xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris hamilton, 1822 và cá bống trứng eleotris melanosoma bleeker, 1853 phân bố ở huyện châu thành, tỉnh hậu giang
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
2,43 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÝ PHƢƠNG THẢO
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT
Glossogobius giuris Hamilton, 1822 VÀ CÁ BỐNG TRỨNG
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 PHÂN BỐ Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
2013
i
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy Mai Viết Văn là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đang công tác Bộ môn
Kinh Tế và Quản Lý nghề cá, khoa Thủy Sản và trường Đại Học Cần Thơ đã
tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báo, cũng như giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài trong suốt thời gian tôi học tại trường. Và cũng xin gửi lời
cảm ơn đến Ban lãnh đạo Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, xin cảm ơn các bạn trong
nhóm thực hiện đề tài đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiên đề
tài tốt nghiệp.
Trong thời gian thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn hạn
chế. Rất mong nhận được những lời góp ý, phê bình của quý thầy cô.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và công tác tốt đến quý thầy cô.
Cần Thơ, ngày . . . , tháng . . . , năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lý Phƣơng thảo
i
TÓM TẮT
Đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá
bống cát Glossogobius giuris Hamilton, 1822 và cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853 phân bố ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013 ở
huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Qua quá trình nghiên cứu đã xác định
được 62 loài cá thuộc 10 bộ và 33 họ. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes)
chiếm chiếm thành phần loài cao nhất với 23 loài chiếm 36%, kế đến là bộ cá
Chép (Cypriniformes) và bộ cá Da Trơn (Siluriformes) chỉ với 12 loài chiếm
19% mỗi bộ, bộ Mang liền (Synbranchiformes) chiếm 8% với 5 loài, bộ cá
Trích (Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectifomes) chiếm 5% với 3 loài
mỗi bộ, còn lại là các bộ bao gồm bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá
Chình (Anguilliformes), bộ cá nhói (Beloniformes) và bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) chiếm 2% mỗi bộ là 4 bộ có số loài thấp nhất. Trong 33
họ, chỉ có cá Chép (Cyprinidae) xuất hiện thành phần loài cao nhất với 11 loài
chiếm 18%, các họ còn lại chỉ xuất hiện từ 1 đến 4 loài trong tổng số loài.
Kết quả cho thấy phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và khối
lượng thân của 2 loài cá bống trứng và cá bống dừa rất chặt chẽ đối với cá cái
và khá chặt chẽ đối với cá đực. Phương trình tương quan cá bống trứng có
dạng W = 0,0247L2,6531, hệ số R2 = 0,9104 (cá cái), W = 0,0241L2,6236, hệ số
R2 = 0,893 (cá đực). Ở cá bống cát phương trình tương quan là W =
0,0244L2,5611, hệ số R2 = 0,9094 (cá cái), W = 0,0129L2,8131, hệ số R2 = 0,8893
(cá đực).
Hệ số thành thục (GSI) của cá bống trứng và cá bống cát cao đều cao
vào tháng 9. Sức sinh sản của cá bống trứng và cá bống cát tương đối cao với
sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 3.072 - 86.125 trứng/cá cái (cá bống trứng),
từ 18.437 - 66.872 trứng/cá cái (cá bống cát) và sức sinh sản tương đối dao
động từ 2.898 - 11.828 trứng/g cá cái (cá bống trứng), từ 2.336 - 4.400 trứng/g
cá cái (cá bống cát).
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ................................................................................................. i
Tóm tắt..................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................... iii
Danh mục bảng ......................................................................................... v
Danh mục hình......................................................................................... vi
Danh mục phụ lục……………………………………………….………........vii
Danh mục từ viết tắt ............................................................................... viii
CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ..................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
CHƢƠNG II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam ......................................................... 3
2.2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt........................................................ 3
2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL ............................................................ 4
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ............................................................................ 6
2.3.1 Vị trí địa lý .................................................................................. 6
2.3.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 7
2.3.3 Nguồn lợi thủy sản…………………………..………………………10
2.3.4 Sơ lược về địa bàn thu mẫu huyện Châu Thành ..............................11
2.4 Thành phần loài của một số loài cá ở khu vực nghiên cứu .........................12
2.5 Một số chỉ tiêu sinh học của một số loài cá phân bố ở huyện Châu
Thành……………………………………………………………………………..13
CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................16
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................16
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu....................................................................16
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................17
3.3.1 Chuẩn bị biểu mẫu.......................................................................17
3.3.2 Phương pháp thu và cố định mẫu ..................................................17
3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu .........................................................18
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................21
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................22
4.1 Thành phần các loài cá phân bố tự nhiên ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang ............................................................................................................................22
iii
4.2. Tương quan chiều dài – khối lượng thân của cá bống trứng và cá bống
cát ở huyện Châu Thành...........................................................................................26
4.2.1 Tương quan chiều dài – khối lượng thân của cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853........................................................................26
4.2.2 Tương quan chiều dài – khối lượng thân cá bống cát Glossogobius
giuris (Hamilton, 1822).............................................................................28
4.3. Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker,
1853 ..............................................................................................................................29
4.3.1 Hệ số điều kiện CF ......................................................................29
4.3.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục (GĐTT) sinh dục.................30
4.3.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) ...................................................32
4.3.4 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ...................................................33
4.3.5 Sức sinh sản của cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 34
4.4 Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton,
1822) ............................................................................................................................35
4.4.1 Hệ số điều kiện CF ......................................................................35
4.4.2 Sự biến động các GĐTT sinh dục .................................................36
4.4.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) ...................................................38
4.4.4 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ...................................................39
4.4.5 Sức sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822).40
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................42
5.1 Kết luận.................................................................................................................42
5.2 Đề xuất ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................43
PHỤ LỤC ...............................................................................................45
iv
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiệu quả các mô hình nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang .................... 9
Bảng 2.2 Qui hoạch nuôi trồng thủy sản chủ lựcở tỉnh Hậu Giang.................. 9
Bảng 2.3: Thành Phần loài ở một số khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu
Giang……………………………………………………………………………........13
Bảng 2.4 Phương trình tương quan của cá bống cát Glossogobius giuris và cá
bống trứng Eleotris balia ................................................................……...13
Bảng 2.5: Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius giuris ở một
số khu vực (KV) nghiên cứu......................................................................14
Bảng 2.6: Sức sinh sản (SSS) của cá bống cát Glossogobius giuris ở một số
khu vực nghiên cứu ..................................................................................14
Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963).....................19
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài theo bộ .................................................22
Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài theo họ .................................................23
Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài theo thủy vực ........................................25
Bảng 4.4: So sánh phương trình hồi qui của cá bống cát trong nghiên cứu này
với các nghiên cứu khác ............................................................................29
Bảng 4.5: Sức sinh sản của cá bống trứng ở huyện Châu Thành....................34
Bảng 4.6: Sức sinh sản của cá bống cát ở huyện Châu Thành………….....…40
Bảng 4.7: So sánh sức sinh sản của cá bống cát trong nghiên cứu này với các
nghiên cứu khác...................................................................................... ...........40
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Hậu Giang………………….……..…….....6
Hình 3.1: Bản đồ khu vực thu mẫu huyện Châu Thành.................................16
Hình 4.1: Phương trình hồi quigiữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống
trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853...................................................27
Hình 4.2: Phương trình hồi qui giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống
cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ...................................................28
Hình 4.3: Biến động CF của cá bống trứng đực và cá bống trứng cá ..............30
Hình 4.4: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống trứng ...........................31
Hình 4.5: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống trứng .............................31
Hình 4.6: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng .......................32
Hình 4.7: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống trứng…………….....33
Hình 4.8: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và sức sinh sản tương
đối của cá bống cát ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .............................35
Hình 4.9: Biến động CF của cá bống cát đực và cá bống cát cái ...................36
Hình 4.10: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống cát .............................37
Hình 4.11: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống cát ...............................37
Hình 4.12: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống cá ..........................38
Hình 4.13: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống cát đực và cái 37.....39
Hình 4.14: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và sức sinh sản tương
đối của cá bống cát ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .............................41
vi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục I: Phân loại thành phần loài theo Bộ, Họ, Loài ................................45
Phụ Lục II: Phân loại thành phần loài theo các loại hình thủy vực .................48
Phụ lục III: Danh sách hình các loài cá thu được ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang ......................................................................................................53
Phụ lục IV: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng leotris
melanosoma Bleeker, 1853........................................................................60
Phụ lục V: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát Glossogobius
giuris Hamilton, 1822 ...............................................................................67
s
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
FAO
NAGAO
ctv
GTSX
NN&PTNN
NLTS
SQF
GĐTT
SSS
GĐ
TL (cm)
LC (cm)
BW (g)
Wn(g)
LW (g)
Wg (g)
CF
GSI (%)
HSI (%)
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
Quỹ Bảo vệ môi trường thiên nhiên tự nhiên Nhật Bản
Cộng tác viên
Giá trị sản xuất
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nguồn lợi thủy sản
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Giai đoạn thành thục
Sức sinh sản
Giai đoạn
Chiều dài tổng
Chiều dài chuẩn
Khối lượng thân
Khối lượng bỏ nội quan
Khối lượng gan
Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số điều kiện
Hệ số thành thục
Hệ số tích lũy Năng lượng
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản thế giới và nước ta đã có
những bước phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi trường – nguồn lợi
thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy
sản và chế biến thủy sản. Trong đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật
vô cùng quý giá, có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Sự phát triển nhanh chóng trên đã góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ của cả nước, thay đổi
bộ mặt của nông thôn. Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã không ngừng phát
triển. Với vai trò và vị thế to lớn của nghành thủy sản, Viêt Nam đang được
nâng cao trên trường quốc tế. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam được đánh giá vào
loại phong phú trong khu vực. Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
được biết đến như là vựa lúa của cả nước và còn là vùng sản xuất thủy sản lớn
nhất Việt Nam, chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi của cả
nước. ĐBSCL có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đồng bằng ngập lũ, tiếp
giáp với biển Đông và biển Tây do đó có tiềm năng phát triển thủy sản rất lớn.
Hơn nữa, sự phát triển này là một phần nhờ vào vị trí thuận lợi của vùng nằm
ở khu vực sông Mê-Kông. Đây là con sông có nhiều thành phần loài cá so vời
khu vực sông khác.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL có một hệ thống sông ngòi kênh
rạch chằng chịt với tổng chiều dài 2.300 km, có nguồn lợi thủy sản phong phú
bao gồm cả nước ngọt và nước lợ tạo điều kiện tuận lợi cho đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc đánh bắt khai thác quá mức, sự ô nhiễm môi
trường đã làm cho trữ lương cá của tỉnh ngày càng một giảm mạnh, nhiều loài
cá bị tuyệt chủng. Trong khi nguồn lợi thủy sản bị hạn chế và dễ bị tổn thương
thì nhu cầu về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và các loại thủy sản khác
đã và sẽ là thực phẩm quý mà càng ngày càng có nhu cầu cao. Mặt khác, thủy
sản còn là nguồn phục vụ phát triển kinh tế cho đất nước. Ngoài ra, sức ép
tăng dân số cũng đang gây áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, để có
những giải pháp thiết thực cho việc nghiên cứu và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
của tỉnh, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao nhằm đánh giá sự phong
phú về các loài cá hiện đang phân bố ở vùng cũng như làm cơ sở cho việc
1
nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lời thủy sản của vùng mà đề tài
“Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
(Glossogobius giuris Hamilton, 1822) và cá bống trứng (Eleotris balia
Jordan & Seale , 1905) phân bố ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học, thành phần loài
và đặc điểm sinh học của một số loài cá để phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu, góp phần vào việc mang lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế cũng
như trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần loài cá tự nhiên phân bố trong các loại hình thủy
vực ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Xác định mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá (biến
động hệ số CF).
Phân tích một số đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá bống cát
Glossogobius giuris Hamilton, 1822 và cá bống trứng Eleotris
melanosoma Bleeker, 1853 thu được ở địa bàn nghiên cứu (biến động
hệ số GSI).
2
CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển
dài hơn 3260 km từ móng cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với
vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2. Điều kiện địa lý vùng biển
và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái cùng
với nguồn lợi thủy sản rất đa dạng và phong phú về thành phần loài ở cả 3
vùng nước ngọt, mặn, lợ.
2.1.1 Nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt
Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông
ngòi và các kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân
tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ
sung nguồn nước cho các thuỷ vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh
vật có thể phát triển quanh năm. Diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000
ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha
ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện
tích ngập lũ từ 2 tháng đến 4 tháng… Nhờ vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt
Nam thực sự phong phú.
Thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm
trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép
có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc
hữu ở Việt Nam. Số lượng loài cá ở các cửa sông dao động từ 70 đến hơn 230
loài, với tổng cộng hơn 580 loài, thuộc 109 họ và 27 bộ (Vũ cẩm Lương,
2008).
Các kết quả nghiên cứu cho đến nay đã thống kê được 544 loài cá,
thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có
đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao trong khu vực. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn văn Hảo và ctv (1976) đã thống kê thì trong 544 loài có 11 loài
phân bố rộng rãi trên cả 2 miền Bắc Nam của Việt Nam. Trong đó, khu hệ cá
phía Bắc (từ đèo hải vân trở ra) đã ghi nhận được 240 loài và một số loài thủy
sản khác như cua, ốc, trai, hến,… Tuy số loài còn nhiều, song chỉ có khoảng
30 loài cá có giá tri kinh tế và chúng phần lớn thuộc nhóm cá ăn thực vật và
thực vật phù du.Nhóm cá ăn động vật và động vật phù du chiếm số lượng
không nhiều, sản lượng thấp. Khu hệ cá phía Nam (từ đèo hải vân trở vào) đã
thống kê được 255 loài thuộc khu hệ cá Ấn Độ, Mã lai. Trong đó có khoảng
3
42 loài có giá trị kinh tế chủ yếu thuộc nhóm cá ăn động vật. Riêng nguồn lợi
thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành
phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 263 loài cá đã được timg
thấy, trong đó họ cá chép có 74 loài (31,36%), họ cá trơn 51 loài (21,60%).
Theo “Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam” của Mai Đình Yên (1983) đã
thống kê được 63 loài. Trong đó có 16 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông
Hồng; 13 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông Cửu Long; 7 loài cá kinh tế ở ao,
hồ, ruộng; 18 loài cá kinh tế được nuôi và 9 loài cá cảnh.
Khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam đã được Nguyễn Hữu
Dực (1995) xác định được 134 loài thuộc 81 giống của 31 họ và 10 bộ. Trong
đó 102 loài là cá nước ngọt chính thức và 12 loài là cá biển di vào sông ở nước
ngọt. Khu hệ cá Nam Trung Bộ có 8 loài có giá trị cao, 11 loài có giá trị kinh
tế từng vùng, 5 loài có giá trị làm cảnh và 2 loài diệt trừ bọ gậy góp phần
phòng bệnh cho người (được trích dẫn bởi Mai văn Hiếu, 2012).
2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên
khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc
quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc
quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường
trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ
biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông,
cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70% - 80% là bãi triều cao). Mùa khô độ
mặn nước biển ven bờ cao 20 - 30%, mùa mưa 5 - 20%, thâm nhập mặn theo
các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 - 60km. Điều kiện như vậy đã
tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa
dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh
tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành
chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau....
Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù,
hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá
tập trung.
Nguồn lợi thủy sản ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt, rất
đa dạng về thành phần loài và sản lượng. Theo công trình nghiên cứu của Mai
Đình Yên và ctv, 1992 về “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” đã tìm
thấy được 255 loài; và “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL” của Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) với 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13
bộ; trong đó đã xác định được 43 loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes), 6 loài
4
thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes), 1 loài thuộc bộ cá Hàm ếch
(Batrachoidiformes), 3 loài thuộc bộ cá Đối (Mugiliformes), 1 loài thuộc bộ cá
Ngựa (Gasterosteiformes), 2 loài thuộc bộ Lươn (Synbranchiformes), 6 loài
thuộc bộ cá Lìm kìm (Beloniformes), 12 loài thuộc bộ cá Trích
(Clupeiformes), 2 loài thuộc bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), 50 loài thuộc
bộ cá Chép (Cypriniformes), 2 loài thuộc bộ cá Sóc (Cyprinodontiformes), 41
loài thuộc bộ cá Da trơn (Siluriformes) và 4 loài thuộc bộ cá Bơn
(Pleuronectiformes).
Theo kết quả nghiên cứu khu hệ cá sông Mê-Kông từ tháng 10/2006 –
3/2011 của quỹ Bảo vệ môi trường tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) hợp tác cùng
các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam đã xác định và lưu trữ mẫu
của 540 loài cá, trong đó có 67 loài lần đầu tiên được ghi nhận và 21 loài chưa
được mô tả ở lưu vực hai dòng sông vực sông Mê Kông và sông Chao Phraya.
Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long có 292 loài thuộc 188 giống, 70 họ; trong
đó có 151 loài đặc hữu, có 5 loài chưa được mô tả, 8 loài chưa định loại được,
62 loài mới ghi nhận lần đầu ở lưu vực sông Mê Kông và Việt Nam và 9 loài
mới ghi nhận lần đầu mới ghi nhận ở Việt Nam (Phạm Đình Văn, 2009).
Theo Trần Đắc Định và ctv (2012), “Mô tả định loại cá ĐBSCL, Việt
Nam” đã xác định được 322 loài thuộc 21 bộ và 77 họ bao gồm những loài có
kinh tế và những loài có giá trị kinh tế thấp; trong đó, 312 loài thu được trong
vùng nước ngọt và lợ, 10 loài cá biển thu được ở vùng cửa sông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp (2009), kết quả thu thập được từ trước đến nay,
ở Đồng Tháp Mười (thuộc 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An) đã phát
hiện 159 loài cá thuộc 89 giống nằm trong 39 họ cá. Trong đó họ cá chép
chiếm ưu thế với 39 loài, họ cá bống 10 loài, họ cá trèn 8 loài, họ cá chốt 8
loài, họ cá tra 7 loài, họ cá heo 7 loài, họ cá rô 6 loài, họ cá bơn 6 loài, họ cá
lóc 4 loài và các họ cá khác từ 1 – 3 loài. Khi so sánh với hệ cá Đồng bằng
sông Cửu Long, khu hệ cá Đồng Tháp Mười phong phú về thành phần loài và
thể hiện tính chất nhiệt đới rõ rệt (Phạm Đình Văn, 2009).
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu thuộc
địa phận An Phú, An Giang từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2007 của Đinh Minh
Quang cho thấy có 68 loài thuộc 29 họ trong 10 bộ. Trong 68 loài thu được có
10 loài thuộc 5 họ trong 4 bộ có nguồn gốc từ biển. Hypistomus punitatus
Valenciennes, 1840 và Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) là 2 loài
ngoại lai và 1 loài Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) được ghi trong sách đỏ
Việt Nam năm 2007. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu chiếm 39,30%
5
tổng số loài của cả vùng ĐBSCL, 31,48% số loài của cả Miền Nam (Đinh
Minh Quang, 2008).
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
2.3.1 Vị trí địa lý
Hậu giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, có tọa độ địa lý
từ 9 30'35 - 10019'17 Bắc và từ 105014'03 - 106017'57 kinh Đông với diện tích
tự nhiên là 1.608 km2 và dân số là 769.200 người, trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người;
mật độ dân số đạt 480 người/km² (Wikipedia, Hậu Giang, 2013).
0
Vị trí tiếp giáp
-
Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
(Nguồn: haugiang.gov.vn)
Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Hậu Giang
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km như: sông Hậu, sông Cần Thơ,
sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn...
Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B.
Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát
6
triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu
Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố (Wikipedia, Hậu
Giang, 2013).
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước biển. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông
Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần
lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp,
là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2m - 0,5m so với mực nước
biển (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013).
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc
đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các
vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các
nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(Wikipedia, Hậu Giang, 2013)
2.3.2.2 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu,
gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa
mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô có gió Đông Bắc
từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt
hằng năm là 9.8000C. Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với
khoảng 350C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 20,30C. Biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa
chênh lệch ít hơn.
- Bức xạ: Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ.
Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ
ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình
trong năm là 82%.
7
- Lượng mưa: Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng
1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) (Báo điện
tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2013).
2.3.2.3 Thủy văn
Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, các con kênh lớn là
kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh
Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái
Côn....Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km,
qua địa bàn huyện Châu Thành, sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh.
Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông
Nước Đục, sông Nước Trong.... không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh
trong khu vực.
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang đều có thời kỳ ngập nước trong năm, bắt
đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nước
tùy thuộc vào lượng nước mưa, độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông,
kênh rạch. Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng
cường do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây
trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập
ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém thì thời gian ngập lụt dài
hơn. Mực nước ngập sâu bình quân từ 0,3m - 0,6m.
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của
thủy triều. Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên
độ thủy triều có thể lên tới vài mét.. Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu
vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái
Lan. Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng.
Nhìn chung, Hậu Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc
điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn
nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan, nước mặn có
thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại một số khu vực.
(Vietgle, Hậu Giang, 2013).
8
2.3.2.4 Tình hình thủy sản tỉnh Hậu Giang
Thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh sau cây lúa, lĩnh vực nuôi chiếm
gần 90% tổng giá trị sản xuất của ngành (số liệu năm 2009). Các mô hình nuôi
thủy sản khác nhau được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Hiệu quả các mô hình nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang
Năng suất (tấn/ha)
Mô hình nuôi
* Nuôi ao thâm canh, bán thâm canh
- Cá tra
- Cá trê
- Cá rô đồng
- Cá bống tượng
180 – 220
120 -150
40 – 45
3-5
* Nuôi ao mương quảng canh, quảng canh cải tiến
- Cá đồng, rô phi, chép, tai tượng ...
* Nuôi ruộng
- Cá chép, trôi, mè, rô phi
- Tôm càng xanh
- Tôm sú
* Nuôi lồng, vèo
- Cá bống tượng, cá lóc
1,2 – 1,5
0,5 – 0,7
1 – 1,2
1 – 1,1
0,3 -0,4 tấn/lồng
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2012)
Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế SQF 1000CM , hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu
Thành, thị xã Ngã Bảy ; đang tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát
Hậu Giang. Bảng 14 trình bày tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt
365.933 triệu đồng tăng 58.383 triệu đồng so với thời điểm năm 2005. Tốc độ
tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất thủy sản là 4,44%/năm, thấp hơn so
với kế hoạch đề ra về tốc độ phát triển ngành thủy sản cho năm 2010 (22,7%).
Bảng 2.2 Qui hoạch nuôi trồng thủy sản chủ lực ở tỉnh Hậu Giang
Loài cá
Cá tra
Cá đồng
Tôm càng xanh
Dự kiến qui hoạch sản xuất (ha)
2010
2015
530
960
500
200
-
2020
1.600
-
(Nguồn: Báo cáo thực hiện nghị quyết hội nghị 7 tỉnh Hậu Giang, 2009)
Giá trị sản xuất (GTSX) nghành nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng cao (90%
trong tổng cơ cấu GTSX thủy sản) và tăng dần qua các năm. Giá trị sản xuất
9
nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 245.362 triệu đồng tăng lên 329.485 triệu
đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Tuy nhiên, giá trị sản
xuất về khai thác giảm dần qua các năm với tốc độ giảm bình quân
14,33%/năm. Riêng giá trị dịch vụ thủy sản cũng tăng với tốc độ bình quân
5,6%/năm, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GTSX của ngành không đáng kể.
Về quy hoạch phát triển thủy sản trong tương lai được trình bày qua
Bảng 2.2 cho thấy sẽ tập trung các loại chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể
là:
-
Cá tra: vùng nuôi ổn định 530 ha (năm 2010), 960ha (năm 2015) và
1.600ha (năm 2020). Từng bước thực hiện nuôi trồng theo hướng thực
hành nông nghiệp tốt (VIETGAP), cùng với việc hạn chế ô nhiễm môi
trường, và tập trung ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã
Bảy.
-
Cá đồng: đã nuôi thâm canh 500 ha, phát triển thương hiệu cá thát lát
Hậu Giang và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô
đồng, cá sặc rằn, tập trung ở Vị Thủy, Châu Thành A và Long Mỹ.
-
Tôm càng xanh: tập trung vùng tôm càng xanh với diện tích 200 ha ven
sông Xà No huyện Châu Thành A.
-
Cá bống tượng: với 23,11ha, tập trung Long Mỹ và Châu Thành A.
-
Cá trê lai: với 36,54 ha, chủ yếu ở Châu Thành, Châu Thành A và thị xã
Ngã Bảy.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có trên 1.106 cơ sở cá nước
ngọt, sản xuất được 14,078 tỷ con giống các loại, trong đó có 172 cơ sở sản
xuất cá tra bột và 5.775 hộ ương giống với diện tích 2.549ha, sản xuất được
1.896 triệu con, trong khi nhu cầu giống thả nuôi của cả nước phải cần từ 1,6
đến 1,8 tỷ con (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang,
2013)
2.3.3 Nguồn lợi thủy sản
Theo Chi cục Thủy sản của tỉnh, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2012
trên địa bàn là 11.318,81ha, bằng 99,4% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích
nuôi thâm canh và bán thâm canh là 485,66ha, với các đối tượng: cá tra, cá rô
đồng, thát lát, cá lóc, bống tượng và diện tích ương cá giống là 55,62ha. Diện
tích nuôi quảng canh cải tiến là 10.833,15ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ, trong
đó cá ao, mương vườn 5.798,45ha; cá ruộng 5.034,7ha. Tổng sản lượng thu
được trong năm đạt 86.108,81 tấn, vượt 24,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản
10
lượng nuôi thâm canh, bán thâm canh gần 59.000 tấn; nuôi quảng canh cải tiến
hơn 14.000 tấn; nuôi lồng, vèo 3.100 tấn; thủy đặc sản 762,81 tấn; sản lượng
khai thác ước đạt 7.850 tấn (tổng cục thủy sản, 2013).
2.3.4 Sơ lƣợc về địa bàn thu mẫu huyện Châu Thành
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, được
thành lập vào tháng 01/2004 thông qua nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới và nhân khẩu huyện Châu Thành. Sau khi điều chỉnh địa
giới hành chính, có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm
9 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm 7 xã và 2 thị trấn là thị trấn Ngã
Sáu, thị trấn Mái Dầm xã Đông Phú, xã Đông Phước, xã Đông Phước A,
xã Đông Thạnh, xã Phú An, xã Phú Hữu và xã Phú Tân. Mật độ dân số của
huyện là 605người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông
thôn (73.854 người), ở thành thị (7.518 người) (Wikipedia, Châu Thành - Hậu
Giang, 2013) .
2.3.4.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sông
Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông mang
tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu.
-
Phía Bắc giáp quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ.
Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy.
Phía Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp.
Phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh
Long.
Khí hậu
Huyện Châu Thành có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. (Wikipedia, Châu Thành - Hậu Giang, 2013)
Sông ngòi
Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn
và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ và thể hiện rõ nét văn hoá của vùng
sông nước…
11
2.3.4.2 Tình hình thủy sản của huyện Châu Thành
Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở huyện Châu Thành
phát triển khá mạnh và diện tích nuôi không ngừng tăng lên. Nhiều hộ dân có
mức thu nhập khá nhờ thả nuôi thủy sản thâm canh và thả trong mương vườn,
ruộng lúa. Trước đây, diện tích nuôi thủy sản của huyện Châu Thành rất ít và
chủ yếu thả nuôi trong ruộng lúa, mương vườn là chính. Mấy năm gần đây,
nhiều hộ nuôi thâm canh cá tra, cá rô đồng mang lại hiệu quả cao nên diện tích
thả nuôi dần dần được tăng lên. Đến tháng 05/2009, toàn huyện đã thả nuôi
trên 302 ha thủy sản, chủ yếu là cá tra, cá rô đồng, cá trê vàng lai. Nhiều địa
phương có diện tích thả nuôi lớn như xã Đông Phước, Đông Phước A, Phú An,
Phú Hữu A, thị trấn Ngã Sáu,... với hơn 2.939 hộ. Huyện Châu Thành đang
tập trung quy hoạch lại diện tích nuôi thủy sản để khai thác hết các tiềm năng
của huyện. Theo đó, sẽ quy hoạch 800 ha nuôi cá da trơn ở xã Đông Phước và
Đông Phước A. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện còn khuyến khích nhân
rộng mô hình V.A.C kết hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập
cho nông dân (Vietgle, Châu Thành – Hậu Giang, 2013).
Huyện có hơn 7 km Sông Hậu đi qua nên có nhiều loài tôm, cá nước
ngọt và nhiều động vật hoang dã đặc trưng của vùng. Đặc biệt có một số loại
cá nước ngọt nổi tiếng và được nhiều người ưa thích như cá linh, cá cóc, cá mè
vinh, có lóc, cá chạch; đặc biệt là cá ngát, cá chạch lấu Sông Hậu …
2.4 Thành phần loài cá ở một số khu vực nghiên cứu
Theo Phan Văn Thảo (2009) về “Khảo sát thành phần loài và đặc đ iểm
sinh học của một số loài cá phân bố ở thành phố Cần Thơ” đã xác định gồm 87
loài thuộc 59 giống , 30 họ, 9 bộ. Trong đó, các loài phân bố ở các thủy vực
sông, kênh, rạch, ruộng là 70 loài và 71 loài được thu ở chợ.
Tùy theo đặc điểm sinh học của từng vùng sinh thái ở tỉnh Hậu Giang
mà số lượng loài thủy sản khai thác khác nhau (Bảng 2.3).
12
Bảng 2.3: Thành Phần loài ở một số khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu Giang
Khu vực nghiên cứu
Huyện Châu Thành
Thành phần loài
Tác giả
47 loài thuộc 26 họ, 9 bộ
Hồ Huỳnh Như, 2012
Khu bảo tồn Lung Ngọc 45 loài thuộc 21 họ, 10 bộ
Hoàng, Phụng Hiệp, Hậu
Giang
Nguyễn Phương Vy, 2012
Huyện Phụng hiệp
Ô Thị Kim Bé, 2012
36 loài thuộc 22 họ, 8 bộ
Kênh Xáng xà no – Hậu 50 loài thuộc 26 họ, 8 bộ
Giang
Châu Hoài Xuyên, 2010
Theo Hồ Huỳnh Như (2012), một số loài thường xuất hiện nhiều ở tỉnh
Hậu Giang như: cá trèn bầu (Ompok binaculatus), cá chốt sọc (Mytus
mysticetus), Cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia) , Cá phèn vàng
(Polynemus longipectoralis), cá bống trứng (Eleotris balia), cá bống cát
(Glossogobius giuris), cá mè vinh (Barbonymus gonionotus), Cá cơm trích
(Clupeoides borneensis), cá dứa (Pangasius polyuranodon), Cá chốt giấy
(Mystus albolineatus), cá chạch lá tre (Macrognathus simaensis).
2.5 Một số chỉ tiêu sinh học của cá bống cát (Glossogobius giuris) và cá
bống trứng (Eleotris balia) phân bố ở huyên Châu Thành
Một số kết quả nghiên cứu về phương trình hồi qui giữa chiều dài và
khối lượng thân cá được trình bày trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống
cát Glossogobius giuris và cá bống trứng Eleotris melanosoma
Tên loài
Glossogobius giuris
Eleotris melanosoma
W=aLb
Hệ số a
Hệ số b
Tác giả, năm
0,0082
29,835 Phạm thị Mỹ Xuân, 2012
0,0095
29,452 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010
0,0123
28,462 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010
0,00946
3,00 Luna and Susan M, 2012
0,0089
32,313 Lê Thị Ngọc Thanh, 2010
0,0192
28,481 Lê Thi Ngọc Thanh, 2010
13
Cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Cá bống cát sống chủ yếu ở vùng cửa sông, kênh, rạch, ao. Dễ gặp
trong môi trường các con sông lớn . Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
được trình bày trong Bảng 2.5 và Bảng 2.6
Bảng 2.5: Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius giuris ở
một số khu vực (KV) nghiên cứu
KV
nghiên cứu
CF
GSI
HSI
Tác giả
Bạc Liêu
Cao nhất: tháng 1
Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 3
Nguyễn Thị Ngọc
Thấp nhất: tháng 11 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 11 Thanh (2010)
Sóc trăng
Cao nhất: tháng 1
Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 3
Nguyễn Thị Ngọc
Thấp nhất: tháng 11 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 11 Thanh (2010)
TP.
Cần Thơ
Cao nhất: tháng 11 Cao nhất: tháng 10 Cao nhất: tháng 1
Phạm Thị Mỹ
Thấp nhất: tháng 10 Thấp nhất: tháng 1 Thấp nhất: tháng 10 Xuân (2012)
Theo Phạm Thị Mỹ Xuân (2012), cá bống cát phân bố ở thành phố Cần
Thơ có phương trình tương quan chiều dài – khối lượng khá chặt chẽ với W =
0,0082L2,9835 và R2 = 0,9768. Cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản vào
khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Sức sinh sản (SSS) tuyệt
đối của cá bống cát dao động từ 16.985 trứng/cá cái đến 77.298 trứng/cá cái. ,
Theo nhận định của Cole (1982) cho rằng đối với nhiều loài cá bống con đực
thành thục thường có tập tính ấp trứng trong hang.
Bảng 2.6: Sức sinh sản (SSS) của cá bống cát Glossogobius giuris ở một số
khu vực nghiên cứu
KV nghiên cứu
Bạc Liêu
Sóc Trăng
TP. Cần Thơ
SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)
SSS tƣơng đối
Tác giả
(trứng/g cá cái)
3.881 - 13.985
1.577 ± 381 Lê Thị Ngọc Thanh (2010)
13.028 - 117.214
1.233 - 1.957 Lê Thị Ngọc Thanh (2010)
16.985 - 77.298
1.760 - 2795 Phạm Thị Mỹ Xuân (2012)
Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) về “Thành phần loài và đặc điểm sinh
học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở Bạc Liêu và Sóc Trăng” đã xác
định được phương trình tương quan chiều dài của cá bống cát
Glossogobius giuris là W = 0,0095L2,9452 với 218 mẫu cá ở Bạc Liêu và W =
0,0123L2,8462 với 241 mẫu cá ở Sóc Trăng. Mùa vụ sinh sản của cá bống cát
Glossogobius giuris ở Bạc Liêu và Sóc Trăng vào khoảng tháng 10 đến tháng
12 và sức sinh sản tương đối trung bình lần lượt là 1.577 trứng/g cá cái (879
trứng – 2.110 trứng/cá cái) và 1.544 trứng/cá cái (1.233 trứng – 1.957 trứng/cá
cái).
14
Cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Theo nghiên cứu khác của Ngô Trúc Bình (2009), đặc Điểm sinh học
của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh đã cho hệ số
tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá của cá bống trứng phân
bố ở tỉnh Trà Vinh là R2 = 0,9837.
Theo Cao Nhựt trường (2012) cho thấy sức sinh sản tuyệt đối cá bống
trứng phân bố dọc tuyến sông Hậu tỉnh Vĩnh Long dao động từ 253 – 3.720
trứng/cá cái và hệ số tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng
thân cá theo phương trình hồi qui rất chặt chẽ thông qua hệ số R2 = 0,9429.
15
CHƢƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 11/2013
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Mẫu vật nghiên cứu về thành phần loài và một số đặc điểm sinh học
được thu tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
(Nguồn: chauthanh.haugiang.gov.vn)
Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu tại huyện Châu Thành
Địa điểm thu mẫu ở địa bàn nghiên cứu được phân theo loại hình thủy
vực sông cấp 1, sông cấp 2, kênh/rạch và ruộng.
Sông cấp 1: là sông đổ trực tiếp ra biển, thủy vực chảy, mực nước sâu. Với
loại hình thủy vực ở sông cấp 1, mẫu vật được thu dọc theo tuyến sông Hậu
thuộc thị trấn Mái Dầm.
Sông cấp 2: là các nhánh sông đổ vào sông cấp 1, thủy vực nước chảy, mực
nước sâu. Với loại hình thủy vực sông cấp 2, mẫu vật được thu ở các tuyến
sông thuộc thị trấn Mái Dầm, xã Phú Hữu, thị Trấn Ngã Sáu.
16
Kênh/rạch: là các nhánh đổ ra sông, là đường dẫn nước từ sông vào đồng
ruộng, thủy vực nước chảy, mực nước sâu. Với loại hình thủy vực kênh/rạch,
mẫu vật được thu ở các tuyến kênh/rạch thuộc xã Phú Hữu
Ruộng: thủy vực tĩnh, nền đáy bùn, mực nước nông. Mẫu vật được thu ở các
thủy vực ruộng thuộc xã Phú Hữu, thị trấn Ngã Sáu.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Ngư cụ đánh bắt: chài, lưới, giăng câu, cào sông, đặt dớn, lưới kéo,…
- Dung dịch formal 4%, gilson’s.
- Thùng trữ lạnh, thùng nhựa, khay nhựa
- Thước đo, kéo, pen, gim để cố định mẫu, giấy bong mờ.
- Sổ tay, viết chì, bút lông.
- Cân điện tử, dao mổ, kim mũi giáo, kim mũi nhọn, ben giắp.
- Kính hiển vi, kính lúp.
- Máy chụp hình.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị biểu mẫu
Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị biểu mẫu để ghi chép các thông tin về
mẫu thu và để xác định một số chỉ tiêu đo đạt nhanh (Phạm Thanh Liêm và
Trần Đắc Định, 2004). Nội dung biểu mẫu bao gồm:
- Nơi khai thác (tên sông, hồ, kênh, rạch, ngư trường,...)
- Địa điểm thu mẫu (xã, thị trấn)
- Loại tàu khai thác.
- Ngư cụ khai thác và kích thước mắt lưới.
- Độ sâu ngư trường khai thác.
- Diện tích khai thác (nếu được).
- Loài khai thác, tỉ lệ thành phần loài.
3.3.2 Phƣơng pháp thu và cố định mẫu
Thu mẫu các thành phần loài ngẫu nhiên bằng các loại ngư cụ khai thác
khác nhau như chài, lưới, đặt dớn, giăng câu, cào, lưới kéo,... hoặc mua của
người dân đánh bắt.
Thu mẫu định kỳ từng tháng tại vùng nghiên cứu liên tục từ tháng
02/2013 đến tháng 11/2013.
Mẫu được thu ngẫu nhiên dùng cho định danh từ 2-3 mẫu/loài; dùng
cho nghiên cứu các đặc điểm sinh học khoảng 30 mẫu/loài/đợt.
17
Mẫu sau khi thu được sẽ được rửa sạch bằng nước ngọt, phân loại sơ bộ
từng loài, đánh dấu mẫu thu và bảo quản bằng cách giữ lạnh, sau đó đưa mẫu
về phân tích trong phong thí nghiệm khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.3.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu
3.3.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Cá thu ngẫu nhiên được xác định các chỉ tiêu sau: chiều dài tổng, chiều
dài chuẩn, khối lượng toàn thân, trọng lượng cá không nội quan, khối lượng
tuyến sinh dục, trọng lượng gan và giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
3.3.3.2 Định danh loài
Mẫu sau khi thu sẽ được định danh tại phòng thí nghiệm theo tài liệu
định danh của các tác giả:
-
Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993).
Định loại cá nước ngọt. Mai Đình Yên và ctv, 1992.
Mô tả định loại cá ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam, Trần
Đắc Định và ctv.,2013.
Website: http://fishbase.org.
Cá ngọt Việt Nam. Nguyễn Văn Hảo (2005).
3.3.3.3 Xác định mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng
Theo Huxley (1924), phương trình tương quan giữa chiều dài và khối
lượng được xác lập theo công thức sau (được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm
và Trần Đắc Định, 2004):
W = a.Lb
Trong đó: W: khối lượng cơ thể cá (g)
L: chiều dài toàn thân cá (cm)
a: hằng số tăng trưởng ban đầu
b: hệ số mũ, gần bằng 3 đối với các loài có sự tăng trưởng đồng bộ
Hệ số b được xác định thông qua phương trình tương quan giữa chiều
dài và khối lượng thân cá, xác định trạng thái tăng trưởng đều hay không đều.
18
3.3.3.4 Phân tích hệ số điều kiện
Hệ số điều kiện CF (condition factor) dùng để đánh giá sự biến động
của trọng lượng cơ thể so với chiều dài của cá ở những thời điểm khác nhau,
phản ánh sự thành thục sinh dục, đồng thời xác định mùa vụ sinh sản của cá.
King(1995) đã đề nghị công thức dưới đây để tính hệ số điều kiện (trích dẫn
bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004):
CF = W/L b
Trong đó:
CF: hệ số điều kiện
W: khối lượng toàn thân cá (g)
L: chiều dài toàn thân cá (cm)
b: hệ số tăng trưởng
Hệ số b được xác định thông qua phương trình tương quan giữa chiều
dài và khối lượng thân cá W = a.Lb.
3.3.3.5 Phân tích các thành thục của cá
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004): phương pháp thông
thường để đánh giá các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá là có thể
dựa vào bậc thang thành thục (hay bậc thang chín muồi sinh dục). Rất nhiều
tác giả đã đưa ra các bậc thang thành thục sinh dục của cá, theo Nikolsky
(1963) đã đưa ra một bậc thang tổng hợp để có thể sử dụng rộng rãi với 6 giai
đoạn.
Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963) (được trích dẫn
bởi Phạm Thanh Liêm và Đắc Định, 2004).
Giai Đoạn
Mô tả
I
Cá thể còn non, chưa thành thục sinh dục.
II
Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn
thấy hạt trứng.
III
Giai đoạn thành thục. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy được
những hạt trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh,
tinh sào có màu trắng trong chuyển sang màu hồng nhạt.
IV
Giai đoạn chin muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất,
nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.
V
Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ
vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn
đẻ trứng giảm đi rất nhanh.
19
VI
Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích
hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm
nhão. Ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực
còn sót lại một ít tinh trùng.
3.3.3.6 Phân tích biến động hệ số thành thục
Khối lượng tuyến sinh dục là một trong những chỉ tiêu thiết yếu để giải
thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục
(Gonado-somatic index, GSI) thường được sử dụng nhiều trong các công trình
nghiên cứu hiện nay.
Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) là một trong các chỉ số
để xác định mùa vụ sinh sản. Hệ số này là tỉ lệ phần trăm của tuyến sinh dục
trên khối lượng thân cá.
Công thức để tính hệ số thành thục sinh dục như sau:
GSI (%) = (Wg/ Wn ) * 100
Trong đó:
GSI: hệ số thành thục (%)
Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g)
Wn: khối lượng cá không nội quan (g)
Hệ số thành thục cho phép ta theo dõi quá trình chín của các sản phẩm
sinh dục.
3.3.3.7 Phân tích biến động hệ số tích lũy năng lƣợng
Hệ số tích lũy năng lương (HSI) được xác định theo công thức như sau:
HSI (%) = (LW / Wn) * 100
Trong đó:
LW: khối lượng gan cá (g)
Wn: khối lượng cá không nội quan (g)
3.3.3.8 Xác định sức sinh sản
Sức sinh sản là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản
(Bagenal và Braum, 1968 được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc
Định, 2004).
Sức sinh sản của cá được tính bằng lượng trứng được đẻ ra của một cá
thể(sức sinh sản tuyệt đối) hoặc một đơn vị khối lượng cơ thể (sức sinh sản
tương đối).
Mẫu buồng trứng được lấy ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối để đếm. Đường
kính trứng được xác định bằng trắc vi thị kính trên kính hiển vi.
20
Để cố định trứng dùng dung dịch Gilson fluid theo Simpson (1951).
Dung dịch được chuẩn bị như sau:
100 ml cồn 60%.
15 ml axit nitric 80%.
18 ml axit glacial acetic.
20g mereuric chloride.
880 ml nước cất.
Sức sinh sản tuyệt đối (F): được xác định theo công thức của Hardisty
(1964) (được trích dẫn bởi biswas, 1993):
F =n*GW/g
Trong đó:
F: sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái)
n: số lượng trứng có trong mẫu đại diện
GW: khối lượng buồng trứng (g)
g: khối lượng mẫu trứng đại diện (g)
Sức sinh sản tƣơng đối (FA): được xác định theo công thức của
Hardisty (1964), (được trích dẫn bởi Biswas, 1993).
FA = F / BW
Trong đó:
FA: sức sinh sản tương đối (trứng/g cá cái)
F: sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái)
BW: khối lượng thân cá (g)
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp
thống kê mô tả bởi phần mềm Microsoft Excel (2003).
21
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần các loài cá phân bố tự nhiên ở huyện Châu Thành tỉnh
Hậu Giang.
Qua thời gian khảo sát đã định danh được 62 loài thuộc 33 họ, 10 bộ
phân bố trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài theo bộ
Stt
Bộ
1
Họ
Giống
Loài
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Osteoglossiformes
1
3
1
2
1
2
2
3
4
5
6
7
Anguilliformes
Clupeiformes
Cypriniformes
Siluriformes
Beloniformes
Synbranchiformes
1
2
2
7
1
2
3
6
6
21
3
6
1
3
9
8
1
3
2
6
19
17
2
6
1
3
12
12
1
5
2
5
19
19
2
8
8
9
10
Perciformes
Tetraodontiformes
Pleuronectifomes
14
1
2
43
3
6
19
1
2
40
2
4
23
1
3
36
2
5
Tổng
33
100
48
100
62
100
Với 14 họ, 19 giống và 23 loài, bộ cá Vược (Perciformes) là bộ chiếm
ưu thế nhất so với các bộ còn lại chiếm 36%, kế đến là bộ cá Chép
(Cypriniformes) và bộ cá Da Trơn (Siluriformes) với 12 loài chiếm 19% mỗi
bộ, bộ Mang liền (Synbranchiformes) chiếm 8% với 5 loài, bộ cá Trích
(Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectifomes) chiếm 5% với 3 loài mỗi bộ,
còn lại là các bộ bao gồm bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình
(Anguilliformes), bộ cá nhói (Beloniformes) và bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) chiếm 2% mỗi bộ trong tổng số loài (Phụ lục I).
Qua Bảng 4.2 có thể dễ dàng nhận thấy họ Cyprinidae là họ có số lượng
loài cao nhất trong 33 họ được tìm thấy ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
22
Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài theo họ
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Họ
Notopteridae
Muraenesocidae
Clupeidae
Engraulidae
Cyprinidae
Cobitidae
Loricariidae
Plotosidae
Clariidae
Pangasiidae
Ariidae
Bagridae
Akysidae
Hemiramphidae
Synbranchidae
Mastacembelidae
Cichlidae
Ambassidae
Lobotidae
Polynemidae
Sciaenidae
Toxotidae
Pristolepididae
Scatophagidae
Scombridae
Anabantidae
Osphronemidae
Channidae
Eleotridae
Gobiidae
Soleidae
Cynoglossidae
Tetraodontidae
Tổng
Giống
Số lƣợng
%
1
2
1
2
1
2
2
4
8
17
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
2
4
1
2
1
2
1
2
2
4
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
2
4
1
2
3
6
3
6
1
2
1
2
1
2
48
100
Loài
Số lƣợng
%
1
2
1
2
1
2
2
3
11
18
1
2
1
2
1
2
2
3
2
3
2
3
3
5
1
2
1
2
1
2
4
6
2
3
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
4
6
1
2
4
6
3
5
1
2
2
3
1
2
62
100
Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy họ Cyprinidae là họ có số lượng loài
chiếm ưu thế vượt trội so với các họ khác với 11 loài chiếm 18% tổng số loài
thuộc 8 giống (17%). Họ có số loài cao kế tiếp là 3 họ Osphronemidae,
Eleotridae và Mastacembelidae với 4 loài chiếm 6% tổng số loài của mỗi họ.
Kế đến là 2 họ Gobiidae và Bagridae đều có cùng số loài là 3 loài chiếm 5%
mỗi họ. Tuy nhiên, với những họ có số lượng loài ngang nhau này lại không
tương đồng nhau về số giống. Các họ còn lại đều chỉ xuất hiện 1 loài thuộc 1
giống duy nhất trong họ và chiếm 2% mỗi họ.
23
Trong 62 loài thu được ở các thủy vực tự nhiên ở huyện Châu Thành,
hầu hết các loài tập trung nhiều ở 3 thủy vực kênh/rạch, sông cấp 1 và sông
cấp 2. Trong đó, thủy vực kênh/rạch chiếm ưu thế nhất với 32 loài xuất hiện
do có nhiều đặc điểm khác nhau về địa hình (thủy vực nước tĩnh, nước chảy,
mực nước cao thấp khác nhau ở nhiều nơi, tính chất nền đáy khác nhau) tạo
điều kiện cho cá có nơi cư trú, kế tiếp là thủy vực sông cấp 1 với 31 loài. Ở
thủy vực sông cấp 2 có 27 loài xuất hiện. Tại thủy vực ruộng đã tìm thấy 21
loài, đây là nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho các
loài cá, nhưng chỉ thường tập trung ở các loài cá có kích cỡ nhỏ ăn thiên về
thực vật nhiều hơn (Bảng 4.3)
24
Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài theo thủy vực
Stt
Bộ
1
2
3
Osteoglossiformes
Anguilliformes
Clupeiformes
4
5
Cypriniformes
Siluriformes
6
7
8
Beloniformes
Synbranchiformes
Perciformes
9
10
Tetraodontiformes
Pleuronectifomes
Tổng
Thủy vực
% Sông cấp 2 Kênh/rạch
Sông cấp 1
% Sông cấp 1
Sông cấp 2
0
0
1
4
1
3
0
0
1
3
3
5
3
10
10
16
0
2
7
2
0
7
26
7
0
1
9
6
0
3
28
19
0
0
5
6
0
0
24
29
1
1
13
1
3
3
3
42
3
10
1
2
11
1
0
4
7
41
4
0
0
3
11
1
0
0
9
34
3
0
0
2
8
0
0
0
10
38
0
0
31
100%
27
100%
32
100%
21
100%
25
% Kênh/rạch
Ruộng % Ruộng
Ở thủy vực kênh/ rạch, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế nhất với
11/31 loài chiếm 34%, kế tiếp là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 9/32 loài
chiếm 28%, còn lại các bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 6 loài chiếm 19%, bộ
Mang liền (Synbranchiformes) với 3 loài (9%), bộ cá Trích (Clupeiformes) và
bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) mỗi bộ
là 1 loài (3%). Đối với thủy vực sông cấp 1, với 13/32 loài thu được ở thủy
vực này thì bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế nhất trong thủy vực
(42%), bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 5 loài (16%), các bộ còn lại mỗi bộ
chỉ xuất hiện từ 1-3 loài. Đa số các loài xuất hiện ở sông cấp 2 đều thuộc bộ cá
Vược (Perciformes) với 11/27 loài chiếm 41%, bộ cá Chép (Cypriniformes) 7
loài (26%), các bộ Mang liền (Synbranchiformes), bộ cá Da trơn
(Siluriformes), bộ cá Trích (Clupeiformes), bộ Thát lát (Osteoglossiformes),
bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) mỗi bộ xuất hiện 1-2 loài trong tổng 27 loài
thu được ở thủy vực. Trong 21 loài thu được ở thủy vực ruộng thì có 8 loài
thuộc bộ cá Vược (Perciformes) chiếm 38% và đây cũng là bộ có số lượng loài
nhiều nhất trong thủy vực ruộng, bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 6 loài
(29%), bộ cá Chép (Cypriniformes) với 5 loài (24%) và bộ Mang liền
(Synbranchiformes) với 2 loài (10%). Các loài cá có khả năng phân bố rộng
trên các thủy vực, sự phân bố này tùy thuộc đặc điểm địa hình của từng thủy
vực cũng như đặc điểm sinh học và vào kích cỡ lớn nhỏ của các cá thể trong
loài. Nhìn chung, trong 4 thủy vực tự nhiên được nghiên cứu tại địa bàn thì bộ
cá Vược (Perciformes) đều chiếm ưu thế nhất (Phụ lục II).
So sánh kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng & ctv
(2012) trong Mô tả định loại cá ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam
thì trong tổng 62 loài thu được đã trùng khớp với 62/322 loài ở ĐBSCL.
4.2. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng và
cá bống cát ở huyện Châu Thành.
4.2.1 Quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Kết quả phân tích của 174 mẫu cá thu được với 67 mẫu cá đực và 107
mẫu cá cái đã xác định được mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng
thân của cá bống trứng theo phương trình hồi qui của cá cái là W =
0,0247L2,6531, hệ số R2 = 0,9104 với chiều dài dao động trong khoảng 4,3 10,2 cm và khối lượng từ 1,06 - 12,22 g; và phương trình hồi qui của cá đực là
W = 0,0241L2,6236, hệ số R2 = 0,893 với chiều dài dao động trong khoảng 4,5 10,2 cm và khối lượng từ 1,28 - 11,6 g (Hình 4.1).
26
Cá Đực
Cá Cái
KHối lượng thân (g)
14
Cá cái: W = 0,0247L2,6531
R2 = 0,9104
n = 107
12
10
8
6
4
Cá Đực: W = 0,0241L2,6236
R2 = 0,893
n = 67
2
0
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Chiều dài tổng (cm)
Hình 4.1: Phương trình hồi qui giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của cá
bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Từ kết quả ở phương trình hồi qui của cá bống trứng cho thấy sự sinh
trưởng của cá bống trứng theo chiều dài tổng và khối lượng thân cá có mối
quan hệ rất chặt chẽ (cá bống trứng cái) và khá chặt chẽ (cá bống trứng đực),
phù hợp với qui luật sinh trưởng của cá. Ở giai đoạn còn nhỏ, khi cá đạt chiều
dài nhỏ hơn 5,5 cm thì cá có sự tăng nhanh về chiều dài, nhưng khi cá đạt
chiều dài từ khoảng 5,5 đến 8,5 cm thì sự tăng trưởng về chiều dài và khối
lượng tương đương nhau.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Trúc Bình (2009) và Lê Thị
Ngọc Thanh (2010) cho thấy có sự khác biệt nhưng không nhiều. Trong
nghiên cứu của Ngô Trúc Bình ở Trà Vinh thì hệ số tương quan giữa chiều dài
tổng và khối lượng thân cá là R2 = 0,9837. Cũng theo Lê Thị Ngọc Thanh
(2010) có phương trình hồi qui ở Bạc Liêu là W = 0,0089L3,2313, R2 = 0,9715
và ở Sóc Trăng là W = 0,0192L2,8481, R2 = 0,9456.
Kết quả nghiên cứu này so sánh với các nghiên cứu khác nhận thấy ở
mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mối quan hệ giữa chiều dài và khối
lượng của cá cũng có sự khác nhau và đều tuân theo qui luật chung là tăng
nhanh theo chiều dài trong giai đoạn đầu và tăng nhanh theo khối lượng ở giai
đoạn sau, nguyên nhân tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu là để vượt khỏi
sự chèn ép của kẻ thù, còn tăng nhanh về khối lượng ở giai đoạn sau là do cá
tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho quá trình thành thục và sinh sản.
27
4.2.2 Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân cá bống cát
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Kết quả phân tích của 191 mẫu cá với 73 mẫu cá đực và 118 mẫu cá cái
thu được đã xác định được mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân
của cá bống cát theo phương trình hồi qui của cá cái là W = 0,0244L2,5611, hệ
số R2 = 0,9094 với chiều dài tổng dao động từ 7,7 - 15,8 cm và khối lượng
thân dao động từ 4,19 - 32,72 g; và của cá đực là W = 0,0129L2,8131, hệ số R2 =
0,8893 với chiêu dài tổng dao động từ 8,8 - 16,3 cm và khối lượng thân dao
động từ 5,96 - 38,31 g (Hình 4.2).
Cá cái
Cá đực
45
Khối lượng thân (g)
40
Cá cái: W = 0,0244L2,5611
R2 = 0,9094
n = 118
35
30
25
20
15
10
Cá đực: W = 0,0129x 2,8131
R2 = 08893
n = 73
5
0
6
8
10
12
14
16
18
Chiều dài tổng (cm)
Hình 4.2: Phương trình hồi qui giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống
cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Do hạn chế về thời gian và ngư cụ khai thác, mẫu cá được thu có thể bị
giới hạn về kích cỡ và khối lượng, chưa thu được ở nhiều khích cỡ khác nhau.
Tuy nhiên, qua phương trình hồi qui của cá bống cát ở Hình 4.2 cho thấy có
mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của cá bống
cát cái và khá chặt chẽ của cá bống cát đực.
So sánh kết quả phương trình hồi qui của cá bống cát ở địa bàn nghiên
cứu thuyện Châu Thành với các nghiên cứu khác cho thấy có sự khác biệt ở
các khu vực khác nhau (Bảng 4.4).
28
Bảng 4.4: So sánh phương trình hồi qui của cá bống cát trong nghiên cứu này
với các nghiên cứu khác
KV
Nghiên cứu
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cần Thơ
Châu Thành
- Hậu Giang
Lê Thị Ngọc
Thanh (2010)
W = 0,0123L2,8462
R2 = 0,9803
W = 0,0095L2,9452
R2 = 0,9751
-
Phạm Thị Mỹ
Xuân (2012)
Nghiên cứu này
-
-
-
-
W = 0,0082L2,9835
R2 = 0,9768
-
-
-
-
Cá cái: W= 0,0244L2,5611
R2 = 0,9094
Cá đực: W =0,0129L2,813
R2 = 0,8893
Qua Bảng 4.4 nhận thấy ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mối
tương quan chiều dài và khối lượng của cá cũng có sự khác nhau. Theo
Nguyễn Văn Kiểm (2005), có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này,
khi cá ở giai đoạn còn nhỏ thì tăng trưởng nhanh về chiều dài để kích thước cơ
thể vượt qua kích cỡ của con mồi, khi đến giai đoạn trưởng thành chúng tăng
nhanh về khối lượng vì giai đoạn này cá tích lũy vật chất dinh dưỡng để chuẩn
bị cho quá trình sinh sản.
4.3. Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống trứng Eleotris melanosoma
Bleeker, 1853
4.3.1 Hệ số điều kiện CF
Sự biến đổi về chiều dài và khối lượng thân cá bị ảnh hưởng bởi sự
biến đổi về nguồn thức ăn và các vật chất dinh dưỡng do môi trường biến đổi
theo mùa vụ. Thông qua sự biến động của hệ số điều kiện CF có thể đưa ra
những giả thuyết về các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mối tương quan giữa
chiều dài tổng và khối lượng thân cá. Dựa vào hệ số của phương trình hồi qui
giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá tính được hệ số điều kiện CF cá
bống trứng qua các tháng (Hình 4.3).
29
Cá cái
Cá đực
Biến động CF của cá bống
trứng
0.032
0.03
0.028
0.026
0.024
0.022
0.02
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.3: Biến động CF của cá bống trứng đực và cá bống trứng cái
Hệ số CF của cá đực cao nhất vào tháng 9 (CF = 0,02809) và thấp ở
tháng 10 (CF = 0,02273), tháng 11 (CF = 0,02284). Đối với cá cái hệ số CF
cao nhất ở tháng 8 (CF = 0,02759) và thấp nhất ở tháng 11 (CF = 0,02069. Đối
với cá đực, hệ số CF cao vào tháng 9 có thể do đây là mùa lũ, thức ăn phong
phú tạo điều kiện thuận lợi cho cá được sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, đối với
cá cái thì hệ số CF lại giảm nguyên nhân vì đây có thể là giai đoạn sinh sản
nên phải tốn năng lượng cho việc nuôi trứng và sinh sản. Tuy nhiên, nếu chỉ
dựa vào hệ số điều kiện CF thì chưa thể kết luận được mùa vụ sinh sản của cá
bống trứng.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Cao Nhựt Trường (2012) nhân thấy
kết quả có sự tương đồng. Hệ số CF của cá bống trứng phân bố ở dọc tuyến
sông Hậu tỉnh Vĩnh Long cao vào tháng 9 và giảm ở các tháng sau (cá đực),
cao vào tháng 8 và giảm vào tháng 9, 10, 11 (cá cái); kết quả nghiên cứu này
tương đối phù hợp với kết quả của tác giả Cao Nhựt Trường (2012).
4.3.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục (GĐTT) sinh dục của cá bống
trứng
Sự biến động các giai đoạn thành thục sinh dục của cá bống trứng cái
qua các tháng thu mẫu được thể hiện ở Hình 4.4
30
Tỷ lệ thành thục (%) cá cái
100
90
80
70
60
GĐ IV
50
GĐ III
40
GĐ I-II
30
20
10
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.4: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống trứng
Hình 4.4 cho thấy cá cái xuất hiện ở các giai đoạn từ I đến IV, giai đoạn
IV cao nhất vào tháng 9, tháng 11 không thấy xuất hiện giai đoạn IV. Trong
quá trình phân tích không tìm thấy buồng trứng ở giai đoạn V và VI do trong
quá trình thu mẫu không thu được mẫu cá ở giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng và sau
khi đẻ trứng.
Tương tự buồng trứng, buồng tinh cá bống trứng cũng đạt giai đoạn III
cao vào tháng 9 (Hình 4.5).
Tỷ lệ thành thục (%) cá đực
100
90
80
70
60
GĐ IV
50
GĐ III
40
GĐ I-II
30
20
10
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.5: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống trứng
Có thể thấy buồng tinh cá bống trứng chỉ xuất hiện ở giai đoạn I-II và
giai đoạn III, giai đoạn III đạt cao nhất vào tháng 9 (20%); tháng 7 và tháng 11
không tìm thấy giai đoạn III. Trong quá trình phân tích không tìm thấy giai
31
đoạn IV và V, có thể đây là do tập tính sinh sản của cá hoặc trong lúc thu mẫu
chỉ thu được những loài có kích cỡ nhỏ.
4.3.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI)
Hệ số thành thục sinh dục (GSI) là một trong những chỉ số dùng để dự
đoán mùa vụ sinh sản và là điều kiện để nhận biết mức độ thành thục của sản
phẩm sinh dục.
Qua 5 đợt thu mẫu, kết quả đã xác định được hệ số thành thục (GSI)
của cá bống trứng được thể hiện ở Hình 4.6
Hệ số thành thục (GSI) (%) cá
bống trứng
Cá cái
Cá đực
35
30
25
20
15
10
5
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.6: Hệ số thành thục sinh dục của cá bống trứng
Dựa vào kết quả thể hiện ở Hình 4.6 hệ số thành thục (GSI) của cá
bống trứng cái cao hơn cá bống trứng đực, nguyên nhân có thể đây là mùa lũ,
nguồn thức ăn dồi dào (cá tạp, mùn bã hữu cơ, giáp xác,…) từ các nhánh sông
đổ về tạo điều kiện cho sự thành thục của cá cái diễn ra mạnh mẽ nên khối
lượng tuyến sinh dục cá cái lớn hơn cá đực rất nhiều so với con đực trong
cùng một giai đoạn thành thục. Măt khác, theo nhận định của Cole (1982) cho
rằng đối với nhiều loài cá bống con đực thành thục thường có tập tính ấp trứng
trong hang, do đó trong thời gian thu mẫu không thu được cá đực ở giai đoạn
IV và rất ít giai đoạn III, chỉ thu được cá ở giai đoạn I-II là chủ yếu. Vì vậy, hệ
số thành thục (GSI) của cá đực tương đối thấp.
Hình 4.6 cho thấy hệ số thành thục (GSI) của cá bống trứng đực và cá
cái cao từ tháng 7 đến tháng 9 và đạt giá trị cao nhất vào tháng 9 (cá cái:
CF=23,30221; cá đực: CF=1,16651); giảm dần ở tháng 10 và tháng 11 và đạt
giá trị thấp nhất vào tháng 11 (cá cái: CF=2,58783; cá đực: CF=0,81237). Sự
suy giảm giá trị GSI của cá cái ở hai tháng 10 và 11 có thể do cá đã tham gia
sinh sản trước đó, lúc này tuyến sinh dục của cá chỉ còn lại các tế bào trứng ở
32
giai đoạn I-II, III nên khối lượng tuyến sinh dục giảm. Còn sự suy giảm giá trị
GSI ở cá đực vào tháng 10 và tháng 11 có thể do trong lúc thu mẫu chỉ thu
được những loài ở giai đoạn I-II có kích thước nhỏ. Mặt khác, hệ số CF của cá
bống trứng cái thấp vào tháng 9. Theo nhận định của Nguyễn Văn Kiểm
(1999) cho rằng khi tuyến sinh dục hoàn tất quá trình tích lũy dinh dưỡng cũng
là thời điểm những chất dinh dưỡng trong cơ, gan và các tổ chức khác là thấp
nhất. Hơn nữa, tháng 9 là tháng có mức thành thục cao nhất với tỷ lệ cá cái ở
giai đoạn IV chiếm 30%. Đối với cá đực, tháng 9 có tỷ lệ cá đực ở giai đoạn
III cao nhất chiếm tỉ lệ 20%. Từ những kết quả trên cho thấy tháng 9 là tháng
đỉnh điểm thời kì sinh sản của cá bống trứng sau đó giảm dần. Tuy nhiên, do
thời gian nghiên cứu ngắn nên không thể kết luận đây là mùa vụ sinh sản của
cá bống trứng.
4.3.4 Hệ số tích lũy năng lƣợng (HSI)
Với kết quả phân tích mẫu cá bống trứng trong 5 tháng, hệ số tích lũy
năng lượng (HSI) của cá đực và cá cái được thể hiện ở Hình 4.7
Biến động HSI (%) cá bống
trứng
Cá cái
Cá đực
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.7: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống trứng đực và cái
Hình 4.7 cho thấy rằng hệ số HSI của cá bống trứng cái giảm từ tháng 7
đến tháng 9 và tăng trở lại vào tháng 10 đạt giá trị cao nhất là 4,07503%. Đối
với cá bống trứng đực, hệ số HSI giảm từ tháng 7 đến tháng 8 và tăng trở lại
vào tháng 9 và đạt giá trị cao nhất là 3,12366% và giảm dần về các tháng với
giá trị thấp nhất vào tháng 11 là 1,21646%.
Ở cá bống trứng cái, hệ số HSI giảm từ tháng 7 đến tháng 9 có thể do
đây là tháng sinh sản cá sử dụng một lượng lớn năng lượng cho sự phát triển
tuyến sinh dục nên đây là nguyên nhân làm cho hệ số HSI giảm. Tuy nhiên,
đối với cá đực hệ số HSI lại cao vào tháng 9 nguyên nhân là do trong lúc thu
mẫu chỉ thu được mẫu ở kích cỡ nhỏ, vì đây là tập tính của cá đực vào thời
33
gian sinh sản. Tháng 11 hệ số tích lũy năng lượng của cả cá bống trứng đực và
cá bống trứng cái đều giảm, có thể vì cá đang trong giai đoạn sau sinh sản
chưa kịp tích lũy năng lượng.
Kết hợp với các hệ số CF, GSI và sự biến động các GĐTT của cá bống
trứng được trình bày ở phần trước thì có thể nhận định rằng cá tập trung sinh
sản vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn
nên không thể kết luận mùa vụ sinh sản của cá bống trứng.
4.3.5 Sức sinh sản của cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Sức sinh sản là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản.
Sức sinh sản của cá bống trứng được xác định dựa trên việc phân tích mẫu đại
diện của 19 mẫu cá bống trứng phân bố ở huyện Châu Thành được thể hiện ở
Bảng 4.5 và Hình 4.12
Bảng 4.5: Sức sinh sản (SSS) của cá bống trứng ở huyện Châu Thành
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Chiều dài
tổng (cm)
8,5
7,5
6,4
6,2
7,7
7,4
5,2
5,1
6,9
7,3
7
5
4,9
6,4
4,3
4,8
5,5
4,4
4,4
8,5
4,3
Khối lƣợng
thân (g)
10,06
5,98
3,7
3,02
7,89
6,18
1,97
2,3
4,83
6,13
5,06
1,86
1,77
3,54
1,06
1,48
2,35
1,14
1,31
10,06
1,06
Khối lƣợng
TSD (g)
2,57
1,24
0,56
0,36
1,08
0,82
0,38
0,32
0,65
1,4
0,82
0.29
0,29
0,46
0,16
0,18
0,37
0,18
0,26
2,57
0,16
SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)
86.125
49.058
41.016
29.707
77.436
51.055
19.038
24.821
42.792
55.934
46.068
18.891
14.297
34.765
3.072
12.609
27.796
10.341
11.746
86.125
3.072
SSS tƣơng đối
(trứng /cá cái)
8.561
8.204
11.085
9.837
9.814
8.261
9.664
10.792
8.860
9.125
9.104
10.156
8.077
9.820
2.898
8.520
11.828
9.071
8.966
11.828
2.898
Kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy sức sinh sản của cá bống trứng tương đối
cao với SSS tuyệt đối có giá trị dao động từ 3.072 đến 86.4125 trứng/cá cái và
SSS tương đối dao động từ 2.898 đến 11.828 trứng/g cá cái.
So sánh với kết quả của Cao Nhựt Trường (2012) cho thấy sức sinh sản
của cá bống trứng ở nghiên cứu này tương đối cao. Ở nghiên cứu của Cao
Nhựt Trường (2012), cá bống trứng phân bố dọc tuyến sông Hậu tỉnh Vĩnh
34
SSS tuyệt đối (trứng/cá cái)
Long có SSS tuyệt đối dao động từ 253 – 3.720 trứng/cá cái. Sự chênh lệch kết
quả này có thể do ảnh hưởng của khối lượng cá đến sức sinh sản. Điều này
được phân tích hồi qui qua 19 mẫu cá cái cho thấy sức sinh sản tuyệt đối và
khối lượng thân của cá cái có mối tương quan theo qui luật hàm số mũ với
phương trình hồi qui FA = 7699,9W1,122 (Hình 4.8).
120000
F = 7699,9W 1,122
R2 = 0,8859
n = 19
100000
80000
60000
40000
20000
0
0
2
4
6
8
10
12
Khối lượng cá (g)
Hình 4.8: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và SSS tuyệt đối của
cá bống trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
Hình 4.8 cho thấy khối lượng thân cá và sức sinh sản tuyệt đối có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua hệ số R2 = 0,8859. Điều đó cho thấy khi
khối lượng cá tăng lên thì SSS tuyệt đối của cá cũng tăng lên theo qui luật hàm
số mũ.
4.4 Đặc điểm sinh học sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton,
1822)
4.4.1 Hệ số điều kiện CF
Tương tự cá bống trứng, hệ số điều kiện CF của cá bống cát cũng có ý
nghĩa rất quan trọng trong dự báo mùa vụ sinh sản của cá. Kết quả phân tích
hệ số điều kiện CF của cá bống cát được minh họa ở Hình 4.9.
35
Biến động CF của cá bống cát
Cá cái
Cá đực
0.03
0.025
0.02
0.015
0.01
0.005
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.9: Biến động CF của cá bống cát đực và cá bống cát cái
Biến động CF cá bống cát cái cao hơn cá bống cát đực. Ở cá đực, hệ số
CF cao nhất vào tháng 9 (CF =0,01380) và thấp nhất vào tháng 10 (CF =
0,01198). Ở cái cái, hệ số CF cao nhất tháng 8 (CF = 0,02639) và thấp nhất
vào tháng 11 (CF = 0,02237). Tuy nhiên, cũng như cá bống trứng nếu chỉ dựa
vào hệ số điều kiện CF thì chưa thể kết luận được mùa vụ sinh sản của cá bống
cát.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) và Lê
Thị Ngọc Thanh (2010) cho thấy có sự sai khác nhưng không đáng kể. Hệ số
điều kiện CF của cá bống cát ở Cần Thơ (Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012) cao nhất
vào tháng 11 và thấp nhất vào tháng 10; hệ số số diều kiện CF của cá bống cát
ở Bạc Liêu và Sóc Trăng (Lê Thị Ngọc Thanh, 2010) cao nhất vào tháng 1 và
thấp nhất vào tháng 11.
4.4.2 Sự biến động các GĐTT sinh dục
Tương tự cá bống trứng, sự biến động các giai đoạn thành thục sinh dục
của cá bống cát cái qua các tháng thu mẫu được thể hiện ở Hình 4.10
36
Tỷ lệ thành thục (%) cá cái
100
90
80
70
60
GĐ IV
50
GĐ III
40
GĐ I-II
30
20
10
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.10: Tỷ lệ các GĐTT của buồng trứng cá bống cát
Hình 4.10 cho thấy giai đoạn IV của buồng trứng cá bống cát xuất hiện
cao nhât vào tháng 9 (26%), không xuất hiện buồng trứng giai đoạn IV ở tháng
11, giai đoạn I-II và III xuất hiện đầy đủ từ tháng 7 đến tháng 11. Cũng như cá
bống trứng, trong quá trình thu và phân tích mẫu không tìm thấy giai đoạn V
và VI.
Với 68 mẫu cá bống trứng đực, đã xác định được các giai đoạn phát
triển của buồng tinh từ tháng 7 đến tháng 11 và sự biến động này được thể
hiện qua Hình 4.11
Tỷ lệ thành thục (%) cá đực
100
90
80
70
60
GĐ IV
50
GĐ III
40
GĐ I-II
30
20
10
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng
Hình 4.11: Tỷ lệ các GĐTT của buồng tinh cá bống cát
Buồng tinh cá bống cát chỉ xuất hiện giai đoạn I-II và giai đoạn III, giai
đoạn III xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9 và đạt giá trị cao nhất vào tháng 9
(11%). Ở cá bống cát cũng không tìm thấy buồng tinh giai đoạn IV và rất ít ở
giai đoạn III. do ở cá đực thành thục thường có tập tính ấp trứng trong hang.
37
4.4.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI)
Tương tự cá bống trứng, hệ số thành thục (GSI) của cá bống cát cũng
được nghiên cứu trong 5 đợt thu mẫu. Kết quả nghiên cứu về sự biến động hệ
số thành thục được thể hiện ở Hình 4.12
Biến động GSI (%) cá bống cát
Cá cái
Cá đực
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.12: Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát
Hệ số thành thục (GSI) của cả cá bống cát đực và cá bống cát cái cao
nhất vào tháng 9 sau đó giảm dần. Đối với cá bống cát đực, hệ số GSI cao nhất
vào tháng 9 (0,62449%) và thấp nhất vào tháng 7 (0.39376%). Đối với cá
bống cát cái, hệ số GSI cao nhất vào tháng 9 (13,2772%) và thấp nhất vào
tháng 11 (2,79174%).
Tương tự cá bống trứng, hệ số thành thục (GSI) của cá bống cát cái cao
hơn cá đực, nguyên nhân cũng có thể do đây là mùa lũ nguồn thức ăn dồi dào
(cá tạp, mùn bã hữu cơ, giáp xác,…) tạo điều kiện cho sự thành thục của cá cái
diễn ra mạnh mẽ nên khối lượng tuyến sinh dục cá cái lớn hơn cá đực rất
nhiều.
So sánh với nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Xuân (2102) ở TP .Cần Thơ
nhận thấy hệ số GSI của cá bống cát phân bố ở Cần Thơ cao từ tháng 9 đến
tháng 10 và giảm dần về các tháng tiếp theo , kết quả nghiên cứu này có sự sai
khác nhưng không đáng kể so với kết quả nghiên cứu tác giả Phạm Thị Mỹ
Xuân (2012). Tuy nhiên, tương tự cá bống trứng do thời gian nghiên cứu ngắn
nên không thể kết luận được mùa vụ sinh sản của cá bống cát.
38
4.4.4 Hệ số tích lũy năng lƣợng (HSI)
Kết quả nghiên cứu về hệ số tích lũy năng lượng của cá bống cát được
thể hiện qua Hình 4.13
Biến động HSI (%) cá bống cát
Cá cái
Cá đực
7
6
5
4
3
2
1
0
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Thời gian
Hình 4.13: Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá bống cát đực và cái
Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) cá bống cát đực cao nhất vào tháng 7
là 5,20952% và thấp nhất vào tháng 10 là 2,39666% .Hệ số HSI của cá cái
giảm dần từ tháng 7 (3,96308%) đến tháng 9 và đạt giá trị là 3,02694%.
Theo nhận định của tác giả Hoar và ctv., (1979) và tác giả Hirshfield
(1980) cho rằng trong suốt mùa vụ sinh sản, các loài động vật sử dụng một
lượng lớn năng lượng cho sự phát triển tuyến sinh dục, nếu nguồn thức ăn bị
hạn chế thì quá trình phát triển tuyến sinh dục sẽ sử dụng nguồn năng lượng
được dữ trữ ở gan và đây là nguyên nhân làm cho giá trị hệ số HSI giảm (được
trích dẫn bởi Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012). Những nhận định trên đã giả i thích
cho sự thay đổi hệ số HSI của cá bống cát qua các tháng. Tuy nhiên, vào tháng
10 và tháng 11 hệ số HSI chưa tăng trở lại cũng có thể do cá đang trong giai
đoạn sau sinh sản chưa kịp tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho quá trình sinh
sản tiếp theo. Kết hợp với hệ số thành thục (GSI) có thể dự đoán cá sinh sản
vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Nhưng vì thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa
thể xác định chính xác mùa vụ của cá bống cát.
39
4.4.5 Sức sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Kết quả sức sinh sản của 20 mẫu cá bống cát phân bố ở huyện Châu
Thành tỉnh Hậu Giang được thể hiện ở Bảng 4.6
Bảng 4.6: Sức sinh sản (SSS) của cá bống cát ở huyện Châu Thành
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Chiều dài
tổng (cm)
12,6
11,5
11,3
13,8
11,6
11
10,1
14,4
12,6
15,3
11,4
10
9,9
11,3
10,9
10,4
7,7
12,5
12,5
13,1
15,3
7,7
Khối lƣợng
thân (g)
14,29
15,13
13,64
21,78
15,04
12,02
14,66
13,49
17,91
28,63
13,1
9,76
7,78
12,28
12,32
11,71
4,19
14,62
14,63
15,69
28,63
4,19
Khối lƣợng
TSD (g)
1,19
2,03
1,84
2,6
1,97
1,56
2,14
1,27
2,44
2,86
1,36
1,28
0,65
1,36
1,35
1,03
0,62
1,16
1,23
1,15
2,86
0,62
SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)
45.696
43.657
43.707
62.631
39.098
36.853
49.245
44.365
48.702
66.872
34.303
29.584
22.055
45.209
44.666
42.473
18.437
44.936
50.711
52.742
66.872
18.437
SSS tƣơng đối
(trứng/cá cái)
3.198
2.885
3.204
2.876
2.600
3.066
3.359
3.289
2.719
2.336
2.619
3.031
2.835
3.681
3.625
3.627
4.400
3.074
3.466
3.361
4.400
2.336
Từ kết quả ghi nhận ở Bảng 4.6 nhận thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá
bống cát dao động từ 18.437 đến 66.872 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối
dao động từ 2.336 đến 4.400 trứng/g cá cái.
So sánh với kết quả nghiên cứu cá bống cát của Lê Thị Ngọc Thanh
(2010) ở Bạc Liêu - Sóc Trăng và Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) ở thành phố Cần
Thơ nhận thấy có sự khác biệt (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: So sánh sức sinh sản trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác
Khu vực
Nghiên cứu
SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)
SSS tƣơng đối
(trứng/g cá cái)
Bạc Liêu
Sóc Trăng
TP. Cần Thơ
Châu Thành Hậu Giang
3.881 - 13.985
13.028 -117.214
16.985 - 77.298
1.577 ± 381
1.233 - 1.957
1.760 - 2795
Lê Thị Ngọc Thanh (2010)
Lê Thị Ngọc Thanh (2010)
Phạm Thị Mỹ Xuân (2012)
18.437 – 68.872
2.336 - 4.311
Nghiên cứu này
40
Tác giả
Sự chênh lệch kết quả này có thể do ảnh hưởng của khối lượng thân cá
đến sức sinh sản. Tuy nhiên, sự khác biệt sức sinh sản ở nghiên cứu này không
đáng kể so với sức sinh sản cá bống cát phân bố ở thành phố Cần Thơ với SSS
tuyệt đối dao động từ 16.985 đến 77.298 trứng/cá cá i và SSS tương đối dao
động từ 1.760 đến 2795 trứng/g cá cái. Thế nhưng, sức sinh sản cá bống cát ở
nghiên cứu này có giá trị cao hơn cá bống cát phân bố ở Bạc Liêu (SSS tuyệt
đối: dao động từ 3.881 - 13.985 trứng/cá cái; SSS tương đối: 1.577 ± 381
trứng/cá cái) và có giá trị thấp hơn cá bống cát phân bố ở Sóc Trăng (SSS
tuyệt đối: 13.028 -117.214 trứng/cá cái; SSS tương đối: 1.233 - 1.957 trứng/g
cá cái).
SSS tuyệt đối (trứng/cá cái)
Kết quả phân tích 20 mẫu cá cái cho thấy SSS tương đối và khối lượng
thân của cá cái có mối tương quan theo qui luật hàm số mũ với phương trình
hồi qui F = 5911,1W0,7542 (Hình 4.14).
80000
F = 5911,1W 0,7542
R2 = 0,868
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
0
5
10
15
20
25
30
35
Khối lượng thân cá (g)
Hình 4.14: Phương trình hồi qui giữa khối lượng thân cá và SSS tuyệt đối của
cá bống cát ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
Dựa vào kết quả phương trình hồi qui ở Hình 4.13 nhân thấy khối
lượng thân cá và sức sinh sản tương đối có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau
thông qua hệ số R2 = 0,868. Điều này cũng cho thấy rằng khi khối lượng cá
tăng lên thì SSS tương đối của cá cũng tăng lên theo qui luật hàm số mũ.
41
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Có 62 loài thuộc 33 họ, 10 bộ được ghi nhận phân bố trong các loại
hình thủy vực sông cấp 1, sông cấp 2, kênh/rạch và thủy vực ruộng ở huyện
Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
Mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của cá bống trứng
và cá bống cát được xác định theo phương trình hồi qui W = aLb với hệ số a
dao động từ 0,0129 – 0,0247, hệ số b từ 2,5611 – 2,8131 và độ chặt chẽ R2 từ
0,8893 – 0,9104. Biến động CF của cá bống trứng và cá bống cát dao động
trong khoảng 0,01198 – 0,02809.
Cá bống trứng và cá bống cát phân bố ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang đều tập trung sinh sản cao nhất vào tháng 9. Sức sinh sản tuyệt đối của
cá bống trứng và cá bống cát lần lượt dao động từ 3.072 – 86.125 trứng/cá cái
và 18.437 – 66.872 trứng/cá cái; và sức sinh sản tương đối lần lượt dao động
từ 2.898 – 11.828 trứng/g cá cái và 2.336 – 4.400 trứng/g cá cái.
5.2 Đề xuất
Nên thu mẫu bằng nhiều ngư cụ khác nhau để có thể thu được đa dạng
thành phần loài hơn.
Tiếp tục nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống
trứng và cá bống cát trong thời gian dài để có cơ sở cho một số nhận định về
mùa vụ sinh sản và bổ sung đầy đủ hơn về đặc điểm sinh học và sinh sản của
cá bống trứng và cá bống cát ở khu vực nghiên cứu huyện Châu Thành tỉnh
Hậu Giang.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2013. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang.
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=283
40674&cn_id=479935.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, 2013. Chiến lược
phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn
đến 2020. Http: www.haugiang.gov.vn (cập nhật tháng 8/2013).
Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2013. Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học
thủy sản vùng ĐBSCL. Http://sonongnghiep.haugiang.gov.vn/Default.
aspx?tabid=78&NDID=216 (cập nhật ngày 30/5/2013).
Cole, K. S, 1982. Male reproductive behaviour and spawning sucsess in a
temperature zone goby, Coryphypterus nicholsi, J.Zool.60.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013. Thông tin được cập nhật từ
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=5&pageid
=3348&siteid=1 (cập nhật tháng 8/2013).
Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, 2013. Thông tin tổng quan về tỉnh Hậu
Giang. Http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=
article& id=1162&Itemid=162 (truy cập tháng 8/2013).
Đinh Minh Quang, 2008. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá trên sông
Hậu thuộc địa phân An Phú – An Giang. Tạp chí khoa học trường Đại
học Cần Thơ. Số 9, trang 213 – 220.
Hồ Huỳnh Như, 2012. Thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang và đặc điểm sinh học của cá sặc bướm. Luận
văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Thị Ngọc Thanh, 2010. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số
loài cá bống kinh tế phân bố ở tỉnh Bạc Liêu Và Sóc Trăng. Luận văn
tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần
Thơ, 58 trang.
Luna and Susan M, 2013. Fishbase. Word Wide Web electronic publication
available at www.fishbase.org, cập nhật 8/2013.
Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật Hà Nội, 123 trang.
Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa
Bạch Loan, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 350 trang.
Mai Văn Hiếu, 2012. Thành phần loài cá Phân bố trên tỉnh Kiên Giang. Luận
văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần thơ, 124 trang.
Ngô Trúc Bình, 2009. Đặc Điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống
phân bố ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa thủy sản,
trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phương Vy, 2012. Xác định thành phần loài của một số loài cá kinh tế
và đặc điểm sinh học của cá bống cát trắng Glossogobius arsipapillus ở
43
vùng đệm hu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ, 85 trang.
Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội.
Nguyễn Văn Kiểm, 1999. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các loài
cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất cá giống, tủ sách Đại
học Cần Thơ, 79 trang.
Ofxakun và N.A.Buskala, 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên
cứu chu kỳ sinh dục của cá. Nhà xuất bản nông nghiệp, 47 trang.
Phạm Đình Văn, 2009. Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các
loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, 139 trang.
Phạm Tân Tiến, 2010. Cơ sở sinh lý cá và những ứng dụng vào thực tế sản
xuất. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 217 trang.
Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012. Thành phần loài cá bống (họ gobiidae và họ
eleotridae) và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
(Glossogobius giuris Hamilton, 1822) phân bố ở Cần Thơ. Luận văn tốt
nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ, 59 trang.
Phan Văn Thảo, 2009. Khảo sát thành phần loài và đặc điểm sinh học của một
số loài cá phân bố ở thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học.
trường Đại học Cần Thơ.
Tổng cục thủy sản, 2013. Điểm báo hằng ngày. Thông tin được cập nhật tại
Website: tongcucthuysan.gov.vn (cập nhật tháng 8/2013)
Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm, 2004. Giáo trình Phương pháp nghiên
cứu sinh học cá. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 81 trang.
Trần Đắc định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng,
Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo, 2012. Mô tả định loại cá
ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam. NXB Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ,
361 trang.
Vietgle, Châu Thành – Hậu Giang, 2013. Thông tin được cập nhật từ
http://mobile.vietgle.vn/detail.aspx?key=huy%E1%BB%87n+Ch%C3
%A2u+Th%C3%A0nh&type=A0 (cập nhật tháng 8/2013).
Vũ Cẩm Lương, 2008. Đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản Việt Nam, nguồn
tin từ Tổng hợp Đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản. Http://fishviet.
com/fishviet/index.php?page=hom&content=11&article=32 (cập nhật
ngày 15/8/2013).
Wikipedia, Hậu Giang, 2013. Thông tin được cập nhật từ http://vi.wikipedia.
org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang (cập nhật tháng 8/2013).
44
Phụ lục I: Thành phần loài cá phân bố ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang
Stt
Tên khoa học
Tên tiếng việt
I
(1)
1
II
(2)
2
III
(3)
3
(4)
4
5
IV
(5)
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
(6)
17
V
(7)
18
(8)
19
(9)
20
21
(10)
22
Osteoglossiformes
Notopteridae
Chitala ornata (Gray, 1831)
Anguilliformes
Muraenesocidae
Muraenesox bagio (Hamilton, 1822)
Clupeiformes
Clupeidae
Corica laciniata Fowler, 1935
Engraulidae
Septipinna taty (Valenciennes, 1848)
Coilia lindmani (Bleeker, 1864)
Cypriniformes
Cyprinidae
Paralaubuca typus Bleeker, 1864
Rasbora paviana Tirant, 1885
Rasbora aurotaenia Tirant, 1885
Esomus metallicus Ahl, 1923
Rasbora dusonensis (Bleeker, 1950)
Puntioplites proctozystron (Bleeker, 1865)
Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1864)
Puntius brevis (Bleeker, 1864)
Puntius orphoides (Valenciennes, 1842)
Cyclocheilichthys lagleri Sontira, 1989
Henicorhynchus lobatus Smith, 1945
Botiidae
Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864)
Siluriformes
Loricariidae
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
Plotosidae
Plotosus canius Hamilton, 1822
Clariidae
Clarias macrocephalus Gunther, 1864)
Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)
Pangasiidae
Pangasius elongatus Pougaud, Gustiano &
Teugels, 1880
Pangasius macronema Bleecker, 1850
Ariidae
Bộ cá thát lát
Họ cá thát lát
Cá thát lát còm
Bộ cá chình
Họ cá lạc
Cá lạc
Bộ cá trích
Họ cá trích
Cá cơm sông
Họ cá trỏng
Cá lẹp trắng
Cá lành canh
Bộ cá chép
Họ cá chép
Cá thiểu
Cá lòng tong pa-vi
Cá lòng tong đuôi vàng
Cá lòng tong sắt
Cá lòng tong
Cá dảnh
Cá mè vinh
Cá rằm
Cá đỏ mang
Cá cóc
Cá linh
Họ cá heo
Cá heo
Bộ cá da trơn
Họ cá lau kiếng
Cá lau kiếng
Họ cá ngát
Cá ngát
Họ cá trê
Cá trê vàng
Cá trê trắng
Họ cá tra
Cá dứa
23
(11)
45
Cá sát sọc
Họ cá Úc
Stt
24
25
(12)
26
27
28
(13)
29
VI
(14)
30
VII
(15)
31
(16)
32
33
34
35
VIII
(17)
36
37
(18)
38
(19)
39
(20)
40
(21)
41
(22)
42
(23)
43
(24)
44
(25)
45
(26)
46
(27)
47
Tên khoa học
Arius venosus Valenciennes, 1840
Arius maculatus (Thunberg, 1792)
Bagridae
Pseudomystus siamensis (Regan, 1913)
Mystus albolineatus Roberts, 1994
Mystus Mysticetus Roberts, 1992
Akysidae
Pseudobagarius filifer (Ng & Rainboth, 2005)
Beloniformes
Hemiramphidae
Zenarchopterus ectuntio (Hamilton, 1822)
Synbranchiformes
Synbranchidae
Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Mastacembelidae
Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800)
Macrognathus siamensis (Gunther, 1861)
Macrognathus semiocellatus Roberts, 1986
Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1850
Perciformes
Cichlidae
Oreochromis mossambicus (Peters,1852)
Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1785)
Ambassidae
Parambassis wolffii (Bleeker, 1850)
Lobotidae
Datnioides polsta (Hamilton, 1822)
Polynemidae
Polynemus melanochir Valenciennes, 1831
Sciaenidae
Poesemania microlepis (Bleeker, 1858)
Toxotidae
Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)
Pristolepididae
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)
Scatophagidae
Scatophagus argus (Linnaeus, 1766)
Scombridae
Scomberomorus sinensis (Lecepede, 1800)
Anabantidae
Anabas testudineus (Bloch, 1792)
Osphronemidae
Trichopsis Vittata (Cuvier, 1831)
46
Tên tiếng việt
Cá úc nghệ
Cá úc chấm
Họ cá nghạnh
Cá chốt bông
Cá chốt giấy
Cá chốt sọc
Họ cá chiên
Cá chiên
Bộ cá nhói
Họ cá lìm kìm
Cá lìm kìm sông
Bộ mang liền
Họ lƣơn
Lươn đồng
Họ cá chạch
Cá chạch bông
Cá chạch xiêm
Cá chạch cơm
Cá chạch lửa
Bộ cá vƣợc
Họ cá rô phi
Cá rô phi đen
Cá rô phi vằn
Họ cá sơn
Cá sơn
Họ cá hƣờng vện
Cá hường vện
Họ cá nhụ
Cá phèn vàng
Họ cá lù đù
Cá sửu
Họ cá mang rổ
Cá mang rổ
Họ cá rô biển
Cá rô biển
Họ cá nâu
Cá nâu
Họ cá bạc má
Cá thu sông
Họ cá rô
Cá rô đồng
Họ cá tai tƣợng
Cá bãi trầu
Stt
48
49
50
(28)
51
(29)
52
53
54
55
(30)
56
57
58
IX
(31)
59
(32)
60
61
X
(33)
62
Tổng
Tên khoa học
Trichopsis pumila (Arinold, 1936)
Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770)
Trichopodus microlepis (Gunther, 1861)
Channidae
Channa striata (Bloch, 1793)
Eleotridae
Butis butis (Hamilton, 1822)
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)
Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)
Gobiidae
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849)
Periophthalmodon septemradiatus (Hamilton,
1822)
Pleuronectifomes
Soleidae
brachirus panoides (Bleeker, 1851)
Cynoglossidae
Cynoglossus lingua Hamilton, 1822
Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846)
Tetraodontiformes
Tetraodontidae
Tetraodon cochinchinensis (Steindaachner,
1866)
47
Tên tiếng việt
Cá bãi trầu
Cá sặc bướm
Cá sặc điệp
Họ cá lóc
Cá lóc đen
Họ cá bống đen
Cá bống trân
Cá bống trứng
Cá bống tượng
Cá bống dừa
Họ cá bống trắng
Cá bống cát
Cá bống xệ vảy nhỏ
Cá thòi lòi
Bộ cá bơn
Họ cá bơn sọc
Cá lưỡi mèo
Họ cá bơn lƣỡi bò
Cá lưỡi trâu
Cá bơn vằn
Bộ cá nóc
Họ cá nóc
Cá nóc
62
Phụ Lục II: Thành phần loài cá phân bố theo các loại hình thủy vực ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
Stt
Tên khoa học
Tên tiếng việt
I
(1)
1
II
(2)
2
III
(3)
3
(4)
4
5
IV
(5)
6
7
8
9
10
11
12
13
Osteoglossiformes
Notopteridae
Chitala ornata (Gray, 1831)
Anguilliformes
Muraenesocidae
Muraenesox bagio (Hamilton, 1822)
Clupeiformes
Clupeidae
Corica laciniata Fowler, 1935
Engraulidae
Septipinna taty (Valenciennes, 1848)
Coilia lindmani (Bleeker, 1864)
Cypriniformes
Cyprinidae
Paralaubuca typus Bleeker, 1864
Rasbora paviana Tirant, 1885
Rasbora aurotaenia Tirant, 1885
Esomus metallicus Ahl, 1923
Rasbora dusonensis (Bleeker, 1950)
Puntioplites proctozystron (Bleeker, 1865)
Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1864)
Puntius brevis (Bleeker, 1864)
Bộ cá thát lát
Họ cá thát lát
Cá thát lát còm
Bộ cá chình
Họ cá lạc
Cá lạc
Bộ cá trích
Họ cá trích
Cá cơm sông
Họ cá trỏng
Cá lẹp trắng
Cá lành canh
Bộ cá chép
Họ cá chép
Cá thiểu
Cá lòng tong pa-vi
Cá lòng tong đuôi vàng
Cá lòng tong sắt
Cá lòng tong
Cá dảnh
Cá mè vinh
Cá rằm
48
sông cấp 1
Thủy vực thu mẫu
Sông cấp 2 Kênh/rạch
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Ruộng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Stt
Tên khoa học
Tên tiếng việt
14
15
16
(6)
17
V
(7)
18
(8)
19
(9)
20
21
(10)
22
23
(11)
24
25
(12)
26
27
28
Puntius orphoides (Valenciennes, 1842)
Cyclocheilichthys lagleri Sontira, 1989
Henicorhynchus lobatus Smith, 1945
Botiidae
Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864)
Siluriformes
Loricariidae
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
Plotosidae
Plotosus canius Hamilton, 1822
Clariidae
Clarias macrocephalus (Gunther, 1864)
Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)
Pangasiidae
Pangasius elongatus Pougaud, Gustiano & Teugels, 1880
Pangasius macronema Bleecker, 1850
Ariidae
Arius venosus Valenciennes, 1840
Arius maculatus (Thunberg, 1792)
Bagridae
Pseudomystus siamensis (Regan, 1913)
Mystus albolineatus Roberts, 1994
Mystus Mysticetus Roberts, 1992
Cá đỏ mang
Cá cóc
Cá linh
Họ cá heo
Cá heo
Bộ cá da trơn
Họ cá lau kiếng
Cá lau kiếng
Họ cá ngát
Cá ngát
Họ cá trê
Cá trê vàng
Cá Ttê trắng
Họ cá tra
Cá dứa
Cá Sát sọc
Họ cá Úc
Cá úc nghệ
Cá úc chấm
Họ cá nghạnh
Cá chốt bông
Cá chốt giấy
Cá chốt sọc
49
sông cấp 1
Thủy vực thu mẫu
Sông cấp 2 Kênh/rạch
+
Ruộng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Stt
Tên khoa học
Tên tiếng việt
(13)
29
VI
(14)
30
VII
(15)
31
(16)
32
33
34
35
VIII
(17)
36
37
(18)
38
(19)
39
(20)
40
Akysidae
Pseudobagarius filifer (Ng & Rainboth, 2005)
Beloniformes
Hemiramphidae
Zenarchopterus ectuntio (Hamilton, 1822)
Synbranchiformes
Synbranchidae
Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Mastacembelidae
Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800)
Macrognathus siamensis (Gunther, 1861)
Macrognathus semiocellatus Roberts, 1986
Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1850
Perciformes
Cichlidae
Oreochromis mossambicus (Peters,1852)
Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1785)
Ambassidae
Parambassis wolffii (Bleeker, 1850)
Lobotidae
Datnioides polsta (Hamilton, 1822)
Polynemidae
Polynemus melanochir Valenciennes, 1831
Họ cá chiên
Cá chiên
Bộ cá nhói
Họ cá lìm kìm
Cá lìm kìm sông
Bộ mang liền
Họ lƣơn
Lươn đồng
Họ cá chạch
Cá chạch bông
Cá chạch xiêm
Cá chạch cơm
Cá chạch lửa
Bộ cá vƣợc
Họ cá rô phi
Cá rô phi đen
Cá rô phi vằn
Họ cá sơn
Cá sơn
Họ cá hƣờng vện
Cá hường vện
Họ cá nhụ
Cá phèn vàng
50
sông cấp 1
Thủy vực thu mẫu
Sông cấp 2 Kênh/rạch
Ruộng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Stt
Tên khoa học
Tên tiếng việt
(21)
41
(22)
42
(23)
43
(24)
44
(25)
45
(26)
46
(27)
47
48
49
50
(28)
51
(29)
52
53
54
Sciaenidae
Poesemania microlepis (Bleeker, 1858)
Toxotidae
Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)
Pristolepididae
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)
Scatophagidae
Scatophagus argus (Linnaeus, 1766)
Scombridae
Scomberomorus sinensis (Lecepede, 1800)
Anabantidae
Anabas testudineus (Bloch, 1792)
Osphronemidae
Trichopsis Vittata (Cuvier, 1831)
Trichopsis pumila (Arinold, 1936)
Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770)
Trichopodus microlepis (Gunther, 1861)
Channidae
Channa striata (Bloch, 1793)
Eleotridae
Butis butis (Hamilton, 1822)
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)
Họ cá lù đù
Cá sửu
Họ cá mang rổ
Cá mang rổ
Họ cá rô biển
Cá rô biển
Họ cá nâu
Cá nâu
Họ cá bạc má
Cá thu sông
Họ cá rô
Cá rô đồng
Họ cá tai tƣợng
Cá bãi trầu
Cá bãi trầu
Cá sặc bướm
Cá sặc điệp
Họ cá lóc
Cá lóc đen
Họ cá bống đen
Cá bống trân
Cá bống trứng
Cá bống tượng
51
sông cấp 1
Thủy vực thu mẫu
Sông cấp 2 Kênh/rạch
Ruộng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Stt
55
(30)
56
57
58
IX
(31)
59
(32)
60
61
X
(33)
62
Tổng
Tên khoa học
Tên tiếng việt
Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)
Gobiidae
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849)
Periophthalmodon septemradiatus (Hamilton, 1822)
Pleuronectifomes
Soleidae
Brachirus panoides (Bleeker, 1851)
Cynoglossidae
Cynoglossus lingua Hamilton, 1822
Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846)
Tetraodontiformes
Tetraodontidae
Tetraodon cochinchinensis (Steindaachner, 1866)
62
Cá bống dừa
Họ cá bống trắng
Cá bống cát
Cá bống xệ vảy nhỏ
Cá thòi lòi
Bộ cá bơn
Họ cá bơn sọc
Cá lưỡi mèo
Họ cá bơn lƣỡi bò
Cá lưỡi trâu
Cá bơn vằn
Bộ cá nóc
Họ cá nóc
Cá nóc
62
52
sông cấp 1
+
+
+
Thủy vực thu mẫu
Sông cấp 2 Kênh/rạch
+
+
+
+
+
+
+
27
+
32
Ruộng
+
+
+
+
31
21
Phụ lục III: Danh sách hình các loài cá thu đƣợc ở huyện Châu Thành tỉnh
Hậu Giang
Cá Chạch bông
Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800)
Cá Bống cát
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)
Cá Thiểu
Paralaubuca typus Bleeker, 1864
Cá Lìm kìm sông
Zenarchopterus
(Hamilton, 1822)
Cá Bống tượng
Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)
ectuntio
Cá Lòng tong đuôi vàng
Rasbora aurotaenia Tirant, 1885
53
Cá Đỏ mang
Puntius orphoides (Valenciennes, 1842)
Cá Sặc bướm
Trichopodus trichopterus
(Pallas, 1770)
Cá Mè vinh
Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1864)
Cá Rô phi vằn
Oreochromis niloticus
(Linnaeus, 1785)
Cá Rằm
Puntius brevis (Bleeker, 1864)
Cá Hường vện
Datnioides polsta (Hamilton, 1822)
54
Cá Rô đồng
Anabas testudineus (Bloch, 1792)
Cá Lòng tong sắt
Esomus metallicus Ahl, 1923
Cá Linh
Henicorhynchus lobatus Smith, 1945
Cá Thòi lòi
Periophthalmodon septemradiatus
(Hamilton, 1822)
Cá Bãi trầu
Trichopsis pumila (Arinold, 1936)
Cá Bãi trầu đen
Trichopsis Vittata (Cuvier, 1831)
55
Cá Lau Kiếng
Pterygoplichthys disjunctivu
(Weber,1991)
Cá Rô biển
Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851)
Cá Mang rổ
Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)
Cá Heo
Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864)
Cá Rô phi đen
Oreochromis mossambicus
(Peters,1852)
Cá Nóc
Tetraodon cochinchinensis
(Steindaachner, 1866)
56
Cá Sặc điệp
Trichopodus microlepis (Gunther, 1861)
Cá Dảnh
Puntioplites proctozystron
(Bleeker, 1865)
Cá Lóc
Channa striata (Bloch, 1793)
Cá Chạch xiêm
Macrognathus siamensis
(Gunther, 1861)
Cá Chạch cơm
Macrognathus semiocellatus
Roberts, 1986
Cá Chiên
Pseudobagarius filifer
(Ng & Rainboth, 2005)
57
Cá Chốt sọc
Mystus Mysticetus Roberts, 1992
Cá Cơm sông
Corica laciniata Fowler, 1935
Cá Lẹp trắng
Septipinna taty (Valenciennes, 1848)
Cá Lành canh
Coilia lindmani (Bleeker, 1864)
Cá Lưỡi trâu
Cynoglossus lingua Hamilton, 1822
Cá Sát sọc
Pangasius macronema Bleecker, 1850
58
Cá Bống dừa
Oxyeleotris urophthalmus
(Bleeker, 1851)
Cá Phèn Vàng
Polynemus melanochir
Valenciennes, 1831
Cá Bống trứng
Eleotris melanosoma Bleeker, 1853
Cá Sơn
Parambassis wolffii (Bleeker, 1850)
Cá Lạc
Muraenesox bagio (Hamilton, 1822)
Cá Trê vàng
Clarias macrocephalus
(Gunther, 1864)
59
Phụ lục IV: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng leotris melanosoma Bleeker, 1853 theo tháng thu
mẫu
Tháng 7
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
TL (cm)
7.5
7
7
8.1
7.2
7.9
7.7
7.5
8.3
6.9
10.2
7.3
8.5
7.7
6.3
7.4
7.5
7.1
8.3
7
6.5
6.9
9.1
6.5
5.9
LC (cm)
6
5.7
5.6
6.7
5.8
6.5
6.2
6.1
6.8
6
8.3
6.1
7
6.2
5.1
6
6.2
5.8
6.9
5.8
5.3
5.4
7.4
5.5
4.9
BW (g)
6.12
4.24
5.33
6.49
4.53
5.15
6.72
4.27
6.15
3.07
12.22
5.24
10.06
6.02
3.68
5.82
5.98
5.26
7.21
4.64
3.54
3.51
8.82
3.58
2.69
Wn g
4.58
3.23
2.96
5.16
3.5
4.36
4.15
3.65
4.6
2.39
10.18
3.72
6.9
4.16
2.36
4.39
4.41
3.83
5.61
3.56
2.66
2.98
6.77
2.61
2.25
LW (g)
0.11
0.08
0.07
0.09
0.08
0.07
0.09
0.14
0.13
0.06
0.2
0.15
0.12
0.11
0.06
0.1
0.07
0.11
0.06
0.09
0.07
0.06
0.11
0.06
0.05
60
Wg (g)
0.03
0.03
0.03
0.04
0.03
0.03
0.03
0.04
0.04
0.03
1.04
0.87
2.57
1.47
1.11
1.05
1.24
0.85
1.2
0.75
0.61
0.19
1.33
0.68
0.16
GSI (%)
0.655022
0.928793
1.013514
0.775194
0.857143
0.722892
1.09589
0.869565
1.67364
0.722892
10.2161
23.3871
37.2464
35.3365
47.0339
23.918
28.1179
22.1932
21.3904
21.0674
22.9323
6.3758
19.6455
26.0536
7.1111
HIS (%)
2.4017
2.4768
2.3649
1.7442
2.2857
1.6055
2.1687
3.8356
2.8261
2.5105
1.9646
4.0323
1.7391
2.6442
2.5424
2.2779
1.5873
2.8721
1.0695
2.5281
2.6316
2.0134
1.6248
2.2989
2.2222
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C IV
C I-II
C IV
C III
C III
C I-II
C III
C IIII
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C IV
C I-II
C I-II
Stt
26
27
28
29
30
31
TL (cm)
6.1
6.7
7.4
6.5
7.5
6.4
LC (cm)
5
5.3
6
5.3
6.1
5.3
BW (g)
2.72
4.2
5.47
3.61
4.91
3.93
Wn g
2.05
3.67
4.01
2.66
3.14
3.14
LW (g)
0.05
0.05
0.12
0.67
0.06
0.05
Wg (g)
0.85
0.6
0.24
0.88
0.86
0.38
GSI (%)
41.4634
16.3488
5.985
33.0827
27.3885
12.1019
HIS (%)
2.439
1.3624
2.9925
25.188
1.9108
1.5924
Đực/cái
CÁI
C I-II
C I-II
C III
C III
C III
TL (cm)
6
6
6.1
5.7
6.4
7
6.5
7.2
6.4
6.8
5.4
6.2
7.7
8.6
6.4
6.3
5.8
6.2
7.4
LC (cm)
4.7
4.9
5
4.6
5.1
5.5
5.1
4.7
5.1
5.5
4.2
4.9
6
7.6
5
5.1
4.8
5
6
BW (g)
2.69
2.9
3.18
2.41
3.87
4.57
3.13
2.93
3.7
4.73
1.99
3.02
7.89
9.28
3.81
3.54
3.2
3.56
6.18
Wn g
2.38
2.52
2.87
1.91
3.5
4.2
2.8
2.44
2.92
3.72
1.55
2.43
6.33
8.14
2.94
2.91
2.32
2.62
4.92
LW (g)
0.06
0.06
0.04
0.04
0.09
0.03
0.03
0.02
0.07
0.09
0.05
0.03
0.16
0.12
0.1
0.04
0.08
0.08
0.15
Wg (g)
0.02
0.03
0.03
0.02
0.03
0.04
0.03
0.04
0.56
0.68
0.31
0.36
1.08
0.69
0.59
0.38
0.62
0.65
0.82
GSI (%)
0.84033
1.19047
1.04529
1.04712
0.85714
0.9523
1.07146
1.63934
19.1781
18.2796
20
14.8148
17.0616
8.4767
20.068
13.0584
26.7241
24.8092
16.6667
HIS (%)
2.521
2.381
1.3937
2.0942
2.5714
0.7143
1.0714
0.8197
2.3973
2.4194
3.2258
1.2346
2.5276
1.4742
3.4014
1.3746
3.4483
3.0534
3.0488
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C III
C III
C I-II
C III
C III
CIV
CIII
C I-II
C I-II
C III
C III
Tháng 8
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
61
Stt
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
TL (cm)
5.2
5.3
5.6
5.4
5.1
6.6
6
6.9
5.9
5.5
6.2
LC (cm)
4.2
4.4
4.5
4.3
4.2
5.3
4.9
5.3
4.6
4.4
4.6
BW (g)
1.97
2.47
2.31
2.28
2.3
4.64
2.81
4.83
3.2
2.33
2.81
Wn g
1.42
1.85
1.84
1.72
1.78
3.47
1.98
3.67
2.3
1.73
2.28
LW (g)
0.04
0.06
0.05
0.05
0.04
0.09
0.05
0.09
0.05
0.07
0.04
Wg (g)
0.38
0.41
0.27
0.33
0.32
0.75
0.45
0.65
0.69
0.39
0.27
GSI (%)
26.7606
22.1622
14.6739
19.186
17.9775
21.6138
22.7273
17.7112
30
22.5434
11.8421
HIS (%)
2.8169
3.2432
2.7174
2.907
2.2472
2.5937
2.5253
2.4523
2.1739
4.0462
1.7544
Đực/cái
C IV
C I-II
C I-II
C III
C III
C III
C I-II
C III
C I-II
C III
C I-II
TL (cm)
8
6.1
9.1
7.6
6.6
5.9
6.2
8.3
7.2
5.9
7.1
7.3
5.2
5.5
LC (cm)
6.6
5.3
7.4
6
5.4
4.7
5
6.7
5.9
5
6
5.7
4.6
4.4
BW (g)
6.34
3.02
10.64
5.23
3.9
2.86
3.58
6.47
5.65
2.35
6.04
6.13
1.64
2.4
Wn g
5.02
2.44
8.57
3.89
3.02
2.16
2.86
5
4.48
1.79
4.36
4.46
1.41
1.8
LW (g)
0.13
0.04
0.43
0.11
0.08
0.05
0.08
0.17
0.1
0.05
0.07
0.09
0.02
0.04
Wg (g)
0.05
0.03
0.07
0.04
0.04
0.03
0.04
0.06
0.05
0.43
1.09
1.4
0.09
0.38
GSI (%)
0.9960
1.2295
0.8168
1.0282
1.3245
1.3888
1.3986
1.2
1.1160
24.0223
25
31.3901
6.383
21.1111
HIS (%)
2.5896
1.6393
5.0175
2.8278
2.649
2.3148
2.7972
3.4
2.2321
2.7933
1.6055
2.0179
1.4184
2.2222
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ IIII
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
C III
C III
C III
C I-II
C I-II
Tháng 9
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
62
Stt
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
TL (cm)
5.2
6
6
7
5
6.1
6.1
4.9
5
5
6.4
4.6
5.2
4.4
4.3
4.8
5.3
5.5
4.4
4.4
4.6
5
LC (cm)
4.1
4.9
4.9
5.6
4
5
5
3.9
4
4
5.4
3.7
4.1
3.9
3.4
3.9
4.2
4.3
3.6
3.6
3.8
4
BW (g)
1.98
3.07
2.85
5.06
1.86
3.13
3.24
1.77
1.85
1.83
3.54
1.15
1.74
1.45
1.06
1.48
1.96
2.35
1.14
1.31
1.16
1.72
Wn g
1.56
2.28
2.24
3.81
1.44
2.36
2.43
1.19
1.27
1.12
2.59
0.87
1.31
1.08
0.76
1.14
1.41
1.76
0.81
0.91
0.82
1.17
LW (g)
0.05
0.05
0.04
0.07
0.05
0.07
0.05
0.04
0.05
0.04
0.07
0.02
0.04
0.04
0.01
0.02
0.03
0.05
0.02
0.03
0.02
0.03
63
Wg (g)
0.23
1.55
0.39
0.82
0.29
0.46
0.55
0.29
0.37
0.34
0.46
0.13
0.2
0.16
0.16
0.18
0.36
0.37
0.18
0.26
0.26
0.29
GSI (%)
14.7436
67.9825
17.4107
21.5223
20.1389
19.4915
22.6337
24.3697
29.1339
30.3571
17.7606
14.9425
15.2672
14.8148
21.0526
15.7895
25.5319
21.0227
22.2222
28.5714
31.7073
24.7863
HIS (%)
3.2051
2.193
1.7857
1.8373
3.4722
2.9661
2.0576
3.3613
3.937
3.5714
2.7027
2.2989
3.0534
3.7037
1.3158
1.7544
2.1277
2.8409
2.4691
3.2967
2.439
2.5641
Đực/cái
C I-II
C IV
C III
C IV
C III
C IV
C I-II
C IV
C I-II
C III
C III
C IV
C III
C IV
C IV
C III
C IV
C III
C III
C III
C I-II
C I-II
Tháng 10
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
TL (cm)
8.8
8.9
7.6
7.9
8.8
8.1
7.8
6.7
5.7
7.5
6.4
6.2
6.5
6.7
5.4
7.1
7.6
6.9
6.4
7.6
6.2
6.1
7.1
8
8.6
8.5
7.1
7.2
LC (cm)
7
7.1
6
6.1
6.9
6.4
6.1
5.3
4.5
6
5
5
5.3
5.9
4.1
5.6
6
5.3
5
6
5
4.9
5.7
6.5
6.7
6.9
5.6
5.7
BW (g)
9
7.22
4.01
5.66
6.26
7.48
4.81
3.51
2.05
3.91
2.99
2.61
2.69
3.06
1.6
4.64
5.04
4.35
3.2
5.76
2.61
3.14
4.57
5.91
8.28
6.81
3.82
4.08
Wn g
8.41
6.82
3.65
5.27
5.91
7.06
3.57
3.12
1.62
3.75
2.48
2.32
2.44
2.62
1.36
3.66
4.43
3.85
2.56
4.72
2.15
2.4
3.96
5.12
6.94
5.73
2.58
3.47
LW (g)
0.2
0.1
0.09
0.1
0.07
0.06
0.06
0.12
0.08
0.03
0.06
0.04
0.1
0.08
0.07
0.13
0.15
0.13
0.09
0.19
0.08
0.1
0.18
0.19
0.25
0.16
0.12
0.17
64
Wg (g)
0.03
0.04
0.04
0.03
0.05
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.67
0.33
0.27
0.45
0.5
0.28
0.55
0.26
0.31
0.69
0.51
0.2
0.23
GSI (%)
0.3567
0.5865
1.0959
0.5693
0.8460
0.4249
0.8403
0.9615
1.8519
0.8000
1.2097
1.2931
1.2295
1.1450
2.2059
18.306
7.4492
7.013
17.5781
10.5932
13.0233
22.9167
6.5657
6.0547
9.9424
8.9005
7.7519
6.6282
HIS (%)
2.3781
1.4663
2.4658
1.8975
1.1844
0.8499
1.6807
3.8462
4.9383
0.8
2.4194
1.7241
4.0984
3.0534
5.1471
3.5519
3.386
3.3766
3.5156
4.0254
3.7209
4.1667
4.5455
3.7109
3.6023
2.7923
4.6512
4.8991
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C III
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C IV
C I-II
C I-II
C IV
C III
C I-II
C III
Stt
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
TL (cm)
7.6
8.3
7.2
6.9
7.2
7
6.4
6.4
7.3
7.7
6.9
7.5
7
7
6.6
LC (cm)
6
6.5
5.7
5.5
6
5.6
5
5
6.9
6
5.5
6
5.6
5.5
5.2
BW (g)
4.42
6.41
4.69
3.53
4.63
4.13
2.76
2.91
4.8
4.07
2.73
4.8
4.74
3.78
3.14
Wn g
3.38
4.01
2.9
2.95
4.19
3.35
2.45
2.41
3.5
3.16
2.35
4.21
3.87
3.02
2.61
LW (g)
0.28
0.08
0.15
0.08
0.11
0.17
0.15
0.1
0.1
0.17
0.07
0.16
0.15
0.16
0.1
Wg (g)
0.39
0.3
0.3
0.33
0.2
0.4
0.01
0.3
0.18
0.48
0.21
0.19
0.34
0.49
0.3
GSI (%)
11.5385
7.4813
10.3448
11.1864
4.7733
11.9403
0.4082
12.4481
5.1429
15.1899
8.9362
4.5131
8.7855
16.2252
11.4943
HIS (%)
8.284
1.995
5.1724
2.7119
2.6253
5.0746
6.1224
4.1494
2.8571
5.3797
2.9787
3.8005
3.876
5.298
3.8314
Đực/cái
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C III
C IV
C I-II
C I-II
C III
C IV
C I-II
LC (cm)
7
6.5
6.2
6
6.5
6.6
5.7
5.7
5
6.2
BW (g)
6.53
5.44
5.11
4.06
4.98
5.83
5.05
4.37
2.68
5.02
Wn g
6.12
5.15
4.81
3.72
4.72
5.44
4.69
3.9
2.49
4.7
LW (g)
0.08
0.05
0.08
0.04
0.05
0.07
0.08
0.1
0.02
0.05
Wg (g)
0.05
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.04
0.04
0.03
0.03
GSI (%)
0.8170
0.5825
0.6237
0.8065
0.6356
0.5515
0.8529
1.0256
1.2048
0.6383
HIS (%)
1.3072
0.9709
1.6632
1.0753
1.0593
1.2868
1.7058
2.5641
0.8032
1.0638
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Tháng 11
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TL (cm)
8.5
8.3
7.7
7.2
7.9
8.2
7.2
7.3
6.5
7.9
65
Stt
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
TL (cm)
7.8
6.5
6.9
8.3
7
8
8.3
9
6.9
7.2
7.7
7.4
8.7
10.2
9.4
6.7
8
6.3
7
8
8.4
6.3
8.5
LC (cm)
6.2
5.1
5.3
7
5.5
6.5
6.6
7.1
5.5
5.7
6.2
6
6.6
8.3
6.9
5.3
6.5
4.9
5.7
6.4
6.5
5
6.8
BW (g)
4.94
2.49
2.74
7.51
4.27
5.42
6.06
5.75
4.04
3.86
4.31
3.97
7.18
11.6
5.07
2.99
6.55
2.87
3.89
5.6
5.8
2.87
5.48
Wn g
4.52
2.32
2.59
7.09
3.96
5.11
5.6
5.32
3.67
3.65
4
3.6
6.65
10.16
4.79
2.8
6.03
2.29
3.57
5.3
5.35
2.16
5.14
LW (g)
0.08
0.03
0.02
0.06
0.03
0.04
0.06
0.04
0.04
0.06
0.03
0.05
0.08
0.16
0.05
0.04
0.13
0.09
0.05
0.03
0.05
0.08
0.04
66
Wg (g)
0.03
0.03
0.03
0.06
0.04
0.03
0.03
0.04
0.03
0.03
0.03
0.03
0.06
0.08
0.02
0.05
0.04
0.17
0.02
0.03
0.02
0.24
0.02
GSI (%)
0.6637
1.2931
1.1583
0.8463
1.0101
0.5871
0.5357
0.7519
0.8174
0.8219
0.7500
0.8333
0.9023
0.7874
0.4175
1.7857
0.6633
7.4236
0.5602
0.566
0.3738
11.1111
0.3891
HIS (%)
1.7699
1.2931
0.7722
0.8463
0.7576
0.7828
1.0714
0.7519
1.0899
1.6438
0.75
1.3889
1.203
1.5748
1.0438
1.4286
2.1559
3.9301
1.4006
0.566
0.9346
3.7037
0.7782
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
Phụ lục V: Số liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) theo tháng thu
mẫu
Tháng 7
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
19
20
21
22
24
25
26
27
28
TL (cm)
14
10.5
13
11.6
12.5
10
12
10.3
11.3
12.1
9.7
11.9
13.1
10.6
14.9
11
9.9
8.7
9.9
11
9.2
11.3
11
9
10.3
LC (cm)
11.5
8
9.6
9.1
9.6
7.6
9.2
7.8
8.6
9
7.6
9.2
10.3
8.4
10.7
8.9
7.6
6.8
8.1
8.6
7.1
8.7
8.6
7.2
8
BW (g)
30.76
12.58
19.33
12.3
17.61
8.41
14.85
8.2
10.99
15.37
6.57
11.79
17.28
10
17.39
12.25
9.42
6.42
7.78
10.81
7.49
12.28
10.61
6.74
9.11
Wn g
24.53
10.2
15.57
10.78
14.09
7.28
12.81
7.3
9.58
12.79
5.74
10.77
14.29
9.36
16.57
11.57
7.63
5.33
6.66
9.08
6
10.33
8.38
5.8
7.58
LW (g)
1.31
0.63
0.82
0.59
0.92
0.42
0.79
0.42
0.42
0.62
0.43
0.42
0.65
0.24
0.77
0.52
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
67
Wg (g)
0.06
0.04
0.06
0.04
0.04
0.04
0.04
0.04
0.03
0.04
0.04
0.04
0.05
0.04
0.08
0.03
1.08
0.7
0.65
1.14
0.92
1.36
1.28
0.76
0.81
GSI (%)
0.2446
0.3922
0.3854
0.3711
0.2839
0.5495
0.3123
0.5479
0.3132
0.3127
0.6969
0.3714
0.3499
0.4274
0.4828
0.2593
14.1547
13.1332
9.7598
12.5551
15.3333
13.1655
15.2745
13.1034
10.686
HSI(%)
5.3404
6.1765
5.2665
5.4731
6.5295
5.7692
6.1671
5.7534
4.3841
4.8475
7.4913
3.8997
4.5486
2.5641
4.6470
4.4944
5.5046
7.8799
6.3063
4.6256
7
4.0658
5.0119
7.2414
5.5409
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C I-II
C III
C III
C III
C I-II
C IV
C I-II
C I-II
C III
Stt
29
30
32
33
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
TL (cm)
10.9
11.3
12.5
11.7
10.9
11.5
12.4
10.8
11.5
11.4
10.4
12.5
7.7
10.7
13
12.1
LC (cm)
8.3
9.1
9.5
9.1
8.4
8.7
9.6
8.4
8.7
8.7
8.2
9.5
5.9
8.4
10
9.2
BW (g)
11.67
12.8
16.43
14.55
12.32
12.81
16.38
12.74
11.92
13.13
11.71
15.98
4.19
9.86
17.43
14.45
Wn g
9.72
10.24
13.45
12.49
9.89
10.29
13.32
9.99
10.2
10.82
9.68
13.89
3.29
8.69
15.21
12.2
LW (g)
0.42
0.42
0.22
0.53
0.21
0.23
0.34
0.39
0.23
0.38
0.27
0.26
0.07
0.26
0.41
0.31
Wg (g)
1.18
0.44
2.15
1.07
1.35
1.71
2.19
1.78
1.01
1.47
1.03
1.22
0.62
0.59
1.42
1.47
GSI (%)
12.1399
4.2969
15.9851
8.5669
13.6502
16.6181
16.4414
17.8178
9.902
13.586
10.6405
8.7833
18.845
6.7894
9.336
12.0492
HIS (%)
4.321
4.1016
1.6357
4.2434
2.1234
2.2352
2.5526
3.9039
2.2549
3.512
2.7893
1.8719
2.1277
2.9919
2.6956
2.541
Đực/cái
C I-II
C III
C III
C III
C IV
C I-II
C IV
C III
C III
C I-II
C III
C I-II
C III
C III
C III
C III
TL (cm)
10.8
12.4
15.1
11.8
9
10.7
11.5
11.5
9.1
LC (cm)
8.3
9.7
11.2
8.9
6.9
8.3
9.8
8.8
7.1
BW (g)
13.21
15.37
29.29
14.52
6.97
11.32
13.62
10.57
6.8
Wn g
10.74
14.32
24.67
11.95
5.85
8.31
11.77
9.51
5.7
LW (g)
0.43
0.8
1.34
1
0.14
0.9
0.81
0.33
0.12
Wg (g)
0.04
0.08
0.09
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
GSI (%)
0.3724
0.5587
0.3648
0.4184
0.8547
0.6017
0.4248
0.5258
0.8772
HIS (%)
4.00372
5.58659
5.4317
8.3682
2.39316
10.83032
6.8819
3.47003
2.10526
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Tháng 8
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
68
Stt
10
11
12
13
14
15
16
17
19
20
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
TL (cm)
12.2
11.6
9.8
13.8
10.1
11.8
12.8
12.3
12.6
11.8
13
12.1
11.7
12.3
11.6
9.4
10.7
11.4
15.3
15.8
10.9
11.4
12.5
11.4
10
LC (cm)
9.8
9
7.7
10.3
7.8
9.1
9.8
9.5
9.5
9.1
10
9.2
8.9
9.6
8.6
7.2
8.3
8.9
11.8
12
8.4
8.7
9.6
8.6
7.7
BW (g)
14.29
12.1
7.98
14.61
7.85
15.66
18.08
15.76
17.91
15.66
17.43
14.45
13.3
17.18
13.51
7.72
11.45
13.73
28.63
32.72
11.5
13.64
18.52
13.1
9.76
Wn g
13.63
11.51
7.06
13.76
7.42
12.76
15.49
13.57
14.35
12.76
15.21
12.2
11.18
14.82
11.38
6.72
9.75
11.04
24.52
27.85
9.5
11.06
15.18
10.75
7.97
LW (g)
0.23
0.26
0.2
0.14
0.14
0.44
0.51
0.42
0.6
0.48
0.41
0.42
0.43
0.57
0.42
0.14
0.26
0.22
0.75
0.78
0.31
0.18
0.44
0.31
0.23
69
Wg (g)
0.07
0.05
0.05
0.06
0.05
1.99
1.62
1.64
2.44
1.99
1.42
1.47
1.24
0.43
1.19
0.26
1.12
1.11
2.86
3.71
1.25
0.27
0.18
1.36
1.28
GSI (%)
0.5136
0.4344
0.7082
0.4360
0.6739
15.5956
10.4584
12.0855
17.0035
15.5956
9.336
12.0492
11.0912
2.9015
10.4569
3.869
11.4872
10.0543
11.6639
13.3214
13.1579
2.4412
1.1858
12.6512
16.0602
HIS (%)
1.68745
2.25891
2.83286
1.01744
1.88679
3.4483
3.2924
3.0951
4.1812
3.7618
2.6956
3.4426
3.8462
3.8462
3.6907
2.0833
2.6667
1.9928
3.0587
2.8007
3.2632
1.6275
2.8986
2.8837
2.8858
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C I-II
C III
C IV
C IV
C I-II
C III
C IV
C III
C III
C I-II
C III
C IV
C III
C III
C III
C I-II
C III
C I-II
C III
C III
Tháng 9
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
17
19
20
21
22
23
24
25
26
27
TL (cm)
15.4
13.5
14.5
11.2
11
9.5
11.6
9.3
8.8
12.2
9.4
10.5
10.5
14.7
11.6
13
10.3
11
13.2
11.9
12.4
11
12.4
12.6
11.7
11.8
13.3
11.3
LC (cm)
12
10.5
11.3
8.7
8.9
7.3
9
7
6.9
9.8
7.7
8.2
8.5
11.6
9.1
9.5
8
8.9
10
9.2
9.5
8.7
9.5
9.6
8.9
9.2
10.2
8.7
BW (g)
35.07
20.22
21.73
12.05
11.43
8.21
13.22
8
5.96
14.31
7.32
10.51
10.06
35.52
12.99
16.39
9.89
11.05
17.91
16.13
16
10.49
16.84
14.29
14.62
14.45
17.91
13.18
Wn g
30.85
18.18
19.62
10.84
9.58
6.97
11.8
7.05
4.98
12.7
6.08
8.67
8.77
30.17
10.98
13.83
6.28
9.43
15.55
13.03
12.58
8.66
12.5
12.09
11.83
12.26
15.66
10.8
LW (g)
1.67
0.7
0.71
0.38
0.35
0.42
0.43
0.42
0.42
0.38
0.09
0.27
0.28
1.59
0.13
0.57
0.63
0.38
0.51
0.51
0.49
0.17
0.17
0.42
0.42
0.39
0.42
0.42
70
Wg (g)
0.15
0.11
0.13
0.08
0.07
0.06
0.07
0.05
0.04
0.12
0.04
0.07
0.05
0.16
0.07
0.1
0.05
0.06
0.6
1.66
2.18
1.17
4
1.19
1.59
1.35
0.71
1.31
GSI (%)
0.4862
0.6051
0.6626
0.7380
0.7307
0.8608
0.5932
0.7092
0.8032
0.9449
0.6579
0.8074
0.5701
0.5303
0.6375
0.7231
0.7962
0.6363
3.8585
12.7398
17.3291
13.5104
32
9.8428
13.4404
11.0114
4.5338
12.1296
HIS (%)
5.41329
3.85039
3.61876
3.50554
3.65344
6.02582
3.64407
5.95745
8.43373
2.99213
1.48026
3.11419
3.1927
5.27014
1.18397
4.12148
10.03185
4.02969
3.2797
3.914
3.8951
1.963
1.36
3.4739
3.5503
3.1811
2.682
3.8889
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ III
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C III
C I-II
C IV
C III
C IV
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
Stt
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
TL (cm)
9.3
10.4
12.1
11
13.6
11.3
11.5
11.8
11.3
13.8
11.6
11
11.2
9.9
9.4
13.1
10.6
LC (cm)
7.2
8.1
9.4
8.4
10.5
8.8
9
9.2
8.8
10.4
9
8.5
8.6
7.7
7.2
10
8.1
BW (g)
7.37
10.39
14.83
13.6
18.72
14.13
15.13
15.04
13.64
21.78
15.04
12.02
12.51
8.19
7.72
16.33
10.96
Wn g
5.66
8.81
12
10.97
15.4
12
12.17
12.11
10.75
17.8
11.85
9.64
10.73
6.86
6.44
14.71
8.72
LW (g)
0.12
0.13
0.42
0.34
0.42
0.33
0.42
0.42
0.42
0.42
0.41
0.39
0.23
0.15
0.14
0.42
0.42
71
Wg (g)
1.2
0.74
1.91
1.14
1.79
0.82
2.03
1.95
1.84
2.6
1.97
1.56
0.97
0.82
0.84
0.71
1.53
GSI (%)
21.2014
8.3995
15.9167
10.392
11.6234
6.8333
16.6804
16.1024
17.1163
14.6067
16.6245
16.1826
9.0401
11.9534
13.0435
4.8266
17.5459
HIS (%)
2.1201
1.4756
3.5
3.0994
2.7273
2.75
3.4511
3.4682
3.907
2.3596
3.4599
4.0456
2.1435
2.1866
2.1739
2.8552
4.8165
Đực/cái
C III
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C IV
C III
C IV
C IV
C IV
C IV
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
Tháng 10
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
TL (cm)
16.3
13.7
11
11.7
11.6
12.9
9
10.4
14
9.9
12.5
11
11.9
15.6
14
11.7
12.8
11.7
11.7
11.2
13
9.4
12.5
11.4
11
12.2
10.7
11.5
LC (cm)
12.6
11
8.7
8.7
8.8
9.8
7
8.1
10.2
7.4
9.5
8.9
8.6
11.7
10.5
9
9.6
8.9
8.9
8.7
10.1
7.3
9.5
8.7
7.9
9.5
8
9.8
BW (g)
38.31
19.91
10.29
12.37
12.23
14.08
5.78
7.77
17.95
6.68
13.02
12.89
11.82
26.95
20.03
14.16
13.33
10.6
11
11.52
15.12
6.81
14.62
11.12
13.1
13.59
11.4
13.59
Wn g
35.73
19.17
9.91
11.51
11.38
12.56
5.36
7.09
16.25
6.18
12.02
11.63
10.71
24.83
17.81
11.63
11.55
9.73
9.51
9.61
13.89
5.5
12.24
9.69
11.1
11.45
9.66
11.29
LW (g)
1.68
0.28
0.13
0.25
0.36
0.5
0.12
0.13
0.37
0.11
0.11
0.38
0.22
0.63
0.74
0.75
0.58
0.31
0.25
0.43
0.44
0.2
0.54
0.36
0.46
0.44
0.47
0.46
72
Wg (g)
0.07
0.08
0.05
0.04
0.05
0.06
0.04
0.05
0.08
0.04
0.09
0.05
0.06
0.63
0.92
1.36
0.92
0.37
0.72
0.92
0.71
0.83
1.16
0.56
1.01
1.06
0.81
1.29
GSI (%)
0.1959
0.4173
0.5045
0.3475
0.4394
0.4777
0.7463
0.7052
0.4923
0.6472
0.7488
0.4299
0.5602
2.5373
5.1656
11.6939
7.9654
3.8027
7.571
9.5734
5.1116
15.0909
9.4771
5.7792
9.0991
9.2576
8.3851
11.426
HIS (%)
4.70193
1.46062
1.31181
2.17202
3.16344
3.98089
2.23881
1.83357
2.27692
1.77994
0.91514
3.26741
2.05415
2.5373
4.155
6.4488
5.0216
3.186
2.6288
4.4745
3.1677
3.6364
4.4118
3.7152
4.1441
3.8428
4.8654
4.0744
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C III
Stt
29
30
31
32
33
34
35
36
37
TL (cm)
12.5
11.5
13.1
11.8
10.7
9
12
10.4
9.5
LC (cm)
9.6
8.7
10.1
9.1
8.3
7
9.3
8.1
7.1
BW (g)
14.63
12.44
15.69
12.87
8.9
6.09
14.6
7.77
6.55
Wn g
12.35
10.76
13.36
12.02
7.64
5.29
11.93
7.09
5.33
LW (g)
0.49
0.47
0.51
0.26
0.32
0.28
0.62
0.12
0.11
Wg (g)
1.23
1.05
1.15
0.07
0.49
0.26
1.34
0.07
0.13
GSI (%)
9.9595
9.7584
8.6078
0.5824
6.4136
4.9149
11.2322
0.9873
2.439
HIS (%)
3.9676
4.368
3.8174
2.1631
4.1885
5.293
5.197
1.6925
2.0638
Đực/cái
C III
C IV
C III
C I-II
C III
C I-II
C IV
C I-II
C I-II
TL (cm)
12
9.8
8.8
9.7
10
10
10.3
11
11.7
10.6
11
12.6
10.5
11.8
12.1
11.1
LC (cm)
9.3
7.1
6.7
7.1
7.1
7.8
7.6
8.2
9.2
8
8.9
9.8
7.7
9
9
8.2
BW (g)
13.76
6.77
5.96
7.16
7.19
8.35
8.3
10.6
16.59
12.15
12.89
13.96
8.8
12.73
12.51
9.92
Wn g
12.93
6.21
5.55
6.57
6.62
7.81
7.7
9.94
15.82
11.51
11.63
13.07
8.09
11.84
11.44
9.42
LW (g)
0.34
0.17
0.09
0.16
0.21
0.19
0.14
0.18
0.42
0.28
0.38
0.31
0.25
0.26
0.39
0.17
Wg (g)
0.05
0.04
0.05
0.04
0.04
0.06
0.05
0.04
0.04
0.04
0.09
0.06
0.02
0.04
0.04
0.02
GSI (%)
0.3867
0.6441
0.9009
0.6088
0.6042
0.7682
0.6494
0.4024
0.2528
0.3475
0.7739
0.4591
0.2472
0.3378
0.3497
0.2123
HIS (%)
2.62954
2.73752
1.62162
2.43531
3.17221
2.43278
1.81818
1.81087
2.65487
2.43267
3.26741
2.37184
3.0902
2.1959
3.4091
1.8047
Đực/cái
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
Đ I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
Tháng 11
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
73
Stt
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
TL (cm)
12.2
11.4
11.5
10.3
9.9
10.3
10.5
12.6
9.8
12
12.5
11.7
12.9
10.7
11.2
15.8
11
10.7
LC (cm)
8.8
9
8.8
7.7
7.5
7.8
7.8
9.5
7.5
9
9.1
8.7
9.2
8.2
8
11.7
8.5
8.4
BW (g)
13.2
13.75
11.01
9.18
8.6
9.37
11.77
15.65
7.4
13.52
8.96
14.27
14
9.91
11.03
20.04
10.24
9.86
Wn g
11.51
12.55
10.14
7.19
8.9
7.89
10.48
14.03
6.96
11.6
8.4
13.07
13.01
8.83
10.04
18.49
8.57
8.69
LW (g)
0.33
0.32
0.29
0.06
0.2
0.16
0.42
0.58
0.1
0.46
0.11
0.48
0.58
0.06
0.26
0.21
0.35
0.26
74
Wg (g)
0.04
0.41
0.05
0.99
0.04
0.03
0.34
0.33
0.02
0.95
0.04
0.02
0.14
0.63
0.13
0.12
0.85
0.59
GSI (%)
0.3475
3.2669
0.4931
13.7691
0.4494
0.3802
3.2443
2.3521
0.2874
8.1897
0.4762
0.153
1.0761
7.1348
1.2948
0.649
9.9183
6.7894
HIS (%)
2.8671
2.5498
2.86
0.8345
2.2472
2.0279
4.0076
4.134
1.4368
3.9655
1.3095
3.6725
4.4581
0.6795
2.5896
1.1357
4.084
2.9919
Đực/cái
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C I-II
C III
C III
75
[...]... học, quản lý và bảo vệ nguồn lời thủy sản của vùng mà đề tài Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1822) và cá bống trứng (Eleotris balia Jordan & Seale , 1905) phân bố ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được tiến hành 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học, thành phần loài và đặc điểm sinh học của một. .. lượt là 1.577 trứng/ g cá cái (879 trứng – 2.110 trứng /cá cái) và 1.544 trứng /cá cái (1.233 trứng – 1.957 trứng /cá cái) 14 Cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 Theo nghiên cứu khác của Ngô Trúc Bình (2009), đặc Điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh đã cho hệ số tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá của cá bống trứng phân bố ở tỉnh Trà Vinh... Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở Bạc Liêu và Sóc Trăng” đã xác định được phương trình tương quan chiều dài của cá bống cát Glossogobius giuris là W = 0,0095L2,9452 với 218 mẫu cá ở Bạc Liêu và W = 0,0123L2,8462 với 241 mẫu cá ở Sóc Trăng Mùa vụ sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuris ở Bạc Liêu và Sóc Trăng vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 và sức sinh. .. 2010 0,0192 28,481 Lê Thi Ngọc Thanh, 2010 13 Cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá bống cát sống chủ yếu ở vùng cửa sông, kênh, rạch, ao Dễ gặp trong môi trường các con sông lớn Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát được trình bày trong Bảng 2.5 và Bảng 2.6 Bảng 2.5: Một số đặc điểm sinh học của cá bống cát Glossogobius giuris ở một số khu vực (KV) nghiên cứu KV nghiên cứu CF GSI... nhiều loài tôm, cá nước ngọt và nhiều động vật hoang dã đặc trưng của vùng Đặc biệt có một số loại cá nước ngọt nổi tiếng và được nhiều người ưa thích như cá linh, cá cóc, cá mè vinh, có lóc, cá chạch; đặc biệt là cá ngát, cá chạch lấu Sông Hậu … 2.4 Thành phần loài cá ở một số khu vực nghiên cứu Theo Phan Văn Thảo (2009) về “Khảo sát thành phần loài và đặc đ iểm sinh học của một số loài cá phân bố ở thành. .. đã xác định gồm 87 loài thuộc 59 giống , 30 họ, 9 bộ Trong đó, các loài phân bố ở các thủy vực sông, kênh, rạch, ruộng là 70 loài và 71 loài được thu ở chợ Tùy theo đặc điểm sinh học của từng vùng sinh thái ở tỉnh Hậu Giang mà số lượng loài thủy sản khai thác khác nhau (Bảng 2.3) 12 Bảng 2.3: Thành Phần loài ở một số khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu Giang Khu vực nghiên cứu Huyện Châu Thành Thành phần loài. .. (Glossogobius giuris) và cá bống trứng (Eleotris balia) phân bố ở huyên Châu Thành Một số kết quả nghiên cứu về phương trình hồi qui giữa chiều dài và khối lượng thân cá được trình bày trong Bảng 2.4 Bảng 2.4: Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống cát Glossogobius giuris và cá bống trứng Eleotris melanosoma Tên loài Glossogobius giuris Eleotris melanosoma W=aLb Hệ số a Hệ số b Tác giả,... cứu của Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng & ctv (2012) trong Mô tả định loại cá ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam thì trong tổng 62 loài thu được đã trùng khớp với 62/322 loài ở ĐBSCL 4.2 Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng và cá bống cát ở huyện Châu Thành 4.2.1 Quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 Kết quả phân. .. cá bống cát phân bố ở thành phố Cần Thơ có phương trình tương quan chiều dài – khối lượng khá chặt chẽ với W = 0,0082L2,9835 và R2 = 0,9768 Cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm Sức sinh sản (SSS) tuyệt đối của cá bống cát dao động từ 16.985 trứng /cá cái đến 77.298 trứng /cá cái , Theo nhận định của Cole (1982) cho rằng đối với nhiều loài cá. .. mysticetus), Cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia) , Cá phèn vàng (Polynemus longipectoralis), cá bống trứng (Eleotris balia), cá bống cát (Glossogobius giuris) , cá mè vinh (Barbonymus gonionotus), Cá cơm trích (Clupeoides borneensis), cá dứa (Pangasius polyuranodon), Cá chốt giấy (Mystus albolineatus), cá chạch lá tre (Macrognathus simaensis) 2.5 Một số chỉ tiêu sinh học của cá bống cát (Glossogobius giuris) ... chưa thể xác định xác mùa vụ cá bống cát 39 4.4.5 Sức sinh sản cá bống cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Kết sức sinh sản 20 mẫu cá bống cát phân bố huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang thể... bống cát dao động khoảng 0,01198 – 0,02809 Cá bống trứng cá bống cát phân bố huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang tập trung sinh sản cao vào tháng Sức sinh sản tuyệt đối cá bống trứng cá bống cát dao... 2013 Sinh viên thực Lý Phƣơng thảo i TÓM TẮT Đề tài Xác định thành phần loài số đặc điểm sinh học cá bống cát Glossogobius giuris Hamilton, 1822 cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 phân