Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 25)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Võ Quý , Anorova (1967a, 1967b) - dẫn theo Trương Văn Lã (1995) - đã công bố đầu tiên về sinh học loài gà rừng (G. g. jabouillei). Đặc biệt, Võ Quý (1975) đã công bố cuốn sách “Chim Việt Nam - Hình thái và phân loại”, trong đó xác định gà rừng ở Việt Nam có 03 phân loài : Gà rừng tai trắng G.g.g phân bố ở nam Việt Nam (từ Hà Tĩnh trở

vào tới Nam Bộ). Phân loài gà rừng tai đỏG.g.jabouillei có ở miền Bắc Việt Nam (vùng hữu ngạn sông Hồng vào phía nam đến Hà Tĩnh). Phân loài gà rừng tai đỏG.g.spadiceus ở Tây Bắc Việt Nam. Tác giả cũng mô tả hình thái của các phân loài gà rừng này.

Năm 1975, nghiên cứu về “ Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình” do Đặng Huy Huỳnh chủ biên,Trương Văn Lã đã nêu vềđặc điểm sinh học của 4 loài và phân loài thuộc nhóm chim Trĩ, trong đó có gà rừng (G. g.jabouillei).

Năm 1995, Trương Văn Lã - Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật đã báo cáo về công trình nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu nhóm chim trĩ và đặc

điểm sinh học, sinh thái của Gà rừng tai trắng (G. g. g), Trĩ bạc (Lophura nycthemera nycthemera), Công (Pavo muticus imperator) và biện pháp bảo vệ chúng”. Lần đầu tiên tác giả đã công bố được những khám phá bước đầu về tập tính, thức ăn, phân bố, cấu trúc đàn, sinh sản của phân loài gà rừng tai trắng tại Việt Nam. Ngoài ra, có nghiên cứu của Nguyễn Cử (1995) về Chim

đặc hữu và bảo vệđa dạng sinh học ở Việt Nam. Đến năm 1996, đã có nghiên cứu đầu tiên của Đặng Gia Tùng và cs, về nuôi thuần hóa gà rừng tai trắng

trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú Hà Nội và nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho một số loài thuộc nhóm chim họ Trĩ cũng ngay trong năm này. Các nghiên cứu này đã bổ xung một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái của gà rừng tai trắng trong điều kiện nuôi. Năm 2007-2010, Hoàng Xuân Thủy và cộng sựđã nghiên cứu vềđặc tính sinh học, khả năng sinh sản của gà rừng tai

đỏ (G.g. spadiceus) tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Nghiên cứu này đã bước

đầu xác định được một số đặc điểm sinh thái cơ bản ngoài tự nhiên, một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của loài gà rừng tai đỏ trong điều kiện nuôi nhốt.

Như vậy, tại Việt Nam, nhìn chung các công trình nghiên cứu về gà rừng chưa nhiều, đặc biệt là một nghiên cứu tổng thể về gà rừng Việt Nam. Những năm gần đây, Vườn thú Hà Nội đã sưu tầm và nuôi dưỡng được đủ 3 phân loài gà rừng này. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú Hà Nội, gà rừng tuy có tiếp xúc với người song tính hoang dã vẫn còn rất cao, khác hẳn với gà nhà. Do đó việc tiếp cận để làm các nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Song với những thành công bước đầu trong việc nhân nuôi gà rừng tại Vườn thú, hoàn toàn là có cơ sở để có thể nhân nuôi phát triển loài này trong tương lai.

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, SINH TRƯỞNG và SINH sản của gà RỪNG (GALLUS GALLUS, LINNAEUS) NUÔI tại vườn THÚ hà nội (Trang 25)