TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 68)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.1. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP

5.1.1. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc thoát nghèo cho hộ có hoàn cảnh khó khăn và quan trọng nhất là các hộ nghèo. Tuy người nghèo trong huyện còn hạn chế về trình độ học vấn nhưng cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người nghèo, đặc biệt là các em nhỏ, học sinh, sinh viên. Để làm được điều đó, chính quyền, các cấp lãnh đạo cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là cần tiếp tục ra sức thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo tất cả mọi người đều biết đọc, biết viết kể cả các xã đã hoàn thành tốt các công tác này.

Hai là người viết sách cần giảm tải trọng của chương trình sách giáo khoa đối với các bậc tiểu học, THCS và kể cả THPT. Không đặt nặng vấn đề kết quả, thi cử, kiểm tra lên học sinh, tạo tâm lý thoải mái trong học tập giúp phát triển toàn diện về tâm sinh lý, sức khỏe của các học sinh.

Ba là mở thêm các điểm trường tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, rút ngắn khoảng cách đến trường lớp tạo cơ hội cho các học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp. Ngoài ra, cần mở rộng việc miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên kể cả học sinh là người thuộc dân tộc Kinh hay các dân tộc khác ở các cấp tiểu học, THCS miễn 100% học phí; đối với các cấp THPT, trung cấp, Cao đẳng giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ học phí cho các sinh viên các trường ĐH, học viên Cao học,… có điều kiện khó khăn để giúp phần nào gánh nặng học phí cũng như có thêm điều kiện học tập để tìm được công việc ổn định, thoát nghèo bền vững.

Bốn là mở rộng, phổ biến các chương trình tặng sách, vở cũ còn sử dụng được, quần áo, dụng cụ học tập để phát cho các em có hoàn cảnh khó khăn giúp được phần nào về chi phí học tập cũng như sách vở, dụng cụ đến trường. Huy động nguồn vốn từ các mạnh thường quân để trao, tặng học bổng cho học sinh nghèo có thành tốt trong học tập.

Năm là đối với người mù chữ nên chi thêm kinh phí trong việc thuê giáo viên dạy miễn phí cho bà con mù chữ, không biết đọc, biết viết. Khuyến khích, vận động người dân đi học đảm bảo 100% người dân biết đọc, biết viết để nắm

Trang 57

bắt được tình hình kinh tế - xã hội, quyền và các chính sách ưu tiên cho người có hoàn cảnh khó khăn.

5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn

Tuy nghề nghiệp rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người lao động nói chung và người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó nói riêng nhưng quan trọng hơn là trình độ tay nghề chuyên môn để làm tốt công việc, xử lý tình huống trong công việc để tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá thành cao tạo thêm thu nhập cho hộ nghèo kể cả các công việc như làm nông, nuôi thủy hải sản, lao động phổ thông. Vì vậy, các giải pháp sau đây có thể giúp cải thiện tình độ tay nghề lao động kể cả các lao động chưa qua các lớp đào tạo:

Đối với các lao động chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn: cần cấp thêm kinh phí để mở thêm các lớp đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho những người thất nghiệp, không có nghề nghiệp ổn định như sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, điện thoại, hàn điện, đóng tàu, thuyền,… đồng thời giới thiệu việc làm cho các cá nhân đã qua đào tạo vào các xí nghiệp chế tạo cơ khí, sản xuất đóng tàu, thuyền, hỗ trợ vốn và trang thiết bị cần thiết cho việc mở tiệm sửa chữa điện tử, điện thoại giúp người nghèo có công việc và thu nhập ổn định cuộc sống.

Đối với các làng nghề truyền thống như làm chiếu, làm nhang cần cấp thêm kinh phí để mở các lớp dạy nghề truyền thống. Sau khi đào tạo cần giới thiệu học viên vào các cơ sở làm các nghề truyền thống hiện tại để tạo công ăn việc làm cho người nghèo, đặc biệt là người có nhiều thời gian rỗi như nội trợ; giúp các làng nghề, cơ sở đang hoạt động có đầu ra ổn định, miễn thuế, khuyến khích mở thêm cơ sở dạy nghề và kinh doanh các làng nghề thủ công mỹ nghệ giúp người dân có thể kiếm thêm thu nhập cho hộ và giải quyết vấn đề thất nghiệp trong huyện.

Ngoài ra, huyện cần khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ, đơn giản hóa pháp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật để mở rộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các ấp, xã nhằm giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói.

5.2. HÌNH THỨC CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

Tuy qua quá trình nghiên cứu thì diện tích đất canh tác không có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo nhưng có đến hơn 75% số hộ được điều tra phỏng vấn có mong muốn được cấp đất sản xuất nhằm giải quyết việc làm trong hộ, giúp hộ có thêm điều kiện thoát nghèo bền vững nhưng điều quan

Trang 58

trọng hơn đất canh tác đó là kinh nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi giúp hộ có thể lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình, năng lực sản xuất là điều quan trọng nhất. Vì vậy, hộ nông dân nghèo có thể thực hiện một số giải pháp sau để thực hành sản xuất tốt cải thiện thu nhập hộ nghèo:

Các hộ nghèo cần tham gia vào Hội Nông dân, tham gia vào các buổi họp, hội trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nếu có thêm điều kiện cần tham gia vào các buổi khuyến nông, khuyến ngư để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất cây trồng, vật nuôi; cần áp dụng các tiêu chuẩn nông sản sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vào trong quá trình sản xuất để nâng cao giá trị hàng hóa, giảm thiểu chi phí sản xuất.

Thực hiện trồng trọt luân canh, đa canh tác các loại cây trồng kết hợp với chăn nuôi hạn chế sự phát triển, lây lan mầm bệnh, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn. Ví dụ như các hộ trồng lúa, cây ăn trái hoa màu ít sử dụng thuốc trừ sâu độc hại nên tận dụng nguồn nước mặt để thả các loại cá ăn tạp như cá lóc, cá rô phi, nuôi tôm,… hay sử dụng trồng thêm các loại rau sinh sống dưới nước (rau nhúc, trồng ấu, sen, hoa súng,…). Kết hợp trồng cây và chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò,…), gia cầm (vịt, gà, chim,…).

Đối với hộ nuôi trồng thủy sản như tôm, cá các loại tận dụng diện tích đất xung quanh bờ đê trồng trọt các loại rau sống kiếm thêm thu nhập hàng ngày hay nuôi thêm gà, vịt nhờ vào lượng thức ăn dư thừa của tôm, cá vừa có thể hạn chế ô nhiễm nguồn nước, vừa tận dụng thức ăn thừa kiếm thêm thu nhập.

Đối với các hộ có đất canh tác nhưng không đủ điều kiện trồng trọt, chăn nuôi như các trường hợp khuyết tật, bệnh tật, già yếu không còn khả năng lao động,… nên trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm ít tốn công chăm sóc hoặc cho thuê lấy vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ.

Quan trọng nhất là trong quá trình sản xuất, canh tác cần áp dụng yếu tố khoa học kỹ thuật giảm thiểu chi phí nhân công, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo đầu ra sạch không tồn tại các chất độc hại, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng nâng cao giá trị nông sản.

5.3. NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH

Về phía các ngân hàng chính sách xã hội, đoàn thể cần có thêm các chương trình giúp hộ nghèo có khả năng tiếp cận vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; giảm thiểu, đơn giản hóa các loại giấy tờ vay nợ tránh gây khó khăn,

Trang 59

rắc rối cho người dân; mở rộng đối tượng có thể vay vốn sản xuất kinh doanh, mua cây trồng vật nuôi.

Nhân rộng mô hình tiết kiệm cá nhân từ Hội Phụ Nữ trong khắp các xã, ấp trong huyện; thực hiện chương trình góp vốn sản xuất cho các hộ cá nhân có hoàn cảnh khó khăn giúp hộ có thể tiếp cận vốn nhanh chóng, kịp thời trong quá trình sản xuất.

Về phía người dân cần có cách chi tiêu tiết kiệm, đúng nhu cầu và mục đích sử dụng tránh lãng phí. Dành phần lớn chi tiêu vào các đầu tư cho sản xuất nông, ngư nghiệp, kinh doanh, buôn bán bằng cách mở các cửa hàng tạp hóa, buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu cho người dân xung quanh; đầu tư mua sắm trang thiết bị cho mục đích sản xuất như máy bơm nước, tưới cây, máy cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu,… để phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp, cắt giảm chi phí nhân công, thời gian làm việc để tận dụng thời gian rãnh rỗi tìm kiếm và làm thêm các công việc như lao động phổ thông trong các công ty, xí nghiệp; tham gia vào các làng nghề thủ công, mỹ nghệ như may, làm chiếu, làm nhang,… Để đảm bảo người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích thì các đoàn thể cần có đội ngũ cán bộ chuyên dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người dân tránh trường hợp sử dụng cho chi tiêu hằng ngày và giải trí bằng cờ bạc, số đề, tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, về chính người nghèo, hộ nghèo cần có thái độ lao động nhiệt tình, làm ăn chân chính, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo, năng động làm giàu chính đáng; thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật, Đảng, Nhà nước,… thực hiện nếp sống văn minh, cùng nhau giúp đỡ vượt qua khó khăn nghèo đói.

Trang 60 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống, lợi ích cho người dân luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà lập chính sách. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo và nâng cao thu nhập của người dân luôn là điều cấp thiết nhất trong các thời kỳ phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế - xã hội huyện Châu Thành nói riêng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, việc xóa đói giảm nghèo trong huyện có nhiều thành công luôn đạt được các mục tiêu đã đề ra, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm từ 19,14% năm 2010 còn 11,39% trong năm 2012. Hộ nghèo phân bố không đồng đều tại các xã, thị trấn trong huyện, hộ nghèo sống tập trung đông tại vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, hộ nghèo tập trung đông nhất tại các xã Phú Tân, Phú Hữu và Đông Phước A, hộ nghèo tập trung ít nhất tại xã Đông Thạnh và Thị trấn Ngã Sáu do các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội và ý chí vươn lên của các cá nhân trong hộ nghèo.

Hộ nghèo trong huyện có mức chi tiêu khá thấp chỉ vừa vào thu nhập của hộ. Phần lớn chi tiêu cho việc sinh hoạt, ăn uống hằng ngày chiếm tỷ lệ cao trong các hộ nghèo. Chi tiêu cho việc đầu tư vào sản xuất và việc học tập cho con em chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy thu nhập của hộ nghèo còn rất thấp. Phần lớn thu nhập của hộ nghèo từ các nguồn bên ngoài như làm thuê kiếm sống hằng ngày bằng nghề nghiệp không ổn định như bán vé số, mua ve chai, làm lao động phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp nhưng vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống tuy đã nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và người thân, hàng xóm. Ngoài ra, các hộ có đất canh tác cũng có thu nhập khá thấp do thiếu kinh nghiệm kiến thức trồng trọt chăn nuôi nhưng qua mẫu phỏng vấn điều tra thực tế về hộ nghèo, cận nghèo thì huyện Châu Thành có mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở mức cao dựa vào hệ số GINI = 0,42 và tiêu chuẩn “40” của WB thì thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 10,59% trong tổng thu nhập của mẫu.

Qua mẫu điều tra thực tế hộ nghèo và cận nghèo trong địa bàn huyện, thu nhập của hộ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng là dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ và các lao động tham gia sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo. Tuy nhiên, nghề nghiệp, trình độ học vấn chủ hộ là các yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra thu nhập và giúp hộ thoát khỏi khó khăn nghèo khó.

Trang 61 6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với các cấp chính quyền

Về phía các cấp chính quyền địa phương ở các xã, thị trấn trong huyện càn có sự quan tâm sâu sắc đến nguyện vọng, mong đợi của hộ nghèo, người nghèo để đề ra những chính sách hữu ích đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của phần lớn người dân nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách của địa phương.

Các cấp chính quyền nên chi thêm kinh phí cho việc đào tạo và giới thiệu việc làm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong địa phương để họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Mở thêm các cuộc hội họptrao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất cho bà con. Ngoài ra, cần có thêm các lớp dạy nghề cho các lao động nhàn rỗi, người khuyết tật, người kém khả năng lao động để giúp họ vượt qua trở ngại về tinh thần và đem lại niềm vui trong cuộc sống mang lại lợi ích cho gia đình. Bên cạnh đó, về phía các Ngân hàng Chính sách, đoàn thể cần giải ngân thêm kinh phí cho người dân có yêu nhu cầu vay vốn thực tế để đầu tư trang thiết bị, vật nuôi, cây trồng cho việc sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và cận nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong toàn huyện về tầm quan trọng của việc học và ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Tuyên truyền việc giảm sinh, kế hoạch hóa gia đình. Tác hại của rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc và tệ nạn xã hội khác,…

6.2.2. Đối với người dân

Về phía bản thân các hộ nghèo, quan trọng nhất là các thành viên trong hộ cần có ý chí vươn lên, phấn đấu hết mình trong lao động và làm việc để có kết quả tốt nhất.

Đối với người đang tham gia lao động, sản xuất: cần có thái độ làm việc tích cực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả tốt nhất đem lại thu nhập dồi dào cho hộ. Tuy nhiên, lao động cần tham gia vào các buổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Đối với người không tham gia vào lao động sản xuất:

+ Học sinh, sinh viên: có thái độ học tập tích cực, chuyên tâm vào việc học hành, tiếp thu thêm nhiều kiến thức để có thể tìm được công việc ổn định trong tương lai.

Trang 62

+ Người khuyết tật: tham gia vào các lớp dạy nghề cho người khuyết tật, có ý chí vượt qua trở ngại bản thân, xóa bỏ mặt cảm bản thân và xã hội để trở thành người có ích mang lại lợi ích cho xã hội và gia đình.

+ Người chay lười lao động, bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn như rượu, bia, cờ bạc,… cần có sự quyết tâm từ bỏ các tệ nạn xã hội, tham gia tập huấn, dạy nghề để có việc làm và thu nhập ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ, 2006. Kinh tế phát triển - lý thuyết và thực tiễn. Tp

Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê

2. Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng. NXB Văn hóa Thông tin.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)