Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của gà rừng non

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 31)

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4.Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của gà rừng non

Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 phân loài gà rừng, thu thập số liệu chung

Sinh trưởng tích lũy: Xác định khối lượng cơ thể gà rừng non qua các tuần tuổi. Gà rừng mới nở (1 ngày tuổi), được cân bằng cân điện tử. Sau 1 tuần cân lại 1 lần vào lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi cho ăn và tiếp tục cân cho

đến khi gà rừng non đạt 12 tuần tuổi.  

Sinh trưởng tuyệt đối:được tính theo công thức:

A =

P2 – P1 T2 – T1

 

Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1: Thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2: Thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi) Sinh trưởng tương đối: tính theo công thức:

R (%) =

P2 – P1

x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)

P1 là khối lượng cơ thểở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thểở lần cân sau (g)

Các chỉ số hình thái ngoài:

Để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài, dùng phương pháp cân, đo, chụp

ảnh kết hợp quan sát để theo dõi các chỉ số hình thái ngoài (Võ Quý, 1975), qua các chiều đo và trọng lượng của gà rừng: cánh, đuôi, giò, mỏ… qua các tuần tuổi.

Các chỉ số hình thái: trọng lượng, dài cánh, đuôi, giò, mỏ. + Đo cánh: từ góc cánh đến mút lông cánh sơ cấp dài nhất

+ Đo đuôi: đo từ gốc của các lông đuôi giữa đến mút lông đuôi dài nhất vuốt thẳng.

+ Đo giò (xương bàn chân) : từ mép sau chỗ khớp với xương ống chân

đến chỗ khớp với ngón chân giữa ở mặt trước.

+ Đo mỏ (sống mỏ): đo từ mút mỏ đến mép giáp với trán.

Các chiều đo được đo bằng thước kẹp Panme (Đức) với độ chính xác ±0,1 mm.

+ Trọng lượng: được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác ±0,01 g (với gà từ 1ngày tuổi - 7 tuần tuổi); cân điện tử có độ chính xác ±0,1 g (với gà từ 7 tuần - 12 tuần tuổi).

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 31)