Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 59)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

4.2.2.1. Thu nhập và mức sống dân cư

Thu nhập của hộ nghèo không chỉ là nguồn lực quan trọng trong việc tái đầu tư sản xuất, kinh doanh và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao mức sống mà còn tạo điều kiện cho con em được đi học, tiếp thu kiến thức xã hội để giúp gia đình thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Bảng 4.15 Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo Thu nhập Hộ Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ

nhất Chênh lệch ≤ 1.618 35 1.530 30 1.500 1.619 - 2846 17 2.530 2.030 500 2.847 – 4.074 12 3.630 3.030 600 4.075 – 5.302 7 5.230 4.330 900 ≥ 5.303 4 6.530 5.430 1.100

Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013

Mức thu nhập của hộ nghèo có sự chênh lệch lớn, trong khoảng thu nhập dưới 1.618 nghìn đồng có đến 35 hộ chiếm 46,67% nhưng mức chênh lệch giữa hộ có thu nhập thấp nhất và cao nhất là 1.500 nghìn đồng gấp 50 lần so với hộ có thu nhập thấp nhất là 30 nghìn đồng. Ở các mức thu nhập trên 1.619 nghìn đồng, mức chênh lệch tương đối thấp dưới 25% so với mức thấp nhất.

Nguyên nhân sự chênh lệch của thu nhập do các hộ này không có điều kiện để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm thuê vì tuổi đã lớn không còn khả năng lao động, có hộ do bệnh tật nặng không thể đi làm hay do bị tai nạn mất sức lao động nên chỉ sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước.

Trang 48

Điện sinh hoạt và các thiết bị điện: qua mẫu điều tra có đến 71 hộ chiếm 94,67% tổng mẫu có điện sinh hoạt. Tuy nhiên, có đến 15 hộ chiếm 21,13% trong tổng 71 hộ có điện thì các hộ này chưa đăng ký vào hệ thống điện quốc gia, các hộ này vẫn sử dụng hình thức câu đuôi, nhiều hộ sử dụng chung công tơ điện do khoảng cách giữa đường truyền chính và hộ xa nên không có đủ kinh phí để hòa vào lưới điện quốc gia; một số hộ tuy ở gần đường truyền của lưới điện nhưng không đủ kinh phí nên sử dụng chung điện với hộ gần nhà. Ngoài ra, có 04 hộ chiếm 5,33% trong 75 hộ thì không có điện sử dụng do nhà có hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền để hòa vào lưới điện; mặt khác, hộ không sử dụng điện, do bị bệnh nên chỉ sử dụng dầu thắp sáng.

Nhà ở: trong tổng mẫu có đến 100% hộ có nhà ở dưới cấp 4. Các hộ được xây dựng nhà tình thương nhưng hiện tại đã hư hỏng, nóc nhà và vách lá đã không còn nguyên vẹn nhưng không có điều kiện để tu sửa. Bên cạnh đó, có một số hộ sống trong điều kiện nhà cửa chỉ là vách lá, cột nhà được làm bằng cây nhưng đã bị hư hỏng cần được thay thế; một số hộ sống trong điều kiện nhà ở không có cửa, chỉ có một tấm vải, cao su để tránh gió, mưa giông.

Ngoài ra, hộ nghèo còn có thêm các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại như xe đạp, xe máy một số hộ sống trong điều kiện khó khăn, vùng sâu, bệnh tật, khuyết tật không có phương tiện đi lại. Bên cạnh đó, có đến 94,67% hộ trong mẫu điều tra có đầy đủ các phương tiện giải trí, thông tin, liên lạc như điện thoại, tivi,…

Tóm lại, tuy điều kiện vật chất, tinh thần của các hộ nghèo tương đối ổn định, có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của hộ gia đình nhưng mức sống và thu nhập của hộ nghèo còn rất thấp, chênh lệch thu nhập giữa các hộ nghèo rất lớn. Đặc biệt ở ấp, xã có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, ta cần xem xét về vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo để có cái nhìn khách quan, thực tế hơn trong thu nhập của hộ nghèo để có thể đề ra những chính sách, biện pháp làm giảm khoảng cách nghèo, nâng cao mức sống cho hộ nghèo, cận nghèo.

4.2.2.2. Đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập

a. Đường cong Lorenz.

Để vẽ được đường Lorenz ta cần tính được dân số cộng dồn và thu nhập cộng dồn từ mẫu điều tra thực tế.

Trang 49 SB SA Bảng 4.16 Dân số và thu nhập cộng dồn Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Thấp Trung bình Khá Cao nhất Tổng Thu nhập Nghìn đồng 1.810 15.970 30.450 43.650 76.000 167.880 % 1,08 9,51 18,14 26,00 45,27 100 Dân số Hộ 15 15 15 15 15 75 % 20 20 20 20 20 100 Thu nhập cộng dồn % 1,08 10,59 28,73 54,73 100 -

Nguồn Mẫu điều tra thực tế, 2013

Thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất trong mẫu điều tra chỉ chiếm 1,08% trong tổng thu nhập của 75 mẫu. Hai mươi phần trăm dân số có thu nhập thấp cũng chiếm tỷ lệ thấp là 9,51% trong tổng số 167.880 trong khi đó 20% dân số có thu nhập cao nhất chiếm đến 45,27%. Điều đó nói lên phần nào về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành đang ở mức khá cao.

Qua bảng thống kê trên về dân số và thu nhập cộng dồn của 05 nhóm thu nhập dựa vào 75 mẫu điều tra thực tế ta vẽ được đường cong Lorenz tại huyện Châu Thành như sau:

Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013

Hình 4.7 Đường Lorenz tại huyện Châu Thành

Qua đường cong Lorenz, ta thấy được có bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo. Đường Lorenz nằm xa so với đường 450 tại các mức

Trang 50

thu nhập thấp nhất, thu nhập thấp và thu nhập trung bình; khi thu nhập càng cao thì đường Lorenz càng gần so với đường 450. Để đánh giá chính xác mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo ta cần tính toán và đưa ra các chỉ số cụ thể về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại huyện Châu Thành.

Dựa vào số liệu điều tra thực tế năm 2013, ta có bảng thống kê sau: Bảng 4.17 Bảng tính hệ số GINI

Nguồn Mẫu điều tra thực tế, 2013

Hệ số GINI = 1,00 – 0,58 Hệ số GINI = 0,42

Theo kết quả nghiên cứu thì huyện thuộc nơi có mức thu nhập thấp và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở mức cao. Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với nhận định của WB về hệ số GINI của Việt Nam nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,5.

Tiêu chuẩn “40” của WB, tại mức dân số cộng dồn là 40% thì mức thu nhập của các hộ có thu nhập thấp chiếm 10,59% trong tổng thu nhập của mẫu điều tra nhỏ hơn mức 12%. Dựa theo số liệu điều tra và tiêu chuẩn “40” của WB thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại huyện Châu Thành ở mức cao.

Tóm tại, qua các chỉ tiêu đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thì huyện Châu Thành có mức bất bình đẳng ở mức cao.

4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy đa biến

Qua mẫu điều tra và thực hiện chạy mô hình hồi quy đa biến về sự ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ, số

Nhóm thu nhập Thu nhập Dân số % Cộng dồn Fi Yi F×Y Nghìn đồng Tỷ lệ % Thu nhập Dân số 1 1.810 0,01 20 0,01 0,20 0,20 0,01 0,00 2 15.970 0,10 20 0,11 0,40 0,20 0,12 0,02 3 30.450 0,18 20 0,29 0,60 0,20 0,40 0,08 4 43.650 0,26 20 0,55 0,80 0,20 0,84 0,17 5 76.000 0,45 20 1,00 1,00 0,20 1,55 0,31 Tổng 167.880 1,00 100 0,58

Trang 51

lao động, diện tích đất canh tác, nghề nghiệp chủ hộ và vốn vay của gia đình đến thu nhập ta thu được kết quả sau:

Mô hình 1:

lnTNh = 0 + 1GTi + 2DTo + 3DTi + 4LDo + 5TDo + 6NNg + 7 lnVay + Vi

Trong đó:

lnTNh: Logarit thu nhập của hộ LDo: Số lao động trong hộ GTi: Giới tính chủ hộ TDo: Trình độ học vấn chủ hộ DTo: Dân tộc chủ hộ NNg: Nghề nghiệp chủ hộ DTi: Diện tích đất canh tác lnVay: Logarit vốn vay Bảng 4.18 Bảng kết quả phương sai

Model SS Df MS F Sig.

Regression 86,2652 11 7,8423 13,84 0,0000

Residual 35,6977 63 0,5666

Total 121,9629 74 1,6481

Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013

Qua bảng kết quả phương sai của mô hình 2, giá trị P-value (sig.) = 0,000 rất nhỏ nên ta kết luận rằng: có mối liên hệ giữa giới tính, dân tộc chủ hộ, diện tích đất canh tác, nghề nghiệp chủ hộ, số lao động trong gia đình, logarit vốn vay, trình độ học vấn chủ hộ và logarit thu nhập của hộ nghèo.

Bảng 4.19 Bảng kết quả hồi quy

R R-squared Adj R- squared Root MSE

0,8410 0,7073 0,6562 0,7528

Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013

Giá trị R = 84,10% cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo.

Giá trị R2 = 70,73% thể hiện 70,73% sự biến động trong thu nhập của hộ nghèo được giải thích bởi một trong các yếu tố như giới tính chủ hộ, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp chủ hộ, diện tích đất canh tác, lao động trong hộ và vốn vay của hộ nghèo.

Trang 52

Bảng 4.20 Bảng kết quả ước lượng mô hình hồi quy

lntnh Coef. Std. Err. t p > t GTi 0,2256 0,1893 1,19 0,238NS LDo 0,1555 0,1606 0,97 0,337NS DTi 0,000 0,0001 0,12 0,903NS DTo 1,7127 0,8129 2,11 0,039** TDo 0,4133 0,1241 3,33 0,001*** NNg1 1,1864 0,4061 2,92 0,005*** NNg2 1,6596 0,3777 4,39 0,000*** NNg3 2,0341 0,5072 4,01 0,000*** NNg4 1,4822 0,4974 2,98 0,004*** NNg5 0,8035 0,9263 0,87 0,389NS lnVay 0,0057 0,0119 0,48 0,631NS _Cons 11,8695 0,2456 48,33 0,000***

Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013

Qua kết quả hồi quy, các yếu tố trên đều mối liên hệ thuận chiều với thu nhập của hộ nghèo tuy nhiên, trong các yếu tố trên chỉ có 03 yếu tố chính ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo là trình độ học vấn, dân tộc và nhóm nghề nghiệp của chủ hộ. Phương trình hồi quy mẫu được rút gọn như sau:

lnTNh = 11,8695 + 1,7127DTo + 0,4133TDo + 1,1864NNg1 + 0,6596NNg2 + 2,0341NNg3 + 1,4822NNg4 + Vi

(Trong đó: ***: biến có ý nghĩa ở mức 1%; **: biến có ý nghĩa ở mức 5%; *: Biến có ý nghĩa ở mức 10%; NS: biến không có ý nghĩa thống kê).

Giới tính chủ hộ (GTi) có P- value = 0,238 rất lớn so với mức ý nghĩa 10%, biến GTi không có ý nghĩa thống kê hay giới tính chủ hộ không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo do trong mẫu điều tra, chủ hộ thường là những người lớn tuổi nhất trong gia đình nên không tham gia vào lao động sản xuất và một số hộ tuy có độ tuổi trong tuổi lao động nhưng đều bị bệnh, khuyết tật không có việc làm, sống nhờ vào các thành viên khác trong hộ và trợ cấp của Nhà nước.

Dân tộc chủ hộ (DTo) có P-value = 0,039 có ý nghĩa ở mức 5% hay dân tộc chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo. Trong mô hình ước

Trang 53

lượng DTo = 1,7127 có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nghèo. Hệ số DTo có nghĩa khi chủ hộ là người Kinh thì thu nhập của hộ sẽ không thay đổi với mức thu nhập trung bình của hộ nghèo. Tuy nhiên, khi hộ là người Khmer thì thu nhập tăng thêm e1,7127= 5,5439 lần so với mức thu nhập trung bình.

Số lao động trong hộ nghèo (LDo) có P-value = 0,337 rất lớn so với 10% hay số lao động trong hộ không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập của hộ nghèo do các lao động trong hộ không có việc làm ổn định, công việc chủ yếu là đi làm thuê, lao động phổ thông trong các xí nghiệp, nhà máy có lương tương đối thấp nên thu nhập bấp bênh, thu nhập còn phụ thuộc nhiều vào năng suất lao động, thành phẩm sản xuất ra được. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của lao động chưa cao nên thu nhập còn rất thấp chỉ đủ bù vào phần chi phí đi lại và nuôi sống bản thân nên đóng góp vào tổng thu nhập trong hộ còn thấp.

Diện tích đất canh tác của hộ gia đình (DTi) có P-value = 0,903 rất lớn so với 10% nên diện tích đất canh tác không làm tăng thêm thu nhập cho hộ nghèo trong mẫu điều tra thực tế hay diện tích đất canh tác không có mối liên hệ với thu nhập của hộ nghèo. Do trong mẫu điều tra thực tế, các hộ có đất canh tác chỉ mới tham gia chuyển hình thức canh tác, trồng trọt, chăn nuôi nên chưa mang lại thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, đối với các hộ đã trồng trọt cây lâu năm nên thu nhập từ ruộng vườn có giá trị cao như một số hộ chỉ có 1.500 m2 nhưng thu nhập hằng năm hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn một số hộ vẫn tham gia canh tác các loại cây hoa màu, tốn nhiều công chăm sóc đến việc thu hoạch,… còn thiếu kinh nghiệm sản xuất nên thu nhập rất thấp, có hộ sau khi thu hoạch vẫn không thu lại được vốn và công sức đã bỏ ra làm việc. Vì vậy, không chỉ có đất canh tác mới tác động mạnh vào thu nhập của hộ nghèo mà kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi mới quyết định được thành quả sản xuất của hộ.

Trình độ học vấn của chủ hộ (TDo) có P-value = 0,001 nên DTo rất có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo. Hệ số TDo = 0,4133 có nghĩa trình độ học vấn chủ hộ có mối liên hệ thuận với thu nhập của hộ hay khi trình độ học vấn chủ hộ cao hơn một bậc thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm e0,4133 = 1,5118 lần hay thu nhập của hộ tăng thêm 51,18%. Do khi chủ hộ có trình độ học vấn ngày càng cao thì khả năng tiếp thu những kinh nghiệm trong việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi rất dễ dàng so với những hộ mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Do đó, chủ hộ có thể dễ dàng áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm có được vào trong sản xuất và có thể tìm tòi đưa ra những sáng kiến mới trong sản xuất vừa giảm chi phí nhân công, vừa giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất lao động mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, trong mẫu điều tra thực tế thì trình độ học vấn của

Trang 54

chủ hộ còn nhiều hạn chế, có đến 24 chủ hô chưa từng đến trường lớp, biết đọc biết viết; 26 chủ hộ chỉ đạt trình độ đến hết cấp học Tiểu học, 18 chủ hộ mới đạt được trình độ trung học Phổ thông; 7 chủ hộ đạt cấp Trung học Phổ thông và chưa có chủ hộ nào đạt đến trình độ trên Trung cấp. Nguyên nhân một phần do các hộ này sống trong khu vực khó khăn không có đủ điều kiện để học tập nâng cao trình độ nên từ nhỏ đã phải làm việc phụ giúp gia đình như gieo xạ lúa, trồng, tưới cây và thu hoạch nông sản,… hằng ngày.

Nhìn chung trong các nhóm nghề nghiệp của chủ hộ thì các nhóm nghề đều có tác động mạnh đến tổng thu nhập của hộ nghèo ngoại trừ nhóm nghề thuộc Công chức viên chức Nhà nước. Cụ thể:

Nhóm nghề hoạt động nông nghiệp (NNg1) có P-value = 0,005 nhỏ hơn so với mức 1% nên chủ hộ hoạt động nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nghèo. Hệ số NNg1 = 1,1864 có ý nghĩa khi chủ hộ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên e1,1864 = 3,2753 lần so với các hộ mà chủ hộ không tham gia vào lao động sản xuất nếu các yếu tố khác không thay đổi.

Nhóm các lao động làm thuê, không có nghề nghiệp ổn định (NNg2) có P-value = 0,000 rất nhỏ so với mức 1% nên nhóm nghề này vẫn có ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập của hộ nghèo. Khi chủ hộ tham gia vào các công việc như làm thuê kiếm sống thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên mức e1,6596 = 5,2572

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)