Đặc điểm ngoại hình phân loại gà rừng

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 35)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Đặc điểm ngoại hình phân loại gà rừng

Nhưđã giới thiệu, giống gà rừng (G. g) - còn gọi là gà rừng Đông Nam Á - trên thế giới có 5 phân loài khác nhau, với các vùng phân bố địa lý khác nhau. Trong điều kiện nghiên cứu tại Vườn thú Hà Nội và phạm vi luận văn này, chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên cứu chung trên 3 phân loài gà rừng Việt Nam: gà rừng tai trắng, gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc và gà rừng tai

đỏ vùng Đông Bắc.

Qua quan sát hình thái ngoài của gà rừng Việt Nam nuôi tại Vườn thú, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Về cấu trúc chung của cơ thể:

Da: da của gà rừng mỏng, có thể thấy rõ những bắp thịt bên dưới, gần như trong suốt màu hồng.

Mào: mào gà rừng hình lược, nhỏ và mỏng. Riêng con mái mào nhỏ, không có tích.

Vảy chân và cựa gà: Vảy chân của gà rừng nhẵn. Cựa và móng gà rừng thon và nhọn.

Bộ lông: Lông của gà rừng trống bóng mượt, nhiều màu sắc. Lông cổ

dài, màu vàng cam đến đỏ lửa. Gốc đuôi có túm lông màu trắng. Hai lông

đuôi giữa cong hình lưỡi liềm. Lông ngực, bụng màu đen. Phần đầu cánh có màu hơi đỏ nâu. Gà rừng cái có màu nâu xỉn, cổ cườm vàng nhạt, ngực nâu, lông trước ngực màu hồng cam. Chân màu xám chì.

Màu của dái tai: Dái tai của gà rừng tai trắng Việt Nam kích thước khá lớn, có màu trắng. Còn dái tai của gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc (G.g.spadiceus) và vùng Đông Bắc (G.g.jabouillei) có kích thước nhỏ hơn, màu đỏ.

Theo Nishida et al, 2000, gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc và Tây Bắc

đều có da yếm tai nhỏ, màu đỏ. Gà rừng tai trắng có ở các vùng lục địa của Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam có dái tai màu trắng; còn gà rừng tai trắng ở xa miền Nam Thái Lan đến miền Tây Malaysia có dái tai không hoàn toàn là màu trắng, hoặc là hơi trắng đỏ. Vì vậy, người ta phân biệt phụ loài gà rừng tai trắng type C (Continental - lục địa) và gà rừng tai trắng type I (Insular - đảo). Theo Võ Quý (1975), gà rừng tai trắng có da yếm tai màu trắng, gà rừng tai đỏ có da yếm tai màu đỏ. Như vậy, màu sắc yếm tai của gà rừng cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Trọng lượng và kích thước cơ thể: Theo Võ Quý (1975) và Trương Văn Lã (1995), các phân loài gà rừng Việt Nam có trọng lượng và kích thước tương đương như nhau, chỉ khác nhau về màu lông cổ, màu da yếm tai và kích thước da yếm tai mà thôi.

4.1.1.1. Màu sắc lông

Gà rng tai trng (G. g. g, Linnaeus 1758)

Con đực trưởng thành: đầu, cổ và phần lưng trên màu đỏ da cam phớt vàng óng ánh, lưng đen có ánh xanh vàng lục, phần lưng dưới đỏ nâu và chuyển dần thành đỏ tươi ở đoạn hông. Đuôi đen có ánh lục, gốc đuôi có túm lông màu trắng, hai lông đuôi giữa dài cong xuống hình lưỡi liềm. Cánh đen, lông cánh có điểm hung nhạt, đầu phiến lông tròn, lông bao cánh nhỡ đỏ đồng, mặt bụng đen. Trong mùa sinh sản bộ lông mượt mà, mào đỏ tươi, lông cổ dài, màu đỏ lẫn vàng cam óng ánh. Sau mùa sinh sản, lông cổ rụng và thay bằng các lông ngắn hơn, màu đen sẫm. Hai lông đuôi giữa rụng. Toàn thân lông màu xỉn đi. Mào giảm kích thước nhạt màu.

Gà mái trưởng thành: đầu và gáy vàng cam có ánh đỏ, lông cổ dài màu nâu sẫm chuyến sang nâu tối, có viền màu vàng thẫm ánh hung. Phần trên cơ

thể màu nâu có vân đen mảnh, toàn thân lông màu nâu xỉn. Ngực nâu pha đỏ

lưng. Mắt nâu hoặc vàng cam. Mỏ màu sừng hoặc xám sừng. Không có tích. Mào thịt nhỏ, có màu đỏ trong thời kỳ sinh sản, khi ấp trứng thì màu đỏ nhạt

đi hơi tái chuyển sang xỉn. Da trần trên tai hồng nhạt. Chân xám chì.

Gà non: con đực có bộ lông nâu xỉn gần giống chim cái trưởng thành nhưng chỉ khác lông cổ vàng không đều, lưng màu nâu xỉn ánh đỏđến 6 tháng tuổi mào thịt và da ở má mới xuất hiện, nhưng màu đỏ xỉn. Chim cái non có bộ lông như chim cái trưởng thành, song phần lông cổ vàng không rõ rệt. Gà con mới nở : lông màu nâu nhạt, một vạch nâu thẫm chạy dài từ đỉnh đầu đến gốc đuôi, hai vạch xám nhạt xen kẽ chạy dọc hai bên. Ở trán, cạnh đỉnh đầu, mặt và hai dải trên lưng màu hung nhạt, họng , lông phủ tai giống với màu lông phần dưới cơ thể. Đuôi mắt có một dọc màu đen.

Ảnh 4.2. Gà rừng tai trắng mái trưởng thành

Gà rng tai đỏ vùng Đông Bc (G.g.jabouillei)

Gà trống trưởng thành: giống như phân loài G.g.g nhưng mào thịt trên

đầu rất nhỏ, da yếm tai nhỏ màu đỏ. Lông cổ ngắn, màu vàng cam.

Gà mái: màu sắc rât giống với G.g.g, nhưng màu sẫm tối hơn, lông ở cổ

có màu vàng thẫm hơn và nhiều hơn.

Ảnh 4.4. Gà rừng trống tai đỏ Đông Bắc

Ảnh 4.6. Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Đông Bắc

Gà rng tai đỏ vùng Tây Bc (G.g.spadiceus)

Gà trống trưởng thành: Gần giống G.g.jabouillei, nhưng lông ở cổ dài hơn, sẫm màu đỏ lửa.

Gà mái: Khó phân biệt với các phân loài trên.

Gà rừng tai đỏ con, lông sẫm hơn, có vạch nâu thẫm viền đen, chạy từ đỉnh đầu xuống gốc đuôi, hai vạch vàng đen xen kẽ chạy dọc hai bên. Đuôi mắt có dọc màu đen.

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng qua hình thái bên ngoài, có hai điểm khác biệt rõ nét nhất có thể dùng để nhận biết các phân loài gà rừng Việt Nam chính là màu sắc, độ dài của vùng lông cổ (ở chim trống) và màu sắc của yếm tai (chim trống và chim mái). Bên cạnh đó, việc xác định được nguồn gốc của loài (vùng phân bố) sẽ giúp nhận biết các phân loài gà rừng dễ dàng hơn. Điều này cũng trùng với Nishida et al, 2000 cho rằng màu yếm tai và vùng phân bố

là những điểm mấu chốt trong việc nhận biết ba phân loài gà rừng này. Tuy nhiên, Robson (1987) cho rằng không có nhiều khác biệt về màu lông cổ của các phân loài trên. Song trong nghiên cứu của chúng tôi tại Vườn thú cho thấy sự khác biệt rõ rệt về màu lông cổ giữa hai phân loài gà rừng tai đỏ Việt Nam: lông cổ dài, màu đỏ lửa sẫm màu hơn ở gà rừng vùng Tây Bắc so với lông cổ

ngắn, màu vàng cam ở gà rừng vùng Đông Bắc. Điều này cũng giống với kết luận của Hoàng Xuân Thủy, 2010 về viền cổ lông kiếm dài, màu đỏ lửa của gà rừng tai đỏ Tây Bắc nuôi tại Cúc Phương.

Bảng 4.1. Những khác nhau cơ bản giữa 3 phân loài gà rừng Việt Nam

Đặc điểm sai khác Gà rừng tai trắng Gà rừng tai đỏ (vùng Đông Bắc)

Gà rừng tai đỏ

(vùng Tây Bắc)

Vùng phân bố

Nam Thái Lan, Campuchia, Lào, Hà Tĩnh đến Nam Việt Nam. Đông Bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc Tây Bắc Việt Nam, Lào, Thái, Malaysia.

Lông cổ chim trống Dài, màu vàng

cam

Ngắn, màu vàng cam

Dài, màu đỏ lửa

Màu sắc yếm tai Màu trắng Màu đỏ Màu đỏ 4.1.1.2. Da yếm tai

Màu sắc của da yếm tai là một trong những điểm rõ nét nhất để có thể

nhận biết các phân loài gà rừng Việt Nam, cảở con trống và mái. Như kết quả đã nêu, gà rừng tai trắng có yếm tai màu trắng, còn hai phân loài gà rừng tai

đỏ có yếm tai màu đỏ. Song qua quan sát, yếm tai của gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc nhỏ hơn một chút so với gà rừng tai đỏĐông Bắc.

4.1.1.3. Trọng lượng và chỉ số hình thái ngoài của gà rừng

Về trọng lượng cơ thể của các phân loài gà rừng, trong nghiên cứu của chúng tôi, do hạn chế về số lượng các cá thể và do yêu cầu trưng bày, bảo tồn gà rừng tại Vườn thú Hà Nội, chúng tôi chỉ có thể cân trọng lượng và đo một số chỉ số hinh thái ngoài (kích thước cơ thể) - theo phương pháp đã trình bày- của một số cá thể gà rừng trưởng thành đại diện (6 trống, 12 mái). Bởi tính hoang dã của gà rừng còn rất cao, mỗi lần bắt thường gây hoảng loạn, dễ gây thương tích cho gà.

Kết quảđược trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khối lượng và kích thước của gà rừng trưởng thành Giới

tính Chỉ tiêu n Mean±SE Cv(%) Min Max

Trống Khối lượng (g) 6 909,58 ± 2,29 0,62 903,5 917,0 Cánh (mm) 6 230,77 ± 0,85 0,90 228,5 234,0 Đuôi (mm) 6 264,60 ± 1,80 1,67 260,0 271,0 Giò (mm) 6 75,87 ± 0,53 1,71 74,2 77,4 Mỏ (mm) 6 17,38 ± 0,08 1,12 17,2 17,7 Mái Khối lượng (g) 12 712,17 ± 2,07 1,01 701,5 724,0 Cánh (mm) 12 185,79 ± 1,09 2,03 180,5 193,0 Đuôi (mm) 12 153,28 ± 0,69 1,55 150,0 158,5 Giò (mm) 12 67,73 ± 0,15 0,76 66,8 68,6 Mỏ (mm) 12 16,42 ± 0,09 1,94 16,0 17,0 Chung Khối lượng (g) 18 778,00 ± 22,60 12,34 701,5 917,0 Cánh (mm) 18 200,78 ± 5,20 10,98 180,5 234,0 Đuôi (mm) 18 190,40 ± 12,70 28,41 150,0 271,0 Giò (mm) 18 70,44 ± 0,95 5,73 66,8 77,4 Mỏ (mm) 18 16,74 ± 0,13 3,25 16,0 17,7 Như vậy, gà rừng trống trọng lượng lớn hơn gà mái (trung bình 909,58 g và 712,09 g). Kết quả này cho thấy gà rừng Việt Nam có trọng lượng trung bình so với các phân loài gà rừng khác. Theo Del Hoyo et al. 1994, gà rừng trống thường có trọng lượng 672 - 1450g; gà mái từ 485 - 1050g. So với kết quả của Trương Văn Lã nghiên cứu về gà rừng tai trắng ngoài tự nhiên (919,40g và 640,85g), khối lượng con trống là tương đương nhau (909,58g và 919,40g), chỉ có gà mái nặng hơn một chút (712,09g và 640,85g). Điều này có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt tại Vườn thú và các mái này không phải ấp trứng và nuôi con. Các chỉ số về hình thái ngoài của gà rừng nuôi tại

Vườn thú cũng nằm trong với chỉ số chung của gà rừng trong các nghiên cứu của Võ Quý về chim Họ Trĩ, 1975. Song theo kết quả của Hoàng Xuân Thủy (2010), khi nuôi gà rừng tai đỏ Tây Bắc tại Cúc Phương, con trống có trọng lượng trung bình 1258 g; con mái nặng 699 g. Điều này có thể do chếđộ nuôi dưỡng gà rừng tại Vườn thú Hà Nội (cho ăn thức ăn nguồn gốc tự nhiên) và Cúc Phương (thức ăn nuôi là cám tổng hợp).

4.1.2. Tp tính ca gà rng

Trong phạm vi nghiên cứu về tập tính của gà rừng tại Vườn thú, chúng tôi tập trung nghiên cứu 3 tập tính hoạt động nổi bật của gà: đó là tập tính thay lông, tập tính hoạt động ngày mùa và tập tính khoe mẽ ghép đôi.

4.1.2.1. Tập tính thay lông

Thay lông ở gà non: Sau 4 ngày tuổi lông cánh và lông đuôi sơ cấp bắt

đầu mọc, có màu xám ngà. Sau 1 tuần tuổi màu lông chuyển sang hung vàng. Từ 2 tuần đến 4 tuần tuổi, sườn, ngực và đầu mới mọc lông vũ. 6 tuần tuổi bắt đầu thay lông tơ đến 9 tuần tuổi thì bộ lông đầu tiên thay cơ bản gần hết, chỉ còn lại phần đầu. Khi 14 tuần tuổi con đực xuất hiện lông màu vàng da cam trên lưng. Còn con cái việc thay lông chậm hơn và màu lông xỉn, sự khác biệt không rõ rệt. Khoảng 20 tuần tuổi, ở gà rừng tai trắng, con cái xuất hiện yếm tai màu trắng, con đực có bộ lông điển hình, đồng thời cả con cái và con

đực cùng bước vào thay lông lần thứ 2. Vào 24 tuần tuổi, ở con đực có 2 lông

đuôi giữa bắt đầu dài cong xuống hình lưỡi liềm. Con cái đã có bộ lông hoàn chỉnh của gà trưởng thành. Bộ lông tiếp tục hoàn chỉnh về màu sắc và độ dài,

đến khi gà rừng đạt độ tuổi trưởng thành (khoảng 11-12 tháng tuổi).

Theo Hoàng Xuân Thủy (2010), theo dõi từ lúc gà 1 ngày tuổi - 20 tuần tuổi, cho thấy gà rừng đỏ Tây Bắc sơ sinh có mỏ mầu xám, chân mầu xám chì và có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể. Gà 4 tuần tuổi đã có hiện tượng thay đổi mầu sắc toàn thân, giai đoạn này gà đã mọc lông thứ cấp vàng pha nâu, lông cánh và lưng mầu nâu xám, gà đã có hiện tượng dúm đuôi tép

và có lông đuôi mầu đen. Gà 8 tuần tuổi, con trống xuất hiện lông kiếm mầu

đỏ lửa, pha đen. Ức lông mầu đen, pha nâu. Bụng mầu xám tro. Lưng và cánh mầu đỏ, pha đen. Đuôi dài mầu đen. Con mái thấy xuất hiện viền cổ lông mầu vàng nhạt, hơi xám. Ức gà lông mầu nâu. Bụng mầu xám tro. Lưng và cánh mầu nâu. Đuôi ngắn mầu đen. Đến 20 tuần tuổi, hình dáng cơ bản bên ngoài của gà đã đến tuổi thành thục. Con trống có mào mầu đỏ cờ. Viền cổ lông kiếm dài mầu đỏ lửa. Phần ức bụng có lông mầu đen. Lưng và cánh mầu đỏ

thẫm, pha đen. Lông đuôi dài mầu đen, phần gốc đuôi có túm lông mầu trắng. Con mái có viền cổ lông mầu vàng nhạt, pha xám, điểm những nốt mầu nâu hình hạt dưa. Phần ức bụng lông mầu nâu. Lưng và cánh mầu nâu xỉn. Lông

đuôi ngắn mầu đen.

Thay lông của gà trưởng thành: Qua theo dõi, chúng tôi thấy tại Vườn thú Hà Nội gà rừng trưởng thành bắt đầu thay lông hàng năm từ tháng 7,8.

Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì kết thúc việc thay lông ở hầu hết các cá thể trong đàn.

Vào cuối mùa sinh sản, khoảng tháng 7-8, gà rừng trống và mái bắt đầu quá trình thay lông cũ và mọc lông mới. Vào thời kỳ này bộ lông của cả gà rừng trống và mái đều không còn óng mượt, hơi khô xác. Sang tháng 11, gà rừng trống và mái mái đã có bộ lông bóng bẩy, óng mượt, chuẩn bị cho mùa ghép đôi, khoe mẽ, sinh sản. Đối với gà rừng thì việc thay lông cũng giống với các loài chim trĩ khác, thường gà rừng thay lông từ cổ xuống và từ đuôi lên, mặt bụng thay trước và mặt lưng thay sau, phần trên vai thay sau cùng. Lông cánh thay từ vùng tiếp giáp lông cánh sơ cấp và thứ cấp rồi chuyển ra hai phía. Lông đuôi của gà rừng khá dài. Lông đuôi bắt đầu thay từ cặp lông ngoài vào giữa. Các lông phủ vùng đùi thay từ vùng tiếp giáp với giò rồi lan lên phần vùng đùi gần hông. Các lông bao cánh, lông vùng lưng và lông đuôi giữa là những lông được thay sau cùng. Khi các lông đuôi giữa dài đạt kích thước tối đa thì cũng là thời gian kết thúc sự thay lông của gà rừng trưởng

thành. Quá trình thay lông của gà rừng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào từng cá thể.

Như vậy, gà rừng trưởng thành, trong điều kiện nuôi tại Vườn thú chỉ

thay lông một lần trong năm. Trong mùa thay lông, gà trống rừng có phần lông cổ ngắn, màu đen xỉn, hai lông đuôi giữa rụng. Theo Delacour (1977) thì từ tháng 6 - 9, con đực có lông cổ ngắn bớt đi và thiếu hai lông đuôi giữa, mảo giảm kích thước và xỉn đi. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên theo Trương Văn Lã, 1995 khi theo dõi gà rừng tai trắng ngoài thiên nhiên lại cho rằng gà trống rừng vẫn còn lông đuôi giữa (từ tháng 6-12) và gà rừng thay lông 2 lần trong năm (tháng 2- 5 và tháng 7-11).

Ảnh 4.8. Thay lông ở gà rừng trống trưởng thành

4.1.2.2. Tập tính hoạt động ngày và theo mùa của gà rừng

Trong nghiên cứu này, chúng tôi theo dõi thời gian hoạt động và ngủ

phút/ ngày). Thời gian bắt đầu theo dõi từ 5h - 19 h, trong 2 đợt tháng 6 và tháng 12, thời gian theo dõi mỗi đợt 10 ngày.

Ảnh 4.9. Hoạt động đậu sào của gà rừng

Thời gian hoạt động: được tính là thời gian gà rừng có các hoạt động chính như: đậu sào, đi lại, ăn uống, bới cát tắm bụi …

Thời gian ngủ nghỉ: được tính là thời gian gà đứng, ngủ nghỉ, vùi mình

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)