Chỉ số hình thái ngoài của gà rừng

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4Chỉ số hình thái ngoài của gà rừng

Khả năng sinh trưởng và phát triển của gà rừng, cũng như các chim họ

Trĩ khác, được thể hiện không những qua chỉ tiêu về tăng trọng, về khối lượng mà còn được thể hiện qua sự thay đổi về kích thước, hình thái ngoài của chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát một số chỉ số hình thái ngoài của gà rừng - nhưđã giới thiệu ở phần phương pháp. Kết quảđược trình bày ở

Bảng 4.11. Chỉ số hình thái ngoài của gà rừng 1-10 tuần tuổi (mm)

 

Tuần

tuổi Chỉ tiêu n Mean SE Cv(%) Min Max

1 Cánh 25 44,28 0,40 4,49 41,30 47,40 Đuôi 25 - - - Giò 25 26,06 0,24 4,59 24,00 27,80 Mỏ 25 8,10 0,07 4,39 7,50 8,70 4 Cánh 24 92,66 1,57 8,32 83,00 108,00 Đuôi 24 49,82 0,36 3,50 46,50 52,60 Giò 24 42,96 0,36 4,10 39,60 45,40 Mỏ 24 12,22 0,14 5,40 11,10 13,60 8 Cánh 23 116,98 0,88 3,59 110,30 123,00 Đuôi 23 134,50 1,02 3,62 125,50 142,00 Giò 23 60,30 0,52 4,10 56,00 63,70 Mỏ 23 15,28 0,12 3,76 14,30 16,20 10 Cánh 22 128,40 0,95 3,47 121,30 137,50 Đuôi 22 171,16 0,96 2,62 162,50 177,00 Giò 22 66,28 0,52 3,70 62,00 70,50 Mỏ 22 15,52 0,10 3,07 14,50 16,40 Kết quả cho thấy, cánh của gà rừng sau 10 tuần dài gấp 2,89 lần so với lúc 1 tuần tuổi. Giò dài hơn 2,54 lần. Mỏ dài hơn 1,91 lần. Riêng đuôi gà rừng

đến tuần 2 mới mọc lông đuôi, nên dài đuôi sau 10 tuần đã tăng 3,43 lần so với lúc 4 tuần tuổi. So với kết quả nghiên cứu của Đặng Gia Tùng (1998) về

gà lôi lam đuôi trắng nuôi tại Vườn thú Hà Nội, gà lôi lam đuôi trắng ở 10 tuần tuổi có dài cánh gấp 2,88 lần so với lúc 1 tuần tuổi. Giò dài gấp 2,57 lần. Mỏ dài gấp 1,89 lần. Đuôi gà lôi lam đuôi trắng cũng mọc ở tuần 2 và dài gấp 3,21 lần so với lúc 1 tuần tuổi. Như vậy, có thể thấy sự phát triển về hình thái ngoài của gà rừng cũng phù hợp với qui luật phát triển chung của các loài chim họ Trĩ.

4.4. Thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng gà rừng tại Vườn thú Hà Nội

4.4.1. Lượng thc ăn thu nhn trong ngày ca gà rng

Trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú, thức ăn cung cấp cho gà rừng

được xác định trên cơ sở thành phần thức ăn ưa thích của chúng ngoài tự

nhiên, gồm có các loại hạt ngũ cốc như: thóc, ngô, đậu, lạc, hạt cỏ; các côn trùng như châu chấu, giun đất, dế; và quả, lá cây, hạt cỏ, cát, sỏi nhỏ... Thức

ăn của gà rừng gồm có: thức ăn hạt: thóc, ngô, lạc; lá: rau xà lách, giá; quả: dưa hấu, chuối tiêu và thức ăn động vật: giun đất, châu chấu, thịt lợn nạc…

Tại các cơ sở chăn nuôi gà rừng hiện nay như nuôi gà rừng tai đỏ tại Cúc Phương, thức ăn sử dụng là các loại cám tổng hợp, đang được dùng nhiều trong chăn nuôi.

Lượng thức ăn hàng ngày của gà rừng được xác định qua theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp cho một cặp gà rừng trưởng thành theo công thức của Đặng Gia Tùng (1998) - như đã giới thiệu ở phần phương pháp. Lượng thức ăn thu nhận trong ngày sau đó được chúng tôi qui đổi thành giá trị dinh dưỡng (năng lượng trao đổi/ ngày) của gà rừng.

Để xác định lượng thức ăn thu nhận của một cặp gà rừng trưởng thành vào hai mùa khác nhau, chúng tôi đã thực hiện hai đợt thử nghiệm, mỗi đợt trong 15 ngày vào các tháng 12 và tháng 3 ( mùa Đông Xuân), tháng 6 và tháng 9 ( mùa Hè Thu). Thức ăn cung cấp cho gà rừng chia 3 lần trong một ngày:

- Lần thứ nhất từ 8h - 8h30: Thức ăn là các loại hạt ngô: thóc, ngô, lạc… - Lần thứ 2 từ 10h30 - 11h: Thức ăn là : dưa hấu, rau diếp, giá đỗ,cơm,

giun đất, thịt nạc.

- Lần thứ 3 từ 14h30 - 15h: Thức ăn bổ sung là các loại hạt khô.

Thức ăn vào đĩa tròn, để riêng từng loại, không pha trộn. Giả thiết lượng thức ăn vương vãi và sự bốc hơi của thức ăn là không đảng kể thì lượng thức ăn tiêu thụ của gà rừng được tính bằng lượng thức ăn đưa vào trừ đi

lượng thức ăn thừa được cân lại vào lúc gà rừng đi ngủ. Kết quả thu được thể

hiện ở bảng 4.12 và bảng 4.13.

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của gà rừng trong ngày (g/cặp/ngày) Mùa Thức ăn Thức ăn thu nhận (g/cặp/ngày)

n Mean ± SE Cv(%) Hè - Thu Thóc 15 49,53 ± 0,16 1,23 Cơm 15 19,53 ± 0,12 2,46 Ngô 15 24,57 ± 0,16 2,54 Lạc 15 19,10 ± 0,20 3,98 Dưa hấu 15 48,60 ± 0,32 2,56 Rau – giá 15 29,30 ± 0,24 3,15 Châu chấu 15 20,00 ± 0,00 0,00 Thịt nạc 15 10,00 ± 0,00 0,00 TỔNG 15 220,63 ± 0,43 0,75 Đông - Xuân Thóc 15 49,60 ± 0,19 1,49 Cơm 15 19,33 ± 0,35 6,96 Ngô 15 24,40 ± 0,41 6,54 Lạc 15 19,03 ± 0,20 4,15 Dưa hấu 15 68,10 ± 0,42 2,39 Rau – giá 15 28,93 ± 0,26 3,51 Giun đất 15 20,00 ± 0,00 0,00 Thịt nạc 15 20,00 ± 0,00 0,00 TỔNG 15 249,40 ± 0,86 1,33 Qua bảng 4.12 nhận thấy tỷ lệ các loại thức ăn cuả gà rừng trong vụ Hè Thu khác với vụ Đông Xuân. Trong vụ Hè Thu một đôi gà rừng trong một ngày trung bình ăn hết 220,63g thức ăn, còn vụ Đông Xuân, cũng các loại thức ăn đó, chúng tiêu thụ hết 249,40g/ ngày, nhiều hơn vụ hè thu 28,77g/ngày. Như vậy, vào vụ Đông Xuân, khi nhiệt độ môi trường thấp, thời tiết lạnh nên lượng thức ăn thu nhận của gà rừng cao hơn vụ Hè Thu. Thành phần các loại thức ăn của gà rừng có thể thay đổi theo mùa, song vẫn gồm 3 nhóm chính:

- Thức ăn hạt: thóc, lạc, ngô. - Thức ăn xanh: dưa hấu, rau, giá.

- Thức ăn động vật: giun, thịt, ( có thể thay bằng châu chấu, dế).

Thức ăn thu nhận của gà rừng chỉ khác nhau chút ít giữa hai vụ Hè Thu và Đông Xuân, trong đó thức ăn xanh (77,9g) và thức ăn động vật (30g) trong vụ Hè Thu ít hơn mùa Đông Xuân ( 97,03 g và 40g). Trong quá trình chăn nuôi các loài trong họ Trĩ ở Vườn thú, nhận thấy thành phần thức ăn của gà rừng không hoàn toàn giống với thành phần thức ăn của các loài họ Trĩ khác (trong 12 loại thức ăn nuôi dưỡng các loài Chim họ Trĩ ở Vườn thú thì gà rừng ăn 8 loại thức ăn).

Theo tính toán, chúng tôi có giá trị dinh dưỡng thức ăn cho một cặp gà rừng trưởng thành trong ngày. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong ngày của gà rừng (cặp/ngày) Mùa Chỉ tiêu n (ngày) Mean SE Cv (%) Min Max Hè - Thu

Năng lượng trao đổi

(kcal/ngày) 15 390,42 1,17 1,16 383,72 397,29 Chất khô (g/ngày) 15 105,49 0,29 1,08 103,73 107,19 Chất hữu cơ (g/ngày) 15 100,37 0,29 1,11 98,64 102,04 Protein thô (g/ngày) 15 17,23 0,06 1,43 16,86 17,58

Đông

- Xuân

Năng lượng trao đổi

(kcal/ngày) 15 419,52 1,91 1,76 400,44 425,85 Chất khô (g/ngày) 15 112,71 0,52 1,77 107,12 114,39 Chất hữu cơ (g/ngày) 15 107,45 0,50 1,81 102,00 109,01 Protein thô (g/ngày) 15 20,04 0,07 1,43 19,54 20,38

4.4.2. Điu kin chung nuôi

Khu chuồng nuôi dành cho gà trưởng thành: được thiết kế theo kiểu nhiều ô, mỗi ô có hai ngăn:

- Ngăn trong rộng khoảng 5 m2 có mái che gọi là nơi trú, được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4, nền lát gạch. Ngăn này là nơi trú cho chim gà vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Trong ngăn có bố trí cành đậu và ổ cho gà đẻ

trứng. Ổđẻ làm bằng gỗ có kích thước 30 x 30 x 15 cm được lót bằng rơm rạ. - Ngăn ngoài có diện tích vào khoảng 7 m2. Nền được rải cát vàng dày khoảng 15- 20cm và trồng cây bụi. Ba mặt và nóc của ô chuồng được ngăn bàng lưới thép có mắt 5 x 5 cm. Cây thường được trồng là: Cau bụi

(Chrusalidocarpus lutescens), Cọ cảnh (Trachycarpus fortune) và một số cây bóng mát như bằng lăng (Lagerstroemia spesiosa), Móng bò (Banhilnia alba). Những loại cây này mọc thấp, lại có tán lá rộng, thích hợp với tập tính ngoài tự nhiên của gà rừg là tìm chỗ râm mát, có bóng cây để tránh nắng và tìm kiếm thức ăn.

Chuồng nuôi gà rừng non 2 tháng tuổi : được bố trí ngoài trời có kích thước 3 x 4,5 x 2m. Xung quanh chuồng được quây bằng lưới thép, kích thước mắt lưới 2 x 2cm. Nền chuồng được xây bằng gạch và đổ cát dày 10 – 15cm. Trong chuồng có bố trí các cành cây có đường kính 3-5cm cho gà đậu, nghỉ và vận động. Dùng tôn nhựa che ba phần tư mái chuồng để che nắng mưa cho gà rừng.

Gà rừng từ 1 ngày tuổi - 7 ngày tuổi : được nuôi trong hộp úm kích thước 80 x 60 x 25cm, mặt trên có cửa và bịt lưới có kích cỡ 1 x 1cm.

Sau 1 tuần, gà rừng non được chuyển sang nuôi trong lồng lưới có kích cỡ mắt lưới là 2x 2cm, kích thước lồng 100 x 80 x 100cm vì hộp úm đã không còn thích hợp cho sự phát triển và vận động của gà. Trong lồng bố trí các cành cây có đường kính 2- 3cm để gà rừng non đậu.

Trong chăn nuôi, gà rừng non cần được giữ ấm trong nhiệt độ ổn định, do đó từ lúc mới nở đến lúc được 2 tháng tuổi, gà rừng non được nuôi trong lồng có đèn hồng ngoại.

* nh hưởng ca nhit độđộm chung nuôi đến nuôi nht gà rng

Vườn thú Hà Nội nằm ở phía Tây Thủ đô, chịu nền khí hậu chung của

đồng bằng Bắc Bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt và có bốn mùa rõ rệt. Ngoài ra, tiểu khí hậu ở đây cũng chịu ảnh hưởng phần của xu hướng chung đô thị hóa như bụi, tiếng ồn… Song VTHN cũng có những thuận lợi riêng như có hồ nước rộng, thảm cỏ và nhiều cây xanh. Điều này giúp cho tiểu khí hậu của Vườn thú được trong lành và thoáng mát hơn.

Mặc dù chuồng nuôi gà rừng được xây dựng nơi thoáng mát, trong chuồng có rất nhiều cây bụi song nhiệt độ chuồng nuôi ngày hè vẫn khá cao. Nhiệt độ tối đa trung bình các tháng 6,7 ở VTHN lên tới 33- 35 oC; độ ẩm trung bình 73- 74%. Ngày đông, nhiệt độ xuống thấp chỉ còn khoảng 13-15 oC (tháng 12, tháng 1), ẩm độ trung bình khoảng 65-68%. Vào mùa Xuân (tháng 2-3), ẩm độ lên tới 85-88%.

Đối với gà rừng, chúng hoạt động mạnh ở nhiệt độ 19-29oC, và độ ẩm thích hợp khoảng 70-80%. Ở nhiệt độ 31-33oC, gà rừng đã tìm chỗ mát nằm nghỉ. Trên nhiệt độ này, gà rừng đứng, há mỏ thở và uống rất nhiều nước. Những ngày hè nóng 36oC, gà rừng giảm hẳn hoạt động, nghỉ ngơi, vùi mình dưới cát và giảm ăn. Trong ngày đông, khi thời tiết lạnh 13-15oC, nếu ẩm độ

cao khoảng 86-88%, gà rừng cũng giảm hoạt động. Nếu trời lạnh, nhiệt độ

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Đặc đim sinh hc

- Gà rừng trưởng thành tai trắng: Da yếm tai màu trắng. Riêng con trống lông cổ dài, màu vàng cam. Gà rừng tai đỏ ĐB: Da yếm tai nhỏ, màu

đỏ. Con trống lông cổ ngắn, màu vàng cam. Gà rừng tai đỏ TB: Da yếm tai rất nhỏ, màu đỏ. Con trống lông cổ dài, màu đỏ lửa. Trọng lượng trung bình của gà rừng trưởng thành: 909,58g/ con trống; 712,17g/ con mái.

- Tập tính của gà rừng: gà rừng trưởng thành thay lông 1 lần trong năm; từ tháng 7,8 đến tháng 10,11. Gà mới nở thay lông liên tục cho đến lúc trưởng thành. Tập tính hoạt động của gà rừng: tập tính hoạt động ngày mùa. Ngày hoạt động mạnh ở hai pha sáng chiều. Mùa hè hoạt động sớm hơn, nhiều hơn mùa đông. Thể hiện tập tính khoe mẽ ghép đôi trong mùa sinh sản.

5.1.2. Đặc đim sinh sn gà rng

- Tuổi thành thục về tính: 11-12 tháng tuổi. Mùa sinh sản của gà rừng: tháng 2 - tháng 7 hàng năm. Trứng: Khối lượng trung bình: 27,79g; kích thước trứng trung bình: Dài: 45,36mm; rộng: 33,42mm. Số trứng/ mái/ năm: 4,5-4,8 trứng.

- Thời gian ấp nở: 18 ngày; Tỷ lệấp nở: 80,40%. Tỷ lệ nuôi sống: Sau 4 tuần tuổi: 89,2%; sau 8 tuần tuổi: 84,7%; sau 12 tuần tuổi: 81,6%

5.1.3. Đặc đim sinh trưởng gà rng 0 - 12 tun tui

- Gà rừng mới nở trọng lượng trung bình 17,93 g/con. Đến 12 tuần tuổi là 455, 86 g. Tăng trọng nhanh hơn từ tuần tuổi thứ 5. Chỉ số hình thái ngoài (cánh, đuôi, giò, mỏ) phát triển như các chim họ Trĩ khác.

- Phân biệt gà trống, mái ở 8-10 tuần tuổi. Gà rừng tai trắng mái ở 20 tuần tuổi (140 ngày) có yếm tai màu trắng.

5.1.4. Thc ăn và chếđộ chăm sóc

- Lượng thức ăn thu nhận trong ngày của một cặp gà rừng trưởng thành: Hè Thu: 220,63g/cặp/ngày; ít hơn vụĐông Xuân: 249,40g/cặp/ngày.

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong ngày của một cặp gà rừng trưởng thành trong vụ Hè Thu năng lượng trao đổi (kcal/ngày): 390,42; thấp hơn vụĐông Xuân: năng lượng trao đổi (kcal/ngày): 419,52.

5.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm các đặc tính sinh thái, sinh trưởng phát triển của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài thiên nhiên Việt Nam, để bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn gen gà rừng, khi có điều kiện có thể tái thả

chúng về thiên nhiên.

- Bước đầu xét về các đặc điểm sinh học, sinh sản đã được nhận biết và

đánh giá cho thấy gà rừng loài có thể mang lại giá trị kinh tế, có thể nhân rộng và phát triển được. Đề nghị đưa loài gà rừng vào danh sách các loài vật nuôi được bảo tồn nguồn gen, nên có sựđầu tư bằng hình thức lồng ghép vào trong các chương trình dự án phát triển nông thôn miền núi, tạo tiền đề cho người nông dân có được một nghề chăn nuôi mới, góp phần tăng thu nhập và phát triển nông thôn bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I . Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt nam - Phần 1. Động vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ.

2. Nguyễn Cử (1995) Chim đặc hữu và bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 256-263.

3. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trãi, Keren Phillips (2000), Chim Việt Nam - Nhóm chim Trĩ, NXB Lao động - Xã hội.

4. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Hoàng Thanh Hải (2012), Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

6. Trương Văn Lã (1990), Các loài chim quý hiếm thuộc họ Trĩ (Phasianidae) ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình Sinh thái và tài nguyên sinh vật (1986- 1990), Hà Nội: tr. 19-22.

7. Trương Văn Lã (1995), Góp phần nghiên cứu Nhóm chim Trĩ và đặc

điểm sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng ( Gallus gallus gallus, Linnaeus), Trĩ bạc ( Lophura nycthemera nycthemera, Linnaeus), Công ( Pavo muticus imperator, Delacour ) ở Việt Nam và biện pháp bảo vệ

chúng, Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa học Sinh học.

8. Trần Đình Miên (1997), Chọn và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Võ Quý (1971), Sinh học những loài chim thường gặp ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Võ Quý (1975), Chim Việt Nam - Hình thái và phân loại, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Đặng Gia Tùng (1998), Một số đặc điểm sinh thái học (Dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản) của Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis, Võ Quý và Đỗ Ngọc Quang, 1975) trong điều kiện nuôi tại

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 62)