7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn
Tuy nghề nghiệp rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người lao động nói chung và người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó nói riêng nhưng quan trọng hơn là trình độ tay nghề chuyên môn để làm tốt công việc, xử lý tình huống trong công việc để tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá thành cao tạo thêm thu nhập cho hộ nghèo kể cả các công việc như làm nông, nuôi thủy hải sản, lao động phổ thông. Vì vậy, các giải pháp sau đây có thể giúp cải thiện tình độ tay nghề lao động kể cả các lao động chưa qua các lớp đào tạo:
Đối với các lao động chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn: cần cấp thêm kinh phí để mở thêm các lớp đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho những người thất nghiệp, không có nghề nghiệp ổn định như sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, điện thoại, hàn điện, đóng tàu, thuyền,… đồng thời giới thiệu việc làm cho các cá nhân đã qua đào tạo vào các xí nghiệp chế tạo cơ khí, sản xuất đóng tàu, thuyền, hỗ trợ vốn và trang thiết bị cần thiết cho việc mở tiệm sửa chữa điện tử, điện thoại giúp người nghèo có công việc và thu nhập ổn định cuộc sống.
Đối với các làng nghề truyền thống như làm chiếu, làm nhang cần cấp thêm kinh phí để mở các lớp dạy nghề truyền thống. Sau khi đào tạo cần giới thiệu học viên vào các cơ sở làm các nghề truyền thống hiện tại để tạo công ăn việc làm cho người nghèo, đặc biệt là người có nhiều thời gian rỗi như nội trợ; giúp các làng nghề, cơ sở đang hoạt động có đầu ra ổn định, miễn thuế, khuyến khích mở thêm cơ sở dạy nghề và kinh doanh các làng nghề thủ công mỹ nghệ giúp người dân có thể kiếm thêm thu nhập cho hộ và giải quyết vấn đề thất nghiệp trong huyện.
Ngoài ra, huyện cần khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ, đơn giản hóa pháp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật để mở rộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các ấp, xã nhằm giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói.