Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
1,3 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TẠ VĂN THIẾU
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG CÁC KIỂU SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TẠ VĂN THIẾU
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG CÁC KIỂU SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH
2013
Chƣơng I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước thuộc Châu Á, nằm trên trục giao thông của nhiều
quốc gia nên chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế và chính trị trong khu vực
Đông Nam Á. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với vùng đặt quyền kinh tế rộng
khoảng 1 triệu km2 với nhiều ngư trường khai thác với những điều kiện thuận lợi
đó, vùng biển Việt Nam rất da dạng, phong phú về thành phần loài và sản lượng
góp phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Trong đó phải kể đến sự đóng
góp của tài nguyên thủy sản, thủy sản từ lâu đã được xem là ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đường bờ biển dài 700 km,có
diện tích tự nhiên khoảng 39.000 km2. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, hệ
thống sông ngòi chằng chịt ẩn chứa nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và thủy sản nói riêng. Với vị trí ở hạ nguồn sông Mekong lại tiếp giáp
với biển Đông và biển Tây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy sản
ở ĐBSCL, ở vùng đất này hội tụ rất nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao cả về
thủy sản mặn, lợ ven biển và thủy sản nước ngọt. . Do yếu tố ngập lũ mùa mưa và
nhiễm mặn mùa khô của vùng ĐBSCL mà nguồn lợi tôm cá tự nhiên của vùng đất
này rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng.
Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, có 2 con sông Tiền và sông Hậu
thuộc hệ thống sông Mekong chảy qua, mang rất nhiều phù sa và nguồn lợi thủy
sản, do đó ngành thủy sản của tỉnh có tiềm năng phát triển rất lớn và thời gian qua
tỉnh đã khai thác rất hiệu quả lợi thế này.Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng
chịt, có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại Vĩnh Long
có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh,
mương, ruộng lúa. Diện tích có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là
34.480 ha.
Huyện Long Hồ thuộc miền phù sa sông nước Cửu Long (hạ lưu sông
MêKông), có nước ngọt quanh năm, đất đai tương đối bằng phẳng, có nhiều sông
ngòi, ao, hồ, mương, rạch; có đất cù lao, bãi bồi và cồn mới nổi . Thế mạnh kinh
tế của Long Hồ là nông nghiệp, trước đây, cây trồng chủ yếu của huyện là lúa và
hoa màu. Huyện xác định khai thác thế mạnh thủy sản để đẩy nhanh tốc độ
1
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông dân thực hiện các mô hình đa
dạng: nuôi cá ruộng lúa, cá ao hồ, nuôi trong mương vườn…
Nhằm đánh giá nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở huyện Long Hồ trên cơ sở
nghiên cứu thành phần giống loài cá hiện diện và so sánh các loài cá trên các
kiểu sử dụng đất khác nhau phân bố ở huyện Long Hồ để đưa ra những giải
pháp quản lý nguồn lợi thủy sản một cách bền vững và hợp lý. Vì vậy đề tài
“Xác định thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp
thuộc huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long” được đề xuất thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm so sánh các thành phần giống loài trong các
kiểu sử dụng đất nông nghiệplàm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp quản lý và
sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đồng thời đánh giá nguồn lợi hiện tại thông
qua đó tìm hiểu thêm về nhận thức của người dân địa phương về khai thác và
quản lý nguồn lợi thủy sản của địa bàn sản xuất nông nghiệp ở huyện Long Hồ
để có thể tìm ra những giải pháp nhằm quản lý nguồn lợi thủy sản được tốt hơn.
1.3 Nội dung đề tài
Xác định thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp thuộc huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Xác định biến động chiều dài các loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp
Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở
các thủy vực liên quan đến một số mô hình sản xuất đất nông nghiệp tại huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
1.4 Thời gian thực hiện
Từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
2
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nguồn lợi thủy sản của thế giới
Sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trên thế giới năm
2010 đạt khoảng 148 triệu tấn (với giá trị khoảng 217,5 tỷ USD), trong đó: 128
triệu tấn được sử dụng làm thực phẩm cho con người và số liệu ban đầu của năm
2011 cho thấy tổng sản lượng thủy sản tăng lên 154 triệu tấn trong đó 131 triệu
tấn được dùng làm thực phẩm.
Bảng 2.1: Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nội địa
9,8
10,0
10,2
10,4
11,2
11,5
Biển
80,2
80,4
79,5
79,2
77,4
78,9
90
90,3
89,7
89,6
88,6
90,4
31,3
33,4
36,0
38,1
41,7
44,3
16
16,6
16,9
17,6
18,1
19,3
Tổng nuôi trồng
47,3
49,9
52,9
55,7
59,9
63,6
Tổng sản lượng
137,3
140,2
142,6
145,3
148,5
154,0
Khai thác
Tổng khai thác
Nuôi trồng
Nội địa
Biển
Trong tổng sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nội địa đã
tăng mạnh với tốc độ bình quân 30%/năm từ giữa những năm 2000, năm 2010 đạt
khoảng 11,2 triệu tấn. Các nước châu Á chiếm 70% sản lượng thủy sản nội địa và
hầu hết tăng trưởng trong lĩnh vực này xuất phát từ châu Á, trong đó chủ yếu là từ
Trung Quốc, Ấn Độ và Myanma.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng (TSNT) của thế giới đạt mức cao kỷ lục 79
triệu tấn, trị giá 125 tỷ USD và năm 2010 (nếu không kể thực vật thủy sinh và các
sản phẩm phi thực phẩm thì sản lượng đạt 60 triệu tấn, trị giá 119 tỷ USD). Hiện
3
nay, NTTS có mặt ở 190 nước với 600 loài khác nhau được nuôi trong các hệ
thống đầu tư cao và công nghệ tiên tiến, trong đó có cả việc đầu tư cơ sở sản xuất
giống để tái tạo nguồn lợi tự nhiên, nhất là trong các vùng nước nội địa. Châu Á
hiện chiếm đến 89% tổng sản lượng TSNT thế giới, trong đó chủ yếu là Trung
Quốc, chiếm tới 60% tổng sản lượng TSNT toàn cầu năm 2010 .
Bảng 2.2: Dự báo về sản lƣợng thủy sản thế giới đến năm 2015.
(ĐVT: triệu tấn)
2000
2004
2015
Tổng sản lượng khai thác
95,6
95,0
105
Sản lượng nuôi trồng
35,5
45,5
74,0
Tổng sản lượng thủy sản
131,1
140,5
179
(Nguồn: FAO, truy cập ngày 27/12/2011)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thủy sản 7
tháng năm 2013 ước đạt 3.309 ngàn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), tổng nhu cầu về thủy sản và các sản
phẩm thủy sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn và tổng sản lượng của thế
giới sẽ đạt 179 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1 %/
năm. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8 %
trong giai đoạn 2015.
2.2 Tổng quan về nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh
tế biển (EEZ)rộng hơn 1 triệu km, có khoảng 2.372 con sông có dòng chảy
thường xuyên và có chiều dài trên 10 km. Có 13 hệ thống sông lớn có diện tích
lưu vực trên 10.000 km2 và có 2 đồng bằng rộng lớn là đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện địa lý vùng biển và các mặt nước nội
địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài
thủy sinh vật. Có thểchia thành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài
thủy sinh vật : vùng nướcmặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và
vùng nước nội địa (vùng nước nước ngọt). Theo các nghiên cứu khoa học,
nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653
loài rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô
cứng) tạo rạn có 298 loài, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá
có trên 2.100 loài, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế .
4
Tuy nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa loài nhưng phân bố theo mùa vụ rõ
ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ nên khó tổ chức khai thác nông-công
nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Nguồn lợi thủy sản nước lợ và nước ngọt chủ
yếu là cá, có khoảng 700 loài và hàng chục loài giáp xác như tôm, trai, nghêu, sò
…và hơn 90 loài rong tảo (theo Nguyễn Duy Chính, 2008).Nguồn lợi thủy sản
Việt Nam có tầm quan trọng lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn, đặt biệt đối với
nền kinh tế và được xếp vào một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.Được đánh giá là rất phong phú trong thủy vực.
Trong năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm 2011,
chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ thời
tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng
đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 15-30%. Trong
khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần
như không tăng trưởng do hội chứng tôm chết sớm EMS hoành hành trên diện
rộng.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm
qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển
của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh,
sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng
góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong khi đó,
trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai
thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng
khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.
Nguồn: Vasep, 2010
Hình 2.2: Sản lƣợng thủy sản Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)
5
2.3 Tổng quan về nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã
hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương
thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành, với diện tích đất
liền 39.712 km2 (chiếm 12,1% diện tích cả nước), có hải phận rộng trên 360
nghìn km2. ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với gần một
nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, là hạn chế lớn đối với canh tác
nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cư. Khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên đất và nước là vấn đề cốt lõi nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở ĐBSCL.Thuỷ- hải sản là nguồn lợi
kinh tế lớn và quan trọng của vùng ven biển.
Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp khoảng 52% sản lượng
thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Những lợi thế từ biển mang lại đã góp
phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống người dân của các địa phương ven biển.
Bảng 2.3: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản phân theo địa phƣơng
Đơn vị : tấn
2007
2008
2009
2010
Sơ bộ
2011
460888
497197
549748
592266
619649
Trung du & miền núi phía
55913
Bắc
60905
69957
75428
82711
Bắc bộ & duyên hải miền
944740
Trung
985563
1055629
1086137
1162584
Tây nguyên
16455
18432
20239
25258
29086
Đông Nam bộ
334915
338002
354755
364542
371393
ĐBSCL
2386169
2701927
2819990
2999114
3167481
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011
Với các đặc trưng về hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bồi, vùng nước lợ
cửa sông… đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng
nên nguồn lợi thủy sản ĐBSCL thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong
nước và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Theo báo cáo Hội thảo vùng về đa dạng
thành phần loài cá ở lưu vực sông Mê-kông và Chao Phraya (2011), ĐBSCL có
6
292 loài, gồm 188 giống và 70 họ, trong đó họ cá bống chiếm tỷ lệ lớn nhất (151
loài, chiếm 52%), 151 loài chỉ thu được ở ĐBSCL và có 67 loài mới được ghi
nhận.
ĐBSCL còn được biết đến với hệ sinh thái vùng lũ thích hợp cho các loài
cá nước ngọt của sông Mê -kông. Theo Vũ Vi An (2007), đặc điểm di cư từ vùng
ngập lũ ra sông và di cư xuôi dòng là 2 nguyên nhân chính làm cho sản lượng
khai thác nội đồng cao nhất vào mùa lũ và thấp nhất vào mùa khô.
Tuy nhiên đi ngược lại với sản lượng thủy sản nuôi trồng, sản lượng thủy
sản tự nhiên ở ĐBSCL đang có nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng. Nguyên nhân một
phần do thị hiếu của người tiêu dùng, bởi cá nuôi ngày càng tràn lan thì người
tiêu dùng lại càng muốn tìm đến những giống cá đồng với chất lượng thịt ngon,
đảm bảo an toàn dù giá có đắt hơn cá nuôi gấp 2 – 3 lần. Sản lượng khai thác thủy
sản ở ĐBSCL từ năm 2005- 2010 có xu hướng tăng dần. Năm 2005 sản lượng
khai thác là 843.017 tấn, đến năm 2010 sản lượng đạt 994.234 tấn (tăng 151.217
tấn, tăng 17,9 % so với năm 2005).
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ĐBSCL hiện là nơi chịu ảnh hưởng
lớn nhất của biến đổi khí hậu. Cứ mỗi năm lại có gần 2 triệu ha đất ngập lũ, 1,4
triệu ha ven biển bị xâm nhập mặn, 1,2 triệu ha vùng trũng bị nhiễm phèn nặng và
nhiều nơi bị thiếu nước ngọt. Theo báo cáo thì nếu nước biển cao thêm 1m sẽ có
khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, diện tích đất trồng sẽ bị
thu hẹp, hang loạt địa phương bị chìm trong nước cụ thể là các tỉnh Bến Tre,
Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long…
2.4 Tiềm năng nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long
Nằm ở trung tâm ĐBSCL, được 2 dòng sông lớn: Tiền Giang và Hậu
Giang bồi đắp, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, hội đủ
những điều kiện thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện. Với
quỹ đất hơn 117 ngàn ha, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long có thể
phân thành thành 02 khu vực cơ bản.Khu vực đất liền là vùng tập trung trồng lúa,
chuyên canh cây có múi, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Còn lại, khu vực
các cù lao thì tập trung trồng các loại cây ăn trái đặc sản, và nuôi cá.
Trong lĩnh vực trồng trọt, lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất. Đến năm
2011, tổng diện tích gieo trồng cả năm của Vĩnh Long đã đạt trên 180 ngàn ha.
Tăng khoảng 10 ngàn ha so với năm 1992.Cụ thể là trong năm 2011, năng suất
lúa bình quân trên địa bàn tỉnh đã lên đến 5,7 tấn/ha, sản lượng lúa cả năm lần
đầu tiên đạt mốc 1 triệu tấn. So với thời điểm năm 1992, năng suất lúa đã tăng
thêm 1,6 tấn/ha; tổng sản lượng tăng khoảng 300 ngàn tấn.
Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng nếu chỉ dựa vào cây
lúa thì để đạt được mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nền nông nghiệp
toàn diện… sẽ rất khó khăn. Do đó, bên cạnh những giải pháp nâng cao năng
suất, chất lượng lúa, Vĩnh Long còn chú trọng thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu
7
trong nội bộ ngành trồng trọt, đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh cây lúa,
bằng cách đẩy mạnh việc phát triển sản xuất các loại màu và vườn cây ăn trái.
Bảng 2.4 Diện tích các loại đất qua từng năm (2006 – 2010).
Đơn vị: ha
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng diện tích đất tự
nhiên
147.769
147.769 147.769 147.769 147.769
Đất trồng cây hàng năm
68.610
63.679
59.223
55.287
51.722
Đất trồng lúa
65.691
59.505
53.809
48.684
43.971
Đất trồng cây lâu năm
44.747
47.691
47.691
50.440
55.016
Tùy vào tập quán sản xuất của từng địa phương, và nhu cầu thị trường của
từng chủng loại mà diện tích các loại màu đã được bố trí với diện tích khác nhau.
Nhưng nhìn chung thì các loại cây công nghiệp ngắn ngày, như đậu nành, đậu
xanh, mè; rau ăn lá, cây lấy củ, rau ăn trái đều đã được đưa xuống ruộng trồng ở
khắp các địa phương trong tỉnh. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho bà con
nông dân cao gấp 2-3 lần so với độc canh lúa, việc đưa cây màu xuống ruộng còn
là giải pháp tốt góp phần cải tạo đất đai, cắt đứt cầu nối dịch hại, khắc phục
những tác động tiêu cực từ việc đẩy mạnh quá trình thâm canh, tăng vụ trong sản
xuất lúa. Năm 2011, toàn tỉnh đã xuống giống trên 36 ngàn ha rau màu các
loại.Trong đó có hơn 14 ngàn ha được luân canh trên đất lúa, ước sản lượng cả
năm trên 700 ngàn tấn.So với thời điểm năm 1992, năng suất và sản lượng rau
màu của tỉnh đã tăng gấp 03 lần.
Sự phát triển mạnh cả về diện tích, sản lượng và giá trị của các vườn cây ăn trái
cũng được xem là một thành tựu quan trọng trong thực hiện định hướng phát triển
ngành nông nghiệp toàn diện của Vĩnh Long. Tính đến năm 2011, toàn tỉnh đã có
trên 47 ngàn ha diện tích trồng cây lâu năm, mà chủ yếu là cây ăn trái, tăng gấp
03 lần so với năm 1992, giúp Vĩnh Long vươn lên thành địa phương có diện tích
trồng cây ăn trái lớn thứ 2 ở ĐBSCL, và đứng thứ 4 toàn quốc.
8
2.5 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long
2.5.1 Địa giới hành chánh
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp
tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ;
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128
km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng
1,3% dân số cả nước. Toàn tỉnh Vĩnh Long được chia làm 8 đơn vị hành chánh
cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã (Bình Minh) và 6 huyện (Bình Tân, Long
Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm).
Hình 2.5.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long
2.5.2 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô, Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1450 mm kéo dài
từ tháng 4 đến tháng 11 quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và
bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 28 0 C.
Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống
Nam và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Vĩnh Long được bao bọc
bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam; sông Cổ Chiên ở phía
Đông Bắc và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với
mạng lưới kênh, rạch chằng chịt.
9
Độ cao của địa hình giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ vùng ven sông trở
vào trong, tạo thành dạng lòng chảo. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao
trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Xét về độ cao, địa bàn
Vĩnh Long có thể chia thành 4 vùng địa hình như sau:
Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: có diện tích khoảng 29.934,21 ha, chiếm
22,74%; phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn
cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng
Liêm, huyện Trà Ôn. Đây là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp
và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính,
đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.
Vùng có cao trình từ 0,8 - 1,2 m: có diện tích khoảng 60.384,93 ha, chiếm
45,86%, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu và sông rạch lớn. Vùng này thích hợp
cho cây ăn quả, cây hằng năm kết hợp khu dân cư.
Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: có diện tích 39.875,71 ha, chiếm 30,28%.
Đây là vùng chuyên canh lúa của tỉnh, (chiếm 80% diện tích đất lúa); muốn trồng
cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó
vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư
phân bố ít trên vùng đất này.
Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: có diện tích khoảng 1.481,15 ha, chiếm
1,12% có địa hình thấp trũng, ngập sâu; chỉ thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm với điều
kiện thực hiện tốt công tác thủy lợi.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh khá dày, ngoài hai con sông lớn là
sông Hậu và sông Tiền (cùng với chi lưu là sông Cổ Chiên), còn có các sông nhỏ
như: Mang Thít, Trà Ôn, Cái Đôi, Cái Côn, Cái Cam, Cái Cá, Long Hồ, Tân
Quới, Trà Mơn....
Chế độ thủy văn ở Vĩnh Long chịu ảnh hưởng bởi khí hậu theo mùa, lưu
lượng dòng chảy của các con sông phân phối không đều giữa mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa, nước sông lên cao đem theo phù sa (tháng 8 - 10), trung bình từ
0,25 - 0,31k g/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 - 25 km thuận lợi cho nhân
dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khô, mực nước
sông xuống thấp, gây ra tình trạng thiếu nước ở nội đồng và nhiễm mặn ở các
vùng ven cửa sông.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chế độ thủy văn của
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, Vĩnh Long nói riêng có những diễn
biến thất thường:
Vào mùa mưa, mực nước dâng cao gây ngập trên diện rộng, đôi khi nước
ngập xảy ra ngay trong mùa khô gây trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt của người
dân sống ngoài vùng đê bao.
Vào mùa khô, mực nước sông Cửu Long xuống thấp nghiêm trọng, khiến
mặn xâm nhập sâu hơn vào nội đồng.
10
2.5.3 Tiềm năng thủy sản
Theo chiến lược quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 đã được thủ
tướng chính phủ phê duyệt thì mục tiêu củ ngành thủy sản Vĩnh Long là sẽ mở
rộng diện tích kết hợp tăng cường công tác quản lý và tái tạo nguồn lợi thủy sản
tự nhiên. Dự kiến đến năm 2020, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh phát triển hơn
5.000 ha với tổng sản lượng ướt đạt hơn 265.700 tấn, trong đó sản lượng nuôi
trồng hơn 260.000 tấn và sản lượng khai thác tự nhiên đạt 5.700 tấn.
Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh còn khá lớn và đa dạng: đât lúa,
đất vườn, đất bãi bồi đều có thể nuôi kết hợp hoặc nuôi chuyên các giống loài
thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh có thể bố trí
nuôi thủy sản lồng bè.
Ngành thủy sản của tỉnh đã phát triển tương đối mạnh trong giai đoạn vừa
qua và thu được những kết quả nhất định, đây sẽ là tiền đề cho việc mở rộng và
phát triển sản xuất trong giai đoạn tới. Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy chế
biến thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản, trong tương lai việc tiêu thụ sản phẩm
thủy sản sẽ dễ dàng và chủ động hơn.
Trong bảy tháng đầu năm 2012, tuy diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long giảm gần 10 ha so với cùng kỳ năm trước nhưng nhờ các
hộ chăn nuôi áp dụng tốt quy trình thâm canh và nuôi theo hướng đa dạng hóa
con giống nên sản lượng thu hoạch tăng. Với tổng diện tích nuôi trồng gần 410
ha, trong tháng 7 sản lượng thủy sản toàn tỉnh Vĩnh Long ướt đạt hơn 11.000 tấn,
tăng 4,1 % so với cùng kỳ năm trước.
2.6 Tổng quan về huyện Long Hồ
Long Hồ là một trong bảy Huyện - Thị của tỉnh Vĩnh Long, diện tích tự nhiên
19.298 ha.Huyện chia làm 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 xã và 01 thị
trấn (trong đó có 04 xã cù lao), tổng cộng 117 ấp-khóm, phần lớn cơ quan ban
ngành huyện đặt tại Trung tâm Thị trấn Long Hồ (Khóm 5, Khóm 1 và Khóm 2).
2.6.1 Vị trí địa lý huyện Long Hồ
Huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Long:
Phía bắc giáp huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang.
Phía nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh.
Phía tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành của tỉnh Đồng
Tháp.
Phía đông giáp huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng
tỉnh.
11
Hình 2.6.1: Bản đồ huyện Long Hồ
2.6.2 Kinh tế - xã hội huyện Long Hồ
Thế mạnh kinh tế của Long Hồ là nông nghiệp, trước đây, cây trồng chủ
yếu của huyện là lúa và hoa màu. Huyện xác định khai thác thế mạnh thủy sản để
đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông dân thực
hiện các mô hình đa dạng: nuôi cá ruộng lúa, cá ao hồ, nuôi trong mương vườn….
Là huyện nằm ven thành phố Vĩnh Long, định hướng phát triển của Long
Hồ là trở thành khu, cụm công nghiệp - thương mại dịch vụ vệ tinh của thành
phố. Giai đoạn 2007 - 2010, huyện Long Hồ quy hoạch sử dụng 19.298 ha diện
tích đất tự nhiên cho mục tiêu phát triển kinh tế.Theo đó, diện tích đất nông
nghiệp 13.066 ha, đất phi nông nghiệp 6.186 ha trong đó 1.188 ha dành cho đất ở
và 2.503 ha đất chuyên dùng tập trung bố trí quy hoạch các khu sản xuất công
nghiệp gốm và vật liệu xây dựng.
Huyện tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông
nghiệp 1.646 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
1.996 ha trong đó chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm
1.319 ha, đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất cây hàng năm khác 422 ha
và chuyển sang nuôi trồng thủy sản 67,8 ha để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn
vị diện tích.
12
Năm 2010, huyện Long Hồ phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như:
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt trên 1.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 462 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá
và dịch vụ tiêu dùng xã hội hơn 1.800 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt
14,44 triệu đồng/người/năm.
Huyện có khu công nghiệp Hoà Phú, đã được khởi công giai đoạn 2 vào
ngày 27 tháng 03 năm 2010. KCN Hòa Phú – giai đoạn II có tổng diện tích gần
130 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 438 tỷ đồng, trong đó diện tích đất công nghiệp
chiếm trên 91 ha, đất trung tâm điều hành 2,82 ha, đất công trình đầu mối kỹ
thuật 02 ha, đất giao thông 18,08 ha, đất cây xanh (tập trung và cách ly) 15,96 ha.
Huyện tiếp tục thúc đẩy công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa và thể thao, tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng thực hiện
các mục tiêu và chính sách xã hội , đặc biệt là công tác đền ơn đáp nghĩa và bảo
trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo... Kiện toàn củng cố mạng lưới y tế cơ sở , thực
hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình.
13
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Các địa điểm thu mẫu
`
Hình 3.1: Bản đồ khu vực thu mẫu huyện Long Hồ
(Nguồn: www.vinhlong.gov.vn, 2012)
Mẫu sẽ được thu trong các ruộng lúa, mương vườn,nương rẫy thuộc các xã: Long
An, An Bình, Lộc Hòa.
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Ngư cụ đánh bắt: chài lưới.
Kính hiển vi, kính lúp để quan sát mẫu.
14
Thước đo.
Thùng nhựa, can nhựa, khay nhựa, kim ghim.Thùng đá để bảo quản mẫu.
Dung dịch formol (10%), cồn 70 0.
Máy chụp hình.
Sổ tay, viết.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp thu và cố định mẫu
Thu mẫu ngẫu nhiên, thu bằng các loại ngư cụ đánh bắt hoặc mua của người dân
địa phương.
Thu định kỳ 1 lần/tháng liên tục từ tháng 8 đến tháng 12/2013.
Mẫu thu về phải được rửa sạch bằng nước nhẹ nhàng, tránh hư hại vẩy, mẫu sẽ
được giữ lạnh trong thùng mốp hoặc thùng nhựa chứa đá để bảo quản mẫu. Sau
đó mẫu sẽ được đưa về phòng thí nghiệm nguồn lợi khoa Thủy Sản, trường Đại
Học Cần Thơ để phân thích các chỉ tiêu sinh học.
Mẫu được rửa bằng nước sạch trước khi phân tích, để mẫu sạch, không bị xây sát.
Cố định mẫu bằng nước đá, hoặc formol 10 %, cố định bằng gim.
Được ghi chép, đánh dấu cẩn thận.
Chụp ảnh lại các mẫu cá đã thu.
3.3.2 Phƣơng pháp phân tích mẫu
Mẫu thu về được xác định các chỉ tiêu hình thái: theo I.F.Pravdin các chỉ tiêu hình
thái bao gồm:
Khối lượng thân (g)
Chiều dài tổng cộng (cm)
Chiều dài chuẩn (cm)
Chiều dài đầu (cm)
Tại phòng thí nghiệm các mẫu được phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái và
đếm các chỉ tiêu số lượng như: vây lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây hậu
môn (A) và định danh theo:
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993.Định dạng các loài cá nước ngọt
vùng đồng bằng sông cửu long. Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 361
trang.
Mai Đình Yên vàctv, 1992.Định dạng các loài cá nước ngọt Nam Bộ.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh phương, Hà Phước Hùng,
Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định loại cá Đồng
bằng sông cửu long, Việt Nam.
15
3.3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu và viết báo cáo
Phương pháp thu:
Thu số liệu thứ cấp thông qua sách chuyên đề, các tạp chí thủy sản, giáo
trình, trên website, niên giám thống kê và lập biểu mẫu điều tra phỏng vấn là
người dân trực tiếp canh tác nông nghiệp và công tác quản lý của chính quyền địa
phương về quản lý nguồn lợi thủy sản của huyện.
Thu số liệu sơ cấp: phân tích các mẫu cá thu được để lấy số liệu.
Toàn bộ số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm Microsoft
Office Excel.
16
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài cá phân bố trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Trong thời gian nghiên cứu đã tìm thấy 23 loài thuộc 14 họ, 4 bộ cá phân bố tự
nhiên trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long. Tỉ lệ thành phần các họ cá được thể hiện qua bảng 4.1.1.
Bảng 4.1.1: Tỉ lệ các loài cá phân bố ở các kiểu sử dụng đất nông nghệp của
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Bộ
Cypriniformes
Siluriformes
Họ
Số lượng loài
(con)
8
1
1
1
1
1
3
1
1
1
1
1
1
1
23
Cyprinidae
Clariidae
Bagridae
Loricariidae
Pangasiidae
Perciformes
Anabantidae
Osphronemidae
Mastacembelidae
Channaidae
Cichlidae
Gobiidae
Synbranchidae
Eleotridae
Beloniformes
Hemiramphidae
Tỉ Lệ
(%)
34,78
4,35
4,35
4,35
4,35
4,35
13,03
4,35
4,35
4,35
4,35
4,35
4,35
4,35
100
Từ kết quả bảng 4.1.1 và hình 4.1.1, cho thấy trong 14 họ cá thu được có 2 họ
chiếm ưu thế và tỉ lệ cao. Trong đó chiếm ưu thế nhất và tỉ lệ cao nhất là họ
Cyprinidae (34,78%) với 8 loài, tiếp đến là họ Osphronemidae (13,03%) với 3
loài. Còn lại là các họ khác như: Clariidae, Bagridae, Loricariidae, Pangasiidae,
Anabantidae,
Mastacembelidae,
Channaidae,
Cichlidae,
Gobiidae,
Synbranchidae, Hemiramphidae, Eleotridae cùng chiếm tỉ lệ 52% với mỗi họ thu
được 1 loài chiếm 4,35%.
17
Hình 4.1.1 Biểu đồ thành phần loài theo họ cá phân bố ở các kiểu sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Qua thời gian thu mẫu đã nhận thấy trong 4 bộ cá thu được thì bộ cá Perciformes
chiếm ưu thế với 10 loài chiếm 44%, tiếp đến là bộ Cyprinifomes với 8 loài
chiếm 35%, bộ cá Siluriformes với 4 loài chiếm 17%, bộ còn lại chiếm 4% với 1
loài đó là bộ Beloniformes (Hình 4.1.2)
Hình 4.1.2 Biểu đồ thành phần loài theo bộ cá phân bố ở các kiểu sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
18
Hầu hết các loài cá thu được phân bố khá đều ở các kiểu sử đất nông nghiệp,
nhưng đối với kiểu sử dụng đất ở vườn các loài cá phân bố nhiều hơn với 20 loài
(Hình 4.1.3), do nơi đây có nhiều cây cỏ thủy sinh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho
các loài cá, đồng thời điều kiện nơi đây do sử dụng lượng ít thuốc trừ sâu nên ảnh
hưởng rất ít đến nguồn cá tự nhiên nơi đây. Đối với ruộng lúa thu được 15 lo ài
cá, chủ yếu là các loài cá có kích thước nhỏ và tập tính ăn thiên về thực vật nhiều
hơn, các loài cá có kích thước lớn, ít tập trung nơi đây, do độ sâu của mực nước
trên ruộng lúa thấp, cá chỉ tập trung chủ yếu ở ruộng lúa vào mùa lũ, vì lúc này
mực nước dâng cao đồng thời trên ruộng lúa còn tồn đọng nhiều các chất độc hại
như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… qua các vụ thu hoạch vì vậy sẽ gây hại cho cá,
nên chỉ có 1 vài loài thích ứng, sống trong môi trường như vậy như cá sặc, cá bãi
trầu…. Tại rẫy thu được 12 loài, một số loài đã xuất hiện trên ruộng lúa cũng tìm
thấy trên rẫy do chủ yếu người dân làm ruộng không được mùa nên lập líp làm
rẫy vì thế số lượng loài chiếm thấp, một phần cũng do đa số người dân trồng cây
ngắn ngày vì thế lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… sẽ sử dụng nhiều hơn, vì thế
cũng ảnh hưởng đến nguồn cá tự nhiên nơi đây, đồng thời do mực nước thấp ảnh
hưởng đến sự phân bố của các loài.
Hình 4.1.3 Phân bố các loài cá theo các kiểu sử dụng đất
19
Bảng 4.1.2 Thống kê thành phần loài cá thu đƣợc trong các kiểu sử dụng đất
thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Stt
Họ
1
Cyprinidae
Tên khoa học
Tên địa phương
Rasbora aurotaenia
Cá lòng tong
Kiểu sử dụng đất
Ruộng Mương
Rẫy
lúa
vườn
X
X
X
X
X
đuôi vàng
2
Cá dảnh
Puntioplites
proctozysron
3
Cá mè vinh
Hypsibabus
X
X
malcomi
4
Puntius brevis
Cá rằm
X
Cá linh rìa
X
X
(Bleeker, 1850)
5
Labiobarbus
lineatus
6
Cá lòng tong sắt
Esomus
X
X
X
longimanus
7
Amblypharyngodon Cá tráo
X
X
chulabhornae
8
Cá linh rìa xiêm
Henicorhynchus
X
siamensis
9
Clariidae
Clarias sp.(cf.
Cá trê trắng
X
X
Batrachus)
10
Bagridae
Mystus albolineatus
Cá chốt giấy
X
X
11
Loricariidae
Hypostonus
Cá lau kiếng
X
X
X
plecoftomus
12
Pangasiidae
Pangasianodon
Cá tra
X
13
Anabantidae
Anabas testudineus
Cá rô đồng
X
X
X
14
Osphronemidae
Trichopsis vittata
Cá bãi trầu
X
X
X
20
15
Trichopodus
Cá sặc bướm
X
X
X
Cá sặc điệp
X
X
X
Cá chạch xiêm
X
trichopterus
16
Trichopodus
microlepis
17
Mastacembelidae
Macrognaihus
semiocellatus
18
Channaidae
Channa striata
Cá lóc
19
Cichlidae
Oreochromis
Cá rô phi vằn
X
X
X
X
niloticus
20
Gobiidae
Brachygobius
Cá bóng mắt tre
X
X
sabanus
21
Synbranchidae
Monopterus albus
Lươn
22
Hemiramphidae
Zenarchopterus
Cá lìm kìm
X
X
pappenheimi
23
Eleotridae
Cá bống dừa
Oxyeleotris
urophthalmus
21
X
X
Đặc điểm hình thái của một số loài cá:
Loài 1
Bộ: Cypriniformes
Họ: Rasborinae
Giống: Rasbora
Loài: Rasbora aurotaenia Tirant, 1885
Tên địa phương: Cá lòng tong đuôi vàng
Hình 4.1.4 Cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia)
Đặc điểm hình thái
Thân cá dẹp bên, đầu nhỏ, mắt to, nằm trên trục thân, không có râu, vảy to phủ
khắp thân, đường bên cong về phía bụng, khởi điểm vây lưng ở giữa viền trước
cửa mắt và gốc vây đuôi, gần như đối xứng với khởi điểm vây bụng, vây ngực,
vây bụng và vây hậu môn nhỏ, vây đuôi phân thùy sâu. Thân trắng bạc, lưng xanh
sáng, một vệt đen ngắn từ cuối vây hậu môn đến gốc vây đuôi, chóp hai thùy vây
đuôi màu đen, các vây khác màu vàng nhạt.
Bảng 4.1.3 Chỉ tiêu hình thái loài Rasbora aurotaenia
Đặc điểm hình thái
Fishbase (2012)
Kết quả nghiên cứu
Số tia vi D
9
8
Số tia vi A
7
7
Số tia vi P
-
-
Số tia vi V
15
14
22
Loài 2
Bộ: Perciformes
Họ: Belontiidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770)
Tên địa phương: Cá sặc bướm
Hình 4.1.5 Cá sặc bƣớm (Trichogaster trichopterus)
Đặc điểm hình thái
Thân có hình bầu dục, hơi dài, rất dẹp bên, đầu hơi ngắn, mõm ngắn, miệng nhỏ,
nằm ngang mút mõm, hướng lên trên, rạch miệng cách xa viền trước mắt, môi
dày và liên tục, răng trên màm nhỏ mịn, mắt lớn nằm trên trục giữa, cạnh dưới
xương trước mắt và xương trước nắp mang có răng cưa mịn. Vây lưng ngắn, phần
sau cao hơn, khởi điểm gần gốc vây đuôi hơi mút mõm, vây hậu môn dài, mút
cuối nằm sát gốc vây đuôi, vây đuôi phân thùy, rãnh chẻ cạn và mút 2 thùy tròn.
Vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu, có nhiều vẩy nhỏ phủ lên gốc vây hậu môn,
vây lưng và vây đuôi, đường bên gần như hoàn toàn từ sau nắp mang chạy cong
xuống và đi thẳng về phía sau. Toàn thân màu nâu nhạt hoặc xám sáng, bụng
trắng nhạt hoặc hơi vàng có 10 – 12 sọc xiên đậm và 2 đốm đen tròn bên hông.
Bảng 4.1.4 Chỉ tiêu hình thái loài Trichogaster trichopterus
Đặc điểm hình thái
Trương Thủ Khoa &
Trần Thị Thu Hương
Số tia vi D
V-VIII, (8-9)
VI,8
Số tia vi A
XI-XIII, 31-36
XI,34
Số tia vi P
3, (6-7)
7
Số tia vi V
3
3
23
Kết quả nghiên cứu
Loài 3
Bộ: Perciformes
Họ: Belontiidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster microlepis (Gunther, 1861)
Tên địa phương: Cá sặc điệp
Hình 4.1.6 Cá sặc điệp (Trichogaster microlepis)
Đặc điểm hình thái
Thân hình bầu dục hơi dài, dẹp bên nhất là cuốn đuôi; phần lưng lõm xuống ở
gáy, đầu dẹp bên, mõm nhọn và hướng lên trên, miệng nhỏ, răng trên 2 hàm nhỏ
mịn, mắt to, nằm lệch về nửa trên của đầu, cạnh dưới xương trước mắt và xương
nắp mang có răng cưa mịn, nhọn. Vây lưng nhỏ, gốc vây ngắn, khởi diểm gần gốc
vây đuôi hơn mút mõm, phần gai cứng thấp hơn phần tia mềm, vây hậu môn gai
trước thấp, phần tia mềm sau phát triển cao hơn, vây ngực dài quá khởi điểm vây
bụng, vây bngj có gai thoái hóa, tia mềm thứ nhất kéo dài quá mút vây đuôi và
phân đốt rõ rệt, vây đuôi phân thùy cạn, mút cuối hơi tròn. Vẩy lược nhỏ phủ
khắp thân và đầu, phần lộ ra của vẩy ở thân tròn, có nhiều vẩy phủ lên gốc vây
hậu môn và vây đuôi, đường bên hoàn toàn.
Bảng 4.1.5 Chỉ tiêu hình thái loài Trichogaster microlepis
Đặc điểm hình thái
Fishbase (2012)
Kết quả nghiên cứu
Số tia vi D
II-IV
Số tia vi A
X-XIII, 35-40
Số tia vi P
2-3
3
Số tia vi V
9
9
III,8
24
XI,38
4.1.1 Đối với kiểu sử dụng đất mƣơng vƣờn
Đây là nơi tập trung nhiều loài nhất trong 3 loại hình đất nông nghiệp (20 loài)
trong tổng thành phần loài cá thu được.
Hình 4.1.7 Phần trăm thành phần loài cá phân bố ở mƣơng vƣờn
Ở kiểu sử dụng đất làm vườn qua 3 tháng thu mẫu thu được 20 loài thuộc 12 họ,
trong đó họ Cyprinidaelà cao nhất với 7 loài chiếm tỉ lệ cao nhất 35% (Hình
4.1.7). Các loài này chủ yếu là các loài cá trắng, rất quen thuộc với người dân địa
phương. Ngoài ra còn có họ Osphronemidaethu được 3 loài chiếm tỉ lệ 15%, các
họ còn lại cùng chiếm tỉ lệ 5% gồm: họ Bagridae, họ Loricariidae, họ
Anabantidae, họ Channaidae, họ Cichlidae, họ Gobiidae, họ Hemiramphidae, họ
Eleotridae, họ Synbranchidae, và họ Clariidae.
25
4.1.2 Đối với kiểu sử dụng đất ruộng lúa
Ở kiểu sử dụng đất ruộng lúa trong quá trình thu mẫu thu được 15 loài trong tổng
số thành phần loài cá thu được.
Hình 4.1.8 Phần trăm thành phần loài cá phân bố trên ruông lúa
Các loài cá tâp trong ruộng lúa thuộc họ Cyprinidae là cao nhất với 4 loài thu
được chiếm tỉ lệ 25% (Hình 4.1.8). Các loài này rất quen thuộc, chúng thường
phân bố rộng , tập tính ăn thiên về thực vật, có kích cỡ nhỏ, sống tập trung theo
từng đàn. Ngoài ra, trên ruộng lúa còn có các loài cá khác phân bố như họ cá
Osphronemidae với 3 loài chiếm tỉ lệ 19%, các họ còn lại như: họ Clariidae, họ
Bagridae, họ Loricariidae, họ Anabantidae, họ Cichlidae, họ Hemiramphidae, họ
Pangasiidae, họ Mastacembelidae thu được 1 loài chiếm tỉ lệ 7% trong tỷ lệ các
thành phần loài phân bố trên ruộng lúa.
26
4.1.3 Đối với kiểu sử dụng đất làm rẫy
Trong kiểu sử dụng đất này tổng số thành phần loài thu được là 12 loài.
Hình 4.1.9 Phần trăm thành phần loài cá phân bố ở rẫy
Các loài cá tập trung ở rẫy chủ yếu là họ Cyprinidae chiếm ưu thế và cao nhất với
5 loài thu được chiếm tỷ lệ 43% (Hình 4.1.9). Các loài cá này cũng có xuất hiện ở
ruộng lúa và mương vườn. Ngoài ra còn có họ Osphronemidae cũng chiếm tỷ lệ
cao 25% với 3 loài thu được, đồng thời cũng còn các họ khác phân bố trong kiểu
sử dụng đất này như: họ Loricariidae, họ Anabantidae, họ Cichlidae,
họHemiramphidae cùng thu được 1 loài chiếm 8% tổng loài thu được.
27
4.2 Tần suất chiều dài của các loài cá theo từng kiểu sử dụng đất nông
nghiệp.
4.2.1 Cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia)
Trong 3 tháng thu mẫu thì kích cỡ cá biến động lớn, kích cỡ chiều dài cá 2 – 3.9
cm đạt số lượng cao nhất ở kiểu sử dụng đất mương vườn và kế tiếp là ở rẫy và
cuối cùng là ở ruộng lúa có số lượng thấp nhất. Về chiều dài cá khoảng 4 – 5.9
cm số lượng cao nhất vẫn thuộc về kiểu sử dụng đất mương, số lượng cá cỡ 4 –
5.9 cm giảm nhẹ ở kiểu sử dụng đất rẫy, làm cho số lượng ở kiểu sử dụng đất này
đạt số lượng thấp nhất. Ở ruộng lúa có sự tăng đáng kể nhưng vẫn thấp hơn
mương vườn. Và cuối cùng, ở kích cỡ cá từ 6 – 7.9 cm số lượng cá thu được
nhiều nhất ở ruộng lúa, trong khi đó sự giảm mạnh ở mương vườn khiến số lượng
cá thu được thấp nhất và hoàn toàn không thu được cỡ cá từ 6-7.9 cm ở rẫy (hình
4.2.1)
Hình 4.2.1 Biến động kích cỡ của 3 kiểu sử dụng đất trong 3 tháng thu mẫu
của cá lòng tong đuôi vàng(Rasbora aurotaenia)
4.2.2 Cá sặc bƣớm (Trichogaster trichopterus)
Từ biểu đồ ta nhận thấy có sự biến động số lượng cá sặc bướm ở 3 kiểu sử dụng
đất.Sự biến động đó được thể hiện rõ qua kích cỡ chiều dài của cá. Ở chiều dài từ
2- 3.9 cm, không có sự chênh lệch lớn ở ba kiểu sử dụng đất, số lượng cá thu
được nhiều nhất ở rẫy, kế đến là mương vườn và cuối cùng là ruộng lúa. Nhưng
khi ở kích cỡ từ 4 – 5.9 cm, số lượng cá thu được nhiều nhất lại ở ruộng lúa, kế
tiếp là rẫy và không thu được cá có kích cỡ đó ở mương vườn. Số lượng cá thu
được nhiều nhất ở mương vườn, thấp nhất ở rẫy khi cá có kích cỡ từ 6 -7.9 cm.
Cuối cùng, riêng ở kích thước từ 8 – 9.9 cm chỉ thu được ở mương vườn không
có ở ruộng lúa và rẫy (hình 4.2.2).
28
Hình 4.2.2 Biến động kích cỡ của 3 kiểu sử dụng đất trong 3 tháng thu mẫu
của cá sặc bƣớm (Trichogaster trichopterus)
4.2.3 Cá sặc điệp (Trichogaster microlepis)
Trong 3 kiểu sử dụng đất cá sặc điệp có số lượng thu được cao nhất ở ruộng lúa,
và số lượng như nhau ở mương vườn và rẫy khi cá ở kích thước từ 2 - 3.9 cm. Và
có sự tăng mạnh khi cá ở kích cỡ 4 – 5.9 cm, số lượng nhiều nhất thu được ở
ruộng lúa và mương vườn, thấp nhất là ở rẫy. Riêng khi kích thước cá từ 6 - 7.9
cm số lượng cá thu được là như nhau ở ruộng lúa và mương vườn, ở kích thước
này không tìm thấy ở rẫy. Ở khoảng cá từ 8 – 11.9 cm, chỉ thu được ở mương
vườn, không thu được ở ruộng lúa và rẫy (hình 4.2.3).
Hình 4.2.3 Biến động kích cỡ của 3 kiểu sử dụng đất trong 3 tháng thu mẫu
của cá sặc điệp (Trichogaster microlepis)
4.2.4 Cá lòng tong sắt (Esomus metallicus)
Cá lòng tong sắt thu khi cỡ cá từ 3 – 3.9 cm thu được nhiều nhất ở ruộng lúa, thấp
nhất ở rẫy và không có cỡ cá này ở mương vườn. Số lượng cá thu được gần như
29
bằng nhau, chỉ chênh lệch 2-3 con khi cá đạt kích thước 4 – 4.9 cm ở ba kiểu sử
dụng đất khác nhau. Số lượng cá thu được lớn nhất ở mương vườn, thấp nhất ở
ruộng lúa khi cá có kích thước từ 5 – 5.9 cm. Khi cá có cỡ từ 6 – 6.9 cm chỉ thu
được ở mương vườn (hình 4.2.4).
Hình 4.2.4 Biến động kích cỡ của 3 kiểu sử dụng đất trong 3 tháng thu mẫu
của cá lòng tong sắt (Esomus metallicus)
4.2.5 Cá bãi trầu (Trichopsis vittata)
Cá bãi trầu xuất hiện hầu hết trong các kiểu sử dụng đất, do kích thước nhỏ vì thế
chúng phân bố đều trong nội đồng.Từ biểu đồ cho thấy trong 3 kiểu sử dụng đất
cá có kích cỡ nhỏ từ 1 – 2.9 cm chỉ thu được ở rẫy. Riêng khi kích cỡ cá tăng tên
3 – 4.9 cm, số lượng cá thu được thấp nhất lại ở rẫy, cao nhất là ở ruộng lúa và kế
tiếp là mương vườn. Có sự thay đổi khi kích thước cá từ 5 – 6.9 cm, số lượng thu
được cao nhất ở mương vườn, kế tiếp là ruộng lúa và thấp nhất là ở rẫy (hình
4.2.5)
Hình 4.2.5 Biến động kích cỡ của 3 kiểu sử dụng đất trong 3 tháng thu mẫu
của cábãi trầu (Trichopsis vittata)
30
4.3 Kết quả tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về khai thác và quản lý nguồn
lợi thủy sản ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long.
4.3.1 Sự quan tâm của cán bộ địa phƣơng về khai thác và quản lý nguồn lợi
thủy sản ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long
Qua quá trình tìm hiểu phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn được biết: đối với nguồn lợi thủy sản hiện nay trên địa bàn
huyện đang giảm dần về số lượng cũng như về loài, do quá trình đánh bắt trái
phép sử dụng nhiều loại công cụ khai thác bị nghiêm cấm, làm hủy hoại nguồn lợi
tự nhiên rất lớn, đồng thời do không trú trọng đến nguồn lợi cá nội đồng nên
người dân hủy hoại trực tiếp nguồn lợi cá tự nhiên bằng cách sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn lợi cá.
Định hướng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tương lai: Chủ yếu tập
trung tuyên truyền ý thức của người dân, tập huấn các lớp hội thảo đầu bờ,
khuyến cáo nông dân các loại thuốc bảo vệ thực vật nào nguy hại và không nguy
hại đến cá, khuyến khích người dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: nuôi trồng kết
hợp…. Bên cạnh đó nghiêm cấm các hình thức khai thác hủy diệt như: xiệt điện,
thuốc nổ…kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra và xử lý
thật nặng những trường hợp sai phạm.
4.3.2 Nhận thức của ngƣời dân về khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản tại
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Bảng phỏng vấn được lập thành 44 bảng, điều tra thực tế từ người dân trực tiếp
canh tác nông nghiệp. Kết quả như sau:
Hình 4.3.1 Biểu đồ các kiểu sử dụng đất đƣợc phỏng vấn ở huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long
31
Đa số người dân địa phương nơi đây trồng lúa chiếm phần lớn với 45% (hình
4.3.1), đất trồng cây ăn trái chiếm 34%, đất trồng hoa màu chiếm 14%, còn lại là
đất nuôi trồng thủy sản chiếm 7%.
Hình 4.3.2 Biểu đồ sự đa dạng các loài cá trong các kiểu sử dụng đất
Qua biểu đồ có thể thấy được sự đa dạng các loài cá trong nội đồng đặc biệt trong
các kiểu sử dụng đất nông nghiệp giảm nhanh chiếm đến 57% (hình 4.3.2).
Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do người dân trực tiếp canh tác đất nông
nghiệp sử dụng một số lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chiếm 52% (hình
4.3.3), làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản dưới nước, đặt biệt có thể
ảnh hưởng lâu dài đến thủy vực nơi đây, làm cho các loài cá giảm rất nhanh. Bên
cạnh đó việc khai thác không đúng cách cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn
lợi như việc xiệc điện bắt cá, ảnh hưởng từ việc khai thác chiếm 30% trong tổng
số phiếu điều tra. Ngoài ra lượng cá nội đồng giảm một phần cũng do mùa vụ
chiếm 16% (hình 4.3.3). Nguyên nhân khác chiếm 2%.
Hình 4.3.3 Các nguyên nhân làm giảm sự đa dạng các loài cá
32
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương thu được một số kết quả
như sau:
-
Trình độ văn hóa đa số người dân học cấp 1 chiếm tỷ lệ 57%, mù chữ
chiếm 25%.
Kinh nghiệm sản xuất dao động trong khoảng từ 8 dến 15 năm.
Các loài cá phổ biến như: lòng tong, cá sặc…
Ngư cụ dùng khai thác thủy sản như: dớn, lưới kéo…
Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường nhiều, tùy theo vụ.
Đa số người dân không quan tâm đến nguồn lợi thủy sản nơi đây.
33
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Thành phần loài cá thu được trong thời gian nghiên cứu đã tìm thấy 23 loài thuộc
4 bộ và 14 họ. Trong đó bộ cá Perciformes (bộ cá Vượt) chiếm ưu thế nhất với 10
loài thu được chiếm 44%, tiếp đến là bộ cá Cpriniformes (bộ cá Chép) thu được 8
loài chiếm 35%, kế là bộ Siluriformes ( bộ cá da trơn) 4 loài chiếm 17%, ít nhất
là bộ cá lìm kìm (Belonniformes) chỉ thu được 1 loài chiếm 4%.
Thành phần loài phân bố trong 3 kiểu sử dụng đất (mương vườn, ruộng lúa và
rẫy) thì ở kiểu sử dụng đất trồng vườn số loài cá phong phú hơn với 20 loài cá
được tìm thấy, tìm được 15 loài trong ruộng lúa và chỉ tìm thấy 12 loài trong kiểu
sử dụng đất trồng rẫy.
Tần suất chiều dài các loài cá: có nhiều loài cá được tìm thấy ở cả 3 kiểu sử dụng
đất, nhưng chiếm ưu thế và có số lượng nhiều ở mương vườn.
Đa số người dân nơi đây không quan tâm đến nguồn lợi nội đồng, có một số
lượng nhỏ nông dân có quan tâm nhưng chủ yếu họ khai thác làm thực phẩm
trong gia đình. Đồng thời cán bộ địa phương cũng không quan tâm đến nguồn lợi
nội đồng.
5.2 Đề xuất
Cần tiếp tục nghiên cứu để có dữ liệu về thành phần loài và đặc điểm sinh học
của một số loài cá, đồng thời cũng để có dữ liệu chọn nghề nuôi trồng thủy sản
hay tạo cơ sở để đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại địa
phương.
Cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa đến nguồn lợi nội đồng, do các loài cá
có kích thước nhỏ dễ chết đi do những tác động từ con người vì thế có thể làm
cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên.
Cần tuyên truyền cho người dân biết được các loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh
hưởng đến nguồn lợi cá như thế nào để người dân sử dụng đúng thuốc, đúng thời
điểm, đồng thời nghiêm cấm các loại hình khai thác được cho là cấm khai thác.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đoàn Thanh Tâm, 2012.Xác định thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý nghề cá. Đại
học Cần Thơ. 65 trang.
Lê Thị Hoàng Lan, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá bống cát, phân bố
ở ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.Đề cương luận văn tốt nghiệp ngành
quản lý nghề cá. Đại học Cần Thơ.
Lý Phượng Thùy Thơ, 2012. Xác định thành phần loài của một số loài cá kinh tế
khai thác tự nhiên ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và đặc điểm sinh học,
sinh trưởng của cá bóng trứng. Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý nghề cá.
Đại học Cần Thơ 72 trang.
Mai Đình Yên và ctv, 1992.Định dạng các loài cá nước ngọt Nam Bộ.
Nguyễn Thanh Tùng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Viện kinh tế và
quy hoạch thủy sản 2008.
Nguyễn Thành Tiến, 2012. Xác định thành phần loài cá và một số đặc điểm sinh
học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý nghề cá. Đại học Cần Thơ. 71 trang.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Trần Đắc Định, 2010. Giáo trình đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản. Khoa
Thủy Sản- trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh phương, Hà Phước Hùng,
Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định loại cá
Đồng bằng sông cửu long, Việt Nam.
Tổng cục thống kê (2009) và (2011).
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993.Định dạng các loài cá nước ngọt
vùng đồng bằng sông cửu long. Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ.
361 trang.
UBND tỉnh Vĩnh Long, 2008. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long. Thông tin
cập nhật tại website: www.vinhlong.gov.vn.Ngày truy cập: 10/8/2013.
www.itis.gov.vn
www.fishbase.gov.vn
35
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Các chỉ tiêu hình thái của các loài cá thu đƣợc ở huyệ Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long :
STT Loài
Dài
chuẩn/
Dài
đầu
Dài
chuẩn/
Cao thân
Cao
Dài đầu/
Dài đầu/
thân/
Khoảng
Đƣờng
Cao
cách giữa
kính mắt
cuốn
hai mắt
đuôi
Dài đầu/
Dài mõm
1
Cá sặc bướm
3.29
2.43
3.37
1.82
2.51
2.33
2
Cá sặc điệp
3.06
2.25
4.39
2.92
3.82
12.21
3
Cá lòng tong sắt
4.72
3.92
3.46
2.52
2.53
3.58
4
Cá mè vinh
3.52
2.70
3.87
2.74
2.45
4.86
5
Cá linh rìa
4.70
3.80
4.85
2.07
2.28
6.80
6
Cá dảnh
3.15
2.46
4.08
3.44
3.05
4.25
7
Cá chốt giấy
3.57
4.61
4.07
1.98
1.73
2.33
8
Cá rô phi vằn
2.78
2.42
3.89
2.37
2.63
3.13
9
Cá lau kính
3.99
5.44
7.79
1.91
1.88
3.09
10
Cá lóc
2.91
6.0
7.52
4.58
2.0
2.43
11
Cá bãi trầu
2.64
2.46
2.80
1.75
2.14
4.0
12
Cá trê trắng
6.50
5.77
3.55
0.88
1,90
3.38
13
Cá rô đồng
2.75
3.39
4.49
1.97
1.93
2.70
14
Cá lòng
đuôi vàng
3.62
4.88
3.76
2.56
1.61
5.65
15
Cá rằm
3.54
2.62
3.02
2.06
3.09
2.79
16
Cá lìm kìm
2.26
10.78
12.39
10.32
1.72
2.50
17
Cá linh rìa xiêm
4.20
1.23
3.65
2.12
8.15
4.41
18
Cá tráo
4.68
3.49
3.03
1.60
2.68
5.86
19
Lươn
12.75
28.78
11.56
8.04
2.34
1.46
20
Cá chạch xiêm
4.31
6.73
12.75
11.33
4.08
13.30
tong
36
21
Cá bóng dừa
3.20
4.48
8.05
3.37
1.72
2.53
22
Cá bóng mắt tre
3.26
4.26
3.25
2.88
1.83
3.43
23
Cá tra
3.51
4.36
6.29
1.94
2.79
4.41
37
Phụ lục 2 : Danh sách hình một số loài cá thu đƣợc trong các kiểu sử dụng
đất trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Cá Dảnh
Cá Mè Vinh
(Hypsibabus malcomi)
(Puntioplites proctozysron)
Cá Rô
Cá Lóc
(Anabas testudineus)
(Channa striatus)
Cá Chốt Giấy
Cá trê trắng
(Mystus albolineatus)
(Clarias batrachus)
38
Cá lòng tong đuôi vàng
Cá rô phi vằn
(Rasbora aurotaenia)
(Oreochromis noloticus)
Cá sặc bƣớm
Cá sặc điệp
(Trichogaster trichopterus)
(Trichogaster microlepis)
Lƣơn
Cá linh rìa
(Labiobarbus lineatus)
(Monopterus albus)
39
Cá Bãi Trầu
Cá lìm kìm
(Trichopsis vittata)
(Zenarchopterus ectunctio)
Cá Lau Kính
Cá chạch xiêm
(Hypostomus Punctatus)
(Macrognaihus semiocellatus)
Cá bống dừa
Cá lòng tong sắt
(Oxyeleotris urophthalmus)
(Esomus metallicus)
40
Cá tra
Cá bống mắt tre
(Pangasianodon hypophthalmus)
(Brachygobius sabanus)
Cá rằm
Cá tráo
(Amblypharyngodon chulabhornae)
(Puntius brevis)
Cá linh rìa xiêm
(Henicorhynchus siamensis)
41
Phụ lục 3: Bảng phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phƣơng tại địa bàn huyện
xã.
Chào Cô/Chú/Anh/Chị, chúng tôi đang nghiên cứu về hiện trạng khai thác và
quản lý nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực liên quan đến một số kiểu sử dụng đất
nông nghiệp tại địa phương. Mong Cô/Chú/Anh/Chị cho biết ý kiến về một số
thông tin sau đây:
1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Họ tên chủ hộ:....................................................................................................
1.2. Tuổi:.........................................1.3.Giới tính..................... .....(0=Nữ; 1=Nam)
1.4. Địa chỉ:...............................................................................................................
1.5 Số điện thoại:.......................................................................................................
1.6. Trình độ văn hóa:..............(1=Mù chữ; 2=Cấp I; 3=Cấp II; 4=Cấp III; 5=
cao hơn)
1.7. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp/công tác:....................................................
2. THÔNG TIN CHI TIẾT
2.1. Kiểu sử dụng đất nông nghiệp:.........................................................................
( 1=đất trồng lúa; 2=đất trồng cây ăn trái; 3=đất trồng hoa màu; 4=đất nuôi
trồng thủy sản; 5= khác...........................................................)
2.1.1. Diện tích đất sản xuất:....................................................................................
2.1.2. Loại cây trồng/ hoa màu/ đối tượng thủy sản nuôi:........................................
2.1.3. Số vụ sản xuất/năm:........................................................................................
2.2. Suy nghĩ của người dân về nguồn lợi thủy sản
2.2.1. Số loài cá trong thủy vực tại kiểu sử dụng hiện tại có đa dạng không?..........
(1=rất đa dạng; 2= đa dạng; 3= trung bình; 4=kém đa dạng; 5= không đ a dạng)
2.2.2. Những loài phổ biến nào?................................................................................
2.2.3. Loài nào chiếm ưu thế?...................................................................................
2.2.4. a) Sự đa dạng loài so với thời gian trước đây như thế nào?............................
(1= tăng nhanh; 2=tăng; 3=bình thường; 4=giảm; 5=giảm nhanh)
b) Sự đa dạng loài thay đổi do những nguyên nhân nào?..........................................
42
...................................................................................................................................
.............
2.2.5. Các ngư cụ sử dụng để khai thác thủy sản......................................................
2.2.6. Mức độ khai thác nguồn lợi thủy sản (kg/tháng ??) .......................................
2.3. Ảnh hưởng giữa việc canh tác trong các kiểu sử dụng đất và NLTS.
a) Trong quá trình canh tác (đối với 3 kiểu sử dụng đất (1), (2), (3)) có sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không?....................................................................................
b) Mức độ sử dụng:...................................................................................................
c) Thời gian sử dụng:.................................................................................................
2.3.1. Thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng gì tới NLTS trong thủy vực không?
Nếu có ảnh hưởng như thế nào?................................................................................
2.3.2. Cô/Chú/Anh/Chị có quan tâm nhiều đến nguồn lợi thủy sản trong thủy vực
liên quan đến kiểu sử dụng đất hiện tại hay không?..................................................
……………………………………………………………………………………..
2.3.3. Theo Cô/Chú/Anh/Chị công tác quản lý, quy hoạch và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tại địa phương mình như thế nào?...............................................................
……………………………………………………………………………………..
43
[...]... Biểu đồ thành phần loài theo bộ cá phân bố ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 18 Hầu hết các loài cá thu được phân bố khá đều ở các kiểu sử đất nông nghiệp, nhưng đối với kiểu sử dụng đất ở vườn các loài cá phân bố nhiều hơn với 20 loài (Hình 4.1.3), do nơi đây có nhiều cây cỏ thủy sinh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá, đồng thời điều kiện nơi đây do sử dụng. .. tích các mẫu cá thu được để lấy số liệu Toàn bộ số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm Microsoft Office Excel 16 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài cá phân bố trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Trong thời gian nghiên cứu đã tìm thấy 23 loài thuộc 14 họ, 4 bộ cá phân bố tự nhiên trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp thuộc huyện Long. .. sẽ sử dụng nhiều hơn, vì thế cũng ảnh hưởng đến nguồn cá tự nhiên nơi đây, đồng thời do mực nước thấp ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài Hình 4.1.3 Phân bố các loài cá theo các kiểu sử dụng đất 19 Bảng 4.1.2 Thống kê thành phần loài cá thu đƣợc trong các kiểu sử dụng đất thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Stt Họ 1 Cyprinidae Tên khoa học Tên địa phương Rasbora aurotaenia Cá lòng tong Kiểu sử dụng. .. thu được 1 loài chiếm tỉ lệ 7% trong tỷ lệ các thành phần loài phân bố trên ruộng lúa 26 4.1.3 Đối với kiểu sử dụng đất làm rẫy Trong kiểu sử dụng đất này tổng số thành phần loài thu được là 12 loài Hình 4.1.9 Phần trăm thành phần loài cá phân bố ở rẫy Các loài cá tập trung ở rẫy chủ yếu là họ Cyprinidae chiếm ưu thế và cao nhất với 5 loài thu được chiếm tỷ lệ 43% (Hình 4.1.9) Các loài cá này cũng... cábãi trầu (Trichopsis vittata) 30 4.3 Kết quả tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 4.3.1 Sự quan tâm của cán bộ địa phƣơng về khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Qua quá trình tìm hiểu phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Nông. .. nhiều loài nhất trong 3 loại hình đất nông nghiệp (20 loài) trong tổng thành phần loài cá thu được Hình 4.1.7 Phần trăm thành phần loài cá phân bố ở mƣơng vƣờn Ở kiểu sử dụng đất làm vườn qua 3 tháng thu mẫu thu được 20 loài thuộc 12 họ, trong đó họ Cyprinidaelà cao nhất với 7 loài chiếm tỉ lệ cao nhất 35% (Hình 4.1.7) Các loài này chủ yếu là các loài cá trắng, rất quen thuộc với người dân địa phương... đất nuôi trồng thủy sản chiếm 7% Hình 4.3.2 Biểu đồ sự đa dạng các loài cá trong các kiểu sử dụng đất Qua biểu đồ có thể thấy được sự đa dạng các loài cá trong nội đồng đặc biệt trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp giảm nhanh chiếm đến 57% (hình 4.3.2) Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do người dân trực tiếp canh tác đất nông nghiệp sử dụng một số lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chiếm 52%... đó, diện tích đất nông nghiệp 13.066 ha, đất phi nông nghiệp 6.186 ha trong đó 1.188 ha dành cho đất ở và 2.503 ha đất chuyên dùng tập trung bố trí quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp gốm và vật liệu xây dựng Huyện tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp 1.646 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.996 ha trong đó chuyển đất chuyên trồng lúa... thuộc 14 họ, 4 bộ cá phân bố tự nhiên trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Tỉ lệ thành phần các họ cá được thể hiện qua bảng 4.1.1 Bảng 4.1.1: Tỉ lệ các loài cá phân bố ở các kiểu sử dụng đất nông nghệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Bộ Cypriniformes Siluriformes Họ Số lượng loài (con) 8 1 1 1 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 23 Cyprinidae Clariidae Bagridae Loricariidae Pangasiidae... họ thu được 1 loài chiếm 4,35% 17 Hình 4.1.1 Biểu đồ thành phần loài theo họ cá phân bố ở các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Qua thời gian thu mẫu đã nhận thấy trong 4 bộ cá thu được thì bộ cá Perciformes chiếm ưu thế với 10 loài chiếm 44%, tiếp đến là bộ Cyprinifomes với 8 loài chiếm 35%, bộ cá Siluriformes với 4 loài chiếm 17%, bộ còn lại chiếm 4% với 1 loài đó là bộ