CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.7 Tóm lƣợc các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
Nguyễn Quốc Nghi (2008) “Phân tích tình hình sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang”. Đề tài nghiêm cứu tổng quát từ tình hình sản xuất, tiêu thụ, đánh giá hiệu quả kinh tế, đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để đưa ra giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hàm hồi qui tuyến tính chạy chương trình SPSS và phương pháp thảo luận nhóm để phân tích số liệu của từng mục tiêu nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hoạt động sản xuất mía đem lại lợi nhuận, có ảnh hưởng đến thu nhập người dân trong tỉnh. Hiệu quả của ngành mía chƣa cao do kênh phân phối chƣa hợp lý, nông dân chƣa chủ động trong vận chuyển và bán mía nguyên liệu. Quá trình tổ chức và phối hợp thu mua giữa các nhà máy chƣa chặt chẽ, gây nên biến động về giá cả giữa các thời điểm trong năm. Năng suất và sản lƣợng mía của nông dân có ký hợp đồng với nhà máy đường cao hơn những nông dân không ký hợp đồng, trung bình chênh lệch năng suất của hai nhóm này là 2,44 tấn/ha, lợi nhuận 6,63 triệu đồng/ha, những hộ ký hợp đồng bao tiêu với Công ty mía đường thì được hỗ trợ nhiều hơn trong tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất, hỗ trợ đầu vào là tăng năng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Với mức ý nghĩa 5% có sự khác biệt về năng suất giữa các khu vực, năng suất trung bình của huyện Phụng Hiệp 140 tấn/ha, thị xã Ngã Bảy 190 tấn/ha, còn ở Vị Thanh – Long
Lợi nhuận Doanh thu
Thu nhập Tổng chi phí
9
Mỹ chỉ hơn 80 tấn/ha. Tuy nhiên về lợi nhuận thì không có sự khác biệt giữa các khu vực, lợi nhuận trung bình của huyện Phụng Hiệp - Vị Thanh là 41,7 triệu đồng/ha, hai khu vực còn là 31,3 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bị ảnh hưởng nhiều yếu tố: diện tích đất, năng suất, giá bán, chi phí phân bón, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí nhiên liệu và chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Nhà máy đường có hỗ trợ cho nông dân về tập huấn kỹ thuật, thông tin giá cả, tín dụng,… Tuy nhiên sự hỗ trợ này còn hạn chế, chƣa hiệu quả từ nông dân và chính quyền địa phương.
Trần Lợi (2010) và Nguyễn Thị Hương Bình (2012) cùng phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất mía của nông hộ ở ĐBSCL. Tuy khác nhau về địa bàn nghiên cứu nhưng cả hai đều hướng đến phân tích hiệu quả kinh tế mía của các nông hộ, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, đưa ra giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất tại vùng nghiên cứu và cả hai đã dựa trên nhƣợc điểm từ đề tài của Nguyễn Quốc Nghi là chỉ mới nói lên tình hình sản xuất mía ở Hậu Giang, chƣa đi sâu nghiên cứu về các chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở thể hiện hiệu quả sản xuất của mô hình. Đề tài của Trần Lợi nghiên cứu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb Doulash, phương trình hồi qui tuyến tính, các chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất mía và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kết quả cho thấy, sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú có hiệu quả kinh tế, lợi nhuận của nông hộ trồng mía phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hoặc số lần tham gia tập huấn, cùng với kinh nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa, cụ thể lợi nhuận ròng là 3.960.250 đồng/1000m2, doanh thu trung bình 9.574.880 đồng/1000m2, chi phí đầu tƣ trung bình (kể cả chi phí cơ hội) là 5.668.630 đồng/1000m2 và tỷ suất lợi nhuận trung bình 0,69, nghĩa là khi nông hộ đầu tƣ cho sản xuất mía thì sunh ra 0,69 đồng lời. Còn Nguyễn Thị Hương Bình nghiên cứu tại huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, đề tài này mở rộng sang vùng nghiên cứu khác nhƣng dựa trên tài liệu tham khảo từ đề tài của Trần Lợi và có sự khác nhau về phương pháp phân tích. Đề tài dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) để phân tích sâu về hiệu quả tài chính, hàm hồi qui tương quan và các chỉ tiêu kinh tế để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ, còn dùng phương pháp phân tích SWOT là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía cho nông hộ trong thời gian tới. Kết quả phân tích cho thấy, cây mía là cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng. Với diện tích đất sản xuất mía bình quân 1 ha/hộ, thu nhập trung bình 167,27 triệu đồng/năm, tổng chi phí sản xuất trung bình 77,47 triệu đồng/ha và lợi nhuận trung bình đạt 89,79 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên chi
10
phí là 1,24, điều đó có nghĩa là với 1 đồng chi phí bỏ ra, hộ trồng mía thu đƣợc 1,24 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận bị tác động bởi các yếu tố: diện tích đất trồng, số năm kinh nghiệm, tổng chi phí đầu tƣ, tập huấn kỹ thuật. Tổng chi phí đầu tƣ tác động tỷ lệ nghịch và các biến còn lại có tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên cả hai đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn ở một mô hình trồng mía nói chung, chƣa có mở rộng so sánh với mô hình trồng mía khác để có đủ cơ sở khuyến khích nông dân mở rộng và phát triển mô hình khi đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trần Duy Hƣng (2012) “Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”. Được sự hướng dẫn của Th.S Trần Thị Ái Đông, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích hầu như giống với Nguyễn Quốc Nghi, nhƣng đề tài đi phân tích sâu hơn về hiệu quả tài chính của mô hình mía nguyên liệu và để khắc phục hạn chế của hai đề tài trên chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nên tác giả phân tích thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, vì năng suất là yếu tố đầu ra hàng đầu của quá trình sản xuất có hiệu quả hay không và nó cũng lại là nhân tố có tác động đến lợi nhuận của người nông dân đạt cao hay thấp. Kết quả cho thấy, doanh thu trung bình từ việc trồng mía là 10.804.005 đồng/1.000 m2. So sánh với tổng chi phí chƣa có lao động gia đình thì thu nhập đạt đƣợc là 6.137.956 đồng/1.000 m2 và so sánh với tổng chi phí có lao động gia đình thì ta đƣợc mức lợi nhuận là 5.617.956 đồng/1.000 m2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 1,08, nghĩa là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì người sản xuất mía nhận được 1,08 đồng lợi nhuận. Qua đây ta thấy được rằng, người nông dân trồng mía trong địa bàn huyện đa phần là sản xuất có hiệu quả, nhƣng chƣa có đủ cơ sở để nhận định đây có phải là mô hình tối ƣu để bà con nông dân và chính quyền khuyến khích nhân rộng và phát triển theo hướng bền vững.
Tóm lại, việc phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía ở ĐBCL đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện, mô hình trồng mía mang lại lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên về so sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình trên mía để xác định mô hình nào phù hợp và mang lại lợi nhuận tối ƣu, đặc biệt là xét trong tổ chức kinh tế hợp tác (câu lạc bộ) theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày nay thì hầu như có rất ít tác giả nghiên cứu. Nên luận văn với tên đề tài “So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của các nông hộ có tham gia và không tham gia câu lạc bộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” dựa trên kế thừa các phương pháp phân tích có trong tài liệu tham khảo này: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, các chỉ tiêu tài chính và hàm hồi qui đa biến để có cơ sở khoa học rõ ràng cho nông hộ định hướng lựa chọn hình thức sản xuất kinh tế đạt
11
hiệu quả lợi nhuận cao để có thể mở rộng, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.