Điều kiện chuồng nuôi

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 67)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.Điều kiện chuồng nuôi

Khu chuồng nuôi dành cho gà trưởng thành: được thiết kế theo kiểu nhiều ô, mỗi ô có hai ngăn:

- Ngăn trong rộng khoảng 5 m2 có mái che gọi là nơi trú, được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4, nền lát gạch. Ngăn này là nơi trú cho chim gà vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Trong ngăn có bố trí cành đậu và ổ cho gà đẻ

trứng. Ổđẻ làm bằng gỗ có kích thước 30 x 30 x 15 cm được lót bằng rơm rạ. - Ngăn ngoài có diện tích vào khoảng 7 m2. Nền được rải cát vàng dày khoảng 15- 20cm và trồng cây bụi. Ba mặt và nóc của ô chuồng được ngăn bàng lưới thép có mắt 5 x 5 cm. Cây thường được trồng là: Cau bụi

(Chrusalidocarpus lutescens), Cọ cảnh (Trachycarpus fortune) và một số cây bóng mát như bằng lăng (Lagerstroemia spesiosa), Móng bò (Banhilnia alba). Những loại cây này mọc thấp, lại có tán lá rộng, thích hợp với tập tính ngoài tự nhiên của gà rừg là tìm chỗ râm mát, có bóng cây để tránh nắng và tìm kiếm thức ăn.

Chuồng nuôi gà rừng non 2 tháng tuổi : được bố trí ngoài trời có kích thước 3 x 4,5 x 2m. Xung quanh chuồng được quây bằng lưới thép, kích thước mắt lưới 2 x 2cm. Nền chuồng được xây bằng gạch và đổ cát dày 10 – 15cm. Trong chuồng có bố trí các cành cây có đường kính 3-5cm cho gà đậu, nghỉ và vận động. Dùng tôn nhựa che ba phần tư mái chuồng để che nắng mưa cho gà rừng.

Gà rừng từ 1 ngày tuổi - 7 ngày tuổi : được nuôi trong hộp úm kích thước 80 x 60 x 25cm, mặt trên có cửa và bịt lưới có kích cỡ 1 x 1cm.

Sau 1 tuần, gà rừng non được chuyển sang nuôi trong lồng lưới có kích cỡ mắt lưới là 2x 2cm, kích thước lồng 100 x 80 x 100cm vì hộp úm đã không còn thích hợp cho sự phát triển và vận động của gà. Trong lồng bố trí các cành cây có đường kính 2- 3cm để gà rừng non đậu.

Trong chăn nuôi, gà rừng non cần được giữ ấm trong nhiệt độ ổn định, do đó từ lúc mới nở đến lúc được 2 tháng tuổi, gà rừng non được nuôi trong lồng có đèn hồng ngoại.

* nh hưởng ca nhit độđộm chung nuôi đến nuôi nht gà rng

Vườn thú Hà Nội nằm ở phía Tây Thủ đô, chịu nền khí hậu chung của

đồng bằng Bắc Bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt và có bốn mùa rõ rệt. Ngoài ra, tiểu khí hậu ở đây cũng chịu ảnh hưởng phần của xu hướng chung đô thị hóa như bụi, tiếng ồn… Song VTHN cũng có những thuận lợi riêng như có hồ nước rộng, thảm cỏ và nhiều cây xanh. Điều này giúp cho tiểu khí hậu của Vườn thú được trong lành và thoáng mát hơn.

Mặc dù chuồng nuôi gà rừng được xây dựng nơi thoáng mát, trong chuồng có rất nhiều cây bụi song nhiệt độ chuồng nuôi ngày hè vẫn khá cao. Nhiệt độ tối đa trung bình các tháng 6,7 ở VTHN lên tới 33- 35 oC; độ ẩm trung bình 73- 74%. Ngày đông, nhiệt độ xuống thấp chỉ còn khoảng 13-15 oC (tháng 12, tháng 1), ẩm độ trung bình khoảng 65-68%. Vào mùa Xuân (tháng 2-3), ẩm độ lên tới 85-88%.

Đối với gà rừng, chúng hoạt động mạnh ở nhiệt độ 19-29oC, và độ ẩm thích hợp khoảng 70-80%. Ở nhiệt độ 31-33oC, gà rừng đã tìm chỗ mát nằm nghỉ. Trên nhiệt độ này, gà rừng đứng, há mỏ thở và uống rất nhiều nước. Những ngày hè nóng 36oC, gà rừng giảm hẳn hoạt động, nghỉ ngơi, vùi mình dưới cát và giảm ăn. Trong ngày đông, khi thời tiết lạnh 13-15oC, nếu ẩm độ

cao khoảng 86-88%, gà rừng cũng giảm hoạt động. Nếu trời lạnh, nhiệt độ

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Đặc đim sinh hc

- Gà rừng trưởng thành tai trắng: Da yếm tai màu trắng. Riêng con trống lông cổ dài, màu vàng cam. Gà rừng tai đỏ ĐB: Da yếm tai nhỏ, màu

đỏ. Con trống lông cổ ngắn, màu vàng cam. Gà rừng tai đỏ TB: Da yếm tai rất nhỏ, màu đỏ. Con trống lông cổ dài, màu đỏ lửa. Trọng lượng trung bình của gà rừng trưởng thành: 909,58g/ con trống; 712,17g/ con mái.

- Tập tính của gà rừng: gà rừng trưởng thành thay lông 1 lần trong năm; từ tháng 7,8 đến tháng 10,11. Gà mới nở thay lông liên tục cho đến lúc trưởng thành. Tập tính hoạt động của gà rừng: tập tính hoạt động ngày mùa. Ngày hoạt động mạnh ở hai pha sáng chiều. Mùa hè hoạt động sớm hơn, nhiều hơn mùa đông. Thể hiện tập tính khoe mẽ ghép đôi trong mùa sinh sản.

5.1.2. Đặc đim sinh sn gà rng

- Tuổi thành thục về tính: 11-12 tháng tuổi. Mùa sinh sản của gà rừng: tháng 2 - tháng 7 hàng năm. Trứng: Khối lượng trung bình: 27,79g; kích thước trứng trung bình: Dài: 45,36mm; rộng: 33,42mm. Số trứng/ mái/ năm: 4,5-4,8 trứng.

- Thời gian ấp nở: 18 ngày; Tỷ lệấp nở: 80,40%. Tỷ lệ nuôi sống: Sau 4 tuần tuổi: 89,2%; sau 8 tuần tuổi: 84,7%; sau 12 tuần tuổi: 81,6%

5.1.3. Đặc đim sinh trưởng gà rng 0 - 12 tun tui

- Gà rừng mới nở trọng lượng trung bình 17,93 g/con. Đến 12 tuần tuổi là 455, 86 g. Tăng trọng nhanh hơn từ tuần tuổi thứ 5. Chỉ số hình thái ngoài (cánh, đuôi, giò, mỏ) phát triển như các chim họ Trĩ khác.

- Phân biệt gà trống, mái ở 8-10 tuần tuổi. Gà rừng tai trắng mái ở 20 tuần tuổi (140 ngày) có yếm tai màu trắng.

5.1.4. Thc ăn và chếđộ chăm sóc

- Lượng thức ăn thu nhận trong ngày của một cặp gà rừng trưởng thành: Hè Thu: 220,63g/cặp/ngày; ít hơn vụĐông Xuân: 249,40g/cặp/ngày.

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong ngày của một cặp gà rừng trưởng thành trong vụ Hè Thu năng lượng trao đổi (kcal/ngày): 390,42; thấp hơn vụĐông Xuân: năng lượng trao đổi (kcal/ngày): 419,52.

5.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm các đặc tính sinh thái, sinh trưởng phát triển của gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài thiên nhiên Việt Nam, để bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn gen gà rừng, khi có điều kiện có thể tái thả

chúng về thiên nhiên.

- Bước đầu xét về các đặc điểm sinh học, sinh sản đã được nhận biết và

đánh giá cho thấy gà rừng loài có thể mang lại giá trị kinh tế, có thể nhân rộng và phát triển được. Đề nghị đưa loài gà rừng vào danh sách các loài vật nuôi được bảo tồn nguồn gen, nên có sựđầu tư bằng hình thức lồng ghép vào trong các chương trình dự án phát triển nông thôn miền núi, tạo tiền đề cho người nông dân có được một nghề chăn nuôi mới, góp phần tăng thu nhập và phát triển nông thôn bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I . Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt nam - Phần 1. Động vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ.

2. Nguyễn Cử (1995) Chim đặc hữu và bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 256-263.

3. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trãi, Keren Phillips (2000), Chim Việt Nam - Nhóm chim Trĩ, NXB Lao động - Xã hội.

4. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Hoàng Thanh Hải (2012), Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

6. Trương Văn Lã (1990), Các loài chim quý hiếm thuộc họ Trĩ (Phasianidae) ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình Sinh thái và tài nguyên sinh vật (1986- 1990), Hà Nội: tr. 19-22.

7. Trương Văn Lã (1995), Góp phần nghiên cứu Nhóm chim Trĩ và đặc

điểm sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng ( Gallus gallus gallus, Linnaeus), Trĩ bạc ( Lophura nycthemera nycthemera, Linnaeus), Công ( Pavo muticus imperator, Delacour ) ở Việt Nam và biện pháp bảo vệ

chúng, Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa học Sinh học.

8. Trần Đình Miên (1997), Chọn và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Võ Quý (1971), Sinh học những loài chim thường gặp ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Võ Quý (1975), Chim Việt Nam - Hình thái và phân loại, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Đặng Gia Tùng (1998), Một số đặc điểm sinh thái học (Dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản) của Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis, Võ Quý và Đỗ Ngọc Quang, 1975) trong điều kiện nuôi tại Vườn thú Hà Nội, Luận án Thạc sĩ Sinh vật học.

13.Đặng Gia Tùng, Lê Sỹ Thục, Trương Văn Lã, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Giao (1995), Những nghiên cứu và thành công đầu tiên trong nhân nuôi nhân tạo loài Gà lôi lam đuôi trắng Lophura hatinhensis tại Vườn thú Hà Nội. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 551 – 555. 14.Đặng Gia Tùng, Nguyễn Thị Giao, Nguyễn Thị Hà, Trương Văn Lã

(1996), Khẩu phần thức ăn cho một số loài thuộc nhóm chim họ Trĩ

(Phasianidae ), Tuyển tập các đề tài nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tại Vườn thú Hà Nội, Vườn thú Hà Nội, tr.11 – 16.

15. Hoàng Xuân Thủy (2010), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học, khả

năng sinh sản và phát triển loài gà rừng (Gallus gallus spadiceus) tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Đề tài khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

16. Hà Thị Tường Vân (2003), Góp phần nghiên cứu một sốđặc điểm sinh học, sinh thái của Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus takatsukasae Delacour, 1927) trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học.

II. Tài liệu Tiếng Anh

17. Bee W., (1918-1922), A Monograph of the Pheasants, Witherby, London

18. Brisbin, I. L., Jr. (1969), "Behavioral differentiation of wildness in two strains of Red Junglefowl (abstract)", Amer. Zool. 9, pp. 1072

19. Deeming and Wadlandi (2002), Influence of mating sex ratio in commercial pheasant flocks on bird health and the production, fertility, and hatchability of eggs, Br Poult Sci. 2002 Mar, 43(1),pp. 16-23. 20. Del Hoyo, J., Elliott, A. and Sargatal, J. (1994) Handbook of the

Birds of the World Volume 2: New World Vultures to Guineafowl. Lynx Edicions, Barcelona.

21. Evans, C. S.; Macedonia, J. M.; Marler, P. (1993), "Effects of apparent size and speed on the response of chickens, Gallus gallus, to computer- generated simulations of aerial predators", Animal Behaviour 46 (1), pp.1–11.

22. Fumihito A.,(1994), One Subspecies of the Red Jungle Fowl (Gallus gallus gallus) Suffcies as the Matriachic Ancestor of All Domestic Breeds, Procceding of the National Academy of Science 91, No 26. 23. Howman K.,(1993), Pheasants of the World their Breeding and

Management, Hancock House Publishers, Hongkong.

24. Jean Delacour (1977), The Pheasants of the World, Secon edition, Spur publication and WPA, Hinderhead, London.

25. King, B.F., Dickinson, E.C, Woodcock, M. W. (1975), A field Guide to the Birds of South-East Asia, Collins, Grafton Street, London.

26. Richard H., Moore A., (1984), A complete checklist of the Birds of the World, Macmillan, London.

27. Robson C.R. (1987), Pheasant in Vietnam, Garullax 3, pp.2- 4 

Wallingford, UK, pp. 44-61.

29. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1955), Effect of Diet on the Ability of Young Pheasant Chicks to Withstand the Stress of Cold, Drenching Rain, Poult Sci 1955. 34:949-956. doi:10.3382/ps.0340949. © 1955 Poultry Science Association, Department of Poultry Husbandry, Cornell University New York State Conservation Department, Albany, New York New York State Game Farm, Ithaca, New York.  

30. Singh R.A. (1992), Poultry Production, Kayla Publishers, Newdelhi – Ludhiana, pp. 242-279.  

31. Smith L.T., Hinkson R.S. and Ousterhout L.E. (1968), Reproductive Performance of Pheasant Breeder Hens, 1968 Nov; 47(6):1858-62.

32. Takao NISHIDA, Worawut RERKAMNUAYCHOIKE, Dan Gia TUNG, Sukkongseng SAIGNALEUS, Shin OKAMOTO, Yoshi KAWAMOTO et al. (2000), Morphological Identification and Ecology of the Red Jungle Fowl in Thailand, Laos and Vietnam, Animal Science Journal, Vol.71, No.5.  

33. Westing A.H. and Westing C.E. (1981), Endangered species and habitats of Viet Nam, Environmental Conservation March 1981(8), pp. 59-62

34. Woodard A.E. and Snyder R.L. (1978), Cycling for Egg Production in the Pheasant, Poult Sci 1978. 57:349-352. doi:10.3382/ps.0570349. © 1978 Poultry Science Association, Department of Avian Sciences, University of California, Davis, California 95616  

35. Woodard A.E., Vohra P. and Snyder R.L. (1977). Effect of Protein Levels in the Diet on the Growth of Pheasants. Poult Sci 1977. 56:1492-1500. doi:10.3382/ps.0561492. © 1977 Poultry Science Association. Department of Avian Sciences, University of California, Davis, California 95616

Websites

36. Collias, N. E. (1987), "The vocal repertoire of the Red Junglefowl: A spectrographic classification and the code of communication", The Condor 89 (3): 510–524, JSTOR 1368641. Truy cập ngày 12/9/2014 từ

http://en.wikipedia.org/wiki/Red_Junglefowl#cite_ref-15

37. Peterson, A.T. and I.L. Brisbin, Jr. (1999), "Genetic endangerment of wild red junglefowl (Gallus gallus)", Bird Conservation International 9: 387-394. Truy cập ngày 13/7/2014 từ http://www.birdlife.org/datazone/speciesfac Xtsheet.php?id=246.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hệ thống phân loại các loài trong phân họ Trĩ ở Việt Nam - theo Võ Quí (1975) và Trương Văn Lã (1995)

Bộ Gà Galliformes

Họ TrĩPhasianidae

Phân họ Trĩ Phasianinae

Giống Công - Pavo Linnaeus, 1758

1. Công - Pavo muticus (Linnaeus,1758)

1a. Công - Pavo muticus imperator Delacour, 1949 Giống Trĩ sao Rheinartia Maingonnat, 1882

2. Trĩ sao - Rheinartia ocellata (Elliot, 1871)

2a. Trĩ sao - Rheinartia ocellata ocellata (Elliot, 1871) Giống Gà tiền Polyplectron Temminck, 1813

3. Gà tiền - Polyplectron bicalcaratum (Linnaeus, 1824)

3a. Gà tiền mặt vàng - Polyplectronbicalcaratum bicalcaratum (Linnaeus, 1758)

3b. Gà tiền ghigii - Polyplectron bicalcaratum ghigii Delacour et Jabouille, 1924

4. Gà tiền mặt đỏ - Polyplectron germaini Elliot, 1866 Giống Gà lôi Lophura Fleming, 1822

5. Gà lôi trắng - Lophura nycthemera (Linnaeus, 1758) 5a. Trĩ bạc - Lophura nycthemera nycthemera Linnaeus, 1756 5b. Gà lôi trắng - Lophura nycthemera beaulieui Delacour, 1948

5c. Gà lôi berli - Lophura nycthemera berliozi Delacour et Jabouille, 1928 5d. Gà lôi beli - Lophura nycthemera beli (Oustalet, 1898)

5e. Gà lôi vằn - Lophura nycthemera annamensis (Ogilve Grant, 1906) 6. Gà lôi lam mào trắng - Lophura edwardsi (Oustalet, 1896)

8. Gà lôi lam đuôi trắng - Lophura hatinhensis Vo Quy et Do Ngoc Quang, 1975

9. Gà lôi hông tía - Lophura diardi (Bonaparte, 1856) Giống Gà rừng Gallus Brisson, 1760

10. Gà rừng - Gallus gallus (Linnaeus, 1758)

10a. Gà rừng tai trắng - Gallus gallus gallus (Linnaeus, 1758)

10b. Gà rừng tai đỏ Đông bắc - Gallus gallus jabouille Delacour et Kinnear, 1929

10c. Gà rừng tai đỏ Tây bắc - Gallus gallus spadiceus (Bonnaterre, 1791) Giống TrĩđỏPhasianus Linnaeus, 1758

11. Trĩđỏ - Phasianuscolchicus Linnaeus, 1758

11a. Trĩ đỏ khoang cổ - Phasianus colchicus takatsukasae Delacour, 1927 11b. Trĩ đỏ - Phasianus colchicus rothschildi La Touche, 1921

Giống Gà lôi tía Tragopan Cuvier, 1929

12. Gà lôi tía - Tragopan temminckii (Gray, 1831)

Phụ lục 6. Thức ăn và điều kiện chuồng nuôi gà rừng tại Vườn thú Hà Nội

 

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 67)