Họ c viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 1. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, một số loài động vật có nguồn gốc hoang dã ở Việt Nam đã được phép chăn nuôi và phát triển khá mạnh như: hươu sao, nai, nhím, cá sấu, trĩ đỏ khoang cổ… mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Mặt khác, trong khi số lượng các loài động vật hoang dã ngoài thiên nhiên cũng đang giảm sút nhanh chóng, việc nhân nuôi thành công các động vật này cũng giảm bớt nguy cơ săn bắt gay gắt động vật hoang ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học bền vững, đặc biệt, khi có điều kiện thích hợp, có thể thả chúng về nơi sống ngoài thiên nhiên. Theo Võ Quý (1975) và Trương Văn Lã (1995), Gà rừng (G.g, Linnaeus) thuộc nhóm chim Họ Trĩ (Phasianidae), Bộ Gà (Galliformes). Ở Việt Nam, gà rừng có 3 phân loài: phân loài gà rừng tai trắng (G. g. g), phân loài gà rừng tai đỏ Đông Bắc (G.g.jabouillei) và phân loài gà rừng tai đỏ Tây Bắc (G.g.spadiceus). Dù là động vật hoang dã song gà rừng là nguồn gen quí, có quan hệ cận nhất với các loài gà nhà hiện nay (G. g. domesticus), và được xếp vào nhóm động vật được phép gây nuôi vì có thể thuần hóa, theo Hoffman và Scherf (2005), Nguyễn Xuân Đặng (2009). Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của gà rừng cũng như khả năng sinh sản của gà rừng là cần thiết và cấp bách để có thể bảo tồn nguồn gen quí đặc biệt nguồn gen kháng bệnh của động vật hoang đồng thời khai thác, phát triển loài này thành vật nuôi, tạo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Ở nước ta, hiện đã có một số hộ gia đình, trang trại đã bắt đầu nuôi gà rừng song họ chưa có hiểu biết về đặc điểm cũng như sinh thái loài và cách thức nuôi dưỡng chúng. Mặt khác, ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu tổng thể nào về gà rừng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của gà rừng (Gallus gallus, Linnaeus) nuôi tại Vườn thú Hà Nội”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-HÌI -
NGUYỄN THỊ THU NGÂN
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH TRƯỞNG VÀ
SINH SẢN CỦA GÀ RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS)
NUÔI TẠI VƯỜN THÚ HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Ngân
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều đơn vị và cá nhân Đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành, nhân
dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn tôi: PGS.TS Nguyễn Bá Mùi đã đầu tư nhiều công
sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết
quả và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo Bộ môn Sinh lý -
Tập tính Động vật, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
học tập và thực hiện luận văn
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Đặng Gia
Tùng - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, các nhà chuyên
môn, và các cán bộ, nhân viên tại Vườn thú Hà Nội , đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các
Thầy Cô trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn đã đóng góp những ý kiến quí
báu, chỉ bảo giúp tôi hoàn thiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, và các đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Nguyễn Thị Thu Ngân
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 3
2.1 Cơ sở khoa học của luận văn 3
2.1.1 Sơ lược về loài gà rừng trong tự nhiên 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng 7
2.1.3 Đặc điểm sinh sản gà rừng 13
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng 13
2.1.5 Lịch sử nuôi nhốt gà rừng trong nước và thế giới 13
2.2 Tình hình nghiên cứu gà rừng trên thế giới và trong nước 14
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18
Trang 53.1.3 Thời gian nghiên cứu 18
3.2 Nội dung nghiên cứu 18
3.2.1 Đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng 18
3.2.2 Đặc điểm sinh sản (tuổi thành thục, mùa sinh sản, tỷ lệ ấp nở, thời gian ấp, trứng và một số chỉ số trứng) 19
3.2.3 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng (0-12 tuần tuổi) 19
3.2.4 Thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình 19
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu tập tính hoạt động của gà rừng 19
3.3.3 Phương pháp nghiên cứu sinh sản 20
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của gà rừng non 22
3.3.5 Phương pháp nghiên cứu thức ăn 23
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 25
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Đặc điểm sinh học của gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758) 26
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình phân loại gà rừng 26
4.1.2 Tập tính của gà rừng 35
4.2 Đặc điểm sinh sản của gà rừng 43
4.2.1 Tuổi thành thục về tính 43
4.2.2 Mùa sinh sản và năng suất trứng 43
4.2.3 Trứng và một số chỉ số trứng 46
4.2.4 Tỷ lệ ấp nở và thời gian ấp 47
4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống 48
4.3 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng 49
4.3.1 Sinh trưởng tích lũy của gà rừng 0-12 tuần tuổi 49
4.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của gà rừng 0-12 tuần tuổi 51
4.3.3 Sinh trưởng tương đối của gà rừng 0-12 tuần tuổi 52
Trang 64.3.4 Chỉ số hình thái ngoài của gà rừng 53
4.4 Thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng gà rừng tại Vườn thú Hà Nội 55
4.4.1 Lượng thức ăn thu nhận trong ngày của gà rừng 55
4.4.2 Điều kiện chuồng nuôi 58
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.1.1 Đặc điểm sinh học 60
5.1.2 Đặc điểm sinh sản gà rừng 60
5.1.3 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng 0 - 12 tuần tuổi 60
5.1.4 Thức ăn và chế độ chăm sóc 61
5.2 Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 67
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Những khác nhau cơ bản giữa 3 phân loài gà rừng Việt Nam 33
Bảng 4.2 Khối lượng và kích thước của gà rừng trưởng thành 34
Bảng 4.3 Hoạt động trong ngày của gà rừng (phút/ngày) 39
Bảng 4.4 Mùa sinh sản của gà rừng tại Vườn thú Hà Nội (2013-2014) 45
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu chất lượng trứng 46
Bảng 4.6 Tỷ lệ ấp nở trứng gà rừng tại Vườn thú Hà Nội (2013-2014) 47
Bảng 4.7 Tỷ lệ nuôi sống gà rừng 0 - 12 tuần tuổi 48
Bảng 4.8 Sinh trưởng tích lũy của gà rừng 0-12 tuần tuổi (g/con) 49
Bảng 4.9 Sinh trưởng tuyệt đối của gà rừng 0-12 tuần tuổi (g/con/ngày) 51
Bảng 4.10 Sinh trưởng tương đối của gà rừng 0-12 tuần tuổi (%) 52
Bảng 4.11 Chỉ số hình thái ngoài của gà rừng 1-10 tuần tuổi (mm) 54
Bảng 4.12 Lượng thức ăn thu nhận của gà rừng trong ngày (g/cặp/ngày) 56
Bảng 4.13 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong ngày của gà rừng (cặp/ngày) 57
Trang 8DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Ảnh 4.1 Gà rừng tai trắng trống trưởng thành 28
Ảnh 4.2 Gà rừng tai trắng mái trưởng thành 29
Ảnh 4.3 Gà rừng con 1 ngày tuổi 29
Ảnh 4.4 Gà rừng trống tai đỏ Đông Bắc 30
Ảnh 4.5 Gà rừng mái tai đỏ Đông Bắc 30
Ảnh 4.6 Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Đông Bắc 31
Ảnh 4.7 Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Tây Bắc 31
Ảnh 4.8 Thay lông ở gà rừng trống trưởng thành 37
Ảnh 4.9 Hoạt động đậu sào của gà rừng 38
Ảnh 4.10 Hoạt động ngủ nghỉ của gà rừng 38
Biểu đồ 4.1 Hoạt động trong ngày hè của gà rừng 40
Biểu đồ 4.2 Hoạt động trong ngày đông của gà rừng 41
Đồ thị 4.1 Sinh trưởng tích lũy (g/con) 50
Đồ thị 4.2 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 51
Đồ thị 4.3 Sinh trưởng tương đối (%) 53
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KLCT Khối lượng cơ thể
LTATN Lượng thức ăn thu nhận
Trang 101 MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, một số loài động vật có nguồn gốc hoang dã
ở Việt Nam đã được phép chăn nuôi và phát triển khá mạnh như: hươu sao,
nai, nhím, cá sấu, trĩ đỏ khoang cổ… mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân
Mặt khác, trong khi số lượng các loài động vật hoang dã ngoài thiên nhiên
cũng đang giảm sút nhanh chóng, việc nhân nuôi thành công các động vật này
cũng giảm bớt nguy cơ săn bắt gay gắt động vật hoang ngoài tự nhiên, góp
phần bảo vệ đa dạng sinh học bền vững, đặc biệt, khi có điều kiện thích hợp,
có thể thả chúng về nơi sống ngoài thiên nhiên
Theo Võ Quý (1975) và Trương Văn Lã (1995), Gà rừng (G.g,
Linnaeus) thuộc nhóm chim Họ Trĩ (Phasianidae), Bộ Gà (Galliformes) Ở
Việt Nam, gà rừng có 3 phân loài: phân loài gà rừng tai trắng (G g g), phân
loài gà rừng tai đỏ Đông Bắc (G.g.jabouillei) và phân loài gà rừng tai đỏ Tây
Bắc (G.g.spadiceus) Dù là động vật hoang dã song gà rừng là nguồn gen quí,
có quan hệ cận nhất với các loài gà nhà hiện nay (G g domesticus), và được
xếp vào nhóm động vật được phép gây nuôi vì có thể thuần hóa, theo
Hoffman và Scherf (2005), Nguyễn Xuân Đặng (2009)
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về
đặc điểm sinh thái học của gà rừng cũng như khả năng sinh sản của gà rừng
là cần thiết và cấp bách để có thể bảo tồn nguồn gen quí - đặc biệt nguồn gen
kháng bệnh của động vật hoang - đồng thời khai thác, phát triển loài này
thành vật nuôi, tạo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Ở nước ta, hiện đã
có một số hộ gia đình, trang trại đã bắt đầu nuôi gà rừng song họ chưa có hiểu
biết về đặc điểm cũng như sinh thái loài và cách thức nuôi dưỡng chúng Mặt
khác, ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu tổng thể nào về gà rừng Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm sinh học, sinh
trưởng và sinh sản của gà rừng (Gallus gallus, Linnaeus) nuôi tại Vườn thú
Hà Nội”
Trang 111.2 Mục đích của đề tài
- Nhận biết được các phân loài gà rừng Việt Nam qua hình thái bên
ngoài của chúng
- Xác định được một số đặc tính sinh học nổi bật (tập tính, sinh sản,
trứng và sự phát triển cá thể) của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đề tài là cơ sở khoa học hỗ trợ cho công tác bảo tồn động vật
hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt, bảo tồn và phát triển nguồn gen gà rừng -
loài chim đẹp trong họ chim Trĩ - để có thể tái thả chúng về thiên nhiên hoang
dã, đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đề tài là cơ sở thực tiễn có giá trị để có thể nuôi thuần hóa gà
rừng tại Việt Nam
- Mở ra hướng sản xuất mới: chăn nuôi gà rừng phục vụ nhu cầu trưng
bày giải trí của người dân, cung cấp thực phẩm chất lượng và tạo hiệu quả
kinh tế cho người chăn nuôi, góp phần phát triển nền nông nghiệp sinh thái
bền vững ở Việt Nam
Trang 122 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1 Cơ sở khoa học của luận văn
2.1.1 Sơ lược về loài gà rừng trong tự nhiên
*Phân loại
Gà rừng (G.g, Linnaeus) thuộc nhóm chim Họ Trĩ, nằm trong hệ
thống phân loại như sau:
- Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
- Ngành (Phylum): Có dây sống (Vetebrata)
- Lớp (Class): Chim (Aves)
- Bộ (Order): Gà (Galliformes)
- Họ (Family): Trĩ (Phasianidae)
- Giống (Genus): Gà (Gallus)
- Loài (Species): Gà rừng (Gallus gallus)
*Nguồn gốc và vùng phân bố
Theo Delacour 1977, gà rừng đã được những bộ lạc nguyên thủy ở
Châu Phi, Nam Mỹ và vùng đảo Pacific nuôi dưỡng và thuần hóa thành gà
nhà, mặc dù gà rừng vẫn được coi là thuần hóa ở Đông Nam Á từ trước đó
Chúng đã có ở Trung Quốc vào những năm 1400 trước Công nguyên Gà
rừng thuần hóa được biết đến vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên, ở
thung lũng Indus (Pakistan) Chúng ở Crete và ở Phoenicia vào năm 1500
trước Công nguyên, đến Trung Đông vào khoảng năm 700 trước Công
nguyên, vài năm sau đó có ở Hy Lạp Những con gà này đã được mang đến
Trung Âu và Tây Bắc Âu rất sớm, có lẽ vào khoảng 1500 trước Công nguyên,
từ rất lâu trước những cuộc xâm chiếm của người Roman Từ Hy Lạp gà
rừng có mặt muộn hơn ở những vùng phía Tây Địa Trung Hải, trong đó có
Rome Gà rừng sau đó cũng được mang tới châu Mỹ từ các chiến binh thắng
Trang 13trận của châu Âu Nhiều huyền thoại được gây dựng quanh hình tượng của
chú gà trống và chúng cũng trở thành một vật thể tôn giáo hay biểu tượng của
nhiều vùng đất
Theo Delacour (1977), tất cả các loài gà nhà hiện nay được nuôi đều
có nguồn gốc tổ tiên từ loài Gà rừng Đỏ Đông Nam Á Red Junglefowl (G.g);
còn 03 loài gà rừng khác gồm có gà rừng Sri Lanka (G.lafayetii) Sri Lanka
Junglefowl; gà rừng xám (G.sonneratii) Grey Junglefowl; Gà rừng xanh (G
various) Green Junglefowl đều không có bất kỳ một sự liên hệ nào Điều này
cho đến nay vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định, với nghiên cứu
của Fumihito A et al, 1994 về phụ loài gà rừng tai trắng được coi là tổ tiên
của các loài gà nhà ngày nay Gà rừng (G.g) có nguồn gốc từ Trung Quốc và
vùng Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt
Nam), trải dài đến Ấn Độ
Với các phân vùng địa lý khác nhau, riêng loài G g hiện có 05 phụ loài
trên thế giới:
- Gà rừng tai trắng (G.g.g Linnaeus) Cochin-Chinese red jungle fowl
- Gà rừng tai đỏ Tây Bắc - gà rừng Myanmar (G.g.spadiceus) Burmese bird
- Gà rừng tai đỏ Đông Bắc (G.g jabouillei Delacour and Kinnear)
Tonkinese bird
- Gà rừng Ấn Độ (G.g.murghi Robinson and Kloss) Indian bird
- Gà rừng Java (G.g.bankiva Temminck) Javanese bird
Trong đó, Việt Nam có 3 phân loài gà rừng là:
- Gà rừng tai trắng (G.g.g Linnaeus) Cochin-Chinese red jungle fowl
- Gà rừng tai đỏ Tây Bắc - gà rừng Myanmar (G.g.spadiceus) Burmese bird
- Gà rừng tai đỏ Đông Bắc (G.g jabouillei Delacour and Kinnear)
Tonkinese bird
Trang 14Theo Nishida et al, 2000, gà rừng tai trắng có ở các vùng lục địa của
Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam có dái tai màu trắng; còn gà rừng tai
trắng ở sâu vùng Nam Thái Lan có dái tai không hoàn toàn là màu trắng Vì
vậy, người ta phân biệt phụ loài gà rừng tai trắng type C (Continental - lục
địa) và gà rừng tai trắng type I (Insular - đảo)
Theo Võ Quý (1975) Việt Nam có 22 loài và phân loài chim Họ Trĩ
Theo Delacour (1977) đã thống kê được 48 loài thuộc nhóm chim Trĩ phân
bố ở châu Á và chủ yếu vùng Đông Nam Á, trong đó có 12 loài chim Trĩ ở
Việt Nam (chưa kể các phân loài) Chúng sống ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới thuộc các độ cao về địa lý khác nhau, phân bố ở cả vùng núi cao của
vùng núi, trung du, đồng bằng và hải đảo Theo Trương Văn Lã, 1995, nhóm
chim Trĩ ở Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á giàu về
thành phần loài nhóm chim Trĩ ( châu Á có 48 loài thì nước ta có 12 loài -
chiếm 25%) Theo Sách Đỏ Việt Nam, Phần 1 Động vật (2007), có 13 loài
chim Họ Trĩ
Theo Trương Văn Lã (1995) yếu tố địa lý, địa hình đã có ảnh hưởng
quyết định đến sự đa dạng các nhóm yếu tố địa lý động vật của các nhóm
chim Trĩ ở nước ta Việt Nam hoàn toàn thuộc đai nhiệt đới của Bắc bán cầu,
với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Đó là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát
sinh và phát triển của nhóm chim Trĩ Mặt khác hệ núi Việt Nam đa dạng về
địa hình, núi đất xen núi đá vôi địa hình phức tạp đã ảnh hưởng tới sự phân bố
thành phần loài của nhóm chim Trĩ, tới sự di cư, sinh trưởng, phát triển của
loài Bên cạnh đó, sự phong phú của hệ rừng nhiệt đới với các loài thực vật đa
dạng (hệ quả của yếu tố địa lý - địa hình), nguồn thức ăn quan trọng của các
loài chim nói chung và nhóm chim Trĩ nói riêng là nguyên nhân cơ bản góp
phần làm tăng tính đa dạng của các loài nhóm chim Trĩ ở Việt Nam
Trang 15Theo Võ Quý (1975) : Ở Việt Nam, các phân loài gà rừng với phân bố
như sau: Phân loài G.g.g phân bố ở Nam Lào, Campuchia và Nam Việt Nam
(từ Hà Tĩnh trở vào tới Nam Bộ) Phân loài gà rừng tai đỏ G.g.jabouillei có ở
nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam (vùng hữu ngạn sông Hồng vào phía
nam đến Hà Tĩnh) Phân loài gà rừng tai đỏ G.g.spadiceus ở Tây Bắc Việt
Nam trải rộng đến Lào, Thái Lan và Myanmar
Võ Quý (1993) - dẫn theo Trương Văn Lã (1995) - đã dựa trên cơ sở
phân bố của khu hệ chim Việt Nam và một số ranh giới tự nhiên đã chia Việt
Nam thành 6 vùng động vật địa lý tương tự như Đào Văn Tiến (1983), chỉ có
sai khác chút ít Cụ thể : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ,
Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Trong kết quả nghiên cứu về vùng địa lý động vật của nhóm chim Trĩ
ở Việt Nam của Trương Văn Lã (1995), gà rừng phân bố theo các vùng địa lý
động vật như sau: gà rừng tai trắng có từ Bắc Trung Bộ vào đến Nam Bộ, gà
rừng tai đỏ Đông Bắc ở vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, còn gà rừng tai đỏ
Tây Bắc có ở vùng Tây Bắc
* Môi trường sinh thái của gà rừng
Ngoài tự nhiên, gà rừng có ở Châu Á, Ceylon, Ấn Độ, Burma, Siam,
vùng Đông Dương (trong đó có Việt Nam), cực nam của Trung Quốc,
Malaixia mở rộng đến đảo Leser Sunda Gà rừng cư ngụ ở những vùng đất
ấm áp, thấp và có độ cao vừa phải Chúng sống thành từng nhóm nhỏ hay gia
đình, gồm một con trống và nhiều con mái, nhất là trong mùa sinh sản Gà
rừng có thể thích nghi với nhiều môi trường sống, ở độ cao lên tới 1800 m so
với mực nước biển (Delacour, 1977) từ rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, bụi
tre, rừng cây gỗ nhỏ gần chỗ trồng trọt và những ngôi làng, bụi cây khô…
Chúng đến cả những vùng khai hoang và những cánh đồng, trảng cỏ trống
cạnh khu dân cư Gà rừng mái làm tổ trên mặt đất dưới các bụi cây nhỏ
Trang 16Theo Delacour (1977) cả 3 phân loài gà rừng đều có phân bố rộng
Chúng sống được ở nhiều địa hình và nhiều sinh cảnh khác nhau: miền núi,
trung du, đồng bằng, hải đảo, rừng rậm, rừng thưa, rừng già, trảng cỏ cây bụi,
nương rẫy, đồng ruộng và cả những nơi gần dân cư sinh sống Gà rừng sống
định cư trong nhiều kiểu rừng khác nhau, nhưng sinh cảnh thích hợp nhất là
rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng tái sinh nhiều tre nứa… với độ cao lên tới
1800m so với mặt biển Theo Trương Văn Lã (1995), riêng với sinh cảnh
rừng ngập mặn thì chỉ có loài gà rừng tai trắng sinh sống ở đó Còn vùng hải
đảo, chỉ gặp gà rừng tai trắng ở Côn Đảo Theo Hoàng Xuân Thủy (2010)
trong điều tra về hiện trạng gà rừng tai đỏ Tây Bắc ngoài tự nhiên tại rừng
quốc gia Cúc Phương, gà rừng phổ biến sinh sống tại các khu vực có trảng cỏ
cây bụi 61,6%, tiếp đến là rừng thứ sinh phân bố ở các thung lũng 34,9%, còn
các khu vực rừng thứ sinh ở chân núi đá và trên núi đá bắt gặp gà rừng không
nhiều từ 0,2-0,3%
2.1.2 Đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng
*Đặc điểm hình thái ngoài
Theo Delacour (1977), gà rừng khác biệt hoàn toàn với các loài chim
Trĩ khác Mào của gà trống cao và có kích thước lớn Cặp lông đuôi giữa cong
hình lưỡi liềm Gà rừng trống thường có kích thước lớn hơn, màu sắc rực rỡ
hơn con mái Màu sắc ở con trống chủ yếu là đen, đỏ tía, đỏ đồng, đỏ lửa,
cam, vàng, xám Con mái nhỏ hơn, nhạt nhòa với lông màu nâu, pha đốm
vàng, trắng, đen Gà mái mào gần như không phát triển và không có mào tích
Trọng lượng gà trống từ 672 - 1450g; con mái nặng khoảng 485 - 1050g tùy
theo phân loài gà Theo Nishida và cộng sự (2000), có một số đặc điểm hình
thái điển hình rõ ràng của gà rừng như sau:
Da: da của gà rừng rất mỏng, nhìn rõ những bắp thịt bên dưới, gần
như trong suốt màu hồng
Trang 17Mào: mào gà rừng nhỏ và mỏng
Vảy chân và cựa gà: Vảy chân của gà rừng nhẵn Cựa gà và móng chân
gà rừng thon và sắc nhọn
Bộ lông: bộ lông của gà rừng trống khá điển hình, với lông ngực, bụng
màu đen Phần đầu cánh có màu hơi đỏ nâu Gà rừng cái có màu nâu xỉn, lông
ở trước ngực có màu phớt hồng cam
Màu của dái tai: Dái tai của G.g.g vùng từ Đông Nam Thái Lan đến
Nam Việt Nam là màu trắng; nhưng trong số những phụ loài ở xa miền nam
Thái Lan đến miền tây Malaysia là không hoàn toàn là màu trắng hoặc là hơi
trắng đỏ Dái tai của loài G.g.spadiceus và G.g.jabouillei là màu đỏ
Kích thước cơ thể: Chiều dài của xương cánh, trọng lượng cơ thể, kích
thước và độ dày của mào gà là các tiêu chuẩn tốt để chọn lọc gà rừng thuần
chủng từ những con lai
Theo Võ Quý (1971), các phân loài gà rừng Việt Nam là G.g.g có da
yếm tai màu trắng, lông cổ rất dài, màu vàng cam Loài G.g japoullei có da
yếm tai nhỏ màu đỏ, lông cổ ngắn, màu đỏ thẫm lẫn màu da cam Còn
G.g.spadiceus có da yếm tai nhỏ màu đỏ, lông cổ khá dài , màu đỏ sáng, mỗi
lông có một vệt dọc màu nâu ở giữa lông, mút lông vàng cam
* Nơi sống
Gà rừng sống định cư trong nhiều kiểu rừng khác nhau, nhưng sinh
cảnh thích hợp nhất là rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng gỗ
pha tre nứa, nương rẫy, đất trồng gần rừng có cỏ cây, bụi rậm Sống thành bầy
đàn, hoạt động hầu như suốt cả ngày (trừ buổi trưa), chủ yếu vào sáng và tối
Buổi tối gà thường tìm đến những khu vực có cây cao chừng dưới 5m, có tán
lớn để ngủ Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa có nhiều cây đổ nằm ngang
Trang 18*Thức ăn
Ngoài thiên nhiên, gà rừng ăn các loại quả, hạt quả cây rừng, hạt cỏ dại,
hạt cây lương thực (ngũ cốc) như thóc, vừng, lạc, các loại đậu; các loài côn
trùng, động vật nhỏ như kiến, mối, giun đất, cào cào, châu chấu…
*Tập tính của gà rừng
Khái niệm về tập tính
Tập tính là sự đáp ứng của cơ thể động vật đối với môi trường
sống, ví dụ sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết, thức ăn, thú săn mồi đều có
ảnh hưởng đến các hoạt động của động vật Do đó, các thay đổi của môi
trường sống đều có tác động đến tập tính Tóm lại, tập tính là mọi vận động,
cử động hoặc ngừng cử động có thể quan sát trực tiếp trong đời sống hàng ngày của
động vật
Còn theo Vũ Chí Cương (2008) - dẫn theo Hoàng Thanh Hải
(2012) - tập tính là chuỗi các phản xạ được hình thành trong đời sống
động vật để thích nghi với môi trường sống Môi trường sống thường xuyên
thay đổi, cơ thể sống muốn thích ứng với sự biến đổi đó thì phải thay đổi tập
tính, lối sống cho phù hợp với môi trường, hợp với các quy luật tự nhiên
Tập tính học (Ethology) là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của động
vật , bao gồm sinh vật đơn bào, không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Đó là những nghiên cứu tỉ mỉ về mối quan hệ giữa động vật với các điều kiện môi
trường tự nhiên như đối với cơ thể sinh vật khác, cách động vật tìm thức ăn, bảo vệ
lãnh thổ, tránh kẻ thù, chọn bạn đời và sinh sản, chăm sóc con non Sự hiểu biết về
tập tính động vật cũng rất cần thiết và có ích cho các chương trình sinh sản , quản
lý, bảo tồn và khai thác các động vật nuôi
Sự hình thành tập tính
Tập tính của các loài động vật do hệ thần kinh chi phối và do sự ảnh
hưởng của các hệ cơ, xương v.v Bên cạnh đó, môi trường cũng ảnh hưởng
Trang 19đến sự hình thành và tiếp tục tạo nên tập tính mới Không có tập tính nào là
không phụ thuộc vào thông tin di truyền của vật nuôi và các yếu tố môi
trường Mọi tác động đến một con vật và môi trường của nó có khả năng làm
thay đổi tập tính của con vật đó (Vũ Chí Cương, 2008) - dẫn theo Hoàng
Thanh Hải (2012)
Tập tính được coi là sự hình thành từ trong hệ thần kinh, từ những gì đã
xảy ra trong môi trường, làm thay đổi các cơ quan của cơ thể, có thể thay đổi
về hệ thần kinh và não bộ Một số tập tính là kết quả của sự biến đổi hàm
lượng hormon hoặc về mặt môi trường vật lý và hóa học của bộ não Tập tính
cũng là do tích lũy các phản xạ Đôi khi tập tính có được từ những thay đổi
chức năng sinh lý, do những thay đổi từ bên ngoài cơ thể hoặc từ những thay
đổi hoàn toàn bên trong cơ thể Một số tập tính hình thành rất nhanh, trong
khi đó có những tập tính khác phải trải qua thời gian rất dài Việc tạo ra tập
tính là sự mất dần đi phản xạ đối với những kích động lặp lại, nhưng nó có thể
vẫn còn tồn tại Việc lặp đi lặp lại có thể diễn ra thường xuyên hoặc một lần
trong ngày nhưng tập tính con vật vẫn hình thành Khả năng tạo ra tập tính và
mức độ còn tùy thuộc vào khả năng của tác động và trạng thái của vật nuôi
Sự hình thành tập tính là một quá trình quan trọng đối với vật nuôi để
chúng dự trữ năng lượng, nó sẽ mất năng lượng khi phản xạ lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với các tác động thông thường Như vậy, sự hình thành tập
tính là một phương tiện quan trọng nhằm bảo đảm cho động vật không
phản xạ với quá nhiều tình huống diễn ra trong môi trường Sự hình thành
tập tính có thể là do hậu quả của sự chịu đựng lâu ngày hay sự thích nghi
của các chuỗi nơron trong bộ não (Fraser và Broom, 1998 - dẫn theo Hoàng
Thanh Hải, 2012)
Trang 20*Một số tập tính cơ bản của gà rừng
Tập tính hoạt động theo mùa và ngày
Gà rừng chỉ hoạt động kiếm ăn vào ban ngày, ở ngay trên mặt đất, buổi
tối bay lên cây ngủ Buổi sáng mùa hè gà rừng hoạt động mạnh nhất khoảng
sáng sớm rồi giảm dần đến khi nghỉ trưa Còn mùa đông, đầu giờ sáng gà ít
hoạt động, sau đó tăng động cho đến khi nghỉ trưa; cuối chiều, chúng lại hoạt
động mạnh cho đến chiều tối
Tập tính bầy đàn và phân chia đẳng cấp
Theo Delacour (1977), gà rừng thường sống thành đàn nhỏ Tổ chức
đàn ở gà rừng chặt chẽ và có tính đẳng cấp rõ rệt, do một con trống đầu đàn
cầm đầu Thường 1 con trống đi kèm 2-3 con mái, hoặc có thể đến 5 con mái
trong mùa xuân Con trống non sống đơn lẻ hoặc sống với 2 hoặc 3 con
Ngoài thiên nhiên, đã quan sát thấy gà rừng đi thành đàn đông 9 - 11 con, tỷ
lệ đực bao giờ cũng ít hơn cái (Trương Văn Lã, 1995)
Tập tính trốn chạy kẻ thù
Mọi hoạt động của gà rừng đều ở trên mặt đất Tuy nhiên khi bị đe dọa
chúng có thể bay xa 30-50m nhưng không bay được cao, sau đó lại sà xuống
đất Khi bị kẻ thù đuổi theo lại vỗ cánh bay tiếp Chúng là loài chim linh hoạt
và nhanh nhẹn trong mọi tình huống; có thể chạy, bay nhanh ở chỗ quang và
chui rúc, lủi giỏi ở chỗ rậm rạp Khi bị đe dọa, gà rừng thường lủi nhanh và
cất cánh lao nhanh vào nơi ẩn náu Khi kiếm ăn hay nghỉ ngơi, gà rừng luôn
tỏ ra nhanh nhẹn và quan sát cảnh giác xung quanh
Tập tính làm tổ và bảo vệ lãnh thổ
Theo Trương Văn Lã (1995), mỗi đàn gà rừng tai trắng sống trong một
khu vực nhất định, đó là vùng sống của chúng Đó là khu vực con vật có
những hoạt động kiếm ăn, uống nước, ghép đôi, sống đàn, sinh sản, nuôi dạy
con, nghỉ ngơi, trú ẩn Vùng sống của gà rừng tai trắng tương đối ổn định qua
Trang 21nhiều năm, thậm chí cả khi nguồn thức ăn ở đó có mùa khan hiếm Mỗi đàn
có một vùng sống riêng biệt và chúng luôn bảo vệ lãnh thổ của mình Cùng
với tiếng gáy, việc hai con trống đánh nhau (không có mái ở xung quanh) có
thể là hiện tượng đánh nhau tranh giành lãnh thổ ngoài tự nhiên
Tập tính gáy
Tiếng gáy của gà rừng thường biểu hiện cho mùa sinh sản bắt đầu Sau
mùa sinh sản hầu như không nghe thấy gà trống gáy Gà trống rừng thường
gáy dồn dập vào buổi sáng và sẩm tối Ngoài mùa sinh sản, gà trống rừng
thường kêu, chứ ít gáy Thường chỉ có một con đực hay kêu, nhất là sẩm tối
khi đi ngủ, có lẽ là con đầu đàn, tiếng tác hơi giống tiếng tác của gà ta, với âm
lượng nhỏ hơn Khi bị nguy hiểm hoặc bị đe dọa, con đầu đàn cũng thường
cất tiếng kêu gọi và cảnh báo cho cả đàn
Tập tính đánh nhau
Tất cả những con gà trống rừng đều đánh nhau rất khỏe Chúng cũng
hung hăng hơn so với các loài Trĩ khác Dường như đó là bản năng của chúng
Cũng vì điều này mà trò chơi “đá gà” đã ra đời, phát triển ở một số nước châu
Á, thậm chí còn bị biến thành trò cá độ
Tập tính thay lông
Đối với gà rừng, lớp lông đầu tiên được thay nhiều lần trong quá trình
phát triển từ chim non đến trưởng thành để phù hợp với kích thước của chim
non trong từng giai đoạn (Võ Quý, 1971) Ở chim trưởng thành, mỗi năm gà
rừng thay lông 2 lần vào mùa xuân hè và thu đông
Tập tính ghép đôi, khoe mẽ
Là tập tính sinh sản đặc trưng của gà rừng Con trống bao giờ cũng lớn
hơn và có màu sắc đẹp rực rỡ hơn con mái Vào mùa sinh sản con trống có
mào thịt phát triển, có tiếng gáy đặc trưng, bộ lông mượt mà bóng bẩy và
khoe mẽ trong mùa sinh sản
Trang 222.1.3 Đặc điểm sinh sản gà rừng
Sinh sản là một quá trình để tái tạo ra thế hệ sau và là tính trạng được
các nhà chọn giống quan tâm Gà rừng là loài đa thê Trong mùa sinh sản gà
trống gáy nhiều, nhất là sáng sớm và lúc hoàng hôn (chiều tà) Một con trống
thường đi kèm sát với 2-3 con mái Tổ gà rừng làm đơn giản, thường ở dưới
các gốc cây bụi, hoặc khóm tre Thường đẻ từ 4-9 trứng Thời gian ấp trứng
18-21 ngày Gà con mới nở có bộ lông màu nâu nhạt, một vạch nâu thẫm chạy
dài từ đỉnh đầu tới gốc đuôi, hai vạch xám nhạt xen kẽ và chạy dọc hai bên
Tuổi thành thục cũng như mùa sinh sản của gà rừng tùy thuộc vào điều
kiện địa lý, sinh thái của từng vùng Mùa sinh sản của gà rừng thường bắt đầu
từ tháng 2,3 hàng năm, song ở một số vùng (Ấn Độ), gà rừng có thể đẻ trứng
từ tháng 1 Gà mái rừng làm tổ và đẻ trứng ngay trên mặt đất
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường được
đánh giá qua khối lượng và các kích thước của chúng Các thông số này
thường được biểu thị dưới dạng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và
sinh trưởng tương đối
Ở gà rừng , giống như các chim họ Trĩ khác, sự sinh trưởng của chúng
chia 3 giai đoạn tuổi: gà rừng non ( từ 0-10 tuần tuổi); gà rừng sắp trưởng
thành (gà hậu bị) và gà rừng trưởng thành Ở giai đoạn 8-10 tuần tuổi, gà rừng
bắt đầu phân biệt rõ được gà trống và gà mái Trong quá trình sinh trưởng,
con trống tăng trưởng nhanh hơn và cũng có khối lượng trưởng thành lớn hơn
con mái
2.1.5 Lịch sử nuôi nhốt gà rừng trong nước và thế giới
Gà rừng đứng hàng đầu trong những nhóm chim được nuôi để giải trí,
đặc biệt là gà rừng trống Vẻ đẹp khỏe mạnh, móng và cựa sắc nhọn, ở
Philipin, gà rừng trống thường xuyên được thuần hóa và được sử dụng như
Trang 23một trò tiêu khiển trong nước bằng việc đánh nhau của gà trống bởi bản năng
bẩm sinh của chúng Thổ dân Philipin rất thạo bắt những con gà rừng sống
Các vườn thú trên thế giới như Vườn thú Cleres (Pháp) nổi tiếng về bộ
sưu tập các loài chim Họ Trĩ, trong đó có loài gà rừng Nhiều vườn thú ở Nhật
Bản, Thái Lan cũng nuôi nhốt gà rừng
Linaeus (1758) - dẫn theo Trương Văn Lã, 1995, lần đầu tiên mô tả con
trống loài gà rừng (G g) với tiêu bản bắt được ở đảo Côn Lôn của Việt Nam
Thịt gà rừng thơm ngon nên từ lâu chúng đã trở thành đối tượng bị săn bắt lấy
thịt của các dân tộc ở nhiều địa phương Trò chơi chọi gà vẫn được coi là trò
chơi phổ biến trong dân gian giờ đây cũng vẫn được duy trì ở Việt Nam
Việt Nam có 2 vườn thú lâu đời nhất do các nhà tự nhiên người Pháp
thành lập từ cuối thế kỷ trước tại Vườn Bách thảo (Hà Nội) và Thảo Cầm
Viên Sài Gòn đều đã có nuôi dưỡng gà rừng
Vườn thú Hà Nội được thành lập trên địa điểm mới ở Thủ Lệ, Ba Đình,
Hà Nội ngày 6/8/1976 và đã có nhiều thành công trong việc nhân giống các
loài động vật quí hiếm, trong đó có các loài chim Họ Trĩ Năm 1990, gà rừng
(G g) đã được nuôi lần đầu tiên ở Vườn thú Hà Nội Từ đó đến nay, ngoài
phục vụ trưng bày, Vườn thú còn nuôi dưỡng bảo tồn các phân loài gà rừng
trong điều kiện nuôi nhốt, để giữ nguồn gen quí, phát triển phục hồi số lượng
của chúng, để có thể tái thả lại thiên nhiên
Những năm gần đây, tại Vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã nuôi thử
nghiệm phân loài gà rừng tai đỏ Tây Bắc (G g spadiceus) nhằm từng bước bảo
tồn, phát triển và khai thác hợp lý các giá trị kinh tế mà loài gà rừng mang lại
2.2 Tình hình nghiên cứu gà rừng trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học của gà rừng đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi các loài gà nhà hiện nay đều có nguồn
Trang 24gốc từ gà rừng hoang dã và đã được con người thuần hóa, nhân giống, lai tạo
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của loài gà rừng
riêng biệt không có nhiều, thường nằm trong những nghiên cứu chung của
nhóm chim Họ Trĩ Công trình nghiên cứu đầu tiên về hình thái học của các
loài chim Trĩ thế giới lần đầu được Beebe công bố năm 1931 Theo Trương
Văn Lã (1995), vào năm 1931, Delacour và Japouille cho xuất bản một công
trình tổng hợp “Chim Đông dương” gồm 4 tập Các tác giả đã mô tả 954 loài
và phân loài chim có kèm theo sơ lược về đặc tính sinh học, trong đó có 11
loài thuộc nhóm chim Trĩ Delacour vào năm 1948 đã có nghiên cứu về loài
gà rừng (G g) và gà lôi trắng (Lophura nycthemera)
Năm 1951, trong nghiên cứu của mình về các loài chim Trĩ trên thế
giới, Delacour đã cho rằng tất cả các loài gà nhà hiện nay được nuôi đều có
nguồn gốc tổ tiên từ loài Gà rừng đỏ Red Junglefowl (G g); còn 03 loài gà
rừng khác gồm có gà rừng Sri Lanka (G.lafayetii) Sri Lanka Junglefowl; gà
rừng xám (G.sonneratii) GreyJunglefowl; Gà rừng xanh (G.various) Green
Junglefowl đều không có bất kỳ một sự liên hệ nào Nghiên cứu của Fumihito
A, 1994 về phụ loài gà rừng tai trắng cũng cho rằng gà rừng là tổ tiên của các
loài gà nhà ngày nay
Năm 1987, Robson đã nêu hiện trạng và và sự phân bố của các loài
trong nhóm chim Trĩ ở Việt nam Năm 1985, Nishida đã nghiên cứu về hình
thái và sinh thái học của gà rừng vùng Đông Nam Á Năm 1992, ông và cộng
sự tiếp tục nghiên cứu những đặc điểm hình thái và sinh thái của gà rừng ở
Nepal, với mối quan tâm về sự phát triển cũng như thuần hóa của gà rừng từ
những năm 1971
Gần đây nhất, năm 2000, Nishida và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
mối quan hệ giữa hình thái và sinh thái của gà rừng ở Thái Lan, Lào và Việt
Nam Cùng với những nhà nghiên cứu Việt Nam, điều tra được tiến hành trên
Trang 2559 cá thể gà rừng và 47 cá thể gà lai từ năm 1994 đến năm 1998, nhằm lọc ra
những đặc điểm sinh thái học của 3 phụ loài gà rừng cũng như vùng phân bố
của chúng ở vùng Đông Nam Á Del Hoyo và cộng sự (1994) trong cuốn “Sổ
tay các loài chim thế giới” cũng đã có mô tả chung về hình thái, sinh thái
học cũng như tình trạng của các phụ loài gà rừng trên thế giới
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Võ Quý , Anorova (1967a, 1967b) - dẫn theo Trương
Văn Lã (1995) - đã công bố đầu tiên về sinh học loài gà rừng (G g
jabouillei) Đặc biệt, Võ Quý (1975) đã công bố cuốn sách “Chim Việt
Nam - Hình thái và phân loại”, trong đó xác định gà rừng ở Việt Nam có 03
phân loài : Gà rừng tai trắng G.g.g phân bố ở nam Việt Nam (từ Hà Tĩnh trở
vào tới Nam Bộ) Phân loài gà rừng tai đỏ G.g.jabouillei có ở miền Bắc Việt
Nam (vùng hữu ngạn sông Hồng vào phía nam đến Hà Tĩnh) Phân loài gà
rừng tai đỏ G.g.spadiceus ở Tây Bắc Việt Nam Tác giả cũng mô tả hình thái
của các phân loài gà rừng này
Năm 1975, nghiên cứu về “ Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình” do Đặng
Huy Huỳnh chủ biên,Trương Văn Lã đã nêu về đặc điểm sinh học của 4 loài
và phân loài thuộc nhóm chim Trĩ, trong đó có gà rừng (G g.jabouillei)
Năm 1995, Trương Văn Lã - Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật đã báo
cáo về công trình nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu nhóm chim trĩ và đặc
điểm sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng (G g g), Trĩ bạc (Lophura
nycthemera nycthemera), Công (Pavo muticus imperator) và biện pháp bảo
vệ chúng” Lần đầu tiên tác giả đã công bố được những khám phá bước đầu
về tập tính, thức ăn, phân bố, cấu trúc đàn, sinh sản của phân loài gà rừng tai
trắng tại Việt Nam Ngoài ra, có nghiên cứu của Nguyễn Cử (1995) về Chim
đặc hữu và bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam Đến năm 1996, đã có nghiên
cứu đầu tiên của Đặng Gia Tùng và cs, về nuôi thuần hóa gà rừng tai trắng
Trang 26trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú Hà Nội và nghiên cứu về khẩu phần
thức ăn cho một số loài thuộc nhóm chim họ Trĩ cũng ngay trong năm này
Các nghiên cứu này đã bổ xung một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái của gà
rừng tai trắng trong điều kiện nuôi Năm 2007-2010, Hoàng Xuân Thủy và
cộng sự đã nghiên cứu về đặc tính sinh học, khả năng sinh sản của gà rừng tai
đỏ (G.g spadiceus) tại Vườn quốc gia Cúc Phương Nghiên cứu này đã bước
đầu xác định được một số đặc điểm sinh thái cơ bản ngoài tự nhiên, một số
đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của loài gà rừng tai đỏ trong điều kiện
nuôi nhốt
Như vậy, tại Việt Nam, nhìn chung các công trình nghiên cứu về gà
rừng chưa nhiều, đặc biệt là một nghiên cứu tổng thể về gà rừng Việt Nam
Những năm gần đây, Vườn thú Hà Nội đã sưu tầm và nuôi dưỡng được đủ 3
phân loài gà rừng này Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú Hà
Nội, gà rừng tuy có tiếp xúc với người song tính hoang dã vẫn còn rất cao,
khác hẳn với gà nhà Do đó việc tiếp cận để làm các nghiên cứu còn gặp nhiều
khó khăn Song với những thành công bước đầu trong việc nhân nuôi gà rừng
tại Vườn thú, hoàn toàn là có cơ sở để có thể nhân nuôi phát triển loài này
trong tương lai
Trang 273 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Gà rừng tai trắng (G g g)
- Gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc (G g jabouillei)
- Gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc (G g spadiceus)
Đàn gà rừng Việt Nam (2013) được nuôi tại Vườn thú Hà Nội với số
lượng 24 con gồm 3 phân loài, với cơ cấu đàn như sau: 9 gà rừng tai trắng (3
trống, 6 mái); 8 gà rừng tai đỏ Đông Bắc (2 trống, 6 mái); 7 gà rừng tai đỏ
Tây Bắc (2 trống, 5 mái) Gà rừng có nguồn gốc nhập về từ thiên nhiên và
sinh sản tại Vườn thú
Gà non mới nở đến khi trưởng thành được chăn nuôi theo dõi và chăm
sóc trong điều kiện nuôi nhốt Gà thí nghiệm là những cá thể khỏe mạnh, từ
20- 36 tháng tuổi
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khu chuồng nuôi và trưng bày chim Trĩ
của Vườn thú Hà Nội Tại Vườn thú, chuồng nuôi gà rừng nằm trong khu
chim Trĩ Điều kiện chuồng nuôi hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sinh thái,
tập tính của gà rừng cũng như các loài chim họ Trĩ khác
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu : tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng
3.2.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài
3.2.1.2 Tập tính gà rừng
- Tập tính hoạt động ngày, mùa: Thời gian hoạt động của gà rừng trong
ngày hè và ngày đông
- Tập tính thay lông
- Tập tính khoe mẽ ghép đôi
Trang 283.2.2 Đặc điểm sinh sản (tuổi thành thục, mùa sinh sản, tỷ lệ ấp nở, thời gian
ấp, trứng và một số chỉ số trứng)
3.2.3 Đặc điểm sinh trưởng gà rừng (0-12 tuần tuổi)
3.2.4 Thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình
Nuôi nhốt, tạo lập quần thể của loài tại Vườn thú Hà Nội, kết hợp quan
sát hàng ngày, để rút ra nhận xét về ngoại hình của gà rừng Quan sát được
thực hiện trên cả 3 phân loài gà rừng, với 18 gà rừng (6 trống, 12 mái)
- Bộ lông (cấu trúc, màu sắc của chim trống và chim mái)
- Mào, cổ, yếm tai, đuôi…
- Theo dõi quá trình thay lông ở gà non và gà trưởng thành
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu tập tính hoạt động của gà rừng
Theo dõi được quan sát trên 2 gà rừng tai trắng ( 01 cặp trống, mái)
Theo dõi hoạt động ngày của gà rừng được tiến hành vào 2 đợt: mùa hè
(tháng 6) và mùa đông (tháng 12) Để đánh giá được mức độ hoạt động của gà
rừng vào hai mùa hè và mùa đông, tiến hành quan sát, đo thời gian hoạt động
của một cặp gà rừng trưởng thành (trống, mái) theo từng giờ, từ 5h sáng đến
19h tối; thời gian theo dõi của mỗi đợt quan sát là 10 ngày
Thời gian hoạt động của gà rừng được tính từ lúc gà rời chỗ ngủ
(khoảng 5h - 6h) đi kiếm ăn, nghỉ ngơi và đến lúc đi ngủ (18-19h) Mỗi hoạt
động của gà rừng được tính theo số phút hoạt động trong mỗi giờ và tổng số
thời gian hoạt động tính từ khi gà rừng rời chỗ ngủ lúc sáng sớm đến khi đi
ngủ vào buổi tối, (trong 14h quan sát)
Thời gian hoạt động: được tính là thời gian gà rừng có các hoạt động
chính như: đậu sào, đi lại, ăn uống, bới cát tắm bụi …
Thời gian ngủ nghỉ: được tính là thời gian gà đứng, ngủ nghỉ, vùi mình
nằm dưới cát…
Trang 293.3.3 Phương pháp nghiên cứu sinh sản
Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 phân loài gà rừng, thu thập số liệu
chung, với 18 gà rừng (6 trống, 12 mái) trong 2 mùa sinh sản năm 2013 và
2014 Dùng phương pháp quan sát trực tiếp và mô tả các dấu hiệu biểu hiện
và hoạt động sinh sản ở các gà rừng trống, gà rừng mái về thay đổi ngoại
hình, khoe mẽ, giao phối, đẻ
Tuổi thành thục về tính: Ở gà mái là thời gian (tuổi) đẻ quả trứng đầu tiên
Mùa sinh sản: thời gian đẻ trứng trong năm
Tỷ lệ lòng đỏ (%) =
Khối lượng lòng đỏ
x 100 Khối lượng trứng
- Chỉ số lòng đỏ: Đo chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó
Trang 30- Chỉ số lòng trắng đặc: là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung
bình của lòng trắng đặc, được tính bằng công thức:
Trứng do gà rừng theo dõi đẻ ra được đưa vào ấp, sau khi loại bỏ trứng
dập, vỡ Dùng phương pháp soi trứng sau 7 ngày tuổi để loại bỏ những trứng
không được thụ tinh Theo Trần Đình Miên (1997) tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ
nở được xác định bằng các công thức sau:
Thời gian ấp: là khoảng thời gian được tính từ khi cho trứng vào để gà
mái nhà ấp đến khi gà rừng con bắt đầu mổ vỏ để chui ra Tại Vườn thú Hà
nội, không để gà rừng tự ấp trứng mà thay bằng gà mái nhà dùng làm gà mẹ
Trang 313.3.4 Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của gà rừng non
Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 phân loài gà rừng, thu thập số liệu chung
Sinh trưởng tích lũy: Xác định khối lượng cơ thể gà rừng non qua các
tuần tuổi Gà rừng mới nở (1 ngày tuổi), được cân bằng cân điện tử Sau 1
tuần cân lại 1 lần vào lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi cho ăn và tiếp tục cân cho
đến khi gà rừng non đạt 12 tuần tuổi.
Sinh trưởng tuyệt đối: được tính theo công thức:
A =
P2 – P1 T2 – T1
Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g)
P2: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)
T1: Thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi)
T2: Thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)
Sinh trưởng tương đối: tính theo công thức:
R (%) =
P2 – P1
x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g)
P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g)
Các chỉ số hình thái ngoài:
Để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài, dùng phương pháp cân, đo, chụp
ảnh kết hợp quan sát để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài (Võ Quý, 1975),
qua các chiều đo và trọng lượng của gà rừng: cánh, đuôi, giò, mỏ… qua các
tuần tuổi
Các chỉ số hình thái: trọng lượng, dài cánh, đuôi, giò, mỏ
+ Đo cánh: từ góc cánh đến mút lông cánh sơ cấp dài nhất
Trang 32+ Đo đuôi: đo từ gốc của các lông đuôi giữa đến mút lông đuôi dài nhất
vuốt thẳng
+ Đo giò (xương bàn chân) : từ mép sau chỗ khớp với xương ống chân
đến chỗ khớp với ngón chân giữa ở mặt trước
+ Đo mỏ (sống mỏ): đo từ mút mỏ đến mép giáp với trán
Các chiều đo được đo bằng thước kẹp Panme (Đức) với độ chính xác
±0,1 mm
+ Trọng lượng: được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,01 g
(với gà từ 1ngày tuổi - 7 tuần tuổi); cân điện tử có độ chính xác ±0,1 g (với gà
từ 7 tuần - 12 tuần tuổi)
3.3.5 Phương pháp nghiên cứu thức ăn
Lượng thức ăn thu nhận (TĂTN): được tính bằng tổng lượng thức ăn đổ
vào máng ăn hàng ngày (cho ăn tự do) và lượng thức ăn thừa sau khi vét sạch
máng trước khi cho ăn bữa đầu tiên của ngày hôm sau Lượng thức ăn thu
nhận tính bằng vật chất khô (VCK) theo công thức:
TĂTN = Tổng lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa
Nghiên cứu được tiến hành trên 1 cặp gà rừng tai đỏ Tây Bắc (trống,
mái), trong đó lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà rừng trong điều kiện
nuôi nhốt, được dựa vào phân tích thành phần thức ăn của gà rừng ngoài thiên
nhiên, kết hợp với các kết quả phân tích thành phần thức ăn của các loài chim
trĩ khác tại Vườn thú Hà Nội Thành phần thức ăn của gà rừng trong điều
kiện nuôi nhốt tại Vườn thú được xác định trên cơ sở cho chúng thử nghiệm
nhiều loại thức ăn khác nhau, đều là các thức ăn có nguồn gốc tự nhiên Thức
ăn thu nhận được xác định qua theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp cho
một cặp trưởng thành theo công thức của Đặng Gia Tùng (1998):
Trong đó: L là lượng thức ăn thu nhận (g)
C là lượng thức ăn cung cấp (g)
d là lượng thức ăn còn thừa (g)
Trang 33Tỷ lệ mất nước do bốc hơi trong thức ăn là không đáng kể Thời gian
tiến hành nghiên cứu là trong hai mùa Đông Xuân và Hè Thu Mùa Đông
Xuân là vào đầu tháng 12 và tháng 3, mùa Hè Thu là vào tháng 6 và tháng 9
Thời gian theo dõi trong mỗi mùa là 15 ngày
Để xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức
ăn, tiến hành lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007 Tại phòng thí
nghiệm thuộc viện Dinh dưỡng và bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn
nuôi và NNTS, phân tích các mẫu thu thập được để đánh giá thành phần, giá
trị dinh dưỡng với các chỉ tiêu sau:
+ Độ ẩm: sử dụng TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) (Animal feeding
stuffs – Determination of moisture and other volatile matter content)
+ Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) -
Phương pháp Kjeldahl (Animal feeding stuffs – Determination of nitrogen
content and calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method)
+ Hàm lượng lipit: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) (Animal
feeding stuffs – Determination of fat content)
+ Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000) Phương
pháp có lọc trung gian (Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre
content – Method with intermediate filtration)
+ Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) (Animal
feeding stuffs – Determination of crude ash)
- Xác định dẫn xuất không nito (DXKN): dẫn xuất không nito được xác
định theo công thức:
DXKN (%) = 100% - (%CP+ % CF+ % CL + % KTS)
Trong đó: % CP: Hàm lượng protein thô;
% CF: Hàm lượng xơ thô;
% CL: Hàm lượng lipit thô;
% KTS: Hàm lượng khoáng tổng số
Trang 34- Ước tính năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn cho gia cầm
theo phương pháp của Janssen, 1989:
+ Ngô, thóc:
Năng lượng trao đổi (kcal ME/kg)= 36,21 X1 + 85,44 X2 + 37,26 X4
+ Thức ăn giàu protein:
Năng lượng trao đổi (kcal ME/kg) = 35,87 X0 + 42,09 X2 – 34,08 X3
Trong đó:
- X0: hàm lượng VCK (%);
- X1: hàm lượng protein thô (%);
- X2: hàm lượng chất béo thô (%);
- X3: hàm lượng xơ thô (%);
- X4: hàm lượng DXKN (%);
* Một số yếu tố tự nhiên (nhiệt độ, ẩm độ) ảnh hưởng đến việc nhân nuôi
gà rừng
Để theo dõi các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi gà rừng, sử
dụng máy ghi nhiệt độ, độ ẩm điện tử Thermo Hydro của Đức được đặt tại
chuồng nuôi gà rừng Máy này tự động cho số liệu hàng ngày về nhiệt độ tối
thiểu và tối đa, độ ẩm trung bình Các số liệu đó được chúng tôi ghi vào sổ
theo dõi
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, trên phần
mềm Excel và Minitab 16
Trang 354 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm sinh học của gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758)
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình phân loại gà rừng
Như đã giới thiệu, giống gà rừng (G g) - còn gọi là gà rừng Đông Nam
Á - trên thế giới có 5 phân loài khác nhau, với các vùng phân bố địa lý khác
nhau Trong điều kiện nghiên cứu tại Vườn thú Hà Nội và phạm vi luận văn
này, chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên cứu chung trên 3 phân loài gà
rừng Việt Nam: gà rừng tai trắng, gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc và gà rừng tai
đỏ vùng Đông Bắc
Qua quan sát hình thái ngoài của gà rừng Việt Nam nuôi tại Vườn thú,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Về cấu trúc chung của cơ thể:
Da: da của gà rừng mỏng, có thể thấy rõ những bắp thịt bên dưới, gần
như trong suốt màu hồng
Mào: mào gà rừng hình lược, nhỏ và mỏng Riêng con mái mào nhỏ,
không có tích
Vảy chân và cựa gà: Vảy chân của gà rừng nhẵn Cựa và móng gà rừng
thon và nhọn
Bộ lông: Lông của gà rừng trống bóng mượt, nhiều màu sắc Lông cổ
dài, màu vàng cam đến đỏ lửa Gốc đuôi có túm lông màu trắng Hai lông
đuôi giữa cong hình lưỡi liềm Lông ngực, bụng màu đen Phần đầu cánh có
màu hơi đỏ nâu Gà rừng cái có màu nâu xỉn, cổ cườm vàng nhạt, ngực nâu,
lông trước ngực màu hồng cam Chân màu xám chì
Màu của dái tai: Dái tai của gà rừng tai trắng Việt Nam kích thước khá
lớn, có màu trắng Còn dái tai của gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc
(G.g.spadiceus) và vùng Đông Bắc (G.g.jabouillei) có kích thước nhỏ hơn,
màu đỏ
Trang 36Theo Nishida et al, 2000, gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc và Tây Bắc
đều có da yếm tai nhỏ, màu đỏ Gà rừng tai trắng có ở các vùng lục địa của
Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam có dái tai màu trắng; còn gà rừng tai
trắng ở xa miền Nam Thái Lan đến miền Tây Malaysia có dái tai không hoàn
toàn là màu trắng, hoặc là hơi trắng đỏ Vì vậy, người ta phân biệt phụ loài gà
rừng tai trắng type C (Continental - lục địa) và gà rừng tai trắng type I
(Insular - đảo) Theo Võ Quý (1975), gà rừng tai trắng có da yếm tai màu
trắng, gà rừng tai đỏ có da yếm tai màu đỏ Như vậy, màu sắc yếm tai của gà
rừng cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi
Trọng lượng và kích thước cơ thể: Theo Võ Quý (1975) và Trương Văn
Lã (1995), các phân loài gà rừng Việt Nam có trọng lượng và kích thước
tương đương như nhau, chỉ khác nhau về màu lông cổ, màu da yếm tai và kích
thước da yếm tai mà thôi
4.1.1.1 Màu sắc lông
Gà rừng tai trắng (G g g, Linnaeus 1758)
Con đực trưởng thành: đầu, cổ và phần lưng trên màu đỏ da cam phớt
vàng óng ánh, lưng đen có ánh xanh vàng lục, phần lưng dưới đỏ nâu và
chuyển dần thành đỏ tươi ở đoạn hông Đuôi đen có ánh lục, gốc đuôi có túm
lông màu trắng, hai lông đuôi giữa dài cong xuống hình lưỡi liềm Cánh đen,
lông cánh có điểm hung nhạt, đầu phiến lông tròn, lông bao cánh nhỡ đỏ
đồng, mặt bụng đen Trong mùa sinh sản bộ lông mượt mà, mào đỏ tươi, lông
cổ dài, màu đỏ lẫn vàng cam óng ánh Sau mùa sinh sản, lông cổ rụng và thay
bằng các lông ngắn hơn, màu đen sẫm Hai lông đuôi giữa rụng Toàn thân
lông màu xỉn đi Mào giảm kích thước nhạt màu
Gà mái trưởng thành: đầu và gáy vàng cam có ánh đỏ, lông cổ dài màu
nâu sẫm chuyến sang nâu tối, có viền màu vàng thẫm ánh hung Phần trên cơ
thể màu nâu có vân đen mảnh, toàn thân lông màu nâu xỉn Ngực nâu pha đỏ
hung, chuyển thành màu hung đỏ ở phần bụng Đùi, sườn giống màu lông ở
Trang 37lưng Mắt nâu hoặc vàng cam Mỏ màu sừng hoặc xám sừng Không có tích
Mào thịt nhỏ, có màu đỏ trong thời kỳ sinh sản, khi ấp trứng thì màu đỏ nhạt
đi hơi tái chuyển sang xỉn Da trần trên tai hồng nhạt Chân xám chì
Gà non: con đực có bộ lông nâu xỉn gần giống chim cái trưởng thành
nhưng chỉ khác lông cổ vàng không đều, lưng màu nâu xỉn ánh đỏ đến 6 tháng
tuổi mào thịt và da ở má mới xuất hiện, nhưng màu đỏ xỉn Chim cái non có
bộ lông như chim cái trưởng thành, song phần lông cổ vàng không rõ rệt
Gà con mới nở : lông màu nâu nhạt, một vạch nâu thẫm chạy dài từ
đỉnh đầu đến gốc đuôi, hai vạch xám nhạt xen kẽ chạy dọc hai bên Ở trán,
cạnh đỉnh đầu, mặt và hai dải trên lưng màu hung nhạt, họng , lông phủ tai
giống với màu lông phần dưới cơ thể Đuôi mắt có một dọc màu đen
Ảnh 4.1 Gà rừng tai trắng trống trưởng thành
Trang 38Ảnh 4.2 Gà rừng tai trắng mái trưởng thành
Ảnh 4.3 Gà rừng con 1 ngày tuổi
Trang 39Gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc (G.g.jabouillei)
Gà trống trưởng thành: giống như phân loài G.g.g nhưng mào thịt trên
đầu rất nhỏ, da yếm tai nhỏ màu đỏ Lông cổ ngắn, màu vàng cam
Gà mái: màu sắc rât giống với G.g.g, nhưng màu sẫm tối hơn, lông ở cổ
có màu vàng thẫm hơn và nhiều hơn
Ảnh 4.4 Gà rừng trống tai đỏ Đông Bắc
Ảnh 4.5 Gà rừng mái tai đỏ Đông Bắc
Trang 40Ảnh 4.6 Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Đông Bắc
Ảnh 4.7 Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Tây Bắc