TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHHUỲNH PHAN THỊ TÚ NHI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU PHỦ B
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH PHAN THỊ TÚ NHI
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DƯA HẤU PHỦ BẠT
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115
08 – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH PHAN THỊ TÚ NHI
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS NGUYỄN NGỌC ĐỨC
08 – 2014
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp này chính là ngưỡng cửa cuối khép lại quá trình học tập trong suốt 4 năm đại học của tôi Đề tài này cũng chính là công trình nghiên cứu mà tôi đã dành trọn quỹ thời gian cùng với tất cả khảnăng của mình, tâm huyết của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô và bạn bè cùng với những kiến thức tích lũy được để hoàn thành
Tôi xin dành lời tri ân chân thành sâu sắc nhất dành cho cha mẹ đã tận tâm dạy bảo, nuôi dưỡng và bên cạnh tôi động viên an ủi để tôi có thểvững bước trên con đường tri thức Chúc cha mẹ luôn dồi dào sức khỏe sống hạnh phúc bên cạnh tôi để tôi có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng trong suốt thời gian qua mà cha mẹ đã dành cho tôi
Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức bổ ích Trước tiên tôixin chân thành cảm ơn Thầy cố vấn học tập Phạm Lê Thông và Quý thầy
cô Khoa Kinh Tế - QTKD đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này, đặc biệt là thầy Nguyễn Ngọc Đức đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng kiến thức và tận tâm góp ý những ý kiến bổ ích để tôi hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị làm việc trong Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, Chi cục thống kê huyện Thới Lai, và các anh chị cán bộkhuyến nông của các xã, thị trấn thuộc huyện Thới Lai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp số liệu cùng những kiến thức quý báu về lĩnh vực nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Ban lãnh đạo, cùng các cô chú, anh chị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, Chi cục thống kê huyện Thới Lai, và các anh chị cán
bộ khuyến nông của các xã, thị trấn thuộc huyện Thới Lai dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Phan Thị Tú Nhi
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quảnghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứluận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng ….năm 2014
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Phan Thị Tú Nhi
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 4
2.1.2 Khái quát về sản xuất 5
2.1.3 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật 6
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động trong sản xuất 9
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 15
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THỚI LAI, TPCT 21
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỚI LAI, TPCT 21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
3.1.2 Tình hình kinh tế 23
3.1.3 Dân số và lao động 24
Trang 63.1.4 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật và xã hội 253.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỚI LAI, TPCT 273.2.1 Về trồng trọt 273.2.2 Về chăn nuôi 313.2.3 Về thủy sản 313.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT HUYỆN THỚI LAI, TPCT 323.3.1 Sơ lược về cây dưa hấu 323.3.2 Diện tích, sản lượng, năng suất qua giai đoạn 2011 - 2013 33Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT DƯA HẤU ỞHUYỆN THỚI LAI, TPCT 354.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT CỦA NÔNG HỘ 354.1.1 Mô tả nguồn lực của các nông hộ 354.1.2 Kỹ thuật sản xuất dưa hấu phủ bạt 404.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DƯA HẤU HUYỆN THỚI LAI, TPCT 444.2.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận của nông hộ 444.2.2 Doanh thu của các nông hộ 504.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ởhuyện Thới Lai, TPCT 514.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸTHUẬT TRONG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT 524.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu phủ bạt 524.3.2 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ 564.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 56Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢNXUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT HUYỆN THỚI LAI, TPCT 595.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT HUYỆN THỚI LAI, TPCT 59
Trang 75.1.1 Thuận lợi 59
5.1.2 Khó khăn 60
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở HUYỆN THỚI LAI, TPCT 61
5.2.1 Trong sản xuất 61
5.2.2 Trong tiêu thụ 62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
6.1 KẾT LUẬN 64
6.2 KIẾN NGHỊ 64
6.2.1 Đối với nông hộ trồng dưa 64
6.2.2 Đối với địa phương 65
6.2.3 Đối với nhà khoa học 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 69
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Thới Lai, thành
phố Cần Thơ 16
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Thới Lai năm 2012 – 2013 23
Bảng 3.2 Tình hình dân số xã hội của huyện Thới Lai năm 2012 – 2013 24
Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của huyện Thới Lai từ năm 2011 – 2013 27
Bảng 3.4 Diện tích, sản lượng, năng suất rau – đậu các loại của huyện Thới Lai từ năm 2011 – 2013 29
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả từ năm 2011 – 2013 30
Bảng 3.6 Sản lượng gia súc – gia cầm từ năm 2011 – 2013 31
Bảng 3.7 Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên địa bàn huyện Thới Lai trong giai đoạn 2011 – 2013 32
Bảng 3.8 Diện tích, sản lượng, năng suất dưa hấu tại huyện Thới Lai, giai đoạn 2011 đến năm 2013 33
Bảng 4.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ 35
Bảng 4.2 Số nhân khẩu và lao động của các nông hộ 35
Bảng 4.3 Độ tuổi của chủ hộ 37
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ 38
Bảng 4.5 Nguồn gốc vốn của chủ hộ 39
Bảng 4.6 Nguồn lực đất đai 40
Bảng 4.7 Lý do chọn giống dưa hấu 42
Bảng 4.8 Tập huấn và kiến thức khoa học – kỹ thuật của nông hộ 43
Bảng 4.9 Các khoản chi phí trung binhg trong sản xuất dưa hấu phủ bạt 44
Bảng 4.10 Doanh thu của nông hộ 50
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu tài chính trong vụ thu hoạch dưa hấu 51
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb – Douglas 53
Bảng 4.13 Bảng phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mẫu điều tra 56
Bảng 4.14 Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 57
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối 7
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thới Lai 21
Hình 3.2 Sản lượng lúa chia theo vụ năm 2013 28
Hình 4.1 Cơ cấu thâm niên kinh nghiệm của nông hộ 38
Hình 4.2 Loại giống dưa hấu canh tác 41
Hình 4.3 Cách trải màng phủ với liếp đôi của bà con xã Tân Thạnh 45
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí các loại phân bón được sử dụng của mẫu điều tra 47
Hình 4.5 Cơ cấu tổng chi phí trồng dưa hấu 49
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CCNN – PTNT : Chi cục Nông nghiệp và Phát triển Nông thônHTX : Hợp tác xã
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kì hiện nay cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó cùng với đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì Việt Nam luôn phát huy những lợi thế vốn có về nông nghiệp để phát triển kinh tế Trong số
18 triệu dân thì có hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động làm việc cho sản xuất nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2012) Nhắc đến vùng phát triển nông nghiệp mạnh của nước ta không thể không nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước do nơi đây có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là một thành phốnăng động sau nhiều năm trưởng thành và phát triển Bên cạnh các tiềm năng
về công nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ thì các quận, huyện của thành phố Cần Thơ luôn chú trọng phát triển nông nghiệp Các nông hộ đãứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật cũng như vận dụng những kinh nghiệm lâu đời, đổi mới phương thức canh tác nhằm làm tăng thêm thu nhập cho nông hộ và cho ra nhiều nông sản cũng như các sản phẩm nông nghiệp có năng suất và chất lượng cao Điển hình là mô hình trồng dưa hấu phủ bạt trên địa bàn huyện Thới Lai – Thành phố Cần Thơ Các nông hộ nơi đây đã lựa chọn mô hình trồng dưa hấu phủ bạt thay vì canh tác lúa truyền thống hoặc mô hình trồng dưa hấu rơm trên diện tích đất nông nghiệp của mình Diện tích trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện đang ngày càng được mở rộng
do lợi nhuận của dưa hấu mang lại Tuy nhiên, tình hình sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa theo một quy trình kỹ thuật thống nhất, cách sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lí, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh còn thấp Bên cạnh
đó, thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, thường xảy ra tình trạng được mùa nhưng mất giá Do đó để nâng cao năng suất dưa hấu, cuộc sống của người dân địa phương khấm khá hơn thì cần phải khắc phục những khó khăn
trên Từ sự cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”, đó là một trong những cơ
sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất dưa hấu để giải quyết những khó khăn trên
Trang 121.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹthuật của các nông hộ với mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả kỹ thuật của mô hình này đối với nông hộ trên địabàn nghiên cứu
hộ trồng dưa hấu phủ bạt trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Trang 131.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng dưa hấu phủ bạt trên địa bàn nghiên cứu
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu có hạn, các hộ trồng dưa hấu còn manh mún trên địa bàn nên gây không ít khó khăn trong việc thu thập sốliệu sơ cấp, nên đề tài chỉ tập trung phản ánh một số nội dung như sau: phân tích tình hình sản xuất dưa hấu phủ bạt; phân tích các khoản chi phí, doanh thu
và lợi nhuận đạt được của các nông hộ trồng dưa hấu phủ bạt; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật; ước tính mức hiệu quả kỹ thuật vàmức thất thoát khi kém hiệu quả kỹ thuật Từ những phân tích đó, đề tài đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộtrồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung phân tích ở vụ dưa hấu Hè Thunăm 2014, chính vì thế, nghiên cứu có thể chưa thấy rõ được sự biến động của tình hình sản xuất dưa hấu cũng như hiệu quả kỹ thuật của các vụ qua các năm nên chưa thật chính xác trong việc đánh giá
Trang 14CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…)
và thông thường nguồn sống chính của nông hộ dựa vào nông nghiệp” (Nguyễn Sinh Cúc, 2001)
Theo giáo sư Lâm Quang Huyên (2004, trang 101) cho rằng: “Nông hộ
là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá trình sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật…), là đơn vị tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện các chức năng của nó”
Bên cạnh đó, một định nghĩa khác cho rằng: “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” (Ellis, 1993)
Từ những nghiên cứu trên cho thấy:
Nông hộ hay còn gọi là hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có nguồn thu nhập chính là nghề nông – có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp Ngoài hoạt động nông nghiệp thì nông hộ còn có thể tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (thương mại, công nghiệp, dịch vụ…) ở các mức độ khác nhau
Hay nói cách khác, nông hộ là những đơn vị kinh tế tự chủ hoặc những
cơ sở sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa vừa là đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng Trong đó, điều kiện và cách làm ăn của mỗi nông
hộ là khác nhau
2.1.1.2 Khái niệm các nguồn lực nông hộ
Nguồn lực nông hộ là các tài nguyên trong nông hộ bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ
Trang 15giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đa dạng sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.2 Khái quát về sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất
Theo thống kê tài khoản quốc gia của Liên Xô Hợp Quốc năm 1993, đưa
ra khái niệm về sản xuất rằng: “Sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả hàng hóa và dịch
vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hay không có thu tiền”
2.1.2.2 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số với nhiều yếu tố đầu vào biểu diễn về mặt toán học được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó
Thông thường dạng tổng quát của hàm sản xuất được viết như sau:
Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn) (2.1)
Trong đó: Y là mức sản lượng đầu ra (outputs)
xi = (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần Dạng hàm chính xác hàm sản xuất trên phụ thuộc vào những đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tếcủa một quá trình sản xuất
Các yếu tố đầu vào bao gồm: các yếu tố cố định và các yếu tố biến đổi + Các yếu tố cố định: là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng
cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước, …
+ Các yếu tố biến đổi: là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm như dạng hàm sản xuất tuyến tính - Linear Technology, hàm sản xuất
Trang 16với tỷ lệ không đổi - Leontief Technology, nhưng trong sản xuất nông nghiệp dạng hàm Cobb - Douglas được sử dụng phổ biến nhất, thường được dùng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm do tính chất của hàm đơn giản và bảo đảm những thuộc tính quan trọng của sản xuất.
Ông Cobb và ông Douglas (1928) thấy rằng logarithm của sản lượng Y
và của các yếu tố đầu vào Xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào Xi, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thểđạt được sẽ càng lớn Các tham số βi được giả định là cố định và nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để đo lường hệ số co giãn của sản lượng theo các yếu tố đầu vào
2.1.3 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét các nguồn lực trong sản xuất theo thứ tự ưu tiên sao cho kết quả đạt được ở mức cao Hiệu quả bao gồm không sử dụng lãng phí nguồn lực, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
Hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệmật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau Trong đó, hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất Hiệu quả kinh tếbiểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được so với các kết quả về lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí đầu ra
Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả chính là sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thịtrường đầu ra nhất định
Trang 17quả trong việc tạo ra s
vào ít nhất Trong trư
sản xuất ra mức sản lư
Hay nói cách khác hiệ
các nguồn lực đầu vào đ
“Hiệu quả kỹ thu
sản xuất và kỹ thuật hi
Hiệu quả kỹ thuậ
sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X
giả định hiệu suất cố
liệu thu thập được về
xây dựng được đường gi
hợp đầu vào nhỏ nhất có th
(Nguồn:Nguy
Hình 2.1: Hi
u quả kỹ thuật
Theo Farrell (1957), hiệu quả sản xuất được cấu thành bởi ba thành ph
i, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật Hiệu qu
n của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt đư
t phải đạt được hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ
o ra số sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguTrong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà s
n lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nh
ệu quả kỹ thuật được dùng để chỉ sự kết hợ
u vào để tạo ra mức sản lượng nhất định
thuật là khả năng đạt năng suất tối đa dựa trên các y
t hiện có” (Nguyễn Hữu Đặng, 2010)
ật được biểu diễn ở hình 2.1 Xét một quá trình s
u vào là X1 và X2để sản xuất ra một loại sản phđịnh theo quy mô (constant returns to scale)tình hình sản xuất của các đơn vị sản xuất (A, B, B’), ta
ng giới hạn khả năng sản xuất SS’ dùng để bi
t có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm
Nguyễn Thụy Ái Đông, bài giảng kinh tế sản xuất)
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phố
t (A, B, B’), ta biểu diễn phối
ối
Trang 18Những điểm B và B’ nằm trên đường đẳng lượng SS’ là những đơn vịsản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong nhóm và được dùng để đo lường hiệu quả kỹ thuật Điểm A cho thấy đây là đơn vị sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra, xét thấy điểm A không nằm trên đường đẳng lượng SS’ nên không đạt hiệu quả kỹ thuật TE Phần kém hiệu quả kỹ thuật được đo lường bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh giảm yếu tố đầu vào mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra Thông thường, tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố đầu vào cần được giảm để đạt được hiệu quả kỹ thuật
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất A nằm trong khoảng từ 0 đến 1 được đo lường bằng tỷ lệ: TE = OB/OA (2.3)
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất B và B’ là:
TE = 1 = 100%
Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng:
Yi = f(xi; β)exp(Vi– Ui) (2.4)Trong đó: Yilà năng suất hoặc sản lượng trên hộ
xilà yếu tố đầu vào thứ i
kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005)
Hàm sản xuất biên có thể ước lượng bằng mô hình Cobb-Douglas có dạng:
lnY i = β 0 + β 1 lnX 1 + β 2 lnX 2 + β 3 lnX 3 + β 4 lnX 4 + + β n lnX n + V i – U i (2.5)
Trong mô hình hồi quy trên, các giá trị βkđại diện cho mức ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất Chúng còn đo lường hệ số co dãn của năng suất theo số lượng của các yếu tố đầu vào vì chúng cho biết khi các
Trang 19yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì làm năng suất thay đổi βk % Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào đầu vào của giá trị βk.
2.1.3.3 Hiệu quả phi kỹ thuật
Hiệu quả phi kỹ thuật là việc kết hợp các yếu tố kinh tế xã hội để tạo ra mức sản lượng tối đa
Ui trong công thức (2.4) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (TIE - technical inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng:
TIEi= Ui=0 + 1Z1+ + iZi (2.6)Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật; Zilà các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật của nông hộ
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động trong sản xuất
2.1.4.1 Chi phí
Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định
Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất là tất cả chi phí mà người sản xuất chi cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụsản phẩm Hay nói cách khác doanh thu là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí vật tư nông
nghiệp và trang thiết bị kỹ thuật + Chi phí khác
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐGĐ)
Trang 202.1.4.4 Các chỉ tiêu tài chính khác
Doanh thu/Chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tưvào quá trình sản xuất thì người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu chỉ số DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất sẽ có lợi nhuận, ngược lại chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ vốn, còn DT/CP =1 thì người sản xuất hòa vốn
Lợi nhuận/Chi phí (LN/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ rađầu tư sản xuất thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu LN/CP
là số dương thì người sản xuất có lời, ngược lại nếu LN/CP là âm thì lỗ, chỉ sốnày càng lớn càng tốt
Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nguyễn Hữu Đặng (2012),“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011”, tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, kỷ
yếu khoa học năm 2012, trang 268-276 Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa và tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Địa bàn nghiên cứu của đề tài gồm 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh Tác giả sử dụng hàm sản xuất biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật được xử lý bằng phầm mềm Frontier 4.1 Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập của 155 hộ trong 2 năm (2008 và 2011) cho thấy phần lớn nông hộ đạt được lợi nhuận khá cao trong hoạt động trồng lúa Trong đó năng suất trung bình đạt ở năm 2008 là 6,47 tấn/ha, hiệu quả kỹ thuật trung bình là 89,2%, năm 2011 năng suất trung bình đạt 6,98 tấn/ha nhưng mức hiệu quả kỹ thuật giảm xuống còn 88,7% Và mức hiệu quả
kỹ thuật trung bình trong giai đoạn 2008-2011 đạt 88,96% Các yếu tố đầu vào như lượng giống, diện tích đất, lượng phân, ngày công lao động, chỉ số đất, loại giống gieo sạ và năm sản xuất (2008 và 2011) có ý nghĩa thống kê và có
hệ số dương chứng tỏ có ảnh hưởng đến yếu tố năng suất Yếu tố lượng phân đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất nhưng có hệ số âm Bên cạnh đó, tập huấn
kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ,
tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật
Quan Minh Nhựt (2009), “Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp” Trong đề tài phân
Trang 21tích này, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
để ước lượng các hiệu quả trên Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy topit để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất Trong số 13 biến tác động đến hiệu quả sản xuất mà tác giả đưa vào mô hình hồi quy topit, tác giả đã chỉ ra và kết luận hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ít biến động hơn và cao hơn so với hộ sản xuất không
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Phạm Lê Thông (2010), “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 – 2009” Tác giả dựa trên số liệu thu thập của 479 hộ ở 4 tỉnh:
Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Hậu Giang và kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế đạt lần lượt là 85% và 72% Năng suất trung bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và có thể thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí LĐGĐ) Phần tổn thất do kém hiệu quả kỹ thuật khoảng 1,2 tấn lúa/ha và 3,2 triệu đồng/ha Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa như lượng giống, chi phí thuốc BVTV, tham gia tập huấn có tác động tích cực đến năng suất khi tăng các yếu
tố đầu vào này, nhưng liều lượng phân thuốc mà các hộ nông dân sử dụng đã vượt qua mức cho phép sẽ làm giảm năng suất khi nông hộ tăng lượng phân thuốc sử dụng Trong khi đó, số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 90 – 100% chiếm 28,3% trong tổng số 479 hộ, khoảng cách về hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ là rất lớn so với việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và tập huấn để đem đến hiệu quả
Vũ Thùy Dương (2009), “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang” Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh Kết quảnghiên cứu cho thấy việc sản xuất sầu riêng mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân, giả định vòng đời của cây sầu riêng là 26 năm, tỷ suất sinh lợi nội
bộ của giống sầu riêng khổ hoa là 25,3% và giống hạt lép là 62,4% Kết quảước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu hằng năm của hộ trồng sầu riêng cho thấy mức độ sử dụng vốn lưu động đã vượt quá ngưỡng tối ưu; chuyển từ giống khổ hoa xanh sang giống hạt lép thì doanh thu/công sẽ tăng thêm 10.687.193 đồng; biến mùa vụ có ảnh hưởng tích cực đến mức doanh thu/công của hộ trồng sầu riêng với hệ số tương quan là +13.994.525; biến chủ
hộ có tương quan thuận với mức doanh thu/công/năm của vườn sầu riêng; và mật độ trồng cũng ảnh hưởng có ý nghĩa với doanh thu/công tuy nhiên để có thể kết luận chính xác hơn về mức độ trồng phù hợp trong điều kiện canh tác
Trang 22tại địa phương, cần thiết có một sự nghiên cứu sâu để có thể đưa ra khuyến nghị hợp lý đối với nông dân Về tiêu thụ, kết quả phân tích cho thấy việc tham gia thị trường tiêu thụ sầu riêng không bị ràng buộc lớn do yêu cầu vềvốn không quá cao; bên cạnh đó, các dịch vụ chuyên chở phát triển tạo điều kiện cho những đối tượng kinh doanh có nguồn vốn ít tham gia vào ngành vì
đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn mua phương tiện vận chuyển kinh doanh; đa
số các thương lái, vựa kinh doanh sầu riêng và người bán lẻ đều cho rằng lĩnh vực này khá dễ dàng và có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với các lĩnh vực khác; điều kiện nắm bắt các thông tin giá cả thị trường được các tác nhân trong kênh đánh giá là rất dễ dàng Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ thống marketing sầu riêng tỉnh Tiền Giang hoạt động có hiệu quả mặc dù còn một sốđiểm cần khắc phục Hệ số hiệu quả marketing đối với giống khổ hoa và hạt lép lần lượt là 2,07 và 2,77 Kết quả tổng hợp giá bán – giá mua, chi phí marketing và lợi nhuận biên cho từng thành viên trong hệ thống phân phối đối với khổ hoa và các giống hạt lép cho thấy các tác nhân hoạt động rất hiệu quả,
so sánh giữa giống khổ hoa xanh và giống hạt lép thì các chỉ tiêu sinh lợi và hiệu quả đầu tư cho giống hạt lép cũng cao hơn hẳn so với giống khổ hoa, tuy nhiên kinh doanh hạt lép đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn nhiều so với kinh doanh sầu riêng khổ hoa xanh
Nguyễn Lê Hiệp (2010), “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu ở xã Bắc Sơn – huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh” Nội dung đề tài là đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây dưa hấu mà bà con ở xã Bắc Sơn – huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh đưa vào trồng phổ biến trong thời gian gần đây Từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho người dân Đề tài sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế, phương pháp chuyên gia và chuyên khảo… để đánh giá kết quả và hiệu quả, nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas để xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất và phương pháp phân tích cận biên để tìm ra mức đầu tư tối ưu của các hộ trồng dưa hấu Kết quả phân tích còn cho thấy các yếu tốnhư phân bón, công lao động và kiến thức nông nghiệp có ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu Lợi nhuận tính trên bình quân cho một sào mà các hộ trồng dưa hấu đạt được trong năm 2009 tại địa bàn xã là 1.457,8 nghìn đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy cây dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao
Trần Thị Kiều Oanh (2013), “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và một số chỉ tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” Đề tài thực hiện với mục tiêu chung là phân tích hiệu quả kỹ thuật của
nông hộ trồng xà lách xoong huyện Bình Minh (cụ thể là xã Thuận An, và Phường Đông Thuận) Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp được thu
Trang 23thập từ báo cáo kinh tế xã hội của Phòng Kinh tế huyện Bình Minh năm 2011 Tiếp đến tác giả dùng phương pháp so sánh và tính các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính trong sản xuất
xà lách xoong của nông hộ Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón và chi phí lao động gia đình là ba loại chiếm tỷtrọng cao trong cơ cấu chi phí Tỷ suất lợi nhuận trong vụ thuận là 0,48 và vụnghịch là 0,58 Kết quả tính toán cho thấy việc sản xuất xà lách xoong mang lại lợi nhuận cho nông hộ Cuối cùng tác giả đã sử dụng phần mềm Stata ước lượng mô hình Cobb - Doulags biên ngẫu nhiên cho mô hình bằng phương pháp ước lượng MLE (phương pháp ước lượng cực đại) để tìm ra các nhân tốảnh hưởng đến năng suất là lách xoong trong quá trình sản xuất Kết quả sau khi ước lượng cho thấy lượng phân đạm N, chi phí thuốc nông dược và loạigiống đang sử dụng ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong Kết quả ướclượng cũng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ, mức hiệu quả
kỹ thuật trung bình của vụ thuận là 82,31%, vụ nghịch là 80,97% Từ những kết quả phân tích nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ trồng
xà lách xoong tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Lê Thị Thanh Thảo (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa ở huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ năm 2011” Đề tài sử dụng mô hình hàm
sản xuất Cobb – Douglas để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụĐông Xuân, Hè Thu Ngoài ra đề tài còn dùng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA để ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật các vụ Kết quả cho thấy phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn đều ảnh hưởng đến năng suất lúa và hiệu quả kỹ thuật đạt được của các nông hộ là khá cao (trung bình hiệu quả đạt được của vụ Đông Xuân là 83,3%, vụ Hè Thu là 77,4%) Tuy nhiên còn có một số hộ đạt hiệu quả thấp dưới 50% Trên cơ sở phân tích đó, tác giả
đã đề ra một số giải pháp giúp nâng cao năng suất cho nông dân trồng lúa ởhuyện Cờ Đỏ
Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2010), Nguyễn Thị Thúy Kiều (2011) cùng
“Phân tích hiệu quả sản xuất rau diếp cá ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” Cả hai đề tài cùng nghiên cứu về tình hình sản xuất rau diếp cá ở thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Riêng tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2010)nghiên cứu hiệu quả sản xuất trong hai vụ sản xuất tháng 7 và tháng 10 Hai tác giả trên dùng phương pháp thống kê mô tả nguồn dữ liệu thứ cấp từ niên giám thống kê thị xã Bình Minh Thu thập nguồn số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn các nông hộ Từ các kết quả thu được tiến hành phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được và các chỉ số tài chính có liên quan bằng
Trang 24phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối Cuối cùng các tác giả chạy hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá Kết quảđạt được: đối với tác giả nghiên cứu năm 2010 có tổng chi phí trung bình là 2.325.000 (đồng/1.000 m2), doanh thu trung bình là 3.250.000 (đồng/1.000
m2) và lợi nhuận trung bình là 925.000 (đồng/1.000 m2) Qua việc phân tích hồi quy, kết quả cho thấy các yếu tố như: chi phí giống, chi phí lao động gia đình, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí sử dụng máy móc có ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá; đối với tác giả nghiên cứu năm 2011, kết quảđạt được sau khi chạy hồi quy với tổng chi phí trung bình tháng 7 đạt 3.895.555 (đồng/1.000 m2), doanh thu trung bình đạt 6.179.500 (đồng/1.000
m2) và mức lợi nhuận trung bình đạt 2.283.944 (đồng/1.000m2) Với tháng 10
có tổng chi phí trung bình là 7.373.750, tổng doanh thu trung bình là 12.375.750 (đồng/1.000m2) và lợi nhuận trung bình đạt 5.299.925 (đồng/1.000
m2) Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình của tháng 10 đều cao hơn so với tháng 7 và các biến chi phí phân và thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, chi phí LĐGĐ, chi phí tưới tiêu, giá bán
có ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá Từ những kết quả nghiên cứu trên,hai tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất rau diếp cá cho nông hộ
Nhìn chung hầu như tất cả các đề tài nghiên cứu đã lược khảo đều không cùng mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên tất cả các đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, các phương pháp xử lí số liệu phù hợp với mục tiêu các đề tài nghiên cứu được tác giả áp dụng như: hàm sản xuất Cobb – Douglas, phương pháp phân tích hồi quy, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA),… Tùy những mô hình khác nhau mà các tác giả đề xuất những giải pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, mức hiệu quả kỹ thuật… Và đề tài
“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ”
cũng kế thừa những phương pháp đó như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp xử lí số liệu,…
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Lý do chọn địa bàn huyện Thới Lai để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân trồng dưa hấu phủ bạt trong những năm gần đây Theo niên
Trang 25giám thống kê 2013 của huyện Thới Lai, cho thấy năm 2013 diện tích cho thu hoạch dưa hấu tại huyện Thới Lai là 228 ha Từ số liệu thống kê đó và do giới hạn địa lý và mức tài chính nên tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu tại các xã Thới Tân, xã Tân Thạnh, thị trấn Thới Lai của huyện Thới Lai Những xã trên có sốnông hộ trồng dưa hấu chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã khác trong toàn huyện Diện tích trồng dưa hấu của 3 xã chiếm 63,92% tổng diện tích của huyện, với sản lượng đạt được chiếm 64,5% trên sản lượng toàn huyện Nông dân ở đây với bề dày kinh nghiệm khi tham gia sản xuất dưa hấu, đặc biệt là
kỹ thuật trồng dưa hấu phủ bạt trong những năm gần đây, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu Đặc biệt là đa
số các nông hộ trồng dưa hấu chuyên canh, nên nghiên cứu số liệu tại các xã này có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện Thới Lai
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn là số liệu sơ cấp và số liệu thứcấp
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Về các số liệu thứ cấp được trình bày trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thông tin như sau: số liệu thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, niên giám thống kê 2012, 2013 của huyện Thới Lai, bên cạnh đó còn thu thập sốliệu về báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thới Lai của năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 từ các báo cáo của phòng Nông nghiệp để sửdụng cho việc mô tả tình hình kinh tế - xã hội, khái quát về huyện Thới Lai vàphân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và dưa hấu nói riêng ởđịa bàn nghiên cứu Ngoài ra còn sử dụng các thông tin từ các website, sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều tra nông hộ và phỏng vấn trực tiếp 70 hộ đang tham gia sản xuất dưa hấu phủ bạt trên địa bàn 3 xã Tân Thạnh (26 hộ), thị trấn Thới Lai (22 hộ),
xã Thới Tân (22 hộ) Phỏng vấn lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập thông tin về vùng nghiên cứu, thông tin khái quát về nông hộ, về số lượng sửdụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, chi phí thuốc nông dược, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của nông hộ Bên cạnh đó, đặc điểm kinh tế xã hội của hộ cũng được thu thập để phục vụ cho quá trình nghiên cứu Ngoài ra đề tài còn lấy thông tin từ những đánh giá của chủ hộ về
Trang 26thuận lợi và khó khăn về đầu vào và đầu ra trong sản xuất để thông qua đó đềxuất những kiến nghị của bà con nông dân từ mô hình nghiên cứu.
Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Thới Lai,thành phố Cần Thơ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014
Qua số liệu điều tra thực tế kết hợp với số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp huyện Thới Lai và niên giám thống kê huyện cho thấy xã Tân Thạnh là
xã có tổng diện tích trồng dưa hấu nhiều nhất, chiếm 19,66% diện tích toàn huyện Tiếp đến là thị trấn Thới Lai với tỷ lệ chiếm 12,41%, xã Thới Tân với
tỷ lệ chiếm 9,91% trong số tổng diện tích toàn huyện Thới Lai Tổng diện tích trồng dưa hấu phủ bạt của 3 xã là 41,98% so với toàn huyện Thới Lai
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập trực tiếp từ 70 nông hộ sẽ được mã hóa và nhập liệu trên phần mềm Excel, sau đó được xử lí bằng phần mềm Stata và Frontier 4.1 Sau khi phần mềm xử lí kết quả sẽ phân tích và kết luận được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hinh trồng dưa hấu phủbạt Các phương pháp phân tích số liệu của từng mục tiêu cụ thể như sau:
2.3.3.1 Đối với mục tiêu 1 và 2
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua các năm để mô tả thực trạng và tình hình sản xuất dưa hấu ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đã được thu thập Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường dùng là: bảng tần số, các địa lượng thống kê mô
tả như số trung bình cộng, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn.Phương pháp so sánh (số tương đối và số tuyệt đối) là phương pháp dùng trong phân tích hoạt động kinh tế Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải
có cùng điều kiện có tính so sánh để được xem xét, đánh giá, rút ra kết luận vềhiện tượng, quy trình kinh tế trong hoạt động
Trang 27- So sánh số tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của chỉ tiêu.
Δy = y1– y0 (2.7)
Với:
y0: là chỉ tiêu năm trước
y1: là chỉ tiêu năm sau
Δy: là phần chêch lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
- So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng
(2.8)Với:
y1: mức độ cần nghiên cứu
y0: mức độ kỳ trước
t1: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Đây là phương pháp tổng hợp số liệu sau đó so sánh số liệu giữa các năm với nhau từ đó đưa ra những nhận xét từ kết quả so sánh
Tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đểđánh giá kết quả sản xuất của nông hộ Các chỉ tiêu tài chính cụ thể dùng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất dưa hấu của nông hộ huyện Thới Lai: DT/CP, LN/CP, và LN/DT
2.3.3.2 Đối với mục tiêu 3
Sau khi lược khảo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012),
“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đông Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011” Tác giả sử dụng 21 biến (trong đó 11 biến yếu tố sản xuất đầu vào, 10 biến yếu tố kinh tế xã hội) vào trong hàm sản xuất biên Cobb-Douglas để tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và mức hiệu quả kỹ thuật Và đề tài
“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ” cũng kế thừa những phương pháp đó
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu trong sản xuất, ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglass có dạng:
y1 – y0
t1= x 100%
y0
Trang 28lnYi= β0+ β1lnX1i+ β2lnX2i+ … + β6lnX6i+ Vi– Ui (2.9)
Trong đó:
Biến phụ thuộc Yi: năng suất/vụ của nông hộ i (i=70 hộ) (tấn/1.000m2)
X1i: Lượng phân Đạm (N) (kg/1.000m2/vụ)
X2i: Lượng phân Lân (P) (kg/1.000m2/vụ)
X3i: Lượng phân Kali (K) (kg/1.000m2/vụ)
Lượng phân Đạm, Lân, Kali được tính theo lượng nguyên chất của từng loại Chỉ tiêu này được tính dựa trên lượng %N, %P, %K trong hỗn hợp lượng phân NPK mà người nông dân sử dụng Ngoài lượng phân vô cơ nông hộ còn
sử dụng lượng phân hữu cơ trong sản xuất dưa hấu (phân chuồng, rơm rạ hoai mục) Tuy nhiên, lượng sử dụng loại phân hữu cơ rất khó xác định lượng N, P,
K nguyên chất nên đề tài chỉ tính lượng phân N, P, K trong lượng phân vô cơ
X4i: Lao động gia đình (ngày công) là số ngày công mà lao động gia đình
đã tham gia sản xuất trong một đợt Nguồn lao động tham gia sản xuất bao gồm số lao động thường xuyên tham gia sản xuất và số lao động thuê mướn
Vì dưa hấu là một loại rau màu cần được chăm sóc rất nhiều qua từng công đoạn Do đó, trong một vụ sản xuất nông hộ phải bỏ ra một chi phí không hềnhỏ để thuê nhân công lao động Ở đây, đề tài nghiên cứu biến lao động gia đình, tính trên số ngày công mà các lao động gia đình đã bỏ ra nhiều hay ít trong một vụ sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu hay không để từ đó khuyến khích giảm hay tăng số ngày công lao động gia đình Số ngày công lao động gia đình này được tính dựa trên tổng số ngày công của các công đoạn trồng dưa hấu, từ khâu chuẩn bị đất, chuẩn bị hạt giống, rồi gieo hạt cho đến khi thu hoạch Đơn vị tính là ngày công/1.000m2/vụ
X5i : Lượng giống (gốc/1.000m2) Yếu tố này phản ánh ảnh hưởng của mật độ gieo trồng dưa hấu Vì đa số các nông hộ trồng dưa hấu phủ bạt ởhuyện Thới Lai làm gốc bầu và cho lên cây con để đặt vào các hốc trên líp mà gieo trồng Bởi vì mỗi bầu đặt vào một hạt giống nhưng khi gieo trồng nông
hộ chỉ lựa chọn những gốc bầu cho lên cây con để đem trồng trên líp Do đó, mật độ gieo trồng dưa hấu phải được tính trên đơn vị gốc/1000m2mới có thểphản ánh chính xác lượng giống mà nông hộ đã gieo trồng cho một vụ sản xuất, cũng như phần chi phí giống mà nông hộ đã đầu tư cho vụ dưa hấu của mình
X6i: Chí phí thuốc BVTV (1.000 đồng/1.000m2) Chi phí thuốc BVTV
sử dụng được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng Do thực tế lượng chất các loại thuốc nông dân sử dụng
Trang 29quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng là không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính ml) Chính vì thếviệc đưa nồng độ nguyên chất của các loại thuốc nông dược là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng giữa các nông hộ.
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuấtdưa hấu ta thiết lập hàm hiệu quả phi kỹ thuật (TIE) – hay chính là Ui trong
mô hình trên, có dạng sau:
TIE = 0+ 1Z1+ 2Z2 + 3Z3 + 4Z4 + 5Z5 + 6Z6+
Trong đó :
TIE là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ
Các biến phi hiệu quả kỹ thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả
kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm:
Z1: Tín dụng chính thức (biến giả: 1 = có vay; 0 = không vay)
là sai số thống kê của hàm phi hiệu quả kỹ thuật
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước (one – stage estimation) bằng phầm mềm Frontier 4.1
Kết quả từ mô hình Frointer 4.1 có các thông số:
- Sigma-squared
- Gamma
- Likelihood Function
- LR Test of One-Sided error
- Mean Technicical Effciency
- Dùng thông số T-Value để kiểm tra xem mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không
Trang 302.3.3.3 Đối với mục tiêu 4
Tổng hợp các kết quả từ những mục tiêu trên, đưa ra giải pháp và kiếnnghị nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, phát huy những điểm mạnhnhằm nâng cao năng suất cho nông hộ sản xuất dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Trang 31GIỚI THIỆ
3.1 TỔNG QUAN V
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PH
Huyện Thới Lai
phố Cần Thơ – thành ph
tâm của khu vực Đồng b
Nam nối thành phố C
hành chính huyện Thớ
- Phía Đông: giáp huy
- Phía Tây: giáp huy
- Phía Nam: giáp huy
Giang và tỉnh Kiên Giang
n: Cổng thông tin điện tử huyện Thới Lai, 2014
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Thới Lai
i Lai là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Nam cthành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành ph
ng bằng sông Cửu Long Huyện Thới Lai là cCần Thơ và các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang Đ
ới Lai được xác định như sau:
Phía Đông: giáp huyện Phong Điền; quận Ô Môn
Phía Tây: giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.Phía Nam: giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, t
phía Tây Nam của thành
c Trung ương và là thành phố trung
i Lai là cửa ngõ phía
u Giang Địa giới
nh Kiên Giang
n Thơ, tỉnh Hậu
Trang 32- Phía Bắc: giáp với huyện Cờ Đỏ; quận Ô Môn.
Huyện có diện tích tự nhiên 25.580,56 ha, dân số 123.505 người (trong
đó có 4.402 người là đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc Khmer chiếm đa số là 4.158 người)
Huyện Thới Lai có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Thới Lai và các xã Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, Định Môn, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Bình, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Cần Thơ, có tuyến tỉnh lộ 922 chạy qua sông Ô Môn, kênh Thị Đội, kênh sáng Ô Môn chảy qua Thới Lai có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp – dịch vụ, giao lưu buôn bán với các tỉnh lân cận
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình huyện Thới Lai khá thấp và tương đối bằng phẳng
Độ cao trung bình biến thiên trong khoảng 0,3 – 1,7m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Chính vì địa hình khá thấp như thế nên toàn huyện thường bị ngập vào mùa mưa, mức độ ngập so với đồng ruộng từ 0,5m đến 1m Tuy nhiên, với địa hình của huyện rất thuận lợicho sản xuất nông nghiệp và thủy sản nhưng cần có hệ thống đê bao để công tác tưới tiêu được chủ động
3.1.1.3 Khí hậu và thủy văn
Khí hậu ở Thới Lai mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các đặc điểm như nhiệt độ dồi dào, biên độ ngày và đêm nhỏ, chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C, trung bình thấp nhất là 25,60C, trung bình cao nhất khoảng 29,10C
Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81,43%, ít chịu ảnh hưởng của bão nên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp – thủy sản Mùa mưa bắt đầu từtháng 4 và kết thúc vào tháng 11, chiếm trên 94% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình năm khá lớn khoảng 1.339,7 mm, với số ngày mưa trung bình là 125 ngày/năm
Nhìn chung, khí hậu huyện Thới Lai với nền nhiệt độ cao và chế độ khô
ẩm xen kẽ trong năm nên sẽ thuận lợi cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ
và biến đổi trạng thái vật chất trong đất Ánh sáng nhiều sẽ là nguồn năng lượng dồi dào cho sự phát triển của thực vật Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu
Trang 33chia làm hai mùa rõ rệt nên sản phẩm nông nghiệp cũng có tính thời vụ, làm hạn chế khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu vào mùa mưa.
Về thủy văn: Thới Lai nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độbán nhật triều biển Đông thông qua sông Hậu Tuy nhiên do vị trí khá xa biển nên không bị nhiễm mặn, ngoài ra còn có thể lợi dụng thủy triều để dẫn nước tưới cho đồng ruộng, tiết kiệm được chi phí bơm tưới Vào mùa mưa lũ, do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và các dòng lũ từ sông Hậu tràn vào, cùng với địa hình bằng phẳng và tương đối thấp nên hiện tượng ngập úng, nhưng lũ cũng đem theo một lượng lớn phù sa màu mỡ bồi lắng cho đất canh tác rất thuận lợi cho nông nghiệp
3.1.1.4 Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.580,56 ha trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 90,88% (23.248,93 ha) và chiếm 19,89% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố, với hệ thống sử dụng đất khoảng 2,7
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Thới Lai năm 2012 – 2013
ĐVT: ha
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Thới Lai, 2013
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy đến cuối năm 2013, người dân nơi này sửdụng đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 23.268,29 ha trong tổng số diện tích 25.580,56 ha chiếm 90,96%, tiếp đến đất nông phi nông nghiệp có diện tích là 2.304,01 ha chiếm 9,01% sovới tổng diện tích, còn lại là diện tích đất chưa sử dụng với diện tích 8,26 ha với tỷ trọng không đáng kể, chỉ chiếm0,03% Diện tích đất tự nhiên của huyện Thới Lai có thay đổi theo hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp Cụ thể diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 23.268,29 ha giảm 0,69 ha so với năm 2012 Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp năm
2013 là 2.304,01 ha tăng 0,69 ha so với năm 2012 Diện tích đất chưa sử dụng không thay đổi trong giai đoạn 2012 - 2013 với diện tích là 8,26 ha
3.1.2 Tình hình kinh tế
Trang 34Giai đoạn năm 2009 – 2011 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặpnhiều khó khăn, điều này đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các tỉnh, thành phố trong nước như thành phố Cần Thơ, trong đó thì huyện Thới Lai là một huyện mới thành lập trong thời gian đó nên sự ảnh hưởng kinh tế là không thể nào tránh khỏi Nhưng bằng chính sự nổ lực và quyết tâm đã đem lại cho huyện Thới Lai nhiều thành tựu nổi bật: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm
2013 đạt khá cao 2.265.039 triệu đồng tăng 607.233 triệu đồng so với năm
2010, tổng giá trị thủy sản năm 2013 đạt 208.426 triệu đồng tăng 13.226 triệu đồng so với năm 2010 Còn tổng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn đạt giá trị1.710.388 triệu đồng tăng 521.954 triệu đồng so với năm 2010 Nhìn chung dù đang chịu ảnh hưởng của sự khó khăn kinh tế chung với nước nhà nhưng huyện Thới Lai đã cố gắng phấn đấu và quyết tâm để đạt được những thành tựu đó
3.1.3 Dân số và lao động
Theo số liệu từ niên giám thống kê huyện Thới Lai cho thấy huyện có nguồn lao động dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để Thới Lai phát huy thếmạnh trong sản xuất nông nghiệp Bảng 3.2 cho thấy tình hình dân số xã hội huyện Thới Lai được thống kê trong năm 2013
Bảng 3.2: Tình hình dân số xã hội ở huyện Thới Lai năm 2013
(Km2)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số(Người/Km2)
Trang 35Bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích toàn huyện Thới Lai là 255,81 km2, tổng dân số ở huyện là 123.505 người, huyện có mật độ dân số trung bình là
483 người/km2, tổng số hộ dân cư là 23.632 hộ Trong đó xã Đông Thuận có diện tích đất lớn nhất với 30,11 km2 và thị trấn Thới Lai có diện tích nhỏ nhấtvới 9,81 km2 Xã Trường Xuân có dân số trung bình lớn nhất trong huyện với12.982 người, với 3.659 hộ, thấp nhất là xã Trường Xuân A với 6.545 người với 915 hộ Với diện tích và dân số trung bình như trên thì thị trấn Thới Lai có mật độ dân số cao nhất với 1.110 người/km2 cao hơn nhiều so với mật độ dân
số trung bình xã Đông Thuận - xã có mật độ dân số thấp nhất là 321người/km2 Trong đó, số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 80.415 người (Niên giám thống kê huyện Thới Lai, 2013) Với nguồn lực lượng lao động dồi dào như vậy, có thể giúp huyện Thới Lai tận dụng, phát huy thế mạnh trong ngành nông nghiệp
3.1.4 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật và xã hội
3.1.4.1 Giao thông
Diện tích đất dành cho hệ thống giao thông toàn huyện chiếm 9,86% diện tích đất phi nông nghiệp Hệ thống giao thông đường bộ của huyện thông suốt, 108/108 ấp có đường xe hai bánh đi lại được trong hai mùa mưa nắng, thuận tiện cho việc đi lại của bà con trong huyện
Về đường thủy, Thới Lai có hệ thống kênh rạch chằng chịt, là đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ Trên địa bàn có 16 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 124,5km Tuyến sông Ô Môn cặp theo đường tỉnh lộ
922 chạy từ Ô Môn đến Thới Lai nối liền 2 tuyến kênh Thị Đội và kênh xáng
Ô Môn là hai tuyến đường thủy chính rất tiện lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa của huyện Ngoài ra huyện còn có kênh cấp II, III, nội đồng góp phần đẩy mạnh giao lưu hàng hóa của huyện với các tỉnh lân cận
3.1.4.2 Thủy lợi
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ sông Hậu nên thủy lợi là vấn
đề mà Thới Lai luôn phải quan tâm giải quyết Huyện đã xây dựng một hệthống đê bao khá hoàn chỉnh (đê bao hở), hằng năm luôn được các cấp chính quyền và nhân dân tu bổ để đảm bảo việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
3.1.4.3 Y tế, giáo dục
Chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng Cơ sở ngành y tế huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa huyện Thới Lai (năm 2011) với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
Trang 36dân Ngoài ra, huyện còn có 1 phòng y tế và 1 trung tâm y tế dự phòng, tại các
xã và thị trấn đều có trạm y tế
Hệ thống trường lớp cũng được củng cố và tăng cường, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trên 99,6%, sốhọc sinh đỗ vào các trường cao đẳng , đại học đạt 72,44% (năm 2011)
3.1.4.4 Điện lực
Cơ sở vật chất điện lực của huyện bao gồm: 3891 trụ điện trung thế, 272.370 km đường dây trung thế, 24 trụ điện hạ thế với 843.360 km đường dây hạ thế Toàn bộ 12 xã và 1 thị trấn trong huyện đã có hệ thống lưới điện quốc gia phủ khắp, hệ thống Internet được mở rộng là điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình phát triển nông thôn mới
Thuận lợi: Thới Lai là một trong những huyện nông nghiệp của Thành
phố, trong những năm qua kinh tế của huyện có những bước phát triển khá nhanh trong cả ba lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷtrọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.Sản cuất nông nghiệp hình thành các khu vực chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước: vùng lúa chất lượng cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao, vùng thủy sản,…
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư xây dựng, hệ thống giao thông đang từng bước được hoàn chỉnh, mạng lưới điện đã được nâng cấp, đảm bảo cung cấp điện đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương Hệ thống cấp thoát nước,
hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại
Khó khăn: Kinh tế của huyện phát triển chưa nhanh, chuyển dịch cơ cấu
chậm Công nghiệp vẫn còn nhỏ bé, chưa có các khu hay cụm công nghiệp mà chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ Ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa hình thành rõ các vùng chuyên canh gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nông sản và sản phẩm của huyện chưa tạo được thương hiệu riêng, đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định Nguồn nhân lực dồi dào về số lượng nhưng trình
độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động còn thấp Diễn biến của biến đổi khí hậu dần theo chiều hướng xấu, làm cho tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn tăng lên, khí hậu diễn biến bất thường làm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Trang 37Với diện tích sản xuất lúa hằng năm trên 54.000 ha là lợi thế cho huyện nhà phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh việc vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích hợp để tận dụng tối đa năng suất đất trồng, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưavào sản xuất những giống lúa có năng suất và chất lượng cao, đẩy mạnh trồng màu, nuôi trồng thủy sản để đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp phù hợp với tiềm năng sản xuất của vùng.
Huyện luôn khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động Chú trọng khuyến khích mở rộng các ngành nghề truyền thống, trung tâm thương mại các chợ đầu mối và mở rộng chợ nông thôn Chăm lo đến mạng lưới điện trung và hạ thế cho bà con toàn huyện
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng công tác quy hoạch kế hoạch sửdụng đất và môi trường sống cho người dân như xây dựng bãi rác của huyện, các khu dân cư vượt lũ, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh và hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THỚI LAI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Về trồng trọt
Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng từ xưa đến nay của nước ta,hằng năm thì diện tích lúa thường là tăng theo thời gian, nhưng khoảng nhữngnăm gần đây nhiều hộ dân ở huyện đã đổ xô trồng dưa hấu hoặc các loại rau màu khác để thay thế cây lúa ở các mùa vụ, diện tích gieo trồng lúa của huyện Thới Lai chính vì thế mà có những thay đổi rõ rệt Cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng lúa thể hiện ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Thới Lai
từ năm 2011-2013
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Thới Lai, 2013
Qua bảng 3.3 chúng ta có thể thấy rõ là diện tích lúa đã giảm xuống rồi tăng lên trong giai đoạn 2011 - 2013, nếu tính từ năm 2011 đến 2012 thì diện
Trang 38tích lúa giảm xuống là 877 ha Nhưng đến cuối năm 2013 thì diện tích trồng lúa đã tăng lên không đáng kể, cụ thể là tăng 99 ha so với năm 2012 Tuy diện tích lúa giảm nhưng sản lượng lúa cũng không vì thế mà giảm theo, đến cuối năm 2012 thì sản lượng lúa đạt được là 328.227 tấn, tăng 2738 tấn so với năm
2011, điều này cho thấy ở năm 2012 này, các hộ trồng lúa đã có một năm bội thu dù diện tích gieo trồng đã giảm Và đến năm 2013 do diện tích gieo trồng lúa tăng lên 99 ha so với năm 2012 nên sản lượng cũng tăng lên 6610 ha so với năm 2012 Ta thấy năm 2012, diện tích gieo trồng giảm 877 ha nhưng sản lượng lúa lại tăng 2738 tấn so với năm 2011, đó là một con số đáng kể nênđồng nghĩa với việc kéo theo năng suất lúa cũng sẽ tăng, tính đến cuối năm
2012 thì năng suất lúa tăng 1,35 tạ/ha so với năm 2011 Bên cạnh đó năng suất lúa năm 2013 cũng tăng 1,06 tạ/ha so với năm 2012 Tuy là diện tích và sản lượng lúa có sự thay đổi liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013 nhưng năng suất lúa luôn tăng đều qua các năm, nhìn chung nguyên nhân làm cho diện tích lúa giảm từ năm 2011 – 2012 là do người dân nơi đây đang tập chung canh tácnhiều loại rau màu, và nhất là dưa hấu vì lợi nhuận mà dưa hấu đem lại cho người dân là cao hơn lúa nhiều, nên đa số mọi người đều đem đất trồng lúa đểtrồng dưa hấu nên đã làm cho diện tích lúa giảm xuống Tuy nhiên đến cuối năm 2013, diện tích gieo trồng lúa có tăng nhẹ Điều này cho thấy, việc trồng rau màu chỉ là luân canh, xen canh để kiếm thêm thu nhập Đa số các hộ dân đều gắn liền với việc canh tác lúa truyền thống
Và hình 3.2 dưới đây thể hiện sản lượng lúa chia theo vụ năm 2013:
Nguồn: Niên giám thống kê, 2014
Hình 3.2: Sản lượng lúa chia theo vụ năm 2013
Trang 39Nhìn chung theo các số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Thới Lai thì diện tích cây thực phẩm ( rau – đậu các loại) xếp hạng thứ 2 sau diện tích lúa, diện tích cây thực phẩm không ổn định qua các năm từ 2011 – 2013.Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất rau – đậu các loại
Rau các loại
Đậu các loại
Rau các loại
Đậu các loại
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Thới Lai,2013
Từ bảng 3.4 ta thấy được diện tích rau các loại giai đoạn 2011 – 2012 giảm, cụ thể năm 2012 giảm 37 ha tương đương 3,8% so với năm 2011, dẫn đến sản lượng cũng giảm 327 tấn, còn từ giai đoạn 2012 – 2013 thì diện tích tăng lên 79 ha tăng 8,4%, tuy diện tích tăng nhưng sản lượng rau các loại giảm
cụ thể tính đến cuối năm 2013 thì tổng sản lượng rau các loại đạt được là 9143 tấn giảm 1054 tấn so với năm 2012 Tuy diện tích, sản lượng rau các loại trong gai đoạn 2011 -2012 giảm nhưng năng suất rau các loại trong giai đoạn đó lại tăng nhẹ, cụ thể đến năm 2012 thì năng suất đạt được là 108,48 tạ/ha tăng 0,76 tạ/ha so với năm 2011 Bên cạnh đó, năng suất rau các loại năm 2013 giảm 18,75 tạ/ha dù diện tích tăng 79 ha nhưng do sản lượng giảm 1054 tấn nên kéo năng suất giảm theo Ngược lại diện tích đậu năm 2012 chỉ có 145 ha giảm 30
ha so với năm 2011 và tổng diện tích đậu các loại năm 2013 tăng mạnh 167 ha
so với năm 2012, cũng do thế mà sản lượng rau các loại đã thay đổi theo Cụthể, trong giai đoạn 2011 – 2012 giảm 50 tấn nhưng lại tăng 261 tấn trong giai đoạn 2012 – 2013 Về năng suất thì cũng bị ảnh hưởng đến năm 2012 thì giảm 0,18 tạ/ha so với năm 2011 Và đến năm 2013 tăng nhẹ lên 15,61 tạ/ha, tăng 0,02 tạ/ha so với năm 2012 Điều đó cho thấy diện tích gieo trồng cây thực phẩm ở huyện Thới Lai không có tính ổn định, còn mang tính tự phát và phụthuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ gieo trồng trong năm
Trong những năm gần đây, cây ăn quả tại huyện Thới Lai có xu hướng giảm mạnh, do nông hộ gieo trồng các loại cây thực phẩm ngắn ngày để cho lợi nhuận cao hơn Nhìn chung, diện tích của các loại cây ăn trái không tăng mạnh, có thể thấy qua các năm, đặc biệt là giai đoạn 2012 - 2013 thì diện tích
và sản lượng của các loại cây giảm mạnh Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 3.5 dưới đây:
Trang 40Bảng 3.5: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả từ năm 2011 - 2013 Cây
Diện tích
(Ha)
Sản lượng (Tấn)
Diện tích (Ha)
Sản lượng (Tấn)
Diện tích (Ha)
Sản lượng (Tấn)
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Thới Lai, 2013
Cây cam: Đến cuối năm 2012 thì tổng diện tích trồng cam là 49 ha tăng 2
ha so với năm 2011, sản lượng chỉ đạt 342 tấn, giảm 91 tấn so với năm 2011.Bên cạnh đó, diện tích trồng năm 2013 chỉ còn 29 ha, diện tích trồng cam ngày càng thu hẹp làm sản lượng cam của huyện tính đến cuối năm 2013 chỉ đạt
270 tấn, giảm 163 tấn so với năm 2011, giảm 72 tấn so với năm 2012
Cây chuối: Theo như số liệu được thống kê trong niên giám thống kêhuyện Thới Lai thì diện tích cây chuối đã tăng lên 8 ha ở năm 2012 so với năm
2011, năm 2013 giảm đến 14 ha so với năm 2012 Tuy diện tích có sự tăng giảm không đồng bộ nhưng sản lượng chuối liên tục giảm qua các năm, cụ thể
ở năm 2013 đạt 1.927 tấn giảm 291 tấn (giảm 13,12%) so với năm 2011
Cây nhãn: Diện tích trồng nhãn giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013, cuối năm 2013 chỉ còn 95 ha trong khi năm 2011 đạt 124 ha, giảm 29 ha Tuy thế nhưng sản lượng nhãn tăng nhẹ trong giai đoạn trên, cụ thể năm 2012 tăng
5 tấn so với năm 2011, cuối năm 2013 tiếp tục tăng 10 tấn so với năm 2012.Cây xoài: Cũng giống như cây cam, diện tích xoài tăng lên 3 ha giai đoạn
2011 – 2012 và giảm 32 ha trong giai đoạn 2012 – 2013 Do đó, mức sản lượng cũng vì thế mà ảnh hưởng theo, năm 2013 giảm 130 tấn so với năm
2012, còn cuối năm 2012 thì lại tăng mạnh 347 tấn so với năm 2011
Cây bưởi: Trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ tăng 1 ha diện tích trồng, nhưng đến năm 2013 lại giảm mạnh đến 23 ha ( giảm đến 58,97%) Đó chính
là nguyên nhân đến năm 2013 sản lượng bưởi giảm đến 50% ( 204 tấn) so với năm 2012 trong khi năm 2012 tăng 76 tấn so với năm 2011
Cây dừa: tương tự như các giống cây ăn trái khác như cam, chuối, xoài, bưởi, đến năm 2012 thì diện tích dừa giảm xuống 9 ha thay vì ở năm 2012 là