Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris hamilton, 1822 và cá bống trứng eleotris melanosoma bleeker, 1853 phân bố ở huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 26)

- Ngư cụ đánh bắt: chài, lưới, giăng câu, cào sông, đặt dớn, lưới kéo,… - Dung dịch formal 4%, gilson’s.

- Thùng trữ lạnh, thùng nhựa, khay nhựa

- Thước đo, kéo, pen, gim để cố định mẫu, giấy bong mờ. - Sổ tay, viết chì, bút lông.

- Cân điện tử, dao mổ, kim mũi giáo, kim mũi nhọn, ben giắp. - Kính hiển vi, kính lúp.

- Máy chụp hình.

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Chuẩn bị biểu mẫu

Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị biểu mẫu để ghi chép các thông tin về mẫu thu và để xác định một số chỉ tiêu đo đạt nhanh (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Nội dung biểu mẫu bao gồm:

- Nơi khai thác (tên sông, hồ, kênh, rạch, ngư trường,...) - Địa điểm thu mẫu (xã, thị trấn)

- Loại tàu khai thác.

- Ngư cụ khai thác và kích thước mắt lưới. - Độ sâu ngư trường khai thác.

- Diện tích khai thác (nếu được). - Loài khai thác, tỉ lệ thành phần loài.

3.3.2 Phƣơng pháp thu và cố định mẫu

Thu mẫu các thành phần loài ngẫu nhiên bằng các loại ngư cụ khai thác khác nhau như chài, lưới, đặt dớn, giăng câu, cào, lưới kéo,... hoặc mua của người dân đánh bắt.

Thu mẫu định kỳ từng tháng tại vùng nghiên cứu liên tục từ tháng 02/2013 đến tháng 11/2013.

Mẫu được thu ngẫu nhiên dùng cho định danh từ 2-3 mẫu/loài; dùng cho nghiên cứu các đặc điểm sinh học khoảng 30 mẫu/loài/đợt.

Mẫu sau khi thu được sẽ được rửa sạch bằng nước ngọt, phân loại sơ bộ từng loài, đánh dấu mẫu thu và bảo quản bằng cách giữ lạnh, sau đó đưa mẫu về phân tích trong phong thí nghiệm khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.

3.3.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu 3.3.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Cá thu ngẫu nhiên được xác định các chỉ tiêu sau: chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, khối lượng toàn thân, trọng lượng cá không nội quan, khối lượng tuyến sinh dục, trọng lượng gan và giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.

3.3.3.2 Định danh loài

Mẫu sau khi thu sẽ được định danh tại phòng thí nghiệm theo tài liệu định danh của các tác giả:

- Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993).

- Định loại cá nước ngọt. Mai Đình Yên và ctv, 1992.

- Mô tả định loại cá ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam, Trần Đắc Định và ctv.,2013.

- Website: http://fishbase.org.

- Cá ngọt Việt Nam. Nguyễn Văn Hảo (2005).

3.3.3.3 Xác định mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng

Theo Huxley (1924), phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng được xác lập theo công thức sau (được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004):

W = a.Lb

Trong đó: W: khối lượng cơ thể cá (g) L: chiều dài toàn thân cá (cm) a: hằng số tăng trưởng ban đầu

b: hệ số mũ, gần bằng 3 đối với các loài có sự tăng trưởng đồng bộ Hệ số b được xác định thông qua phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá, xác định trạng thái tăng trưởng đều hay không đều.

3.3.3.4 Phân tích hệ số điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số điều kiện CF (condition factor) dùng để đánh giá sự biến động của trọng lượng cơ thể so với chiều dài của cá ở những thời điểm khác nhau, phản ánh sự thành thục sinh dục, đồng thời xác định mùa vụ sinh sản của cá. King(1995) đã đề nghị công thức dưới đây để tính hệ số điều kiện (trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004):

CF = W/Lb

Trong đó: CF: hệ số điều kiện

W: khối lượng toàn thân cá (g) L: chiều dài toàn thân cá (cm) b: hệ số tăng trưởng

Hệ số b được xác định thông qua phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá W = a.Lb.

3.3.3.5 Phân tích các thành thục của cá

Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004): phương pháp thông thường để đánh giá các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá là có thể dựa vào bậc thang thành thục (hay bậc thang chín muồi sinh dục). Rất nhiều tác giả đã đưa ra các bậc thang thành thục sinh dục của cá, theo Nikolsky (1963) đã đưa ra một bậc thang tổng hợp để có thể sử dụng rộng rãi với 6 giai đoạn.

Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963) (được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Đắc Định, 2004).

Giai Đoạn Mô tả

I Cá thể còn non, chưa thành thục sinh dục.

II Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy hạt trứng.

III

Giai đoạn thành thục. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy được những hạt trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào có màu trắng trong chuyển sang màu hồng nhạt.

IV Giai đoạn chin muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất, nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.

V

Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng giảm đi rất nhanh.

VI

Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm nhão. Ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn sót lại một ít tinh trùng.

3.3.3.6 Phân tích biến động hệ số thành thục

Khối lượng tuyến sinh dục là một trong những chỉ tiêu thiết yếu để giải thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục

(Gonado-somatic index, GSI) thường được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu hiện nay.

Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản. Hệ số này là tỉ lệ phần trăm của tuyến sinh dục trên khối lượng thân cá.

Công thức để tính hệ số thành thục sinh dục như sau:

GSI (%) = (Wg/ Wn ) * 100

Trong đó: GSI: hệ số thành thục (%)

Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g) Wn: khối lượng cá không nội quan (g)

Hệ số thành thục cho phép ta theo dõi quá trình chín của các sản phẩm sinh dục.

3.3.3.7 Phân tích biến động hệ số tích lũy năng lƣợng

Hệ số tích lũy năng lương (HSI) được xác định theo công thức như sau:

HSI (%) = (LW / Wn) * 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: LW: khối lượng gan cá (g)

Wn: khối lượng cá không nội quan (g)

3.3.3.8 Xác định sức sinh sản

Sức sinh sản là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản (Bagenal và Braum, 1968 được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).

Sức sinh sản của cá được tính bằng lượng trứng được đẻ ra của một cá thể(sức sinh sản tuyệt đối) hoặc một đơn vị khối lượng cơ thể (sức sinh sản tương đối).

Mẫu buồng trứng được lấy ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối để đếm. Đường kính trứng được xác định bằng trắc vi thị kính trên kính hiển vi.

Để cố định trứng dùng dung dịch Gilson fluid theo Simpson (1951). Dung dịch được chuẩn bị như sau:

 100 ml cồn 60%.

 15 ml axit nitric 80%.

 18 ml axit glacial acetic.

 20g mereuric chloride.

 880 ml nước cất.

Sức sinh sản tuyệt đối (F): được xác định theo công thức của Hardisty (1964) (được trích dẫn bởi biswas, 1993):

F =n*GW/g

Trong đó: F: sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) n: số lượng trứng có trong mẫu đại diện GW: khối lượng buồng trứng (g)

g: khối lượng mẫu trứng đại diện (g)

Sức sinh sản tƣơng đối (FA): được xác định theo công thức của Hardisty (1964), (được trích dẫn bởi Biswas, 1993).

FA = F / BW

Trong đó: FA: sức sinh sản tương đối (trứng/g cá cái) F: sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) BW: khối lượng thân cá (g)

3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả bởi phần mềm Microsoft Excel (2003).

CHƢƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần các loài cá phân bố tự nhiên ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.

Qua thời gian khảo sát đã định danh được 62 loài thuộc 33 họ, 10 bộ phân bố trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài theo bộ

Stt Bộ Họ Giống Loài Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Osteoglossiformes 1 3 1 2 1 2 2 Anguilliformes 1 3 1 2 1 2 3 Clupeiformes 2 6 3 6 3 5 4 Cypriniformes 2 6 9 19 12 19 5 Siluriformes 7 21 8 17 12 19 6 Beloniformes 1 3 1 2 1 2 7 Synbranchiformes 2 6 3 6 5 8 8 Perciformes 14 43 19 40 23 36 9 Tetraodontiformes 1 3 1 2 1 2 10 Pleuronectifomes 2 6 2 4 3 5 Tổng 33 100 48 100 62 100

Với 14 họ, 19 giống và 23 loài, bộ cá Vược (Perciformes) là bộ chiếm ưu thế nhất so với các bộ còn lại chiếm 36%, kế đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) và bộ cá Da Trơn (Siluriformes) với 12 loài chiếm 19% mỗi bộ, bộ Mang liền (Synbranchiformes) chiếm 8% với 5 loài, bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectifomes) chiếm 5% với 3 loài mỗi bộ, còn lại là các bộ bao gồm bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá nhói (Beloniformes) và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) chiếm 2% mỗi bộ trong tổng số loài (Phụ lục I).

Qua Bảng 4.2 có thể dễ dàng nhận thấy họ Cyprinidae là họ có số lượng loài cao nhất trong 33 họ được tìm thấy ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.

Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài theo họ Stt Họ Số lƣợng Giống Loài % Số lƣợng % 1 Notopteridae 1 2 1 2 2 Muraenesocidae 1 2 1 2 3 Clupeidae 1 2 1 2 4 Engraulidae 2 4 2 3 5 Cyprinidae 8 17 11 18 6 Cobitidae 1 2 1 2 7 Loricariidae 1 2 1 2 8 Plotosidae 1 2 1 2 9 Clariidae 1 2 2 3 10 Pangasiidae 1 2 2 3 11 Ariidae 1 2 2 3 12 Bagridae 2 4 3 5 13 Akysidae 1 2 1 2 14 Hemiramphidae 1 2 1 2 15 Synbranchidae 1 2 1 2 16 Mastacembelidae 2 4 4 6 17 Cichlidae 1 2 2 3 18 Ambassidae 1 2 1 2 19 Lobotidae 1 2 1 2 20 Polynemidae 1 2 1 2 21 Sciaenidae 1 2 1 2 22 Toxotidae 1 2 1 2 23 Pristolepididae 1 2 1 2 24 Scatophagidae 1 2 1 2 25 Scombridae 1 2 1 2 26 Anabantidae 1 2 1 2 27 Osphronemidae 2 4 4 6 28 Channidae 1 2 1 2 29 Eleotridae 3 6 4 6 30 Gobiidae 3 6 3 5 31 Soleidae 1 2 1 2 32 Cynoglossidae 1 2 2 3 33 Tetraodontidae 1 2 1 2 Tổng 48 100 62 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy họ Cyprinidae là họ có số lượng loài chiếm ưu thế vượt trội so với các họ khác với 11 loài chiếm 18% tổng số loài thuộc 8 giống (17%). Họ có số loài cao kế tiếp là 3 họ Osphronemidae, Eleotridae và Mastacembelidae với 4 loài chiếm 6% tổng số loài của mỗi họ. Kế đến là 2 họ Gobiidae và Bagridae đều có cùng số loài là 3 loài chiếm 5% mỗi họ. Tuy nhiên, với những họ có số lượng loài ngang nhau này lại không tương đồng nhau về số giống. Các họ còn lại đều chỉ xuất hiện 1 loài thuộc 1 giống duy nhất trong họ và chiếm 2% mỗi họ.

Trong 62 loài thu được ở các thủy vực tự nhiên ở huyện Châu Thành, hầu hết các loài tập trung nhiều ở 3 thủy vực kênh/rạch, sông cấp 1 và sông cấp 2. Trong đó, thủy vực kênh/rạch chiếm ưu thế nhất với 32 loài xuất hiện do có nhiều đặc điểm khác nhau về địa hình (thủy vực nước tĩnh, nước chảy, mực nước cao thấp khác nhau ở nhiều nơi, tính chất nền đáy khác nhau) tạo điều kiện cho cá có nơi cư trú, kế tiếp là thủy vực sông cấp 1 với 31 loài. Ở thủy vực sông cấp 2 có 27 loài xuất hiện. Tại thủy vực ruộng đã tìm thấy 21 loài, đây là nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá, nhưng chỉ thường tập trung ở các loài cá có kích cỡ nhỏ ăn thiên về thực vật nhiều hơn (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài theo thủy vực

Stt Bộ Thủy vực

Sông cấp 1 % Sông cấp 1 Sông cấp 2 % Sông cấp 2 Kênh/rạch % Kênh/rạch Ruộng % Ruộng

1 Osteoglossiformes 0 0 1 4 1 3 0 0 2 Anguilliformes 1 3 0 0 0 0 0 0 3 Clupeiformes 3 10 2 7 1 3 0 0 4 Cypriniformes 3 10 7 26 9 28 5 24 5 Siluriformes 5 16 2 7 6 19 6 29 6 Beloniformes 1 3 1 4 0 0 0 0 7 Synbranchiformes 1 3 2 7 3 9 2 10 8 Perciformes 13 42 11 41 11 34 8 38 9 Tetraodontiformes 1 3 1 4 1 3 0 0 10 Pleuronectifomes 3 10 0 0 0 0 0 0 Tổng 31 100% 27 100% 32 100% 21 100%

Ở thủy vực kênh/ rạch, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế nhất với 11/31 loài chiếm 34%, kế tiếp là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 9/32 loài chiếm 28%, còn lại các bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 6 loài chiếm 19%, bộ Mang liền (Synbranchiformes) với 3 loài (9%), bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) mỗi bộ là 1 loài (3%). Đối với thủy vực sông cấp 1, với 13/32 loài thu được ở thủy vực này thì bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế nhất trong thủy vực (42%), bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 5 loài (16%), các bộ còn lại mỗi bộ chỉ xuất hiện từ 1-3 loài. Đa số các loài xuất hiện ở sông cấp 2 đều thuộc bộ cá Vược (Perciformes) với 11/27 loài chiếm 41%, bộ cá Chép (Cypriniformes) 7 loài (26%), các bộ Mang liền (Synbranchiformes), bộ cá Da trơn (Siluriformes), bộ cá Trích (Clupeiformes), bộ Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) mỗi bộ xuất hiện 1-2 loài trong tổng 27 loài thu được ở thủy vực. Trong 21 loài thu được ở thủy vực ruộng thì có 8 loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) chiếm 38% và đây cũng là bộ có số lượng loài nhiều nhất trong thủy vực ruộng, bộ cá Da trơn (Siluriformes) với 6 loài (29%), bộ cá Chép (Cypriniformes) với 5 loài (24%) và bộ Mang liền (Synbranchiformes) với 2 loài (10%). Các loài cá có khả năng phân bố rộng trên các thủy vực, sự phân bố này tùy thuộc đặc điểm địa hình của từng thủy vực cũng như đặc điểm sinh học và vào kích cỡ lớn nhỏ của các cá thể trong loài. Nhìn chung, trong 4 thủy vực tự nhiên được nghiên cứu tại địa bàn thì bộ cá Vược (Perciformes) đều chiếm ưu thế nhất (Phụ lục II).

So sánh kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng & ctv (2012) trong Mô tả định loại cá ĐBSCL Fishes of the MeKong Delta Vietnam thì trong tổng 62 loài thu được đã trùng khớp với 62/322 loài ở ĐBSCL.

4.2. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng và cá bống cát ở huyện Châu Thành.

4.2.1 Quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng thân của cá bống trứng

Eleotris melanosoma Bleeker, 1853

Kết quả phân tích của 174 mẫu cá thu được với 67 mẫu cá đực và 107 mẫu cá cái đã xác định được mối quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của cá bống trứng theo phương trình hồi qui của cá cái là W = 0,0247L2,6531, hệ số R2

= 0,9104 với chiều dài dao động trong khoảng 4,3 - 10,2 cm và khối lượng từ 1,06 - 12,22 g; và phương trình hồi qui của cá đực là W = 0,0241L2,6236, hệ số R2

= 0,893 với chiều dài dao động trong khoảng 4,5 - 10,2 cm và khối lượng từ 1,28 - 11,6 g (Hình 4.1).

Cá Đực: W = 0,0241L2,6236 R2 = 0,893 n = 67 Cá cái: W = 0,0247L2,6531 R2 = 0,9104 n = 107 0 2 4 6 8 10 12 14 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chiều dài tổng (cm) K H ối l ư ng t n (g) Cá Cái Cá Đực

Hình 4.1: Phương trình hồi qui giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của cá bống trứng Eleotris melanosoma Bleeker, 1853

Từ kết quả ở phương trình hồi qui của cá bống trứng cho thấy sự sinh trưởng của cá bống trứng theo chiều dài tổng và khối lượng thân cá có mối quan hệ rất chặt chẽ (cá bống trứng cái) và khá chặt chẽ (cá bống trứng đực), phù hợp với qui luật sinh trưởng của cá. Ở giai đoạn còn nhỏ, khi cá đạt chiều dài nhỏ hơn 5,5 cm thì cá có sự tăng nhanh về chiều dài, nhưng khi cá đạt chiều dài từ khoảng 5,5 đến 8,5 cm thì sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng tương đương nhau.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Trúc Bình (2009) và Lê Thị Ngọc Thanh (2010) cho thấy có sự khác biệt nhưng không nhiều. Trong nghiên cứu của Ngô Trúc Bình ở Trà Vinh thì hệ số tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá là R2 = 0,9837. Cũng theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) có phương trình hồi qui ở Bạc Liêu là W = 0,0089L3,2313, R2 = 0,9715 và ở Sóc Trăng là W = 0,0192L2,8481, R2 = 0,9456.

Kết quả nghiên cứu này so sánh với các nghiên cứu khác nhận thấy ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng của cá cũng có sự khác nhau và đều tuân theo qui luật chung là tăng nhanh theo chiều dài trong giai đoạn đầu và tăng nhanh theo khối lượng ở giai đoạn sau, nguyên nhân tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu là để vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù, còn tăng nhanh về khối lượng ở giai đoạn sau là do cá

Một phần của tài liệu xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris hamilton, 1822 và cá bống trứng eleotris melanosoma bleeker, 1853 phân bố ở huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 26)