7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.3. NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
Về phía các ngân hàng chính sách xã hội, đoàn thể cần có thêm các chương trình giúp hộ nghèo có khả năng tiếp cận vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; giảm thiểu, đơn giản hóa các loại giấy tờ vay nợ tránh gây khó khăn,
Trang 59
rắc rối cho người dân; mở rộng đối tượng có thể vay vốn sản xuất kinh doanh, mua cây trồng vật nuôi.
Nhân rộng mô hình tiết kiệm cá nhân từ Hội Phụ Nữ trong khắp các xã, ấp trong huyện; thực hiện chương trình góp vốn sản xuất cho các hộ cá nhân có hoàn cảnh khó khăn giúp hộ có thể tiếp cận vốn nhanh chóng, kịp thời trong quá trình sản xuất.
Về phía người dân cần có cách chi tiêu tiết kiệm, đúng nhu cầu và mục đích sử dụng tránh lãng phí. Dành phần lớn chi tiêu vào các đầu tư cho sản xuất nông, ngư nghiệp, kinh doanh, buôn bán bằng cách mở các cửa hàng tạp hóa, buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu cho người dân xung quanh; đầu tư mua sắm trang thiết bị cho mục đích sản xuất như máy bơm nước, tưới cây, máy cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu,… để phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp, cắt giảm chi phí nhân công, thời gian làm việc để tận dụng thời gian rãnh rỗi tìm kiếm và làm thêm các công việc như lao động phổ thông trong các công ty, xí nghiệp; tham gia vào các làng nghề thủ công, mỹ nghệ như may, làm chiếu, làm nhang,… Để đảm bảo người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích thì các đoàn thể cần có đội ngũ cán bộ chuyên dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người dân tránh trường hợp sử dụng cho chi tiêu hằng ngày và giải trí bằng cờ bạc, số đề, tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, về chính người nghèo, hộ nghèo cần có thái độ lao động nhiệt tình, làm ăn chân chính, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo, năng động làm giàu chính đáng; thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật, Đảng, Nhà nước,… thực hiện nếp sống văn minh, cùng nhau giúp đỡ vượt qua khó khăn nghèo đói.
Trang 60 CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống, lợi ích cho người dân luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà lập chính sách. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo và nâng cao thu nhập của người dân luôn là điều cấp thiết nhất trong các thời kỳ phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế - xã hội huyện Châu Thành nói riêng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, việc xóa đói giảm nghèo trong huyện có nhiều thành công luôn đạt được các mục tiêu đã đề ra, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm từ 19,14% năm 2010 còn 11,39% trong năm 2012. Hộ nghèo phân bố không đồng đều tại các xã, thị trấn trong huyện, hộ nghèo sống tập trung đông tại vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, hộ nghèo tập trung đông nhất tại các xã Phú Tân, Phú Hữu và Đông Phước A, hộ nghèo tập trung ít nhất tại xã Đông Thạnh và Thị trấn Ngã Sáu do các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội và ý chí vươn lên của các cá nhân trong hộ nghèo.
Hộ nghèo trong huyện có mức chi tiêu khá thấp chỉ vừa vào thu nhập của hộ. Phần lớn chi tiêu cho việc sinh hoạt, ăn uống hằng ngày chiếm tỷ lệ cao trong các hộ nghèo. Chi tiêu cho việc đầu tư vào sản xuất và việc học tập cho con em chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy thu nhập của hộ nghèo còn rất thấp. Phần lớn thu nhập của hộ nghèo từ các nguồn bên ngoài như làm thuê kiếm sống hằng ngày bằng nghề nghiệp không ổn định như bán vé số, mua ve chai, làm lao động phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp nhưng vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống tuy đã nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và người thân, hàng xóm. Ngoài ra, các hộ có đất canh tác cũng có thu nhập khá thấp do thiếu kinh nghiệm kiến thức trồng trọt chăn nuôi nhưng qua mẫu phỏng vấn điều tra thực tế về hộ nghèo, cận nghèo thì huyện Châu Thành có mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở mức cao dựa vào hệ số GINI = 0,42 và tiêu chuẩn “40” của WB thì thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 10,59% trong tổng thu nhập của mẫu.
Qua mẫu điều tra thực tế hộ nghèo và cận nghèo trong địa bàn huyện, thu nhập của hộ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng là dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ và các lao động tham gia sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo. Tuy nhiên, nghề nghiệp, trình độ học vấn chủ hộ là các yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra thu nhập và giúp hộ thoát khỏi khó khăn nghèo khó.
Trang 61 6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với các cấp chính quyền
Về phía các cấp chính quyền địa phương ở các xã, thị trấn trong huyện càn có sự quan tâm sâu sắc đến nguyện vọng, mong đợi của hộ nghèo, người nghèo để đề ra những chính sách hữu ích đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của phần lớn người dân nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách của địa phương.
Các cấp chính quyền nên chi thêm kinh phí cho việc đào tạo và giới thiệu việc làm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong địa phương để họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Mở thêm các cuộc hội họptrao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất cho bà con. Ngoài ra, cần có thêm các lớp dạy nghề cho các lao động nhàn rỗi, người khuyết tật, người kém khả năng lao động để giúp họ vượt qua trở ngại về tinh thần và đem lại niềm vui trong cuộc sống mang lại lợi ích cho gia đình. Bên cạnh đó, về phía các Ngân hàng Chính sách, đoàn thể cần giải ngân thêm kinh phí cho người dân có yêu nhu cầu vay vốn thực tế để đầu tư trang thiết bị, vật nuôi, cây trồng cho việc sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và cận nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong toàn huyện về tầm quan trọng của việc học và ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Tuyên truyền việc giảm sinh, kế hoạch hóa gia đình. Tác hại của rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc và tệ nạn xã hội khác,…
6.2.2. Đối với người dân
Về phía bản thân các hộ nghèo, quan trọng nhất là các thành viên trong hộ cần có ý chí vươn lên, phấn đấu hết mình trong lao động và làm việc để có kết quả tốt nhất.
Đối với người đang tham gia lao động, sản xuất: cần có thái độ làm việc tích cực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả tốt nhất đem lại thu nhập dồi dào cho hộ. Tuy nhiên, lao động cần tham gia vào các buổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.
Đối với người không tham gia vào lao động sản xuất:
+ Học sinh, sinh viên: có thái độ học tập tích cực, chuyên tâm vào việc học hành, tiếp thu thêm nhiều kiến thức để có thể tìm được công việc ổn định trong tương lai.
Trang 62
+ Người khuyết tật: tham gia vào các lớp dạy nghề cho người khuyết tật, có ý chí vượt qua trở ngại bản thân, xóa bỏ mặt cảm bản thân và xã hội để trở thành người có ích mang lại lợi ích cho xã hội và gia đình.
+ Người chay lười lao động, bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn như rượu, bia, cờ bạc,… cần có sự quyết tâm từ bỏ các tệ nạn xã hội, tham gia tập huấn, dạy nghề để có việc làm và thu nhập ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phi Hổ, 2006. Kinh tế phát triển - lý thuyết và thực tiễn. Tp
Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê
2. Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng. NXB Văn hóa Thông tin.
3. Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn hóa
Thông tin
4. Nguyễn Văn Đông, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
5. Phạm Thị Ngọc Đào, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu
nhập hô nông dân ở Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
6. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành tỉnh Hâu Giang.
7. Phòng Thống kê huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
8. Trần Long Châu, 2012. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao
thu nhập nông hộ tại tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
9. Trần Trọng Tín, 2010. Phân tích các yếu tố tác động thu nhập
hộ nghèo Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
10. Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa học và
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu
Thành tỉnh Hậu Giang
Xin chào Anh/Chị, em là LÊ THANH NHIỀU sinh viên khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ. Hiện nay, em đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang”.
Rất mong Anh/Chị vui lòng bớt chút thời gian của mình trả lời một số câu hỏi dưới đây. Em cam đoan mọi thông tin và các câu trả lời của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Chân thành cảm ơn!
PHẦN SÀNG LỌC
Gia đình Anh/chị có thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hay không? Có => Tiếp tục bảng câu hỏi.
Không => Bảng câu hỏi kết thúc. Cảm ơn Anh/chị! THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Họ và tên: ... Giới tính: Nam Nữ Tuổi: ……… Số điện thoại: (0711) ...Di động: ... Nơi sống hiện tại: Nông thôn Thành Thị
NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI
Câu 1: Số thành viên trong gia đình của Anh/Chị:...người.
Câu 2: Anh/Chị có phải là chủ hộ? Có (sang câu 4 Không (tiếp câu 3) Câu 3: Giới tính của chủ hộ: Nam Nữ
Câu 4: Dân tộc: Kinh Khmer Hoa Khác Câu 5: Điều kiện sinh sống:
Điện Đèn điện chiếu sáng Nước sạch Điện thoại Tivi Quạt điện Nồi cơm điện Tủ lạnh
Khác: ……….
Câu 6: Diện tích đất canh tác:……… mét vuông (m2).
(Nếu không có đất canh tác chuyển sang câu 8)
Câu 7: Hình thức sử dụng đất canh tác:
Trồng cây lấy gỗ Trồng cây ăn trái Trồng hoa màu Trồng lúa
Chăn nuôi gia súc: ... Chăn nuôi gia cầm ...
Nuôi thủy sản: ... Khác: ... Câu 8: Ngoài ra, gia đình có kinh doanh, buôn bán gì không?
... ...
Câu 9: Số người lao động trong gia đình:………người.
Nghề nghiệp và trình độ học vấn của từng lao động:
Tiêu chí Lao động 1 2 3 4 5 Trình độ học vấn … … … … … Nghề nghiệp … … … … … Lương (Triệu đồng) Trình độ học vấn: 0: Mù chữ 1: Tiểu học 2: THCS 3: THPT
4: Trung cấp hoặc Cao đẳng 5: Đại học và trên Đại học Nghề nghiệp: 1. Nông Nghiệp 2. Làm thuê 3. Công nhân 4. Thương mại, dịch vụ 5. Công chức – viên chức Câu 10: Số người sống phụ thuộc:...người.
... ... Ví dụ: 2 con còn đang đi học hoặc ông/bà, cha/mẹ lớn tuổi không còn khả năng lao động,…
Câu 11: Tổng thu nhập hàng tháng của cả gia đình: ………Triệu đồng Nông nghiệp: ... Làm thuê:... Buôn bán, dịch vụ: ... Công-viên chức: ... Tiểu thủ công nghiệp: ... Người thân: ... Câu 12: Tổng chi tiêu hàng tháng dự tính của cả gia đình:…………Triệu đồng Ăn, uống: ... Điện, nước sạch, điện thoại: ... Trả nợ: ... Sản xuất: ... Trị bệnh: ... Khác: ...
Câu 13: Gia đình Anh/Chị có nhận được sự hỗ trợ Nhà nước hay không? (Các chương trình vay vốn, nhà ở, y tế,…)
Có. (Tiếp câu 13.1) Không. (Sang câu 13.3)
Câu 13.1: Gia đình Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ từ chương trình nào?
Vay vốn: ... Xây dựng nhà ở: ...
Y tế: ... Miễn, giảm học phí: ...
Dạy nghề, tạo việc làm: ... Điện, dầu thắp sáng: ...
Câu 13.2: Ý kiến, kiến nghị, đề xuất của anh/chị về các chương trình hỗ trợ người nghèo, cận nghèo: ...
...
...
...
Câu 13.3: Vì sao anh/chị không được nhân hỗ trợ từ nhà nước? Do nhiều thủ tục rờm rà Không đủ điều kiện Không được xem xét Không quen biết với chính quyền địa phương Không muốn nhận hỗ trợ Khác: ...
Câu 14: Gia đình Anh/chị có vay tiền thêm bên ngoài hay không? Có: ... Không. (Sang câu 16) Người thân, hàng xóm Vay nóng bên ngoài Hụi, tiết kiệm Ngân hàng Câu 15: Lý do vay mượn bên ngoài: Nhanh chóng, tiện lợi Dễ dàng mượn Không có lãi Việc đột xuất Không cần làm nhiều thủ tục rờm rà Quen biết Thiếu vốn làm ăn Câu 16: Theo anh/chị nguyên nhân do đâu gia đình anh/chị rơi vào khó khăn: Do mới ra riêng Thiếu nguồn vốn làm ăn Không đủ trình độ, kinh nghiệm Không có/Thiếu đất sản xuất Do số người phụ thuộc cao Bệnh tật Khác: ...
BẢNG CÂU HỎI KẾT THÚC Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã bớt chút thời gian để giúp em hoàn thành bảng câu hỏi này! Số thứ tự mẫu: ...