3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng gà rừng (0-12 tuần tuổi)
3.2.4. Thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình
Nuôi nhốt, tạo lập quần thể của loài tại Vườn thú Hà Nội, kết hợp quan sát hàng ngày, để rút ra nhận xét về ngoại hình của gà rừng. Quan sát được thực hiện trên cả 3 phân loài gà rừng, với 18 gà rừng (6 trống, 12 mái)
- Bộ lông (cấu trúc, màu sắc của chim trống và chim mái) - Mào, cổ, yếm tai, đuôi…
- Theo dõi quá trình thay lông ở gà non và gà trưởng thành.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu tập tính hoạt động của gà rừng
Theo dõi được quan sát trên 2 gà rừng tai trắng ( 01 cặp trống, mái). Theo dõi hoạt động ngày của gà rừng được tiến hành vào 2 đợt: mùa hè (tháng 6) và mùa đông (tháng 12). Đểđánh giá được mức độ hoạt động của gà rừng vào hai mùa hè và mùa đông, tiến hành quan sát, đo thời gian hoạt động của một cặp gà rừng trưởng thành (trống, mái) theo từng giờ, từ 5h sáng đến 19h tối; thời gian theo dõi của mỗi đợt quan sát là 10 ngày.
Thời gian hoạt động của gà rừng được tính từ lúc gà rời chỗ ngủ
(khoảng 5h - 6h) đi kiếm ăn, nghỉ ngơi và đến lúc đi ngủ (18-19h). Mỗi hoạt
động của gà rừng được tính theo số phút hoạt động trong mỗi giờ và tổng số
thời gian hoạt động tính từ khi gà rừng rời chỗ ngủ lúc sáng sớm đến khi đi ngủ vào buổi tối, (trong 14h quan sát).
Thời gian hoạt động: được tính là thời gian gà rừng có các hoạt động chính như: đậu sào, đi lại, ăn uống, bới cát tắm bụi …
Thời gian ngủ nghỉ: được tính là thời gian gà đứng, ngủ nghỉ, vùi mình nằm dưới cát…
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh sản
Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 phân loài gà rừng, thu thập số liệu chung, với 18 gà rừng (6 trống, 12 mái) trong 2 mùa sinh sản năm 2013 và 2014. Dùng phương pháp quan sát trực tiếp và mô tả các dấu hiệu biểu hiện và hoạt động sinh sản ở các gà rừng trống, gà rừng mái về thay đổi ngoại hình, khoe mẽ, giao phối, đẻ.
Tuổi thành thục về tính: Ở gà mái là thời gian (tuổi) đẻ quả trứng đầu tiên.
Mùa sinh sản: thời gian đẻ trứng trong năm
Trứng và các chỉ số trứng
- Khối lượng trứng: được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,01 g.
- Chỉ số hình dạng (CSHD):được tính bằng công thức của Romanov, 1959
Chỉ số hình dạng = D d Trong đó: D là đường kính lớn của trứng (mm) d là đường kính nhỏ của trứng (mm) Tỷ lệ vỏ trứng (%) = Khối lượng vỏ x 100 Khối lượng trứng Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ x 100 Khối lượng trứng
- Chỉ số lòng đỏ: Đo chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó (D), chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức:
Chỉ số lòng đỏ = H D
Trong đó: H là chiều cao của lòng đỏ (mm) D là đường kính của lòng đỏ (mm)
- Chỉ số lòng trắng đặc: là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc, được tính bằng công thức:
Chỉ số lòng trắng đặc =
2H D + d
Trong đó: H là chiều cao của lòng trắng đặc (mm) D là đường kính lớn của lòng trắng đặc (mm) d là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc (mm)
Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệấp nở
Trứng do gà rừng theo dõi đẻ ra được đưa vào ấp, sau khi loại bỏ trứng dập, vỡ. Dùng phương pháp soi trứng sau 7 ngày tuổi để loại bỏ những trứng không được thụ tinh. Theo Trần Đình Miên (1997) tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ
nởđược xác định bằng các công thức sau:
Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng mang ấp Tỷ lệ nở (%) = Số gà nở (con) x 100 Số trứng có phôi (quả)
Thời gian ấp: là khoảng thời gian được tính từ khi cho trứng vào để gà mái nhà ấp đến khi gà rừng con bắt đầu mổ vỏ để chui ra. Tại Vườn thú Hà nội, không để gà rừng tựấp trứng mà thay bằng gà mái nhà dùng làm gà mẹ ấp trứng.
Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống tính theo từng tháng tuổi , đơn vị tính là tỷ
lệ phần trăm
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số con còn sống đến cuối kỳ
x 100 Số con đầy kỳ
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của gà rừng non
Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 phân loài gà rừng, thu thập số liệu chung
Sinh trưởng tích lũy: Xác định khối lượng cơ thể gà rừng non qua các tuần tuổi. Gà rừng mới nở (1 ngày tuổi), được cân bằng cân điện tử. Sau 1 tuần cân lại 1 lần vào lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi cho ăn và tiếp tục cân cho
đến khi gà rừng non đạt 12 tuần tuổi.
Sinh trưởng tuyệt đối:được tính theo công thức:
A =
P2 – P1 T2 – T1
Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1: Thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2: Thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi) Sinh trưởng tương đối: tính theo công thức:
R (%) =
P2 – P1
x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thểở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thểở lần cân sau (g)
Các chỉ số hình thái ngoài:
Để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài, dùng phương pháp cân, đo, chụp
ảnh kết hợp quan sát để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài (Võ Quý, 1975), qua các chiều đo và trọng lượng của gà rừng: cánh, đuôi, giò, mỏ… qua các tuần tuổi.
Các chỉ số hình thái: trọng lượng, dài cánh, đuôi, giò, mỏ. + Đo cánh: từ góc cánh đến mút lông cánh sơ cấp dài nhất
+ Đo đuôi: đo từ gốc của các lông đuôi giữa đến mút lông đuôi dài nhất vuốt thẳng.
+ Đo giò (xương bàn chân) : từ mép sau chỗ khớp với xương ống chân
đến chỗ khớp với ngón chân giữa ở mặt trước.
+ Đo mỏ (sống mỏ): đo từ mút mỏ đến mép giáp với trán.
Các chiều đo được đo bằng thước kẹp Panme (Đức) với độ chính xác ±0,1 mm.
+ Trọng lượng: được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,01 g (với gà từ 1ngày tuổi - 7 tuần tuổi); cân điện tử có độ chính xác ±0,1 g (với gà từ 7 tuần - 12 tuần tuổi).
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu thức ăn
Lượng thức ăn thu nhận (TĂTN): được tính bằng tổng lượng thức ăn đổ
vào máng ăn hàng ngày (cho ăn tự do) và lượng thức ăn thừa sau khi vét sạch máng trước khi cho ăn bữa đầu tiên của ngày hôm sau. Lượng thức ăn thu nhận tính bằng vật chất khô (VCK) theo công thức:
TĂTN = Tổng lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa
Nghiên cứu được tiến hành trên 1 cặp gà rừng tai đỏ Tây Bắc (trống, mái), trong đó lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt, được dựa vào phân tích thành phần thức ăn của gà rừng ngoài thiên nhiên, kết hợp với các kết quả phân tích thành phần thức ăn của các loài chim trĩ khác tại Vườn thú Hà Nội. Thành phần thức ăn của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú được xác định trên cơ sở cho chúng thử nghiệm nhiều loại thức ăn khác nhau, đều là các thức ăn có nguồn gốc tự nhiên. Thức
ăn thu nhận được xác định qua theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp cho một cặp trưởng thành theo công thức của Đặng Gia Tùng (1998):
L = C – d
Trong đó: L là lượng thức ăn thu nhận (g) C là lượng thức ăn cung cấp (g) d là lượng thức ăn còn thừa (g)
Tỷ lệ mất nước do bốc hơi trong thức ăn là không đáng kể. Thời gian tiến hành nghiên cứu là trong hai mùa Đông Xuân và Hè Thu. Mùa Đông Xuân là vào đầu tháng 12 và tháng 3, mùa Hè Thu là vào tháng 6 và tháng 9. Thời gian theo dõi trong mỗi mùa là 15 ngày.
Để xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức
ăn, tiến hành lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007. Tại phòng thí nghiệm thuộc viện Dinh dưỡng và bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn nuôi và NNTS, phân tích các mẫu thu thập được để đánh giá thành phần, giá trị dinh dưỡng với các chỉ tiêu sau:
+ Độ ẩm: sử dụng TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of moisture and other volatile matter content)
+ Hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) - Phương pháp Kjeldahl (Animal feeding stuffs – Determination of nitrogen content and calculation of crude protein content – Part 1: Kjeldahl method).
+ Hàm lượng lipit: theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) (Animal feeding stuffs – Determination of fat content).
+ Hàm lượng xơ thô: theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). Phương pháp có lọc trung gian (Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre content – Method with intermediate filtration).
+ Hàm lượng tro thô: theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) (Animal feeding stuffs – Determination of crude ash).
-Xác định dẫn xuất không nito (DXKN): dẫn xuất không nito được xác
định theo công thức:
DXKN (%) = 100% - (%CP+ % CF+ % CL + % KTS) Trong đó: % CP: Hàm lượng protein thô;
% CF: Hàm lượng xơ thô; % CL: Hàm lượng lipit thô;
- Ước tính năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn cho gia cầm theo phương pháp của Janssen, 1989:
+ Ngô, thóc:
Năng lượng trao đổi (kcal. ME/kg)= 36,21 X1 + 85,44 X2 + 37,26 X4 + Thức ăn giàu protein:
Năng lượng trao đổi (kcal. ME/kg) = 35,87 X0 + 42,09 X2 – 34,08 X3 Trong đó:
- X0: hàm lượng VCK (%);
- X1: hàm lượng protein thô (%);
- X2: hàm lượng chất béo thô (%);
- X3: hàm lượng xơ thô (%);
- X4: hàm lượng DXKN (%);
* Một số yếu tố tự nhiên (nhiệt độ, ẩm độ) ảnh hưởng đến việc nhân nuôi gà rừng
Để theo dõi các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi gà rừng, sử
dụng máy ghi nhiệt độ, độ ẩm điện tử Thermo Hydro của Đức được đặt tại chuồng nuôi gà rừng. Máy này tự động cho số liệu hàng ngày về nhiệt độ tối thiểu và tối đa, độ ẩm trung bình. Các số liệu đó được chúng tôi ghi vào sổ
theo dõi.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, trên phần mềm Excel và Minitab 16.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học của gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758) 4.1. Đặc điểm sinh học của gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758)
4.1.1. Đặc điểm ngoại hình phân loại gà rừng
Nhưđã giới thiệu, giống gà rừng (G. g) - còn gọi là gà rừng Đông Nam Á - trên thế giới có 5 phân loài khác nhau, với các vùng phân bố địa lý khác nhau. Trong điều kiện nghiên cứu tại Vườn thú Hà Nội và phạm vi luận văn này, chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên cứu chung trên 3 phân loài gà rừng Việt Nam: gà rừng tai trắng, gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc và gà rừng tai
đỏ vùng Đông Bắc.
Qua quan sát hình thái ngoài của gà rừng Việt Nam nuôi tại Vườn thú, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Về cấu trúc chung của cơ thể:
Da: da của gà rừng mỏng, có thể thấy rõ những bắp thịt bên dưới, gần như trong suốt màu hồng.
Mào: mào gà rừng hình lược, nhỏ và mỏng. Riêng con mái mào nhỏ, không có tích.
Vảy chân và cựa gà: Vảy chân của gà rừng nhẵn. Cựa và móng gà rừng thon và nhọn.
Bộ lông: Lông của gà rừng trống bóng mượt, nhiều màu sắc. Lông cổ
dài, màu vàng cam đến đỏ lửa. Gốc đuôi có túm lông màu trắng. Hai lông
đuôi giữa cong hình lưỡi liềm. Lông ngực, bụng màu đen. Phần đầu cánh có màu hơi đỏ nâu. Gà rừng cái có màu nâu xỉn, cổ cườm vàng nhạt, ngực nâu, lông trước ngực màu hồng cam. Chân màu xám chì.
Màu của dái tai: Dái tai của gà rừng tai trắng Việt Nam kích thước khá lớn, có màu trắng. Còn dái tai của gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc (G.g.spadiceus) và vùng Đông Bắc (G.g.jabouillei) có kích thước nhỏ hơn, màu đỏ.
Theo Nishida et al, 2000, gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc và Tây Bắc
đều có da yếm tai nhỏ, màu đỏ. Gà rừng tai trắng có ở các vùng lục địa của Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam có dái tai màu trắng; còn gà rừng tai trắng ở xa miền Nam Thái Lan đến miền Tây Malaysia có dái tai không hoàn toàn là màu trắng, hoặc là hơi trắng đỏ. Vì vậy, người ta phân biệt phụ loài gà rừng tai trắng type C (Continental - lục địa) và gà rừng tai trắng type I (Insular - đảo). Theo Võ Quý (1975), gà rừng tai trắng có da yếm tai màu trắng, gà rừng tai đỏ có da yếm tai màu đỏ. Như vậy, màu sắc yếm tai của gà rừng cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
Trọng lượng và kích thước cơ thể: Theo Võ Quý (1975) và Trương Văn Lã (1995), các phân loài gà rừng Việt Nam có trọng lượng và kích thước tương đương như nhau, chỉ khác nhau về màu lông cổ, màu da yếm tai và kích thước da yếm tai mà thôi.
4.1.1.1. Màu sắc lông
Gà rừng tai trắng (G. g. g, Linnaeus 1758)
Con đực trưởng thành: đầu, cổ và phần lưng trên màu đỏ da cam phớt vàng óng ánh, lưng đen có ánh xanh vàng lục, phần lưng dưới đỏ nâu và chuyển dần thành đỏ tươi ở đoạn hông. Đuôi đen có ánh lục, gốc đuôi có túm lông màu trắng, hai lông đuôi giữa dài cong xuống hình lưỡi liềm. Cánh đen, lông cánh có điểm hung nhạt, đầu phiến lông tròn, lông bao cánh nhỡ đỏ đồng, mặt bụng đen. Trong mùa sinh sản bộ lông mượt mà, mào đỏ tươi, lông cổ dài, màu đỏ lẫn vàng cam óng ánh. Sau mùa sinh sản, lông cổ rụng và thay bằng các lông ngắn hơn, màu đen sẫm. Hai lông đuôi giữa rụng. Toàn thân lông màu xỉn đi. Mào giảm kích thước nhạt màu.
Gà mái trưởng thành: đầu và gáy vàng cam có ánh đỏ, lông cổ dài màu nâu sẫm chuyến sang nâu tối, có viền màu vàng thẫm ánh hung. Phần trên cơ
thể màu nâu có vân đen mảnh, toàn thân lông màu nâu xỉn. Ngực nâu pha đỏ
lưng. Mắt nâu hoặc vàng cam. Mỏ màu sừng hoặc xám sừng. Không có tích. Mào thịt nhỏ, có màu đỏ trong thời kỳ sinh sản, khi ấp trứng thì màu đỏ nhạt
đi hơi tái chuyển sang xỉn. Da trần trên tai hồng nhạt. Chân xám chì.
Gà non: con đực có bộ lông nâu xỉn gần giống chim cái trưởng thành nhưng chỉ khác lông cổ vàng không đều, lưng màu nâu xỉn ánh đỏđến 6 tháng tuổi mào thịt và da ở má mới xuất hiện, nhưng màu đỏ xỉn. Chim cái non có bộ lông như chim cái trưởng thành, song phần lông cổ vàng không rõ rệt. Gà con mới nở : lông màu nâu nhạt, một vạch nâu thẫm chạy dài từ đỉnh đầu đến gốc đuôi, hai vạch xám nhạt xen kẽ chạy dọc hai bên. Ở trán, cạnh đỉnh đầu, mặt và hai dải trên lưng màu hung nhạt, họng , lông phủ tai giống với màu lông phần dưới cơ thể. Đuôi mắt có một dọc màu đen.
Ảnh 4.2. Gà rừng tai trắng mái trưởng thành
Gà rừng tai đỏ vùng Đông Bắc (G.g.jabouillei)
Gà trống trưởng thành: giống như phân loài G.g.g nhưng mào thịt trên
đầu rất nhỏ, da yếm tai nhỏ màu đỏ. Lông cổ ngắn, màu vàng cam.
Gà mái: màu sắc rât giống với G.g.g, nhưng màu sẫm tối hơn, lông ở cổ
có màu vàng thẫm hơn và nhiều hơn.
Ảnh 4.4. Gà rừng trống tai đỏ Đông Bắc
Ảnh 4.6. Gà rừng (trống, mái) tai đỏ Đông Bắc
Gà rừng tai đỏ vùng Tây Bắc (G.g.spadiceus)
Gà trống trưởng thành: Gần giống G.g.jabouillei, nhưng lông ở cổ dài hơn, sẫm màu đỏ lửa.
Gà mái: Khó phân biệt với các phân loài trên.
Gà rừng tai đỏ con, lông sẫm hơn, có vạch nâu thẫm viền đen, chạy từ đỉnh đầu xuống gốc đuôi, hai vạch vàng đen xen kẽ chạy dọc hai bên. Đuôi mắt có dọc màu đen.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng qua hình thái bên ngoài, có hai điểm khác biệt rõ nét nhất có thể dùng để nhận biết các phân loài gà rừng Việt Nam