập đƣợc từ nông hộ và qua việc phân tích số liệu ta có kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 5.2 sau:

Bảng 5.2: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía

Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Giá trị P >t

Hằng số 7038,228 0,000

X1 Chi phí phân bón (nghìn đồng/1.000m2)

-0,511ns 0,270 X2 Chi phí thuốc BVTV

(nghìn đồng/1.000m2)

2,508ns 0,603 X3 Chi phí lao động

(nghìn đồng/1.000m2)

-1,465 0,006 X4 Chi phí giống

(nghìn đồng/1.000m2)

-1,997 0,002 X5 Chi phí thu hoạch

(nghìn đồng/1.000m2)

2,810 0,000 X6 Chi phí nhiên liệu

(nghìn đồng/1.000m2)

0,875ns 0,914 D1 Vốn vay (1 = Có, 0 = không) -1260,594ns 0,110 Prob > F = 0,000

R2 = 0,5868

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2013

Ghi chú: : mức ý nghĩa 1%, : mức ý nghĩa 5%, : mức ý nghĩa 10% và ns:

không có ý nghĩa ở ba mức trên.

Kết quả này cho thấy có cơ sở kết luận các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận với hệ số xác định R2 = 0,5868. Nghĩa là sự

60

biến động lợi nhuận đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣợc xác định trong mô hình ở mức 58,68%. Còn lại 41,31% sự biến động của lợi nhuận đƣợc giải thích bởi các biến khác không đƣợc đề cập trong mô hình.

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình, Mean VIF = 1,48 < 10 nên mô hình không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm tra tự tương quan dựa vào kiểm định Dubin – Watson với prob > chi2 = 0,3064 > = 10% chấp nhận H0 nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White có Prob > chi2 = 0,1182 > = 10% nên kết luận mô hình không có hiện tƣợng phương sai sai số thay đổi.

Prob > F = 0,000 < = 1% là rất nhỏ, nên ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có ít nhất một biến trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận, mô hình hồi quy này có thể phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Theo kết quả hồi quy của mô hình thì ở mức ý nghĩa 10% và độ tin cậy 90%, có 4 biến không có ý nghĩa thống kê vì không đủ cơ sở kết luận. Tổng cộng 3 biến có tác động đến lợi nhuận của nông hộ đƣợc đƣa vào mô hình, hệ số có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% của các biến chi phí giống, chi phí thu hoạch, chi phí lao động lần lƣợt là -1,997, 2,810 và -1,465. Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

+ Chi phí lao động: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 1% với hệ số là -1,465 đƣợc giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi khi chi phí lao động tăng 1 nghìn đồng/1.000m2 sẽ làm lợi nhuận giảm 1,465 nghìn đồng/1.000m2. Nhƣ đã phân tích trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thì tăng số ngày công lao động làm tăng năng suất, do vậy nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí lao động tác động ngƣợc chiều lợi nhuận là giá thuê lao động cao vì lao động thuê càng ngày càng khan hiếm.

+ Chi phí phân bón: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất. Nguyên nhân do việc sử dụng phân bón của nông hộ chưa đúng với hướng dẫn cán bộ khuyến nông nên biến động chi phí phân bón không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

+ Chi phí thuốc BVTV: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê.

Qua kết quả điều tra các nông hộ trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía rất ít sử dụng thuốc BVTV, chi phí này trong mô hình trồng mía có tham gia câu lạc bộ trồng mía chỉ chiếm 1,5% trong cơ cấu tổng chi phí đầu tư nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất.

61

+ Chi phí giống: Biến này có ý nghĩa ở mức 1%, tác động theo chiều kỳ vọng ban đầu của đề tài là khi chi phí giống tăng lên 1 nghìn đồng/1.000m2 thì làm cho lợi nhuận giảm 1,997 nghìn đồng/1.000m2 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ, lƣợng giống nông dân sử dụng còn theo kinh nghiệm, thói quen, chất lƣợng giống chƣa cao còn bị hao hụt nhiều trong quá trình trồng làm gia tăng chi phí đầu tƣ bỏ ra, đồng thời làm giảm lợi nhuận của nông hộ sản xuất.

+ Chi phí thu hoạch: Trong mô hình này chi phí thu hoạch tác động cùng chiều lợi nhuận, có ý nghĩa ở mức 1%. Ý nghĩa là khi chi phí thu hoạch tăng 1 nghìn đồng/1.000m2 thì lợi nhuận tăng tương ứng 2,810 nghìn đồng/1.000m2 nếu các yếu tố khác không thay đổi. Trong thực tế, nông hộ mướn thu hoạch bằng cách giao khoán theo sản lƣợng mía thu hoạch đƣợc, sản lƣợng cũng là nhân tố quyết định đến lợi nhuận nên chi phí thu hoạch có tác động ngƣợc lại với kỳ vọng ban đầu trong chương 2 đến lợi nhuận.

+ Chi phí nhiên liệu và vốn vay: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế thì không thể phủ nhận ảnh hưởng của 2 biến này đến lợi nhuận trong sản xuất của nông hộ.

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong bảng 5.2, cho thấy chi phí đầu tƣ càng cao làm cho lợi nhuận của nông hộ càng giảm, trừ chi phí thu hoạch. Vì vậy các nông hộ phải có biện pháp canh tác khoa học, đầu tƣ đầu vào hợp lí nhằm giảm chi phí mà nâng cao đƣợc năng suất, lợi nhuận trong mô hình sản xuất mía.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)