Trong đó thì các hoocmon sinh sản và chu kỳ động dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nái.. Thời gian nuôi con càng ngắn thì nái sinh sản càng cao do có thể tăng số lứa đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRẦN THANH VŨ
KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM KÍCH
THÍCH TỐ OESTROGEN + CLOPROSTENOL THEO HAI QUY TRÌNH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIÊM KHÁC NHAU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS NGUYỄN MINH THÔNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIÊM KHÁC NHAU
Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2013 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
TS Nguyễn Minh Thông ………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
………
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành chương trình đào tạo nói chung và đề tài tốt nghiệp nói
riêng, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ, những người đã nuôi
nấng, dạy bảo tôi trong suốt cuộc đời Cùng với đó là những người anh chị đã
hết lòng lo lắng, hy sinh cho tôi từ nhỏ đến lớn
Thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã dìu dắt, quan tâm và tư vấn cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Thầy Nguyễn Minh Thông đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ
và cho nhiều ý kiến hướng dẫn quý báo giúp tôi hoàn thành luận văn
Thầy Huỳnh Hữu Chí đã ân cần hướng dẫn, anh Nguyễn Quốc Thái đã
động viên tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian tôi thực tập tại trại
chăn nuôi Vemedim Cần Thơ
Các thầy cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong các môn học suốt
quá trình học tập tại trường
Trại chăn nuôi Vemedim Cần Thơ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi
tiến hành thí nghiệm
Và cuối cùng là những người bạn đã luôn bên cạnh để quan tâm, giúp đỡ
và chia sẽ những khó khăn khi tôi gặp phải
Tôi xin chân thành cám ơn !
Trang 5ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản của heo khi sử dụng sản
phẩm kích thích tố Oestrogen + Cloprostenol theo hai quy trình tiêm
khác nhau” được thực hiện tại trại Chăn nuôi thực nghiệm Vemedim Ô môn
trên 36 nái lai giống Yorshire x Landrace (YL) và Landrace x Yorshire (LY)
Gồm 3 nghiệm thức NT1: theo dõi heo lên giống và phối NT2: tiêm OST 2ml
+ Cloprostenol 5ml, sau đó theo dõi và đợi lần lên giống thứ 2 thì phối NT3:
tiêm OST 2ml + Cloprostenol 5ml, sau 18 ngày tiêm thêm OST 2ml +
Cloprostenol 5ml lần nữa Kết quả cho thấy:
Số ngày lên giống lần 1 giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác nhau có ý
nghĩa thống kê Cao nhất là NT1 (14,25 ngày), NT2 và NT3 tương đương
nhau (2,75 và 3 ngày)
Số ngày lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý
nghĩa thống kê 19,5 ngày (NT2) và 22,67 ngày (NT3)
Số ngày từ khi tiêm đến khi phối giống ở 2 quy trình khác nhau không có
ý nghĩa thống kê 21,5 ngày (NT2) và 25,67 ngày (NT3)
Tỷ lệ phối giống đậu thai đạt 100%
Số con sơ sinh trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch không
cao Cao nhất ở NT2 (10,67 con), thấp nhất NT3 (7,3 con) và NT1 là (9 con)
Tuy nhiên sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Trọng lượng sơ sinh toàn ổ có sự khác biệt giữa các nghiệm thức Cao
nhất ở NT2 (14,62 kg/ổ), thấp nhất ở NT3 (10,33 kg/ổ) và NT1 là (10,53
kg/ổ) Tuy nhiên sự khác biệt này quá nhỏ không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05)
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây
Người thực hiện
Trần Thanh Vũ
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 1
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM LƯỢC iii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI 6
2.1.1 Sự thành thục tính dục 6
2.1.2 Tuổi đẻ lứa đầu 6
2.1.3 Chu kỳ động dục của heo nái 7
2.1.4 Tỷ lệ hao mòn cơ thể của heo mẹ khi nuôi con 7
2.1.5 Khả năng sinh sản của heo nái 8
2.1.6 Sự rụng trứng 8
2.1.7 Thời điểm phối 8
2.1.8 Sự thụ tinh và mang thai 9
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN HEO NÁI 9
2.2.1 Con giống 9
2.2.2 Cơ chế thần kinh – nội tiết điều hòa sinh dục heo cái: 12
2.2.3 Thức ăn 13
2.2.4 Khí hậu 13
2.2.5 Bệnh 14
2.2.6 Lứa đẻ 14
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HEO NÁI SINH SẢN 15
2.3.1 Số lứa đẻ/nái/năm 16
2.3.3 Tỉ lệ nuôi sống 17
2.3.4 Tỉ lệ hao hụt 17
2.4 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CHO HEO NÁI 17
2.4.1 Hạn chế stress nhiệt cho heo 17
2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác 18
2.4.2.1 Dùng đực thí tình 18
2.4.2.2 Pheromone 18
2.4.2.3 Dùng âm thanh 19
Trang 82.4.3 Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp 19
2.4.4 Quản lý heo nái và heo cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả 19
2.4.4.1 Quản lý heo cái hậu bị 19
2.4.4.2 Quản lý heo cái sinh sản 20
2.4.4.3 Quản lý phối giống 21
2.4.5 Tập ăn sớm cho heo con để cai sữa sớm 21
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN 22
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 24
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu 24
3.2.2.1 Điểm thể trạng (ĐTT) của heo cái hậu bị lúc xử lí 24
3.2.2.2 Số ngày lên giống lần 1 (ngày) 25
3.2.2.3 Số ngày lên giống lần 2 (ngày) 25
3.2.2.4 Số ngày từ xử lý đến phối (ngày) 25
3.2.2.5 Số con sơ sinh 25
3.2.2.6 Trọng lượng sơ sinh (kg) 25
3.2.2.7 Số heo sơ sinh hao hụt 25
3.2.2.8 Phương pháp xử lý số liệu 26
4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 27
4.2 KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU THÍ NGHIỆM Ở HEO CÁI HẬU BỊ 27
4.2.1 kết quả theo dõi trên heo cái hậu bị 27
4.2.1 Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng 28
4.2.2 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 29
4.2.3 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày từ xử lý đến phối 30
4.2.4 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh 31
4.2.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu trọng lượng sơ sinh 32
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1 KẾT LUẬN 34
5.2 ĐỀ NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ CHƯƠNG 37
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Hao mòn cơ thể heo nái theo lứa đẻ (kg)……… 7
Bảng 2.3: Năng suất của heo nái trong từng thời kỳ 16
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh sản của heo 18
Bảng 2.5: So sánh số con sinh ra ở những lần động dục khác nhau 20
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn heo nái hậu bị 23
Bảng 3.2 Hệ thống chấm điểm thể trạng 25
Bảng 4.3: Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 29
Bảng 4.4: Số ngày từ xử lý – phối 30
Bảng 4.5: Số con sơ sinh (con) 31
Bảng 4.6: Trọng lượng sơ sinh theo các nghiệm thức (kg/ổ) 32
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Heo Yorkshire 10
Hình 2.2: Heo Landrace 10
Hình 2.3: Heo Duroc 11
Hình 3.1: Chuồng lạnh 23
Hình 4.1: Lấy tinh heo và Dãy chuồng nái hậu bị 27
Hình 4.1: Đểm thể trạng heo nái lúc xử lý 28
Hình 4.2: Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 29
Hình 4.3: Số ngày từ xử lý – phối theo từng nghiệm thức. 30
Hình 4.4: Số con sơ sinh của từng nghiệm thức 31
Hình 4.5: Trọng lƣợng sơ sinh của heo theo nghiệm thức (kg/ổ) 32
Trang 11Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít chịu tác động của thiên tai đồng bằng sông Cửu Long là nơi có điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho ngành chăn nuôi phát triển đặc biệt là chăn nuôi heo đã có truyền thống từ lâu đời Ngày nay với xu thế mở rộng chăn nuôi, xuất khẩu ra thị trường thế giới những trang trại chăn nuôi lớn mọc lên ngày càng nhiều
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình phương hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 lên Chính phủ và chiến lược này đã được phê duyệt Trong đó, chiến lược đề ra mức tăng trưởng bình quân của ngành từ giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm Ngành chăn nuôi cũng phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thịt xẻ các loại
là 5,5 triệu tấn, trong đó thịt heo chiếm 63% Với mục tiêu này, đàn heo sẽ được phát triển nhanh theo hướng nuôi trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường
Trong kỹ thuật chăn nuôi, thì kỹ thuật chăn nuôi heo nái đòi hỏi cao vì có rất nhiều yếu tố tác động đến Mục đích cuối cùng của chăn nuôi heo nái sinh sản là số con cai sữa và trọng lượng cai sữa cao, có nhiều con cai sữa trong năm, con đồng đều, khoẻ mạnh Tuy nhiên, để một heo nái đạt được năng suất cao thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như con giống, ngoại cảnh, thức
ăn, bệnh Trong đó thì các hoocmon sinh sản và chu kỳ động dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nái Một trong các biện pháp can thiệp đến sự động dục của heo nái là sử dụng các chế phẩm có chứa các hoocmon sinh dục
Xuất phát từ thực tế trên được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi,
khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ Đề tài: “ Khảo sát các
chỉ tiêu sinh sản của heo nái khi sử dụng sản phẩm kích thích tố Oestrogen + Cloprostenol theo hai quy trình tiêm khác nhau” được thực hiện tại trại
thực nghiệm chăn nuôi Vemedim, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, Tp Cần Thơ
Mục tiêu của đề tài: Sử dụng các chế phẩm có chứa kích thích tố OST
và Cloprostenol để rút ngắn thời gian tuổi động dục đầu tiên Rút ngắn thời gian chờ phối, tăng lứa đẻ/nái/năm Khắc phục tình trạng chậm lên giống
Trang 12Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Đối với heo ngoại, động dục lần đầu tiên vào 6-7 tháng tuổi, khi heo nái đạt khoảng 90-110 kg Vào độ tuổi này cơ thể nái chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh, chưa dự trữ được dinh dưỡng cho thai phát triển Để có đàn nái tốt, đẻ được bền có hiệu quả, chưa vội phối vào 1, 2
chu kỳ động dục đầu (Lê Hồng Mận, 2002)
Theo Trần Thị Dân (2003) tuổi thành thục ảnh hưởng bởi di truyền,
ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tuổi thành thục của heo nái Chọn hậu bị từ mẹ có tuổi lên giống lần đầu ngắn, heo hậu bị dược chọn
từ nái đẻ nhiều con/ổ
Nhiệt độ chuồng lớn hơn 29 oC làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và biểu
lộ lên giống bị xáo trộn
Cho tiếp xúc với đực giống, tiêm kích thích tố (PMS, HCG) giúp cho hậu
bị lên giống sớm
Chế độ dinh dưỡng cũng làm cho nái chậm lên giống hoặc không lên
giống (Trương Chí Sơn, 2000)
2.1.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Heo nội đẻ lứa đầu vào 11-12 tháng tuổi, heo lai ngoại cho đẻ lứa đầu lúc
12 tháng tuổi là thích hợp nhất (Lê Hồng Mận, 2002)
Nhìn chung tuổi lứa đẻ đầu tốt nhất là 12 tháng tuổi và không quá 18
tháng tuổi khi đó cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh (Lưu Kỷ, Phạm Hữu Doanh
2004)
Trang 132.1.3 Chu kỳ động dục của heo nái
Chu kỳ động dục của heo trung bình là 21 ngày Chu kỳ động dục của
heo trung bình là 18-21 ngày thời gian động dục tử 3-6 ngày (Võ Ái
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003) chu kỳ động dục chịu sự kiểm soát bởi các
yếu tố nội tiết nên có thể can thiệp vào chu kỳ động dục bởi việc cấp vào các hormon ngoại lai
2.1.4 Tỷ lệ hao mòn cơ thể của heo mẹ khi nuôi con
Tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ giữa các lứa đẻ là 15-20% Mức hao mòn của
cơ thể mẹ phụ thuộc vào lứa đẻ, số con, thời gian cai sữa heo con Ở cơ thể heo mẹ nuôi không cai sữa sớm, sự hao hụt khối lượng cơ thể tăng dần từ lứa
1-5 và giảm xuống ở các lứa sau (Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh, 2004)
Bảng 2.1: Hao mòn cơ thể heo nái theo lứa đẻ (kg)
Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7 Hao mòn cơ thể mẹ 29 33 39 40 43 42 31
Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh, 2004
Trang 142.1.5 Khả năng sinh sản của heo nái
Heo nái 1 năm có thể đẻ 2 lứa 1,8-2,2 lứa/năm (Lưu Kỷ và Phạm Hữu
Doanh, 2004) Để đạt yêu cầu này cần phải tập cho heo con ăn sớm, cai sữa
sớm, vì thường sau khi tách con 5-7 ngày, heo mẹ đã động dục trở lại và có thể phối giống để mang thai
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ được thể hiện qua số lứa đẻ/năm phản ánh được tính mắn đẻ phẩm chất con giống chế độ nuôi dưỡng và thời gian nuôi con khoảng cách giữa 2 lứa đẻ được thể hiện qua số lứa đẻ/năm, số lứa đẻ/năm thấp nhất là 1,8 và cao nhất là 2,5 Mặc dù lứa đẻ trên năm có thể đạt là 2,5 lứa/năm nhưng không nên cho nái đẻ số lứa cao như thế dẫn đến rối loạn sinh sản Thời gian nuôi con càng ngắn thì nái sinh sản càng cao do có thể tăng số
lứa đẻ/năm dẫn đến làm tăng số con/nái/năm (Trương Chí Sơn, 1999)
Tuổi loại thải của con nái phải căn cứ vào khả năng sinh sản Theo một
số tác giả từ năm tuổi thứ 2 trở đi hay lứa đẻ thứ 2 đến thứ 7 (năm thứ 4) heo nái đẻ số con ổn định và sau đó số con sẽ giảm dần, như vậy thời gian sử dụng
heo nái cho sinh sản kinh tế nhất là 4 năm tuổi (Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh,
2004)
2.1.6 Sự rụng trứng
Thường xảy ra vào ngày thứ hai từ khi bắt đầu động dục, thời gian cho tất cả trứng rụng trong một chu kỳ động dục có thể hơn 7 giờ Số noãn xuất sẽ tăng dần theo các lần lên giống Thông thường nái không rụng trứng trong suốt thời gian cho sữa, mặc dù chúng thường biểu hiện lên giống 2 đến 3 ngày
sau khi sinh (Trương Lăng, 2003)
2.1.7 Thời điểm phối
Heo nái thường rụng trứng 8-12 giờ trước khi kết thúc chịu đực, 36-40 giờ sau khi kết thúc động dục, phối quá sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ đậu thai
và số con sinh ra sẽ giảm
Phối giống vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 đối nái phối lần đầu, ngày thứ 2 hoặc thứ 3 đối với nái phối lần sau kể từ khi bắt đầu động dục Thường khi thấy dịch nhờn của âm hộ keo lại, dùng tay ấn vào mông nái thì nái đứng yên,
2 tai vểnh lên (Võ Văn Ninh, 2004)
Trang 152.1.8 Sự thụ tinh và mang thai
Sự thụ tinh có thể xảy ra trong khoảng 6-10 giờ sau khi phối tự nhiên và
có thể xảy ra trong 2 giờ sau khi gieo tinh nhân tạo (Đỗ Võ Anh Khoa, 2003)
Tuổi của tinh trùng vào thời điểm gieo tinh có ảnh hưởng đến số thai sống
Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng, bản thân nái Thời điểm gieo tinh và nhiệt độ của môi trường Chọn thời điểm phối giống thích hợp tỷ lệ đậu thai sẽ cao và số con sơ sinh trên lứa sẽ cao, thời điểm phối
giống từ 15-30 giờ sau khi heo bắt đầu chịu đực (Trần Đình Miên, 1997) Tỷ
lệ thụ thai giảm do các nguyên nhân sau:
-Tinh trùng không gặp noãn do tử cung không bình thường hoặc ống dẫn trứng bị xoắn
-Trứng chết sau khi thụ tinh do khiếm khuyết di truyền, tinh trùng yếu -Hợp tử chết sau khi thụ tinh 1 ngày do nuôi dưỡng, tress nhiệt, những bệnh gây sốt
-Thời điểm phối không thích hợp
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003) thời gian mang thai chịu ảnh hưởng của
yếu tố di truyền, sự chênh lệch về thời gian mang thai giữa các giống là 3 ngày Trong cùng một giống thời gian mang thai bị chi phối bởi yếu tố di truyền là 30%
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO
2.2.1 Con giống
Có thể nói giống là yếu tố tiền đề để tạo nên năng suất hoặc mục tiêu muốn đạt được đối với những giống khác thì có năng suất sinh sản cũng khác nhau Do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, chúng ta cần kiểm tra năng suất sinh sản của heo nái để tạo ra con giống cao sản: đẻ sớm, đẻ
mau, đẻ nhiều, hao hụt ít, khối lượng toàn ổ cao…(Trần Thị Bích Phượng,
2007) Cũng từ đây tuỳ theo vùng và điều kiện chăn nuôi khác nhau mà sẽ có
những hướng lai tạo khác nhau
Trang 162.2.1.1 Giống heo ngoại nhập nuôi phổ biến ở Việt Nam:
mở Ngày nay Yorkshire được nuôi khắp nơi trên thới giới Heo Yorkshire có
3 loại hình: Kích thước lớn gọi là Đại bạch, Trung bạch và cỡ nhỏ Ở miền Nam, phần lớn heo nhập nội thuộc hai loại Đại Bạch và Trung bạch Yorkshire
có lông màu trắng tuyền, tai đứng, mỏm thẳng dài vừa phải, ngoại hình chắc khỏe, đẻ sai, nuôi con khéo, khả năng chống chịu tốt Trong công tác chọn giống người ta vẫn chấp nhận giống Yorkshire với màu sắc lông trắng có vài vết đen nhỏ Heo có khả năng thích nghi rộng rãi, nuôi nhốt hoặc chăn thả đều được Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90-100 kg, tiêu tốn thức ăn cho một kg
tăng trọng khoảng 3-4 kg, tỉ lệ thịt nạc 51-54% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 2000)
http://www.google.com.vn
Trang 17Có nguồn gốc tại Đan Mạch còn gọi là heo Landrace Đan Mạch, một nước ở Bắc Âu Giống heo này được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và được xem như giống heo hướng nạc Đặc điểm giống là: Giống heo có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện), dài đòn, mông nở ngực hẹp, mõm dài, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi yếu, đẻ sai con, nuôi con giỏi tính chịu đựng kém trong điều kiện nóng nên dễ mất sữa, ít sữa và kém ăn, nhạy cảm với yếu tố stress Nếu chọn nái Landrace không kĩ thì nhà
chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái yếu chân, đau chân khi sinh đẻ (Hồ Thị
Tuyết Phượng, 2005)
Theo Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000), heo Landrace đòi hỏi điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn và kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nóng, nước chua, phèn, mặn Vì thế, nó chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu đàn heo nuôi ở nông hộ Đây là 1 giống được lưu ý trong công thức lai, nhất là lai 3 máu ở các cơ sở chăn nuôi và nông hộ
Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh 5-6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ thịt nạc chiếm 56-57%, chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng là 2,9-3,5 kg và
độ dày mỡ lưng trung bình 20-25 mm (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
2000)
Trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim
Hình 2.3 Heo Duroc
Là giống heo có nguồn gốc từ Mỹ và được nhập qua nhiều nước Châu
Mỹ Latin và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Đây là giống heo có ngoại hình cân đối, bộ khung xương vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh, màu lông thay đổi từ lông nhạt đến sẫm, mõm thẳng vừa và nhỏ, tai ngắn cụp, 1/2 phía đầu tai gập về phía trước, mông vai rất nở, tỷ lệ nạc cao, tốc độ tăng trọng 660-770
g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,48-3,33 kg cho một kg tăng trọng (Trần Ngọc
Phương và Lê Quang Minh, 2002)
Trang 18Đây là loại heo hướng nạc, phẩm chất thịt tốt nên trong việc lai tạo heo con nuôi thịt người ta sử dụng đực Duroc lai hai máu, ba máu hoặc bốn máu giữa các giống heo ngoại tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm chất thịt tốt Heo đạt 100 kg trở lên ở khoảng 6 tháng tuổi, độ dầy mỡ lưng heo biến thiên từ 17-30 mm Heo Duroc đẻ ít con hơn heo Yorkshire và Landrace, bình quân 7-9 con/lứa Nhược điểm lớn nhất đẻ khó và kém sữa Do đó cần cho nái vận động nhiều trong lúc mang thai và
không sử dụng nái lớn tuổi để sinh sản (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân
2000)
2.2.2 Cơ chế thần kinh – nội tiết điều hòa sinh dục heo cái:
Khi heo cái tới tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, feromon, của heo đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh ly tâm đến võ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothlamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors) có tác dụng kích thich tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormone) làm cho bao noãn phát duc nhanh chóng Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoan bao noãn, làm cho heo cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài Cuối kỳ động dục tuyến yên tiết ra LH (Luteinizing Hormone) làm cho trứng chín và rụng
Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng buồng trứng, thể vàng buồng trứng tiết ra Progesteron có tác dụng kích thích sự tăng sinh của màng nhầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế tuyến yên sinh ra FSH, ức chế sự thành thục của bao noãn trong buồng trứng làm cho bao noãn không phát dục Ngoài ra, còn kích thích tuyến yên tiết ra Prolactin, kích thích tuyến vú phát triển
Nếu heo nái có chửa thì thể vàng sẽ tan biến sau khi nái đã đẽ và nuôi con, lúc này tuyến yên không bị Progesteron ức chế nữa nên lại sản sinh ra FSH, bao noãn mới lại bắt đầu phát dục và đi vào một chu kỳ mới Nếu nái không có chửa thể vàng sẽ tồn tại khoảng 17 ngày sẽ thoái hóa và bao noãn mới lại phát dục và đến khoảng 21 ngày lại xuất hiện một chu kỳ động dục mới
Trang 192.2.3 Thức ăn
Nhu cầu năng lượng được qui định khắt khe, nếu giai đoạn nuôi hậu bị mập mỡ thì có thể dẫn đến bất thụ hoăc lên giống Khẩu phần cần được cân đối các dưỡng chất và đảm bảo CP ở mức 14-15%, ME= 3100 Kcal, với định mức ăn 1,8-2,2 kg (hay chiếm 2,5% thể trọng, cung cấp đầy đủ các vitamin A,
D, E (Trương Lăng, 2003)
Heo mẹ có khả năng dự trữ năng lượng lại cho cơ thể heo con, điều đó ảnh hưởng đến năng suất sữa và sự hao mòn cơ thể nái trong giai đoạn tiết sữa,
nuôi con tiếp theo (Trần Mỹ Hà, 1994)
Khẩu phần không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không
đủ thì giảm khả năng tăng trọng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần
đầu tiên, dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu ( Phùng Thị Văn, 2004)
Nhu cầu vitamin D thay đổi giữa heo mang thai và không mang thai bởi
vì nó tham gia vào quá trình trao đổi Ca và P Nhu cầu Ca và P của heo nái
phải được cân đối theo tỉ lệ 1,4-1,5/1(Nguyễn Đức Trân, 1986)
(Nguyễn Thiện, 2004) Nên vấn đề vệ sinh chuồng trại rất là quan trọng, nếu
chuồng trại vệ sinh kém, khí độc nhiều ( CO2, H2S, NH3…), ẩm độ cao sẽ ảnh
hưởng đến heo mang thai, cho con bú, tỷ lệ tiêu chảy tăng (Lê Thị Ánh
Nguyệt, 2007), tăng sức đề kháng cho heo bằng cách giữ vệ sinh chuồng trại
sạch sẽ, âm áp, khô ráo, không có gió lùa, cung cấp đủ sắt cho heo, tiêm phòng định kỳ
Ẩm độ cao và nhiệt độ cao sẽ cản trở sự toả nhiệt chủ yếu, làm bốc hơi qua da do đó nhiệt độ có thể tích nước lại trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của heo nái làm heo nái giảm ăn, giảm năng suất ảnh hưởng đến heo con
ẩm độ cao làm ảnh hưởng đến heo con làm cho heo giảm sức đề kháng, dễ
mắc bệnh chủ yếu là bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp (Ngô Hồng Thái,
1995)
Trang 202.2.5 Bệnh
Hội chứng kém sữa có thể xảy ra trong lúc đẻ sau khi đẻ vài ngày hoặc sau khi tiết sữa tốt trong 10-14 ngày trong giai đoạn nuôi con Do viêm tử cung ít gặp trong hội chứng này do đó không thể dùng thuật ngữ MM.A để
diễn tả hội chứng kém sữa (Trần Thị Dân, 2004) Và còn nhiều bệnh khác
như: bệnh sốt sữa sau khi đẻ, mất và ít sữa,… nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của heo nái
2.2.6 Lứa đẻ
Ngoài ra số lứa đẻ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái Khả năng sản xuất của heo nái ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau, heo cái hậu bị ở lứa thứ nhất cho số con/ ổ thấp sau đó
từ lứa thứ hai trở đi, số heo con trên ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ
7 thì bắt đâu giảm (Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, 2007)
Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến lứa 6-7 Sang năm tuổi thứ 5 heo có thể đẻ tốt nhưng con con dễ bị còi cọc chậm lớn, hay heo nái già
thường xảy ra hiện tượng đẻ khó, con chết trong bụng và cắn con…(Lưu Kỷ và
Phạm Hữu Doanh, 2004)
Thông thường nái đẻ lứa 1, 2 thường khả năng tiết sữa kém hơn những nái đẻ lứa 3, 4 nhưng những lứa đẻ sau đó bắt đầu giảm sút, tuy rằng cũng có
những nái đẻ đến lứa đẻ 6, 7 vẫn cho tiết sữa tốt (Võ Văn Ninh, 2001).
Dinh dưỡng cần phải chú ý tới nái nuôi con lứa 1 vì chúng cần dinh dưỡng cho cả sự tăng trọng của bản thân chúng và tiết sữa nuôi con Nái tốt có
thể tiết tối đa 8-9kg sữa trong 1 ngày khi nuôi 9-10 con (Trần thị Dân và
Nguyễn Ngọc Tuân, 2000)
Ngoài ra khả năng tiết sữa còn phụ thuộc vào nhiệt độ, thể trạng nái, thời gian trong một chu kỳ tiết sữa, bệnh, thời gian chiếu sáng…
Trang 21Bảng 2.2: Số con/ổ của nái qua các lứa
Năm đẻ Lứa Số con/ổ
Năm thứ 1 Lứa đẻ 1 7-8
Năm thứ 2
Lứa đẻ 2 Lứa đẻ 3
9-10 9-11
Năm thứ 3
lứa đẻ 4 lứa đẻ 5
9-11 9-11
Năm thứ 4
lứa đẻ 6 lứa đẻ 7
9-10 8-9
Năm thứ 5
lứa đẻ 8 lứa đẻ 9
8
8
Số liệu của Lưu Kỷ, Phạm Hữu Doanh 2004
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HEO NÁI SINH SẢN
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) thì: Ngoài biện pháp dùng
kích dục tố, những biện pháp kỹ thuật khác nhằm nâng cao năng suất sinh sản của heo nái ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi heo hiện nay Mục tiêu mong muốn là đạt được năng suất như sau:
Trang 22Bảng 2.3: Năng suất của heo nái trong từng thời kỳ
Heo nái hậu bị động dục lúc 7 tháng 75-80% Nái cai sữa động dục lúc 1 tuần ( lứa đầu) 70-75% Nái cai sữa động dục lúc 1 tuần ( nái đã
sinh sản)
80-85%
Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu ( nái hậu bị ) 80-85%
Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu ( nái cai sữa ) 85-90%
Số con sinh ra sống 9-12
Số nái đẻ được phối với con đực đó 80-90%
Số nái đẻ trên số nái chẩn đoán có chửa 95%
Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007)
Đó là những vấn đề hết khó khăn trong chăn nuôi heo vì có vô số những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản Sau đây là những phương pháp nhằm tiếp cận những mục tiêu trên
2.3.1 Số lứa đẻ/nái/năm
Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản Bao gồm thời gian chữa + thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chữa Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng
cách 2 lứa đẻ để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008)
Số lứa đẻ/nái/năm = 365/(số ngày mang thai + số ngày nuôi con + số
ngày lên giống và phối giống đậu thai lại sau khi cai sữa ) (Lê Hồng Mận,
2007)
2.3.2 Số con cai sữa/nái/năm
Số con cai sữa/nái/năm là chỉ tiêu đánh giá tổng quát nhất đối với nghề
Trang 23lượng heo con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng heo cai sữa/nái/năm sẽ cao
(Nguyễn Thiện, 2008)
Heo cai sữa ở 26-32 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,33 lứa/năm cho 22,6 heo con cai cai sữa Cai sữa trên 40 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,19 lứa/năm cho 20,8 heo con cai sữa Như vậy, chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đối với heo nái là số
con cai sữa nái/năm (Lê Hồng Mận, 2002)
Chỉ tiêu này quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi heo và nuôi heo con rất khó trong thời kỳ heo con theo mẹ Thời gian cai sữa sớm phụ
thuộc chất lượng thức ăn heo con tập ăn và nuôi dưỡng (Lê Hồng Mận, 2006)
Số con cai sữa/nái/năm = Số con cai sữa x số lứa đẻ (Lê Hồng Mận,
2007)
2.3.3 Tỉ lệ nuôi sống
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho heo con (Nguyễn Thiện, 2008)
Tỉ lệ nuôi sống (%) = (Số con còn sống đến cai sữa/số heo để lại nuôi) x 100
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
2.3.4 Tỉ lệ hao hụt
Heo mẹ sau khi đẻ, nuôi con, cơ thể bị gầy sút Điều ấy rất ảnh hưởng đến thời gian động dục lại sau cai sữa của heo mẹ và năng suất của lứa tiếp theo Do đó cần biết tỉ lệ hao hụt heo mẹ tỉ lệ hao hụt càng bé càng tốt
10F trong 72 giờ thì số tinh trùng sản sinh ra bị giảm 70% hoặc hơn nữa Khi
sự sản sinh tinh trùng bị ảnh hưởng, ít nhất trong vòng 4-6 tuần lễ sẽ không có được tinh trùng đạt khả năng thụ tinh bình thường
Stress nhiệt ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của heo đực cũng
như heo cái
Trang 24Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh sản của heo
Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà, 2007
Vì vậy, việc hạn chế stress nhiệt cho heo, các hệ thống chuồng trại cần quạt thông thoáng, phun nước trên mái, phun sương … năng suất sinh sản của heo sẽ tăng
2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác
Việc phát hiện động dục chính xác có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì đó
là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai trong chương trình phối giống Heo đực có khả năng phát hiện chính xác nhất Việc phát hiện động dục chính xác sẽ làm tối ưu hóa việc định thời điểm dẫn tinh có liên quan với sự rụng trứng Xác định thời điểm dẫn tinh đúng đắn cùng với sữ dụng tinh dịch
chất lượng tốt có thể đạt kết quả cao về tỷ lệ đẻ/số con sinh sản ra trên ổ
Lợi dụng tính chất của pheromone, một số nước đã điều chế chất “quyến
rũ sinh dục” ở dạng khí dung (aerosol) Chất này có mùi hệt như mùi heo đực
Để thử trạng thái chịu đực của lợn cái động dục, người ta bơm một ít chất này vào mũi heo cái Nếu ở giai đoạn “mê” heo cái sẽ có biểu hiện chịu đực, muốn
giao phối Nếu chưa “mê” heo cái sẽ tránh né hoặc bỏ chạy ra nơi khác