1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt hại quả cà phê hypothenemus hampei (ferrari) vùng tây nguyên

92 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---HÌI--- PHẠM DUY TRỌNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM -HÌI -

PHẠM DUY TRỌNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA

MỌT HẠI QUẢ CÀ PHÊ HYPOTHENEMUS HAMPEI (FERRARI)

VÙNG TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM -HÌI -

PHẠM DUY TRỌNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA

MỌT HẠI QUẢ CÀ PHÊ HYPOTHENEMUS HAMPEI (FERRARI)

VÙNG TÂY NGUYÊN

Mã số : 60 62 01 12

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN TRỊNH

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Duy Trọng

Trang 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Trịnh, Giám

đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực vật người đã hướng

dẫn, giúp đỡ tôi rất tận tình trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp cùng nhóm nghiên

cứu, các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực

vật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất, kỹ thuật và đóng

góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực

vật cùng các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất để tôi hoàn

thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện KHKT Nông

Lâm nghiệp Tây Nguyên đã giúp đỡ tôi thoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong quá

trình học tập và công tác

Tác giả luận văn

Phạm Duy Trọng

Trang 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3

2.1 Mục đích 3

2.2 Yêu cầu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC……… 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài……… 4

1.2 Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.2.1 Thành phần côn trùng hại cà phê 5

1.2.2 Phân loại, phân bố và ký chủ của Hypothenemus hampei (Ferrari) 5

1.2.3 Họ Scolytidae 6

1.2.4 Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt hại quả cà phê Hypothenemus hampei (Ferrari) 7

1.2.5 Thiên địch của sâu hại cà phê và mọt hại quả cà phê 10

2.2.6 Biện pháp phòng trừ mọt hại quả cà phê 11

2.3 Kết quả nghiên cứu ở trong nước 14

2.3.1 Nghiên cứu về sâu hại cà phê 14

2.3.2 Nghiên cứu về mọt hại quả cà phê 16

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

Trang 6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 19

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 19

2.2.2 Dụng cụ nghiên cứu 19

2.3 Nội dung nghiên cứu 20

2.4 Phương pháp nghiên cứu 20

2.4.1 Điều tra đánh giá tình hình gây hại của mọt hại quả cà phê 20

2.4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt hại quả cà phê H hampei 21

2.4.3 Biến động số lượng quần thể và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng 22

2.4.4 Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp trong phòng trừ mọt hại quả cà phê 23

2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 24

2.5.1 Phương pháp tính toán 24

2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu 26

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Tình hình gây hại của mọt hại quả cà phê (Hypothenemus hampei) 27

3.2 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt hại quả cà phê 29

3.2.1 Một số đặc điểm hình thái 29

3.2.2 Một số đặc điểm sinh học của mọt hại quả cà phê 33

3.2.2.1 Vòng đời và thời gian qua các giai đoạn phát dục 33

3.2.2.2 Khả năng đẻ trứng của mọt hại quả cà phê 36

3.2.3 Tập tính xâm nhiễm và lựa chọn thức ăn của mọt hại quả cà phê 37

3.3 Biến động số lượng quần thể và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng 42

3.3.1 Biến động số lượng mọt hại quả trên cà phê vối tại Đắk Lắk 42

3.3.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại

Trang 7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

quả cà phê trên đồng ruộng 45

3.4 Hiệu quả của một số biện pháp trong phòng trừ mọt hại quả cà phê 55

3.4.2 Hiệu quả gây chết mọt hại quả cà phê của một số loại thuốc hoá học, chế phẩm sinh học trong điều kiện phòng thí nghiệm 57

3.4.3 Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học phòng trừ mọt hại quả cà phê ngoài đồng ruộng 59

3.4.4 Thời điểm phòng trừ mọt hại quả cà phê có hiệu quả trên đồng ruộng 60 3.4.5 Biện pháp canh tác trong phòng trừ mọt hại quả cà phê 62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……… 66

1 Kết luận 66

2 Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Dịch nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật

Trang 9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Mức độ gây hại của mọt hại quả cà phê tại một số vùng(Đắk Lắk, 2013-2014) 27

Bảng 3.2 Kích thước các pha phát dục của mọt hại quả cà phê (Viện BVTV, 2013) 29

Bảng 3.3 Một số đặc điểm hình thái của mọt hại quả cà phê (Viện BVTV, 2013) 31

Bảng 3.4 Thời gian qua các giai đoạn phát dục của mọt hại quả cà phê ở điều kiện

nhiệt độ 200C và độ ẩm không khí 75 - 90% (Viện BVTV, 2013) 33

Bảng 3.5 Thời gian qua các giai đoạn phát dục của mọt hại quả cà phê ở điều kiện

nhiệt độ 250C, độ ẩm không khí 75 - 90% (Viện BVTV, 2013) 34

Bảng 3.6 Thời gian qua các giai đoạn phát dục của mọt hại quả cà phê ở điều kiện

nhiệt độ 300C và độ ẩm không khí 75 - 90% (Viện BVTV, 2013) 35

Bảng 3.7 Số trứng và thời gian đẻ trứng của mọt hại quả cà phê ở các điều kiện

nhiệt độ không khí khác nhau (Viện BVTV, 2013) 36

Bảng 3.8 Mức độ xâm nhập của mọt vào quả ở độ tuổi khác nhau (Viện KHKT

Tây Nguyên, 2013) 39

Bảng 3.9 Số lượng đẻ trứng của mọt trên quả cà phê ở các độ tuổi khác nhau

(Viện KHKT Tây Nguyên, 2013) 40

Bảng 3.10 Vị trí lỗ đục của mọt vào quả cà phê chín trên đồng ruộng (Viện

Trang 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

Bảng 3.15 Mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê tại các vườn có che

bóng và không có che bóng (Đắk Lắk, 2013-2014) 50

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của địa hình đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại

quả cà phê tại Đắk Lắk (2013-2014) 52

Bảng 3.17 Thành phần thiên địch đã thu thập được trên các vườn cà phê bị mọt

hại quả gây hại nặng (Đắk Lắk, 2013-2014) 56

Bảng 3.18 Hiệu lực trừ mọt hại quả cà phê của thuốc hóa học và sinh học khi

phun trực tiếp trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 2014) 57

Bảng 3.19 Hiệu lực trừ mọt hại quả cà phê của thuốc hóa học và sinh học khi

phun gián tiếp trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 2014) 58

Bảng 3.20 Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng trừ

mọt hại quả cà phê ngoài đồng ruộng (Đắc Lăk, 2014) 60

Bảng 3.21 Hiệu lực trừ mọt hại quả cà phê của các thuốc hóa học và sinh học tại

các thời điểm phun khác nhau (Đắc Lăk, 2014) 61

Bảng 4.22 Diễn biến tỷ lệ quả bị hại do mọt hại quả cà phê tại các vườn áp dụng vệ

sinh đồng ruộng và không vệ sinh đồng ruộng (Đắc Lăk, 2014) 64

Trang 11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Tỉ lệ (%) quả cà phê bị hại tại Đắk Lắk trong 2 năm 2013 và 2014 28

Hình 3.2 Trứng mọt hại quả cà phê 32

Hình 3.3 Sâu non tuổi 2 mọt hại quả 32

Hình 3.4 Nhộng đực mọt hại quả 32

Hình 3.5 Nhộng cái mọt hại quả 32

Hình 3.6 Trưởng thành đực và cái 32

Hình 3.7 Mọt hại trong quả cà phê 32

Hình 3.8 Cấu tạo quả cà phê 38

Hình 3.9 Mọt hại trên quả cà phê 38

Hình 3.10 Mọt đục vào quả cà phê 38

Hình 3.11 Các pha của mọt 38

Hình 3.12 Mọt hại trên cà phê vối 38

Hình 3.13 Mọt hại trên cà phê chè 38

Hình 3.14 Biến động số lượng mọt hại quả (con/quả) trên cà phê vối ngoài đồng ruộng tại Đắk Lắk (2013- 2014) 44

Hình 3.15 Tỉ lệ quả bị hại do mọt hại quả cà phê trên cà phê vối ở các tuổi cây khác nhau (Đắk Lắk, 2013-2014) 45

Hình 3.16 Tỉ lệ quả bị hại do mọt hại quả trên cà phê chè và cà phê vối (Đắk Lắk, 2013-2014) 49

Hình 3.17 Ảnh hưởng của cây che bóng đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê tại Đắk Lắk (2013-2014) 51

Hình 3.18 Ảnh hưởng của địa hình đến đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê tại Đắk Lắk (2013-2014) 53

Trang 12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chi Cà phê (Rubiaceae) bao gồm 103 loài nhưng chỉ có hai loài trong

số này được giao dịch thương mại là Coffea arabica Line và Coffea

canephora Pierre (thường gọi là cà phê robusta) Hiện nay, trên thế giới cà

phê được trồng trên qui mô hơn 10 triệu ha tại hơn 80 nước với khoảng 20 triệu hộ gia đình sinh sống phụ thuộc vào trồng và sản xuất cà phê Cà phê Arabica có hàm lượng cafein thấp hơn cà phê Robusta, cà phê Arabica là thể

đa bội (2n=4x=44) trong khi cà phê Robusta là lưỡng bội (2n=22) Cà phê Arabica được trồng ở điều kiện địa hình có độ cao cao hơn so với cà phê Robusta Cả hai loài này phát triển ở điều kiện có ánh sáng mặt trời đầy đủ hoặc tùy mức độ khác nhau của cây che bóng (Vega, 2009)

Quần thể côn trùng trên vườn cà phê có cây che bóng khá phong phú,

có tới 609 loài côn trùng thuộc 258 họ Trong đó, 37% là các loài ăn cỏ và có thể là dịch hại tiềm ẩn, bắt mồi ăn thịt và ký sinh chiếm 42% tổng số loài (Faminow, 2001) Theo ước tính, thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới theo thứ tự là 34% là do cỏ dại, thiệt hại do động vật là 18%, do mầm bệnh là 16% Trong sản xuất cà phê thiệt hại do cỏ dại gây ra ước tính là 15% do côn trùng và bệnh hại, 10% là do cỏ dại (Alan, 2012)

Mọt hại quả cà phê là đối tượng dịch hại quan trọng nhất tại các vùng trồng cà phê trên thế giới Mọt thường xuyên gây thiệt hại ít nhất là 5% sản lượng, tương đương với thiệt hại trên 1 tỷ USD/năm/vụ Trong khoảng 100 năm qua, mọt hại quả cà phê đã lan rộng từ Tây Phi đến hơn 50 quốc gia sản xuất cà phê Gần đây nhất, năm 2010 mọt hại quả đã tấn công gây hại nặng

trên cà phê tại nước Papua New Guinea (Peter, 2012) Mọt hại quả cà phê khó

phòng trừ bằng cách phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học bởi vì hầu hết vòng đời của nó diễn ra bên trong quả cà phê già Để từng bước nâng cao hiệu quả

Trang 14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

kinh tế kỹ thuật của các biện pháp phòng trừ mọt hại quả cà phê đói hỏi phải

nắm vững đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt này

Ở Việt Nam, diện tích trồng cà phê liên tục tăng Năm 1980, diện tích

trồng cà phê là 22.500ha, đến năm 2000 diện tích trồng cà phê là 535.000ha,

kéo theo đó là sự tăng tương ứng của sản lượng cà phê từ 8.400 tấn năm 1980

lên 900.000 tấn năm 2000 (Marsh, 2007) Theo số liệu thống kê (2011) của

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) thì tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam

là 571.000ha Tổng sản lượng cà phê đạt 1,44 triệu tấn Giá trị xuất khẩu tất

cả các dạng sản phẩm cà phê đạt 2.268 triệu USD, chiếm 2,34% so với tất cả

các loại hàng hóa Giá trị của cà phê chiếm tới 1,83% GDP của cả nước

Những kết quả theo dõi từ những năm 1980 đã xác định mọt gây hại tới

30% số quả trên đồng ruộng tại Đắk Lắk (Phan Quốc Sủng và Trần Kim

Loang, 2004) Đồng thời, mọt có thể gây hại ở tất cả các vùng trồng cà phê

tập trung ở Sơn La (Nguyễn Đức Thuấn, 2005) Thời gian mọt gây hại mạnh

từ khi hạt cà phê vào chắc đến giai đoạn thu hoạch với mức độ bị hại tới

13,57% Mọt trưởng thành mọt hại quả cà phê đục vào quả cà phê chín để

chui vào trong nhân, đục phôi nhũ để đẻ trứng, sâu non nở ra ăn phôi và nhũ

hạt Mọt hại quả còn gây hại nhân khô trong kho khi có độ ẩm cao trên 13%

(Đoàn Triệu Nhạn, 2008)

Đến nay, ở nước ta đã có nhiều các công trình nghiên cứu về các loài

sâu, bệnh hại cà phê như bệnh vàng lá cà phê do nấm và tuyến trùng, bệnh gỉ

sắt, bệnh nấm hồng, bệnh thán thư, bệnh thối rễ, ve sầu, rệp sáp, v.v Song

chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thồng và đầy đủ về mọt hại

quả cà phê, mặc dù hiện nay mọt hại quả cà phê đã và đang xuất hiện gây hại

liên tục trên cà phê thời kỳ kinh doanh tại Tây Nguyên

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt hại

quả cà phê (Hypothenemus hampei Ferrari) vùng Tây Nguyên”

Trang 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học, sinh thái học

của mọt hại quả cà phê (Hypothenemus hampei Ferrari) ở Tây Nguyên và

đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số thuốc Từ đó, đề xuất biện pháp

phòng trừ mọt một cách hiệu quả, an toàn

2.2 Yêu cầu

yếu của một hại quả cà phê

và tình hình phát sinh gây hại của chúng tại vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên

điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp tư liệu khoa học về một số

đặc điểm hình thái, sinh học, biến động số lượng và mức độ phát sinh gây hại

của mọt hại quả cà phê (Hypothenemus hampei Ferrari) trong điều kiện sinh

thái vùng Tây Nguyên

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

các biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ tổng hợp mọt hại quả cà phê

(Hypothenemus hampei Ferrari) có hiệu quả tại Tây Nguyên, góp phần ổn

định và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê đáp ứng yêu cầu cho tiêu dùng

và xuất khẩu

Trang 16

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Chỉ trong hơn 2 thập niên qua, Việt Nam từ một nước sản xuất cà phê

chưa được biết đến đã vươn lên chiếm vị trị thứ hai về sản lượng cà phê cung

cấp cho thị trường thế giới, đứng hàng thứ nhất về cà phê vối Năm 2011 diện

tích cà phê cả nước đạt khoảng 570,9 nghìn ha, năng suất đạt 21,9 tạ/ha, sản lượng

1.167,9 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,69 tỷ USD là bước tiến vượt bậc của

ngành cà phê, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của

ngành nông nghiệp trong những năm qua (Cục Trồng trọt, 2012) Tuy nhiên, sản

xuất cà phê Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó sự

xuất hiện ngày càng nhiều những đối tượng sâu bệnh gây thiệt hại không nhỏ

trong sản xuất

Mọt hại quả cũng như các đối tượng côn trùng hại khác đều đòi hỏi

điều kiện môi trường nhất định trong quá trình sống và phát triển số lượng

quần thể Với đặc điểm sinh sống chủ yếu trong quả cà phê, sinh sản và phát

triển trong quả, chỉ khi nào điều kiện quả cà phê không thuận lợi (nhiều nước

trong quả hoặc độ ẩm quả dưới 12,5%) mới bay ra ngoài Do đó, việc phòng

trừ mọt hại quả cà phê gặp rất nhiều khó khăn Ngoài phát sinh gây hại trên

đồng ruộng, mọt còn có thể gây hại trong kho khi độ ẩm hạt lớn hơn 13%

Điều đó cho thấy điều kiện môi trường sống và khả năng thích ứng của chúng

là khá rộng

Vì vậy, để xây dựng biện pháp phòng trừ mọt hại quả cà phê có hiệu

quả, đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu, nắm vững qui luật phát sinh gây hại, cũng

như đặc điểm sinh học sinh thái của mọt hại quả cà phê

Trang 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

1.2 Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1 Thành phần côn trùng hại cà phê

Côn trùng gây hại cà phê làm hạn chế việc sản xuất và chất lượng của

cà phê Những kiến thức thông thường về các loại dịch hại trên cà phê là rất

quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng trừ hiệu quả Kết quả

nghiên cứu của Mugo (2011) về côn trùng hại cà phê ở Kenya đã phát hiện ra

được 20 loài côn trùng hại cà phê trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bọ trĩ

Diarthrothrips coffeae Williams chiếm tỷ lệ 55,8%, sau đó là các loài bọ xít

Antestiopsis spp với tỉ lệ (40,8%), mọt hại quả cà phê chiếm tỉ lệ 25%

Theo thống kê của Juan (2008) trên thế giới có hơn 850 loài côn trùng

gây hại cà phê, có khoảng 200 loài (23,5%) đã được báo cáo ở các vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới ở Mỹ Trong số các loài này có khoảng 30 loài là các loài

côn trùng bản địa gây thiệt hại nghiêm trọng Các loài côn trùng gây hại

nghiêm trọng tại Mỹ bao gồm sâu hại quả cà phê Hypothenemus hampei

(Ferrari), Leucoptera coffeella, rệp sáp gốc (Pseudococcidae), một số loài

thuộc họ bọ xít năm cạnh (Pentatomidae)

1.2.2 Phân loại, phân bố và ký chủ của Hypothenemus hampei (Ferrari)

Trang 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

: Stephanoderes coffeae (Hagedorn, 1910) : Xyleborus coffeivorus (Van der Weele, 1910) : Xyleborus cofeicola (Campos Novaes, 1922) : Xylosandrus morigerus (Blandford)

: Xyleborus coffeae (Wurth, 1908)

(Berry borer)…

- Ký chủ: ký chủ chính của mọt Hypothenemus hampei là họ cà phê,

có một số ký chủ phụ là: Họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có thể tấn công các loài

khác thuộc chi Camphor, Dendrobium, Bombax, Swietenia, Crotalaria,

Leucaena, Tectona, Tephrosia…

- Phân bố: mọt Hypothenemus hampei được phát hiện lần đầu ở châu

Phi, sau đó là ở châu Á, Mexico, Nam Mỹ (Conlombia, Argentina, Brasil), ở

Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica) Vùng Caribe mọt

được tìm thấy ở nước Dominican, Jamaica

1.2.3 Họ Scolytidae

Đặc điểm trưởng thành

Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài từ 0,8 – 10 mm, nhưng rất ít khi

quá 4 mm Cơ thể thường là hình trụ nhưng thỉnh thoảng có loài hình bán cầu

Thường có màu xẫm từ nâu tới đen, cơ thể có thể nhẵn mịn, hoặc có lông,

hoặc có vảy, hoặc rất thô Họ mọt gỗ Scolytidae gây hại gần như tất cả các

phần của của cây, hầu như các loài trong họ phá hoại cả giai đoạn ấu trùng và

trưởng thành Phần lớn chu kỳ sống ở trong cây hoặc quả, chúng chỉ bay ra

ngoài khi gây hại các bộ phận khác của cây (Duffy, 1953)

Giai đoạn chưa trưởng thành

Trứng của họ Scolytidae thường có hình cầu, nhưng đôi khi hình elip

Trang 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

hoặc thậm chí kéo dài Trứng có màu trắng sáng nhạt và không có vết nhỏ

Sâu non thường có dạng không chân và có màu trắng nhạt Ấu trùng của

Scolytidae gần như không có đặc điểm nào phân biệt với ấu trùng họ

Curculionidae Nhộng có các lông cứng (Duffy, 1953)

Đặc điểm sinh học

vỏ Sau đó trưởng thành cái đẻ trứng dọc theo đường đục khi sâu non nở đục

vuông góc với các đường đục của trưởng thành mẹ Hình dáng dường đục đặc

trưng cho một nhóm nhất định thậm chí đặc trưng cho loài Trước khi hóa

nhộng ấu trùng đục rộng tổ của mình và sát với vỏ để khi vũ hóa trưởng thành

xuyên thủng lớp vỏ bay ra ngoài Trưởng thành đực loài giao phối với một

cái, có loài giao phối với hai cái, thậm chí có loài giao phối với khoảng 50

con cái Quá trình giao phối thường diễn ra bên ngoài hoặc bên trong lối vào,

ngoại trừ một số loài diễn ra bên trong ký chủ (Duffy, 1953)

1.2.4 Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của

mọt hại quả cà phê Hypothenemus hampei (Ferrari)

Đặc điểm hình thái

Trưởng thành cái mọt Hypothenemus hampei (Ferrari) rất nhỏ dài

khoảng 1,4 – 1,7 mm, một số có thể dài tới 2 mm Trưởng thành có mầu từ

màu nâu tới màu đen nhạt Đốt ngực trước có một bướu và đầu được ẩn phía

dưới đốt ngực Ấu trùng không có chân, màu trắng, mảnh đầu có lớp màng

mỏng màu nâu, cánh trước có nhiều nếp nhăn và đốm và luôn được bọc một

lớp lông cứng Trưởng thành mới vũ hóa có màu nâu, và chuyển sang màu

đen khi được khoảng 4 đến 5 ngày Trứng có hình dạng gần giống với hạt đậu

màu trắng đục Trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng thành cái

Đặc điểm sinh học

Thời gian từ trứng đến trưởng thành: Theo Farzana (2012) vòng đời

Trang 20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

của Hypothenemus hampei (Ferrari) đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả, ở

các điều kiện khác nhau Thời gian phát dục giai đoạn từ trứng tới trưởng

Hypothenemus hampei (Ferrari) từ trứng đến trưởng thành ở Colombia trong

Fernando (2011) thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của mọt

Hypothenemus hampei (Ferrari) từ 25 – 35 ngày Kết quả nghiên cứu của Luis

trứng tới trưởng thành từ 28 – 34 ngày Theo Mendesil (2004) thời gian phát

dục từ trứng đến trưởng thành của mọt từ 24 – 43 ngày trung bình là 31,7

ngày Trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa từ 7 – 12 ngày

Thời gian phát dục của trứng: tại điều kiện nhiệt độ 270C Luis (2012)

đã chỉ ra rằng thời gian phát dục của trứng là 4 ngày Theo một số tác giả

khác Vega trứng của Hypothenemus hampei (Ferrari) từ 3 – 9 ngày Trưởng

thành cái có thể đẻ lên tới 300 trứng Theo Farzana (2012) mỗi ngày trưởng

thành cái có thể đẻ từ 2-3 trứng và thời gian đẻ kéo dài tới 20 ngày

Thời gian phát dục của sâu non: Nghiên cứu về thời gian phát dục của

ấu trùng mọt đực có hai giai đoạn trong 15 ngày, thời gian phát dục của ấu

trùng mọt cái có 3 giai đoạn trong 19 ngày Luis (2012) cho rằng thời gian

Thời gian phát dục của nhộng: Kết quả tổng hợp của Luis (2012) cho

hampei (Ferrari) là 2 ngày, thời gian nhộng là 7 ngày

Thời gian sống của trưởng thành Hypothenemus hampei (Ferrari): Theo

Fernando (2011) trưởng thành cái sống từ 35 – 112 ngày ở Uganda, 87 – 102 ngày

ở Java, 120 ngày tại Malaysia, 157 ngày tại Brazil, trưởng thành đực có thời gian

sống ngắn hơn trưởng thành cái từ 50 – 75 ngày (Farzana, 2012), còn theo Luis

Trang 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

(2012) trưởng thành đực của mọt hại quả cà phê có thể sống từ 20 – 87 ngày

Tập tính sinh học

Theo kết quả nghiên cứu về hành vi giao phối của mọt Hypothenemus

hampei (Ferrari) của Weliton (2012) có 60% cặp mọt đực cái giao phối trong

thời gian sau khi vũ hóa từ 0 – 24 giờ, 100% các cặp giao phối sau 24 giờ Kết

quả nghiên cứu của Weliton Dias Silva cho thấy rằng mọt hại quả cà phê có

thể giao phối nhiều lần Một mọt đực trưởng thành có thể giao phối với 128

mọt cái, và một mọt đực trưởng thành có thể giao phối với 3 mọt cái trong

một ngày Mọt trưởng thành đực vũ hóa sớm hơn trưởng thành cái và bắt đầu

giao phối với con cái ngay sau khi con cái vũ hóa Theo (Fernando,2011), một

mọt trưởng thành đực có thể giao phối với 2 mọt cái trong một ngày và có thể

giao phối với 30 mọt cái trong đời Mọt cái sau khi thụ tinh trong quả được 3

– 4 ngày thì rời khỏi quả cà phê và tìm những quả mới Tỉ lệ đực: cái trong

quần thể mọt hại quả cà phê là 1:10

vào những quả cùa phê từ 100 ngày tuổi trở nên Những quả cà phê này cung

cấp những điều kiện mà mọt có thể sinh sản được Những quả cà phê có trọng

lượng khô lớn hơn 20% dễ bị mọt đục Những quả cà phê lớn hơn 120 ngày

tuổi là điều kiện tốt nhất để mọt hại quả cà phê phát triển Để đục vào quả cà

phê xanh, mọt hại quả cà phê cần tới 5 giờ 36 phút, quả xanh – chín cần 5 giờ

54 phút, quả chín đỏ hoặc vàng cần 4 giờ 50 phút, trong khi đó thời gian đục

vào quả khô cần tới 11 giờ 21 phút Tỉ lệ sống sót của mọt hại quả cà phê khi

đục vào độ tuổi của quả, những quả 50 ngày tuổi khoảng 15%, ở những quả

cà phê 150 ngày tuổi là gần 80%, còn quả 250 ngày tuổi là 50% (Luis, 2012)

trưởng thành cái bắt đầu xuất hiện từ những quả cà phê bị đục trước đây, từ những

quả cà phê rụng dưới mặt đất hoặc những quả cà phê trên cây Đặc biệt là những

Trang 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

quả chín và quả khô đó có từ 10 – 100 con/quả Từ đây, chúng phát tán xâm

nhiễm gây hại trên những quả mới, cây mới và những ruộng mới (Luis, 2012)

1.2.5 Thiên địch của sâu hại cà phê và mọt hại quả cà phê

động vật ăn thịt, ký sinh trùng, bệnh hại côn trùng và tuyến trùng, côn trùng

ăn thịt Một trong những cách đơn giản nhất mà nông dân có thể giảm sự phụ

thuộc vào thuốc hóa học là tận dụng tối đa kẻ thù tự nhiên của sâu hại Coi đó

là định hướng quan trọng nhất của biện pháp sinh học (Martin Kimani, 2002)

meyricki Ghesquiere và L caffeina đã xác định được một số ký sinh của sâu đục

lá cà phê bao gồm Zagromosoma variegatum (Masi), Chrysocharis spp,

Pediobius coffeicola (Ferriere), Erasmus leucoptera (Ferriere), Achrysocharella

(Achysocharis) ritchiei (Ferriere) và Apanteles bordagei Giard Còn nghiên cứu

của Lomeli (2007) cho thấy kẻ thù tự nhiên của sâu đục lá cà phê có ảnh hưởng

quan trọng, 69% sâu đục gân lá cà phê là do họ Vespidae ăn thịt

Thiên địch của mọt hại quả cà phê có thể chia thành 4 nhóm: nhóm ký

sinh, bắt mồi ăn thịt, tuyến trùng, và nấm gây bệnh côn trùng

- Ký sinh của mọt hại quả cà phê Hypothenemus hampei (Ferrari): Theo

Fernando (2011) thành phần ký sinh của mọt hại quả cà phê gồm những loài

sau: Phymastichus coffea (Eulophidae), Cephalonomia stephanoderis

(Bethylidae), Prorops nasuta (Bethylidae), Heterospilus coffeicola

(Braconidae), Cryptoxilos (Braconidae) – Colombia, Cephalonomia

hyalinipennis – Mexico Theo kết quả nghiên cứu về Phymastichus coffea của

Juliana Jaramillo (2006), số lượng ký sinh của loài này trong ký chủ thường là

từ 2 -5 con/trưởng thành mọt hại quả cà phê và tỉ lệ mọt hại quả cà phê bị ký

sinh tỉ lệ nghịch với tuổi của quả cà phê Quả cà phê càng già thì tỉ lệ tìm thấy

mọt hại quả cà phê bị loài này ký sinh càng thấp do quả càng già thì thời gian

Trang 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

đục của mọt vào quả càng dài Nghiên cứu của Matthew (2009) thấy rằng loài

ong Aphanogmus dictynna (Waterston) ở Kenya ký sinh trên sâu non và nhộng

- Bắt mồi ăn thịt của mọt Hypothenemus hampei (Ferrari): Theo

Fernando (2011) loài bọ trĩ Karnyothrips flavipes Jones có thể ăn mọt hại quả

cà phê ở giai đoạn chưa trưởng thành

Còn Jherime (2008) xác định rằng loài chim ở Jamaican có thể làm

giảm tỉ lệ mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng từ 1 – 14% và làm tăng năng

suất cà phê trên đồng ruộng

Kiến cũng là kẻ thù tự nhiên quan trọng của Hypothenemus hampei

(Ferrari) Theo Fernando (2011) có 7 giống kiến có thể kiểm soát mọt đục của

cà phê (Azteca, Dorymyrmex, Mycocepurus, Pheidole, Pseudomyrmex,

Solenopsis, Tetramorium) Kết quả nghiên cứu của Inge (2007) trong phòng

thí nghiệm tại Colombia cho thấy kiến có thể giết chết 74 – 99% mọt trưởng

thành Kiến xuất hiện như là kẻ thù quan trọng của Hypothenemus hampei

(Ferrari) trong các vườn cà phê che bóng và trong mùa mưa

- Tuyến trùng ký sinh mọt Hypothenemus hampei (Ferrari): Kết quả

nghiên cứu của Alfredo (2002) thu thập 543 loài côn trùng từ 360 mọt có 59

loài là ký sinh và tuyến trùng (10,9%) Tất cả các loài tuyến trùng thu được

đều từ mọt cái

- Nấm ký sinh côn trùng: theo Fernando (2011) có 7 loài nấm kí sinh

cho mọt Hypothenemus hampei (Ferrari) (Beauveria bassiana, Metarhizium

anisopliae, Isaria farinosa, Isaria fumosorosea, Lecanicillium lecanii,

Nomuraea rileyi, Ophiocordyceps entomorrhiza) Tỉ lệ ký sinh của Beauveria

bassiana trong tự nhiên tại Venezuela là 30%, Ấn độ là 60%, Mexico đạt

khoảng dưới 10% và Brazil chỉ đạt dưới 1%

2.2.6 Biện pháp phòng trừ mọt hại quả cà phê

- Sử dụng bẫy phòng trừ mọt Hypothenemus hampei (Ferrari): Kết quả

Trang 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

nghiên cứu của Mathieu (1997) sử dụng bẫy methanol-ethanol tỉ lệ 1:1 đựng

trong một ống sơn màu đỏ bên ngoài Trong 3000 mọt hại quả cà phê thả ra

trong thí nghiệm có 45% bắt lại được và có đến 95% trong đó thu được bằng

bẫy sử dụng methanol-ethanol Theo kết quả nghiên cứu, các bẫy có màu đỏ

hấp dẫn mọt hại quả cà phê hơn các loại bẫy còn lại

Dalianah (2010) nghiên cứu việc sử dụng bẫy tại Brasil với những độ

cao đặt bẫy khác nhau, kết quả cho thấy bẫy treo ở độ cao 1,5m có tỉ lệ mọt

vào bẫy cao hơn gấp 5,5 lần so với bẫy đặt ở vị trí cách mặt đất 0,5m và 1m

Kết quả nghiên cứu của Russell (2012) cho thấy rằng bẫy Brocap có chứa tỉ lệ

methanol : ethanol 3 : 1 trong một ngày thì mọt trưởng thành vào bẫy trung

bình là 220 con/bẫy

(Ferrari): Francisco (2008) đã sử dụng nấm Beauveria bassiana nuôi cấy trên

môi trường gạo để trừ mọt hại quả cà phê và hiệu quả trừ mọt đạt 92,5%

Theo kết quả nghiên cứu của Suzanne (2011) có thể phun nấm Beauveria

bassiana để trừ mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng sau khi hoa nở 60 ngày và

150 ngày Có thể phun ướt hoặc phun bột, nấm phun có thể trộn với xà phòng

dầu Neem, chế phẩm EM, phân bón, Bt, cũng như một số thuốc diệt cỏ nhưng

không dùng chung với thuốc có hoạt chất glyphosate và thuốc trừ nấm

Kết quả nghiên cứu của Monica (2008) về nấm Metarhizium anisopliae

tỷ lệ gây chết mọt hại quả cà phê tương ứng là 32,2%; 56,6%; 24,6%

Theo báo cáo của Naturland (2006) về trồng cà phê hữu cơ ở châu Mỹ

La tinh (Mexico, Guatemala, Ecuador, Peru, Bolivia) trong việc phòng trừ

mọt hại quả cà phê thì có 9% nông dân không sử dụng biện pháp phòng trừ

mọt hại quả cà phê, có 33% sử dụng biện pháp canh tác chủ yếu là nhặt những

quả cà phê bị nhiễm mọt hại quả trên cây cà phê và quả rụng trên mặt đất sau

Trang 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

khi thu hoạch, có 24% sử dụng các biện pháp sinh học, 33% sử dụng biện

pháp canh tác kết hợp biện pháp sinh học, và 1% sử dụng các biện pháp khác

Trong biện pháp sinh học chủ yếu sử dụng Beauveria bassiana (81%) điều

này cho thấy tầm quan trọng của Beauveria bassiana trong biện pháp sinh

học Trong việc sử dụng Beauveria bassiana thì có 64% được nông dân sử

dụng từ việc nuôi cấy trên gạo và 17% sử dụng Beauveria bassiana ngoài tự

nhiên

- Biện pháp canh tác trong phòng trừ mọt Hypothenemus hampei

(Ferrari): Kết quả điều tra của Luis (1996) về số lượng quả cà phê khô còn sót

lại sau thu hoạch dao động trong khoảng từ 3 – 12,2 quả/cây

(Ferrari): Việc phòng trừ mọt hại quả cà phê bằng biện pháp hóa học gặp rất

nhiều hạn chế vì đặc điểm sinh học của loại dịch hại này (Mugo, 2009) Hầu

như toàn bộ vòng đời của mọt hại quả cà phê diễn ra trong quả cà phê, vì vậy

mà việc áp dụng thuốc trừ sâu hoá học trong phòng trừ mọt hại quả cà phê là

rất khó khăn Để áp dụng biện pháp dùng thuốc hóa học trừ mọt hại quả cà

phê đạt hiệu quả cao cần phun thuốc khi mọt trưởng thành chưa đục vào trong

quả, nên các thuốc trừ sâu cần được phun vào khoảng thời gian 4 – 5 tháng

sau khi hoa nở rộ là giai đoạn hạt cà phê cứng lại thích hợp cho mọt tấn công

Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học không hợp lý đã gây ra một vấn đề là việc

kháng thuốc của mọt hại quả cà phê (Farzana, 2012) do có hiện tượng giao

phối cận huyết Tình trạng kháng thuốc có hoạt chất endosulfan của mọt hại

quả cà phê được báo cáo lần đầu tiên tại New Caledonia Hiện tượng kháng

thuốc này cũng được mô tả ở Colombia năm 2001 sau nhiều năm một số nông

trường trồng cà phê ở đây đã lạm dụng endosulfan

- Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với mọt Hypothenemus

hampei (Ferrari): Kết quả thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

Trang 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

trên cây cà phê ở Colombia (Luis, 2012) với diện tích là 110 ha Kết quả sau 3

năm thực hiện (2002 – 2004) đã làm giảm việc sử dụng hoạt chất endosulfan,

chlorpyrifos từ 250 lít năm 2002 xuống còn 75 lít vào năm 2003 và không sử

dụng hai hoạt chất trên để trừ mọt vào năm 2004 Đồng thời tăng việc sử dụng

nấm Beauveria bassiana từ 20 kg (2002) lên 80 kg (2004) Kết quả cũng làm

giảm số lượng cà phê còn lại sau thu thoạch bị nhiễm mọt hại quả từ 22,2

quả/cây xuống còn 6,5 quả/cây, thiệt hại do côn trùng giảm từ 2,3% xuống

0,7% và góp phần làm tăng chất lượng hạt cà phê từ 50% lên 86%

2.3 Kết quả nghiên cứu ở trong nước

2.3.1 Nghiên cứu về sâu hại cà phê

Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam Việt Nam

(1977 – 1978) của Viện Bảo vệ thực vật đã xác định được 12 loài côn trùng

gây hại trên cây cà phê (Viện Bảo vệ thực vật, 1999)

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (2000), đã thu thập và định

loại được 24 loài sâu hại cà phê chè, trong đó có 3 loài hại thân, 1 loài hại

gốc, 2 loài hại cành, 2 loài cắn cây non, 1 loài hại quả và 15 loài hại lá Có 4

loại thường xuyên có mặt trên vườn cà phê và gây thiệt hại có ý nghĩa kinh tế

quan trọng đó là sâu đục thân, sâu tiện vỏ và một số loài rệp (rệp sáp giả, rệp

nâu mềm) Ngoài ra, ở một số vùng mọt đục hạt cà phê có thể phát sinh với

mật độ và tỷ lệ hại rất cao

sâu hại trên cà phê chè tại Sơn La năm 2004 – 2005 gồm 15 loại côn trùng và

nhện hại Trong số đó, có 4 loài hại trên thân, 7 loài hại trên lá, 2 loài hại cây

con, 1 loài hại hạt, 1 loài hại gốc với mức độ hại của chúng khác nhau tùy

thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây cà phê

kích thước nhỏ, vòng đời ngắn từ 34,19 ngày đến 38,86 ngày, khả năng sinh

Trang 27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

sản cao, mỗi rệp cái đẻ được từ 144,75 đến 150,4 trứng (trong điều kiện nhiệt

Rệp sáp đực thuộc dạng hình biến thái hoàn toàn, gồm pha trứng, pha sâu non

(2 tuổi) nhộng và trưởng thành Khác với rệp sáp đực, rệp cái thuộc dạng hình

biến thái không hoàn toàn chỉ có pha trứng, pha sâu non (3 tuổi) và trưởng

thành Rệp sáp xuất hiện với mật độ cao và gây hại nặng từ đầu tháng 3 đến

đầu tháng 5 trùng với giai đoạn ra hoa và đậu quả của cây cà phê

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (2009) về ve sầu hại cà phê

ở Tây Nguyên đã xác định được 6 loài ve sầu, trong đó có 3 loài có mật độ

cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê Đã

xác định được biện pháp phòng trừ ve sầu bằng che phủ nilon và dùng nước

vôi là có hiệu quả trong phòng trừ ve sầu khi chúng từ dưới đất lên lột xác và

trừ ấu trùng trong đất Ngoài ra, sử dụng thuốc Confidor 700 WG cũng có

hiệu quả trong phòng trừ ve sầu

Gần đây, năm 2010 theo kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật

(2006 – 2010) đã phát hiện được 1 loài nhện nâu đỏ Olygonychus coffeae

Nietner và 43 loài côn trùng thuộc 20 họ trong đó có; 5 loài thuộc 3 họ của bộ

cánh cứng (Coleoptera), 1 loài thuộc 1 họ của bộ cánh nửa (Hemiptera), 27

loài thuộc 8 họ của bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera) có

2 loài thuộc họ châu chấu (Acrididae), bộ cánh bằng (Isoptera) có 2 loài thuộc

2 họ, bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 6 loài thuộc 5 họ

Phạm Văn Nhạ (2012) điều tra nguồn rệp sáp trên cà phê bị nấm ký

sinh tại 3 tỉnh thuộc Tây nguyên bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai từ

năm 2009-2011, đã điều tra thu thập được 7000 mẫu rệp sáp Từ các mẫu rệp bị

bệnh điển hình, 360 mẫu đã được phân lập Kết quả giám định bằng phương

pháp hình thái học kết hợp với giải trình tự gen trên 25 mẫu nấm đại diện cho

thấy có 6 loài nấm ký sinh đã được giám định, bao gồm: Beauveria bassiana,

Trang 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

Metarhizium anisopliae, Cephalosporium lanosoniveum, Cordyceps nutans,

Toxicocladosporium sp., Paecilomyces cicadae

Đánh giá độc lực các chủng nấm bằng phương pháp xác định enzyme

ngoại bào cho thấy 8 chủng là MR3, MR4, MR8, MR9, BR5, BR11, BR13 và

BR16 cho kết quả cao nhất Đây là những chủng tiềm năng làm vật liệu cho

sản xuất chế phẩm sinh học Kết quả thí nghiệm về sự phát triển của nấm ở

BR2, BR4, BR7, BR10, BR11, BR13 và BR16 là những chủng có khả năng

phát triển tốt

Thí nghiệm lựa chọn môi trường lên men xốp xác định giá thể tốt nhất

cho việc tách triết bào tử tinh và ứng dụng phun trên đồng ruộng là gạo Đánh

giá hiệu lực của các chế phẩm đối với rệp sáp trong phòng thí nghiệm cho

thấy hiệu quả phòng trừ rệp sáp đạt cao nhất là 77,78% đối với chủng BR5

trên rệp sáp bột hại quả, chủng MR4 là 74,45% đối với rệp bột hại gốc rễ

2.3.2 Nghiên cứu về mọt hại quả cà phê

Theo Phan Quốc Sủng (2004), trong những năm 1980 mọt gây hại

30% số quả trên đồng ruộng tại Đắk Lắk Kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Đức Thuấn (2005) mọt gây hại ở tất cả các vùng trồng cà phê tập trung ở Sơn

La Thời gian gây hại bắt đầu từ tháng 4 và tăng dần vào các tháng sau, đặc

biệt là khi hạt cà phê vào giai đoạn thu hoạch với mức độ bị hại tới 13,57%

Theo Đoàn Triệu Nhạn (2008), trưởng thành mọt hại quả cà phê đục

một lỗ nhỏ ở rốn quả cà phê chín để chui vào trong nhân, đục phôi nhũ tạo

thành rãnh nhỏ để đẻ trứng, sâu non nở ra ăn phôi và nhũ hạt Mọt hại quả và

nhân khô trong kho khi có độ ẩm cao trên 13%

Mọt gây hại ở giai đoạn sâu non và trưởng thành (Phan Quốc Sủng,

2004) Trưởng thành thích sống trong các quả chín, nhất là các quả khô Sau

Trang 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

khi thu hoạch mọt sẽ sống trong các quả khô còn sót lại trên cây và rụng dưới

đất, sau đó chuyển sang các quả xanh già và chín đầu vụ Đối với quả non hầu

hết mọt đục vào rồi bỏ đi, tuy vậy cũng làm cho các quả non này rụng Ngoài

cây cà phê còn thấy mọt xuất hiện trên một số cây như: cốt khí (Tephrosia

candida), muồng hoa vàng (Crotalaria sp.), đậu ma (Cemtrosema pubescen),

keo dậu (Leucaena glauca) Tuy nhiên chưa thấy mọt đẻ trứng trên các cây

này, có thể xem các cây này là ký chủ tạm thời của mọt

Theo Phan Quốc Sủng, Trần Kim Loang (2004) mọt cái trưởng thành

có màu từ nâu sẫm đến đen bóng, có cánh màng, dài 1,5 – 1,6 mm, rộng 0,6 –

0,9 mm; con đực có màu vàng sẫm - nâu đậm, không có cánh màng và nhỏ hơn

rất nhiều so với con cái, dài 1,0 – 1,2 mm, rộng 0,5 – 0,6 mm Nhộng trần, có

màng trắng sữa, dài khoảng 1,6 – 1,9 mm, rộng 0,7 – 1,0 mm Sâu non có màu

trắng, không chân, dài 1,9 – 2,1 mm, rộng khoảng 0,6 mm Trứng có màu trắng

trong, hình bầu dục, dài khoảng 0,3 – 0,5mm, rộng 0,2 – 0,3 mm

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái mọt hại quả cà phê của

Nguyễn Đức Thuấn (2005) cũng cho thấy trưởng thành có dạng hình bầu dục,

con đực dài 1,16 ± 0,05mm, rộng 0,58 ± 0,03mm, con cái dài 1,82 ± 0,05mm,

rộng 0,81 ± 0,03mm, mới vũ hóa có màu nâu vàng, sau vũ hóa 3 ngày mặt

lưng có màu đen, bụng chân màu vàng Trứng có hình elip, màu trắng sữa,

chiều dài trung bình 0,68 mm, rộng trung bình 0,31±0,03mm

83% là 44,68 ± 0,33 ngày (Nguyễn Đức Thuấn, 2005), sâu non tuổi 1 là 12,15

± 0,34 ngày, sâu non tuổi 2 là 6,5 ± 0,24 ngày, nhộng 6,5 ± 0,24 ngày, tiền đẻ

trứng là 12,55 ± 0,45 ngày Sâu non đực có 1 tuổi, sâu non cái có 2 tuổi

Biện pháp phòng trừ mọt có hiệu quả cao (Phan Quốc Sủng, 2004) là

nhặt hết tất cả các quả khô và quả chín còn sót lại trên cây và dưới đất sau khi

thu hoạch để cắt đứt nguồn mọt trên đồng ruộng Bảo quản hạt ở độ ẩm dới

Trang 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

13% Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuấn (2005) đã cho thấy thuốc

trừ mọt có hiệu quả cao là Thasodant 35 EC, thuốc trừ sâu sinh học Beauveria

bassiana và Metarhizium anisopliae cũng có hiệu quả trừ mọt đục quả cà phê

sau 45 ngày phun

Đánh giá chung

Qua các kết quả nghiên cứu công bố ở trong và ngoài nước đã thu thập

được đều cho thấy mọt hại quả cà phê là đối tượng sâu hại rất nguy hiểm, có

thể làm giảm đáng kế đến năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch

Ở nước ngoài, mọt hại quả cà phê đã được nghiên cứu khá chi tiết với

nhiều khía cạnh khác nhau, như: đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cũng

như nghiên cứu, phát triển các biện pháp phòng chống có hiệu quả

Còn tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của mọt hại quả cà phê tuy đã

được chỉ rõ từ lâu và đã có một số công trình đã được công bố kết quả nghiên

cứu về mọt hại quả cà phê Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu về sâu hại này còn

rất khiêm tốn, chưa chuyên sâu và không có tính hệ thống về đặc điểm sinh

học, qui luật phát sinh gây hại của chúng trên đồng ruộng cũng như các giải

pháp phòng trừ có hiệu quả

Trước thực tiễn sản xuất cà phê ở nước ta nói chung và vùng Tây

nguyên nói riêng, việc đi sâu nghiên cứu sinh học sinh thái mọt hại quả cà phê

làm cơ sở để góp phần xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại cà phê

là vấn đề cấp thiết hiện nay

Trang 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu tình hình phát sinh gây hại, một

số đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt hại quả cà phê (Hypothenemus

hampei Ferrari) và biện pháp phòng trừ chúng tại vùng sinh thái Tây Nguyên

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

vật, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Viện Khoa

học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh

Đắk Lắk và các vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên

2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

- Quả cà phê tươi ở các giai đoạn phát triển và cà phê hạt (còn gọi là

cà phê thóc)

- Các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nghiên cứu gồm: chế phẩm nấm

M anisopliae và B bassiana của Viện Bảo vệ thực vật Một số thuốc hóa học

có hoạt chất Chlorpyrifos, Abamectin

2.2.2 Dụng cụ nghiên cứu

phòng thí nghiệm bao gồm:

- Kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay

Trang 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

- Các loại panh, ống nghiệm, túi nylon, nút bông, giấy lọc, bông, cồn,

vợt, máy ảnh, v.v

2.3 Nội dung nghiên cứu

1 Tìm hiểu tình hình gây hại của mọt hại quả cà phê Hypothenemus hampei

(Ferrari) ở một số vùng trồng cà phê chủ yếu tại Tây nguyên

2 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt hại quả cà phê

Hypothenemus hampei (Ferrari)

- Mô tả hình thái mọt hại quả cà phê H hampei

- Thời gian qua các giai đoạn phát dục và vòng đời phát triển của mọt hại

quả cà phê

- Khả năng sinh sản của hại quả cà phê

3 Biến động số lượng quần thể và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát

sinh gây hại của mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng

- Biến động số lượng quần thể phát sinh trên đồng ruộng và các yếu tố ảnh

hưởng đến biến động số lượng quần thể mọt hại quả cà phê (H hampei)

- Ảnh hưởng của tuổi cây đến mức độ phát sinh gây hại của mọt hại quả

- Ảnh hưởng của giống, địa hình, cây che bóng, v.v đến khả năng phát

sinh gây hại của quần thể mọt hại quả cà phê

- Tìm hiểu thành phần thiên địch của mọt hại quả cà phê

4 Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ mọt hại quả cà phê

- Hiệu quả thuốc hoá học Mapy 48 EC, Supracide 40EC

- Hiệu quả của chế phẩm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Điều tra đánh giá tình hình gây hại của mọt hại quả cà phê

Tại Tây Nguyên chọn 3 vùng điều tra tương đối đồng nhất về tuổi cây,

địa hình, mức độ canh tác Mỗi vùng chọn 3 điểm điều tra, mỗi điểm điều tra

chọn 3 vườn cà phê, mỗi vườn cà phê tiến hành điều tra 5 điểm theo đường

Trang 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

chéo góc, mỗi điểm tiến hành chọn 1 cây cà phê, mỗi cây cà phê tiến hành lấy

ngẫu nhiên 30 quả cà phê Đếm tổng số quả cà phê lấy mẫu, tổng số quả cà

phê bị mọt đục, tính tỷ lệ quả bị mọt đục theo từng địa điểm, tỷ lệ ruộng bị

mọt gây hại theo từng điều kiện

2.4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt hại quả cà

phê H hampei

+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái

- Quan sát, mô tả các pha phát dục từ khi trứng mới đẻ ra tới khi trứng

nở, sâu non từ khi nở tới khi vào nhộng, nhộng từ khi mới vào nhộng cho tới

khi vũ hóa, trưởng thành sau khi vũ hóa

- Tiến hành đo kích thước (chiều dài và chiều rộng) của 30 cá thể bất

kỳ ở mỗi pha, trứng, sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành đực và trưởng

thành cái Chụp ảnh các pha phát dục của mọt hại quả cà phê

+ Xác định vòng đời và thời gian các pha phát dục của mọt hại quả

cà phê ở điều kiện nhiệt độ khác nhau

Thu mọt trưởng thành cái trong quả cà phê trên đồng ruộng sau đó thả

100 mọt trưởng thành vào hạt cà phê thóc đã được làm ẩm trở lại Khi mọt

đục vào hạt cà phê và đẻ trứng vào trong hạt hàng ngày kiểm tra số trứng đẻ,

lấy trứng sang một hạt cà phê thóc đã được làm ẩm khác để tiến hành theo dõi

thời gian phát dục của trứng, sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành

+ Đánh giá khả năng sinh sản của mọt hại quả cà phê

Sau khi trưởng thành vũ hóa tiến hành ghép đôi cặp đực cái, tiến hành

ghép đôi khoảng 50 cặp Khi thấy hiện tượng mọt trưởng thành bò ra khỏi hạt

thì cho thêm hạt cà phê thóc đã được làm ẩm vào trong hộp ghép đôi Tiến

hành kiểm tra số trứng đẻ đến khi mọt trưởng thành cái chết

Trang 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

2.4.3 Biến động số lượng quần thể và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ

phát sinh gây hại của mọt hại quả cà phê trên đồng ruộng

- Theo dõi biến động số lượng quần thể mọt hại quả cà phê

Tiến hành chọn ruộng, khu vực điều tra tại vùng Tây nguyên tiến hành

chọn 3 khu vực điều tra có dộ tương đồng về điều kiện địa hình, chân đất,

giống và tuổi cà phê Mỗi khu vực điều tra chọn 3 địa điểm, mỗi địa điểm

chọn 3 ruộng cà phê, mỗi ruộng điều tra 5 cây cà phê theo hình chéo góc, mỗi

cây thu 20 quả cà phê ngẫu nhiên đều theo 4 hướng

Định kỳ điều tra 30 ngày/lần đối với cà phê từ khi hoa nở rộ tới khi

quả cà phê được 120 ngày, điều tra 15 ngày/lần khi đối với quả cà phê được

120 ngày trở lên tới khi thu hoạch

Sau khi cà phê thu hoạch xong tiến hành điều tra bổ sung số lượng quả

cà phê còn sót lại trên cây và quả cà phê rụng dưới đất (quả cà phê khô) cho

tới khi thu hoạch ở vụ tiếp theo

Các chỉ tiêu theo dõi: Đếm số lượng trứng, sâu non, nhộng, trưởng

thành mọt hại quả cà phê trong những quả cà phê theo dõi

- Ảnh hưởng của điều kiện địa hình đến mọt hại quả cà phê

Tiến hành điều tra số lượng trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành mọt

H hampei trên đồng ruộng ở điều kiện địa hình đỉnh đồi, lưng đồi, chân đồi

Mỗi địa hình chọn 3 ruộng, mỗi ruộng chọn 5 điểm, mỗi điểm chọn 1 – 2 cây,

mỗi cây lấy ngẫu nhiên 20 quả cà phê Tiến hành điều tra 30 ngày/lần

- Ẩnh hưởng của cây che bóng đến mọt hại quả cà phê

Chọn 6 ruộng có điều kiện đồng nhất về đất đai, tuổi cây, địa hình,

mức độ thâm canh Trong đó 3 ruộng có cây che bóng và 3 ruộng không có

cây che bóng Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 1 – 2 cây,

mỗi cây lấy ngẫu nhiên 20 quả cà phê Định kỳ điều tra 30 ngày/lần Đếm số

lượng trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành sau mỗi đợt điều tra

Trang 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

- Ảnh hưởng của tuổi cây cà phê đến mọt hại quả cà phê

Điều tra mọt H hampei trên ba mức độ tuổi cây khác nhau: cây < 7

Điều tra định kỳ 30 ngày/lần, mỗi độ tuổi chọn 3 ruộng cà phê mỗi ruộng cà

phê chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn 1 -2 cây cà phê Lấy ngẫu nhiên 20

quả cà phê trên cây cho vào túi nylon, rồi đem về phòng thí nghiệm đếm số

lượng các pha phát dục của mọt hại quả cà phê

- Tìm hiểu thành phần thiên địch của mọt hại quả cà phê

Tiến hành điều tra cố định 30 ngày/lần, điểm điều tra hoàn toàn ngẫu

nhiên Tại mỗi điểm điều tra tiến hành quan sát bằng mắt để phát hiện các loài

thiên địch, theo dõi hoạt động của chúng (đẻ trứng, săn mồi, v.v.)

Thu những mẫu sâu hại và mẫu sâu hại bị chết hoặc do các bệnh khác

nhau Vợt bắt những thiên địch biết bay hoặc thu bắt bằng tay đối với những

thiên địch di chuyển chậm chạp Thu mẫu vào túi nylon và đem về phòng thí

nghiệm tiếp tục theo dõi và xác định thành phần loài

2.4.4 Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp trong phòng trừ mọt hại quả

cà phê

Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng trừ mọt hại quả cà phê của chế

phẩm sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học trong phòng thí nghiệm

- Phun trực tiếp: thí nghiệm tiến hành phun trực tiếp lên hạt cà phê

thóc đã nhiễm mọt, thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại (4 công thức

của chế phẩm sinh học và thuốc hoá học ở ngưỡng nồng độ khác nhau, 2 công

thức sử dụng thuốc hoá học được phun theo nồng độ khuyến cáo, công thức

đối chứng phun nước lã Mỗi công thức lấy 30 hạt cà phê thóc đã bị nhiễm 1

mọt trưởng thành bên trong

- Phun gián tiếp: phun vào hộp nuôi có chứa 30 hạt cà phê thóc

đã nhiễm ẩm chưa bị mọt đục, sau 30 phút thả mọt trưởng thành vào

Trang 36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

mỗi hộp Thí nghiệm tiến hành tương tự thí nghiệm phun trực tiếp

Kiểm tra số mọt còn sống sau khi phun 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 15

ngày đối với thuốc hóa học và sau khi phun 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20

ngày đối với chế phẩm sinh học

Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng phòng trừ mọt của chế phẩm

sinh học và thuốc hoá học ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm tiến hành đối với 3 ngưỡng nồng độ của chế phẩm sinh

học, thuốc có nguồn gốc sinh học và 1 loại thuốc hóa học có hiệu lực cao

trong phòng thí nghiệm Thí nghiệm tiến hành phun kép 2 lần mỗi lần cách

nhau 15 ngày Thí nghiệm tiến hành với 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3

lần, một lần nhắc phun trên 3 cây cà phê bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn

chỉnh Thí nghiệm được tiến hành trên cà phê sau khi hoa nở rộ 150 ngày

Điều tra sau phun lần đầu 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, 30 ngày

Trên cây cà phê lấy ngẫu nhiên mỗi cây 20 quả, đếm số lượng quả bị đục, số

lượng mọt trưởng thành còn sống

Thí nghiệm 3: Xác định thời điểm phòng trừ mọt hại quả cà phê

Thí nghiệm được tiến hành vào 3 thời điểm vào tháng 4, tháng 7 và

tháng 10 Mỗi đợt thí nghiệm phun thuốc hai lần, lần thứ hai cách lần đầu 15

ngày Các công thức thí nghiệm được nhắc lại 3 lần mỗi lần trên 3 cây cà phê

Các công thức thí nghiệm gồm các chế phẩm sinh học và thuốc hóa học được

phun theo nồng độ khuyến cáo, công thức đối chứng phun nước lã Sau 5, 10,

15, 20, 30 ngày lấy mỗi cây 20 quả cà phê Đếm số lượng quả cà phê bị đục

Trang 37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Tổng số lần điều tra

Trong đó: - Xuất hiện rất ít, độ thường gặp <5% ;

+ Xuất hiện ít, độ thường gặp từ 5- 15%, ++ Xuất hiện trung bình, độ thường gặp từ 16-30%;

+++ Xuất hiện nhiều, độ thường gặp > 30%

- Thời gian phát dục trung bình của mọt hại quả

n là tổng số cá thể theo dõi

- Kích thước trung bình của cá thể

Trong đó: X: Giá trị trung bình của cá thể

Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i

Trang 38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

- Tính hiệu quả trừ mọt hại quả cà phê trong điều kiện phòng thí nghiệm

theo công thức Abbott:

- Tính hiệu lực trừ mọt của chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu hoá học ở

ngoài đồng ruộng theo công thức Henderson – Tilton:

Ta x Cb

H (%) = (1 - - ) x 100

2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Tính hiệu lực gây chết mọt hại quả của chế phẩm trong phòng thí nghiệm

theo công thức Abbott, ngoài đồng ruộng tính theo công thức Henderson - Tilton

Các kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê theo chương trình SAS và

chương trình Excel 4.0

Trang 39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình gây hại của mọt hại quả cà phê (Hypothenemus hampei)

Diện tích trồng cà phê cả nước năm 2012 đạt 614.545 ha, trong đó tỉnh

Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất 200.161 ha (190.329 ha cà phê kinh

doanh), năng suất đạt 25,12 tạ nhân/ha, và sản lượng 487.748 tấn/năm Tuy

nhiên phát triển cà phê hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có

việc nâng cao chất lượng và tính bền vững trong canh tác cà phê Một trong

số các yếu tố đang được quan tâm là tình hình sâu bệnh hại cà phê nói chung

và mọt hại quả cà phê nói riêng

Để tìm hiểu khả năng phân bố, mức độ gây hại của mọt hại quả cà phê

qua từng thời điểm khác nhau trên cây cà phê tại các vườn vào thời kỳ kinh

doanh (từ năm thứ 5) tại các huyện Cư Kuin, Krông Pắk và thành phố Buôn

Ma Thuột Kết quả điều tra tỉ lệ quả bị hại do mọt trong hai năm 2013 và

2014 thu được tại bảng 3.1 và hình 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Mức độ gây hại của mọt hại quả cà phê tại một số vùng

Ghi chú: (-) Tỷ lệ quả bị hại <5% ; (+) Tỷ lệ quả bị hại 5-15%,

(++) Tỷ lệ quả bị hại 16-30%; (+++) Tỷ lệ quả bị hại > 30%

Trang 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Hình 3.1 Tỉ lệ (%) quả cà phê bị hại tại Đắk Lắk trong 2 năm 2013 và 2014

Kết quả điều tra ở bảng 3.1, Hình 3.1 cho thấy ở tất cả các vùng điều

tra đều bị mọt hại quả gây hại Thời gian gây hại quanh năm và đặc biệt là gây

hại nặng vào thời kỳ quả cà phê vào chắc tới thời kỳ thu hoạch Đặc biệt, ngay

từ tháng 8 tỷ lệ quả bị hại đã đạt từ 19,6% đến 20,4% và đến tháng 12 tỷ lệ

quả bị hại vẫn tới 19,2%

Thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 5 tỉ lệ quả cà phê bị mọt gây hại thấp

hơn so với thời điểm khác trong năm là do thời kỳ này quả cà phê mới hình

thành, chưa phải là nguồn thức ăn thích hợp của mọt Số quả bị hại chủ yếu là

quả cà phê trái vụ hoặc quả cà phê còn sót lại từ vụ trước Từ tháng 6 trở đi, tỉ

lệ quả bị hại tăng dần và thời kỳ này quả cà phê bắt đầu vào chắc và cũng là

thức ăn ưa thích của mọt để sinh trưởng phát triển quần thể

Kết quả theo dõi nêu trên có thấp hơn so với công bố của tác giả

Nguyễn Đức Thuấn (2005) khi nghiên cứu tỉ lệ hại của mọt hại quả cà phê

chè tại Sơn La lên tới 72%, còn theo Vega (2009) tỉ lệ này tại Colombia và

Ngày đăng: 19/09/2015, 00:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Bảo vệ thực vật (2010), Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam
Tác giả: Cục Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
2. Cục trồng trọt (2012), Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê thời gian tới, www.cuctrongtrot.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê thời gian tới
Tác giả: Cục trồng trọt
Năm: 2012
4. Phạm Văn Nh ạ, Hồ Thị Thu Giang, Phạm Thị Vượng, Đồng Thị Thanh, Trần Th ị Tuyết, Đặng Thanh Thúy, Phạm Duy Trọng (2012),‘‘Kết quả nghiên cứu một số chủng nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên’’, Tạp chí Khoa học và Phát triển: Tập 10, (số1):34 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Phát triển
Tác giả: Phạm Văn Nh ạ, Hồ Thị Thu Giang, Phạm Thị Vượng, Đồng Thị Thanh, Trần Th ị Tuyết, Đặng Thanh Thúy, Phạm Duy Trọng
Năm: 2012
5. Pham Quốc Sủng, Trần Kim Loang (2004), Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cà phê và biện pháp phòng trừ, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cà phê và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Pham Quốc Sủng, Trần Kim Loang
Năm: 2004
6. Nguyễn Đức Thuấn (2005), Thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái sinh vật học, biến động số lượng của mọt hại quả Stephanoderes hampei Ferriere và biện pháp phòng trừ chúng tại Sơn La, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái sinh vật học, biến động số lượng của mọt hại quả Stephanoderes hampei "Ferriere" và biện pháp phòng trừ chúng tại Sơn La
Tác giả: Nguyễn Đức Thuấn
Năm: 2005
7. Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Thị Vượng, Lê Xuân Vị (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và diễn biến quần thể rệp sáp Planococcus sp hại cà phê tại Đăk Lăk, Báo cáo khoa học, Viện Bảo vệ thực vật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và diễn biến quần thể rệp sáp Planococcus sp hại cà phê tại Đăk Lăk
Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Thị Vượng, Lê Xuân Vị
Năm: 2006
8. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật- Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Tập I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật- Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
9. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977 – 1978, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977 – 1978
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
11. Phạm Thị Vượng, Nguyễn Thị Thủy, Phan Quang Hương (2010), Ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2006 – 2010, NXB Nông nghiệp, tr 487 – 491.2. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Phạm Thị Vượng, Nguyễn Thị Thủy, Phan Quang Hương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
12. Alan Macleod, Julian Smith (2012) Pest and Disease Threats to Coffee, Cocoa and Rice, The Food and Environment Research Agency, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pest and Disease Threats to Coffee, Cocoa and Rice
13. Alfredo Castillo, Francisco Infante, Juan F. Barrera, Lynn Carta, Fernando E. Vega (2002). First field report of a nematode (Tylenchida:Sphaerularioidea) attacking the coffee berry borer, Hypothenemus ampei (Ferrari) (Coleoptera: Scolytidae) in the Americas, Journal of Invertebrate Pathology. 79. pp. 199–202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Invertebrate Pathology
Tác giả: Alfredo Castillo, Francisco Infante, Juan F. Barrera, Lynn Carta, Fernando E. Vega
Năm: 2002
14. Barrera, J. F. (2008). Coffee pests and their management, pp. 961-998 In J. L. Capinera [ed.], Encyclopedia of Entomology. 2nd ed. Springer Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coffee pests and their management
Tác giả: Barrera, J. F
Năm: 2008
15. Dalianah Uemura-Lima, Mauríciou Ventura, Adrianay Mikami, Fláviac Dasilva, Lauromorales (2010), Responses of Coffee Berry Borer, Hypothenemus hampei (Ferrari) (Coleoptera: Scolytidae), to Vertical Distribution of Methanol: Ethanol Traps, Neotropical Entomology 39 (6):pp. 930-933 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Responses of Coffee Berry Borer, Hypothenemus hampei "(Ferrari) (Coleoptera: Scolytidae)", to Vertical Distribution of Methanol: Ethanol Traps
Tác giả: Dalianah Uemura-Lima, Mauríciou Ventura, Adrianay Mikami, Fláviac Dasilva, Lauromorales
Năm: 2010
16. Duffy E. A. J. (1953), Coleoptera (Scolytidae and Platypodidae). Vol. V, Pt. 15 of the Handbooks as above, Handbooks for The identiication of british insects. Pp. 20, 40 figures. London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coleoptera (Scolytidae and Platypodidae). Vol. V, Pt. 15 of the Handbooks as above
Tác giả: Duffy E. A. J
Năm: 1953
17. Faminow, Merle D.; Rodriguez, Eloise A. (2001). Biodiversity of Flora and Fauna in Shaded Coffee Systems. ICRAF-Latin America Regional Office. pp. 27–29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biodiversity of Flora and Fauna in Shaded Coffee Systems
Tác giả: Faminow, Merle D.; Rodriguez, Eloise A
Năm: 2001
19. Fernando E. Vega (2011). The Coffee Berry Borer: An Overview: www.ctahr.hawaii.edu/site/downloads/CBB/.../Vega_PBESA_March2011.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Coffee Berry Borer
Tác giả: Fernando E. Vega
Năm: 2011
20. Fernando E. Vega, Matthew Kramer, Andjuliana Jaramillo (2011), Increasing Coffee Berry Borer (Coleoptera: Curculionidae: Scolytinae) Female Density in Artificial Diet Decreases Fecundity, Journal of Economic Entomology, 104 (1): pp. 87 – 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Entomology
Tác giả: Fernando E. Vega, Matthew Kramer, Andjuliana Jaramillo
Năm: 2011
21. Francisco J. Posada-Flórez (2008), Production of Beauveria bassiana fungal spores on rice to control the coffee berry borer, Hypothenemus hampei, in Colombia, 13pp. Journal of Insect Science 8:41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Insect Science
Tác giả: Francisco J. Posada-Flórez
Năm: 2008
42. Suzanne Shriner, 2011. Tips for CBB Integrated Pest Management, http://www.konacoffeefarmers.org/coffee-berry-borer/pest-disease-committee/ integrated-pest-management/ Link
44. Vietnam, Data for crop/calendar year commencing: 2011 http://www.ico.org/profiles_e.asp?section=Statistics Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w