3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu thức ăn
Lượng thức ăn thu nhận (TĂTN): được tính bằng tổng lượng thức ăn đổ
vào máng ăn hàng ngày (cho ăn tự do) và lượng thức ăn thừa sau khi vét sạch máng trước khi cho ăn bữa đầu tiên của ngày hôm sau. Lượng thức ăn thu nhận tính bằng vật chất khô (VCK) theo công thức:
TĂTN = Tổng lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa
Nghiên cứu được tiến hành trên 1 cặp gà rừng tai đỏ Tây Bắc (trống, mái), trong đó lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt, được dựa vào phân tích thành phần thức ăn của gà rừng ngoài thiên nhiên, kết hợp với các kết quả phân tích thành phần thức ăn của các loài chim trĩ khác tại Vườn thú Hà Nội. Thành phần thức ăn của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú được xác định trên cơ sở cho chúng thử nghiệm nhiều loại thức ăn khác nhau, đều là các thức ăn có nguồn gốc tự nhiên. Thức
ăn thu nhận được xác định qua theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp cho một cặp trưởng thành theo công thức của Đặng Gia Tùng (1998):
L = C – d
Trong đó: L là lượng thức ăn thu nhận (g) C là lượng thức ăn cung cấp (g) d là lượng thức ăn còn thừa (g)
Tỷ lệ mất nước do bốc hơi trong thức ăn là không đáng kể. Thời gian tiến hành nghiên cứu là trong hai mùa Đông Xuân và Hè Thu. Mùa Đông Xuân là vào đầu tháng 12 và tháng 3, mùa Hè Thu là vào tháng 6 và tháng 9. Thời gian theo dõi trong mỗi mùa là 15 ngày.
Để xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức
ăn, tiến hành lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007. Tại phòng thí nghiệm thuộc viện Dinh dưỡng và bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn nuôi và NNTS, phân tích các mẫu thu thập được để đánh giá thành phần, giá trị dinh dưỡng với các chỉ tiêu sau:
+ Độ ẩm: sử dụng TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of moisture and other volatile matter content)
+ Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) - Phương pháp Kjeldahl (Animal feeding stuffs – Determination of nitrogen content and calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method).
+ Hàm lượng lipit: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of fat content).
+ Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). Phương pháp có lọc trung gian (Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre content – Method with intermediate filtration).
+ Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) (Animal feeding stuffs – Determination of crude ash).
-Xác định dẫn xuất không nito (DXKN): dẫn xuất không nito được xác
định theo công thức:
DXKN (%) = 100% - (%CP+ % CF+ % CL + % KTS) Trong đó: % CP: Hàm lượng protein thô;
% CF: Hàm lượng xơ thô; % CL: Hàm lượng lipit thô;
- Ước tính năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn cho gia cầm theo phương pháp của Janssen, 1989:
+ Ngô, thóc:
Năng lượng trao đổi (kcal. ME/kg)= 36,21 X1 + 85,44 X2 + 37,26 X4 + Thức ăn giàu protein:
Năng lượng trao đổi (kcal. ME/kg) = 35,87 X0 + 42,09 X2 – 34,08 X3 Trong đó:
- X0: hàm lượng VCK (%);
- X1: hàm lượng protein thô (%);
- X2: hàm lượng chất béo thô (%);
- X3: hàm lượng xơ thô (%);
- X4: hàm lượng DXKN (%);
* Một số yếu tố tự nhiên (nhiệt độ, ẩm độ) ảnh hưởng đến việc nhân nuôi gà rừng
Để theo dõi các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi gà rừng, sử
dụng máy ghi nhiệt độ, độ ẩm điện tử Thermo Hydro của Đức được đặt tại chuồng nuôi gà rừng. Máy này tự động cho số liệu hàng ngày về nhiệt độ tối thiểu và tối đa, độ ẩm trung bình. Các số liệu đó được chúng tôi ghi vào sổ
theo dõi.