TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------ NGUYỄN THANH ĐOÀN XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI ỐC NƯỚC NGỌT LÀ KÝ CHỦ TRUNG GIAN CỦA SÁN LÁ Ở MỘT SỐ HUYỆN TRONG T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
- -
NGUYỄN THANH ĐOÀN
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI ỐC NƯỚC NGỌT LÀ
KÝ CHỦ TRUNG GIAN CỦA SÁN LÁ Ở MỘT SỐ
HUYỆN TRONG TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y
Cần Thơ, 2014
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI ỐC NƯỚC NGỌT LÀ
KÝ CHỦ TRUNG GIAN CỦA SÁN LÁ Ở MỘT SỐ
HUYỆN TRONG TỈNH VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGs.Ts Nguyễn Hữu Hưng Nguyễn Thanh Đoàn
MSSV: 3103016 Lớp: Thú Y K36
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Xác định thành phần loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá
ở một số huyện trong tỉnh Vĩnh Long” do sinh viên Nguyễn Thanh Đoàn thực hiện tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014
Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014 Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014
Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014 Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày……tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Doàn
Trang 5LỜI CẢM ƠN Kính dâng lên ba mẹ
Trọn đời con không bao giờ quên công ơn của cha mẹ luôn luôn quan tâm, ủng
hộ con về mặt tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập
Mãi mãi biết ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi hoàn thành
Bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Tập thể lớp Thú Y K36 đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
TÓM LƯỢC ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Tình hình nghiên cứu về ốc nước ngọt-ký chủ trung gian của sán lá 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.2 Tình hình nghiên cứu về động vật thân mềm (Mollusca) 9
2.3 Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda) 13
2.3.1 Hình thái, cấu tạo bên ngoài của lớp Gastropoda 14
2.3.2 Cấu tạo bên trong của lớp Gastropoda 23
2.4 Khái quát về lớp sán lá (Class Trematoda) 29
2.4.1 Đặc điểm hình thái 29
2.4.2 Vòng dời 30
2.4.3 Sơ lược về quá trình phát triển của ấu trùng một số loài sán lá trong ốc nước ngọt-ký chủ trung gian 31
Trang 73.1 Nội dung nghiên cứu 38
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 38
3.3 Đối tượng nghiên cứu 38
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 38
3.4.1 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất 38
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Đặc điểm hình thái của một số loài ốc đã thu thập và định danh 44
4.1.1 Lớp phụ PROSOBRANCHIA 45
4.1.2 Lớp phụ PULMONATA 52
4.2 Thành phần và sự phân bố các loài ốc nước ngọt thu được trong tỉnh Vĩnh Long 54
4.3 Kết quả về thành phần loài ốc nước ngọt trong tỉnh Vĩnh Long 56
4.3.1 Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt trong tỉnh Vĩnh Long 56
4.3.2 Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt tại các huyện trong tỉnh Vĩnh Long 57
4.3.3 Kết quả các chỉ số ở một số loài ốc nước ngọt phổ biến trong tỉnh Vĩnh Long 58
4.4 Khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng sán lá trên ốc Lymnaea swinhoei tại các điểm khảo sát 59
4.5 Các họ ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của các loài sán lá gây bệnh cho con người và động vật nuôi .61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Đề nghị 65
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống phân loại của động vật thân mềm Mollusca theo Barnes et
al
Lymnaea, 2000 12
Hình 2.2: Một số hình dạng vỏ của lớp Gastropoda 14
Hình 2.3: Định hướng của vỏ ốc 15
Hình 2.4: Một số đặc điểm phân biệt trên vỏ ốc nước ngọt .16
Hình 2.5: Hình dạng các vân của vỏ ốc nước ngọt 17
Hình 2.6: Hình dạng mương trước ở ốc nước ngọt 17
Hình 2.7: Hình dạng và vị trí của nắp miệng của ốc nước ngọt 18
Hình 2.8: Một số hình dạng của bờ trụ và miệng vỏ ở ốc nước ngọt 19
Hình 2.9: Hình dạng vỏ ốc nước ngọt 20
Hình 2.10: Các dạng lỗ rốn ở ốc nước ngọt 20
Hình 2.11: Cách đo kích thước ở ốc nước ngọt 21
Hình 2.12: Cách phân loại kích thước của ốc 21
Hình 2.13: Cuộn phải và cuộn trái của vỏ ốc 22
Hình 2.14: Hình thái, cấu tạo Gastropoda 23
Hình 2.15: Cấu tạo của ốc Pulmonata 25
Hình 2.16: Vỏ một số loài ốc phổ biến ở nước ta 26
Hình 2.17: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Lymnaeidae 26
Hình 2.18: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Planorbidae 27
Hình 2.19: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Thiaridae 28
Hình 2.20: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Viviparidae 28
Hình 2.21: Vòng đời sán lá 30
Hình 2.22: Các dạng ấu trùng của sán Fasciola 32
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long 39
Hình 4.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bậc phân loại ốc nước ngọt trong tỉnh Vĩnh Long 44
Trang 10Hình 4.3: Tarebia granifera 46
Hình 4.4: Adamietta sp 47
Hình 4.5: Melanoides tuberculata 47
Hình 4.6: Mekongia sp 48
Hình 4.7: Filopaludina martensi martensi 49
Hình 4.8: Trochotaia sp 49
Hình 4.9: Eyriesia sp 50
Hình 4.10: Pomacea canaliculata 50
Hình 4.11: Bithyniidae siamensis sp 51
Hình 4.12: Clea (anentome) sp 52
Hình 4.13: Lymnaea swinhoei 53
Hình 4.14: Lymnaea viridis 53
Hình 4.15: Indoplanorbis exustus 54
Hình 4.16: Các cercaria tìm thấy được khi mổ khảo sát ốc Lymnaea swinhoei .61
Hình 4.17: Các redia tìm thấy được khi mổ khảo sát ốc Lymnaea swinhoei .61
Trang 11DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Thành phần và sự phân bố các loài ốc nước ngọt thu được trong tỉnh
Vĩnh Long 54
Bảng 4.2: Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt trong Vĩnh Long 56 Bảng 4.3: Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt ở từng huyện trong tỉnh Vĩnh Long 57 Bảng 4.4: Các chỉ số ở một số loài ốc nước ngọt phổ biến trong tỉnh Vĩnh
Trang 12TÓM LƯỢC
Bằng phương pháp định danh phân loại 2.626 mẫu ốc nước ngọt và mổ khảo
sát 120 ốc Lymnaea swinhoei tìm các giai đoạn phát triển ấu trùng của sán lá
trong tỉnh Vĩnh Long Chúng tôi đã định danh được 14 loài ốc nước ngọt
thuộc 14 giống, 7 họ, 3 bộ trong 2 phân lớp phụ của ngành Gastropoda Có 7
họ ốc nước ngọt trong tỉnh Vĩnh Long là Thiaridae, Viviparidae, Ampullariidae, Bithyniidae, Buccinidae, Lymnaeidae và Planorbidae Trong
đó có 2 họ Thiaridae, Viviparidae có số lượng loài cao nhất với 4 loài ốc được tìm thấy Các họ phổ biến nhất trong tỉnh là họ ốc Ampullariidae, Bithyniidae, Buccinidae, Lymnaeidae và Planorbidae Tỷ lệ phân bố của loài ốc Lymnaea swinhoei và Pomacea canaliculata là cao nhất trong tỉnh Vĩnh Long với tỷ lệ
lần lượt là 16,57% và 14,97%
Đã tìm thấy sự hiện diện của ấu trùng sán lá ký sinh trên ốc Lymnaea swinhoei
với tỷ lệ 21,67% Trong đó tỷ lệ nhiễm cả 3 dạng ấu trùng sán lá là 5,83% Trong 14 loài đã định danh có 13/14 loài ốc là ký chủ trung gian của sán lá
gây bệnh trên người và động vật nuôi là loài Sermyla sp, Tarebia granifera, Adamietta sp, Melanoides tuberculata, Mekongia sp, Filopaludina martensi martensi, Trochotaia sp,Eyriesia sp, Bithynia siamensis, Clea (anentome) sp, Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis và Indoplanorbis exustus.
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ốc nước ngọt là nguồn thức ăn cho chim, thú, lưỡng cư
Nguyễn Võ Huỳnh (2005), cho rằng nhiều loài ốc nước ngọt là ký chủ trung
gian của nhiều loài sán lá gây bệnh như ốc mút (Melanoides tuberculata) là
vật chủ trung gian của sán lá gan Bùi Thị Dung (2009), xác định ốc
Melanoides tuberculata nhiễm ấu trùng của loài sán lá Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum và Notocotylus intestinalis Nguyễn Thị Lê (2010), xác định Lymnaea swinhoei là ký chủ trung gian của sán lá thuộc các
họ Echinostomatidae, Echinochasmidae, Ornithobilharziidae và Fasciolidae
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ sinh thái đa dạng phong phú, vùng đất phù sa màu mỡ
có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của các loài sán lá gây bệnh nguy hiểm trên người và động vật Để tìm hiểu rõ hơn về các loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian này và được sự hướng dẫn của Thầy Cô bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định thành phần loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá ở một số huyện trong tỉnh Vĩnh Long”.
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu về ốc nước ngọt-ký chủ trung gian của sán lá 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Barlow (1925), ốc ký chủ trung gian của sán lá ruột heo gồm các loài:
Gyraulus chinensis, Hippeutis cantori, Hippeutis umbilicalis, Polypylis hemisphaerula
Skrjabin K I & Schulz R S (1940), xác định sán lá họ Strigeidae có ấu trùng
sống ở ốc có phổi là vật chủ trung gian thứ nhất còn vật chủ trung gian thứ hai gồm nhiều lớp động vật khác nhau: ốc, đỉa, giun ít tơ, cá, bò sát, lưỡng cư, chim Tác giả còn cho biết mao ấu của sán lá gan xâm nhập vào ốc nước ngọt qua lớp biểu bì chân ốc
Kendall (1949), ở mỗi khu vực khác nhau thì ký chủ trung gian của loài
Fasciola sp cũng khác nhau và thay đổi theo từng nước Ở Australia ký chủ trung gian của sán lá gan là loài Lymnaea tomentoxa, Bắc Mỹ là Lymnaea bulimoides techella
Gordon et al (1959), sử dụng đồng pentachlorphenate để diệt ký chủ trung
gian với liều 11 kg/ha với thể tích 4500 lít/ha sẽ làm bất hoạt ký chủ trung
gian Lymnaea tomentosa
Hứa Bằng Như (1964), ốc ký chủ trung gian của sán lá ruột heo ở Trung Quốc
gồm các loài Gyraulus chinensis, Hippeutis cantori, Hippeutis umbilicalis, Polypilis hemisphaerula
Taylor (1965), cho biết từng loại ốc ký chủ trung gian được phân bố theo các
vùng khác nhau: Lymnaea natalensis ở Trung Phi, Lymnaea persica ở Pakistan, Lymnaea lutoole ở Afganistan, Lymnaea limoso ở Nga, Lymnaea swinhoei ở Trung Quốc, Lymnaea viridis ở Indonexia
Taylor (1949), làm thí nghiệm và cho thấy rằng trong 10 ốc thí nghiệm thì có
3 ốc vẫn tồn tại sau mùa hè khô hạn “ngủ hè’ với điều kiện khô nhân tạo trong
12 tháng Giai đoạn phát triển đơn tính của sán lá gan tồn tại tối thiểu 10 tháng trong ốc ngủ hè
Gillman et al (1982), nghiên cứu về ốc - ký chủ trung gian của Fasciolopsis
Trang 15sán này, tỷ lệ ốc nhiễm cercaria là 1% Tác giả cho biết miracidium xâm nhập
vào ốc qua lớp áo cơ, râu và chân của ốc
Patzelt & Ralf (1993), xác định ký chủ trung gian của sán lá gan
Paramphistomum explanatum là loài ốc Gyraulus convexiusculus Ốc phát
triển mạnh từ tháng 4 đến tháng 6 và giảm trong suốt mùa mưa tháng 7 đến tháng 8 ở Punjad, Pakistan
Jorgen Hansen et al (1994), nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của ốc là
15-260C, khi ở nhiệt độ này chúng đẻ số lượng trứng rất lớn Trứng nở trong vòng 2 tuần và sau 1 tháng thành ốc trưởng thành Một con ốc trong vòng 10 -
12 tuần có thể sinh sản ra hàng ngàn con ốc Ở dưới nước, ốc không phát triển
và ngừng hoạt động Tuy nhiên, ốc có thể chui vào bùn và sống trong điều kiện bất lợi nhiều tháng
Kaufmann (1996), vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các loài ốc nước ngọt họ Lymnaeidae: Lymnaea auricularia, Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Galba truncatula, Radix ovata Tác giả cho biết vùng đồng bằng có
nhiều hồ, ao, kênh, rạch, có điều kiện cho ốc - vật chủ trung gian sống và sinh sản Các kiểu địa hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng
Soulsby (1977), cho rằng Dicrocoelium dendriticum có 2 ký chủ trung gian đó
là ốc và kiến, micracidium không nở từ trứng mà nở trong ký chủ trung gian, ở
trong ruột ốc
Ravichandra cho rằng ốc là ký chủ trung gian của sán lá ở mỗi nước thì khác
nhau Lymnaea auricularia ở Ấn Độ, Lymnaea rulfesceus ở Pakistan, Lymnaea latalensis caillaudi ở Malaysia (Đỗ Trọng Minh (1999)
José Derraik (2008), cho biết Melanoides tuberculata là vật chủ trung gian của một số sán lá như: Paragonimus kellicotti, Clonorchis sinensis, Paragonimus westermani, Philophthalmus gralli
Ralph D Robinson (2011), xác định ốc Tarebia granifera nhiễm ấu trùng sán
lá Philophthalmus sp là 1,3% trong 3.775 Tarebia granifera kiểm tra tại
Jamaica
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Phan Địch Lân và cs (1972), xác định ốc ký chủ trung gian chủ yếu ở Việt Nam là Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis Tỷ lệ ốc mang trùng đến 90%
Trang 16Điều tra mật độ ốc Lymnaea viridis ở chân ruộng mạ thấy trung bình 126
con/m2, mật độ ốc Lymnaea swinhoei trôi nổi là 25 con/m2
Nguyễn Quý Tuấn (1976), xác định các loài ốc Lymnaea swinhoei, Polypylis hemisphaerula, Gyraulus convesiusculus và Gyraulus heudei là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá Hypoderaeum conoideum
Thái Trần Bái (1977), ở ruộng muống có mức nước nông, ốc thường tập trung
ở cọng, lá rau đang thối rữa Ở các ruộng muống đang trong thời kỳ khô hạn, đất đã nứt nẻ, ốc thường tập trung ở gốc muống, tỷ lệ ốc sống là 90,3% Trong ruộng rau lấp mật độ ốc thấp hơn Ở ruộng lúa, ruộng mới cầy, ốc tập trung ở gốc lúa hay treo mình trên mặt nước
Đặng Ngọc Thanh và cs (1980), một số loài ốc tai (Lymnaeidae), ốc đĩa (Planorbidae) thường bám vào các cây bèo Nhật Bản, rau muống, rong ở các
ao, hồ, sông, suối Chúng có thể ở nơi ẩm ướt (không ngập nước) trong một thời gian dài Thức ăn của ốc nước ngọt là rong rêu, bèo, các chất mùn
Phan Địch Lân (1985), khi điều tra các loài ốc ký chủ trung gian của sán lá
gan trên 15 tỉnh phía Bắc nhận thấy có sự hiện diện của 2 loài ốc Lymnaea viridis và Lymnaea swinhoei Loài Lymnaea swinhoei (ốc vành tai) có vỏ
mỏng, dễ vỡ không có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất
lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ loe ra như vành tai Loài Lymnaea viridis (ốc
chanh) cũng có vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vở dễ vỡ,
có 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn Tác giả còn cho biết mật độ của
ốc theo mùa khác nhau: mật độ vụ đông xuân lớn hơn vụ hè thu
Vụ đông xuân: Lymnaea viridis 123 ± 54con/m2
Lymnaea swinhoei 146 ± 49con/m2
Lymnaea swinhoei 59 ± 33con/m2
Nguyễn Thị Lê (1986), ở Việt Nam, ốc Polypilis hemisphaerula, Gyraulus sinensis và Gyraulus heudei là ký chủ trung gian của sán lá ruột heo Tác giả cho biết ốc ký chủ trung gian có kích thước càng lớn thì tỷ lệ nhiễm cercaria càng cao và ốc Polypilis hemisphaerula thường tập trung ở các ao có bèo Nhật
Bản, chúng thường tập trung ở kẽ lá bèo, nhất là các lá bèo đang thối rữa
Trang 17Hồ Thị Thuận và cs (1987), công bố cả 2 loài ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhưng tỷ lệ nhiễm ấu
trùng nhiễm rất thấp 1,1% ở các tỉnh miền Nam
Hồ Thị Thuận và cs (1987), điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở các
tỉnh phía Nam cho biết vùng có nhiều mương rạch, nước ngọt thì tỷ lệ và
cường độ nhiễm Fasciola cao, tại những vùng đồi trọc, đất cát mặn thì tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola thấp là do sự xuất hiện ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của Fasciola tại vùng này cao hơn Tác giả còn mổ khám ốc bị nhiễm sán
lá gan thấy gan, tụy của ốc có màu vàng (lá), úa (rất vàng) và sưng to
Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989), cũng cho thấy, ốc Lymnaea swinhoei ở Đắk Lắk
nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ 40,0-50,0%
Nguyễn Thị Lê và cs (1990), thông báo hầu hết các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae, Bithyniidae và Viviparidae có vai trò là vật chủ trung gian thứ
hai truyền bệnh sán lá ở gia cầm
Phan Trọng Cung và cs (1991), ốc nước ngọt sinh sản hữu tính, phần lớn là
đơn tính, một số loài lưỡng tính nhưng không tự thụ tinh
Nguyễn Thị Lê và cs (1993), tỷ lệ nhiễm cercaria của Prosthogonimus cuneatus ở ốc Pila conica nhiễm 3,93% và ốc Pila polita nhiễm 9,19%
Nguyễn Thị Lê và cs (1995), nghiên cứu 1059 cá thể ốc thuộc 2 loài Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis ở Phú Thọ và Phú Xuyên (Hà Nội), cho biết loài Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng cercaria của 6 loài Echinostoma revolutum, Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum conoideum, Trichobilharzia anatina, Apatemon gracilis và Cotylurus cornutus Loài Lymnaea viridis nhiễm ấu trùng cercaria của loài Echinostoma revolutum
Nguyễn Thị Lê (1996), khảo sát ở trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì
cho biết ốc Parasisaralus sriatulus là loài ký chủ trung gian của sán lá gan
Nguyễn Trọng Kim (1997), giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc-vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò có mối tương quan thuận, nghĩa là, nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở khu vực đó cũng cao Tác giả cho biết tỷ lệ
nhiễm ấu trùng sán lá trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc Lymnaea swinhoei
là 20,85% và ở ốc Lymnaea viridis là 19,61%
Trang 18Nguyễn Trọng Kim (1997), cho biết sán lá phổi thuộc giống Paragonimus, họ sán lá Opithorchidae, Echinostomatidae ký sinh ở người và gia súc có vật chủ
trung gian thứ nhất là ốc nước ngọt, ở ốc xảy ra quá trình sinh sản đơn tính
Sau đó, cercaria xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ hai là cua hoặc tôm,
phát triển trong mang, cơ, gan của vật chủ trung gian thứ hai tạo thành
Metacercaria Tác giả cho biết giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc -
vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò có mối tương quan thuận, nghĩa là, nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở khu vực đó cũng cao
Phan Lục và cs (1999), có 3 loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian của sán lá
dạ cỏ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam: Bithynia fuchsiana, Gyraulus convexiusculus và Polypylis hemisphaerula Tác giả còn cho biết bệnh sán lá
dạ cỏ phụ thuộc vào sự hiện diện của ốc-vật chủ trung gian, lượng mưa, hệ thống hồ, ao, kênh, mương và nhiệt độ thích hợp (l0-300C) các loài ốc vật chủ trung gian có thể có mặt thường xuyên hoặc tạm thời, chúng có thể sống ở
điều kiện khô hạn trong nhiều tháng và loại thải cercaria trong các điều kiện
sống thích hợp
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), cho biết gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan
thường tăng lên vào mùa vật chủ trung gian phát triển Những năm mưa nhiều,
tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán
lá gan tăng cao hơn các mùa khác trong năm Cuối mùa thu và mùa đông bệnh thường phát ra
Nguyễn Thị Lê (2000), ở ốc Parafossarulus striatulus tìm thấy ấu trùng cercaria của các loài sán Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum, Notocotylus intestinalis
Phan Địch Lân (2000), cho biết ở Việt Nam loài Lymnaea viridis thích sống ở cạn hơn (nơi có nước xâm xấp), còn loài Lymnaea swinhoei thích sống ở nơi
có nước hơn (sống trôi nổi ở cống rãnh ao hồ)
Lê Quang Hùng (2003), Ở Bình Định có 2 loài ốc Lymnaea viridis và Lymnaea swinhoei là vật chủ trung gian của Fasciola gigantica Tỷ lệ phát triển của trứng Fasciola gigantica nuôi trong nước cất và nước ao hồ là khá
cao từ 80-96%,trong điều kiện nhiệt độ từ 27-350C thời gian phát triển từ trứng sán đến nang sán là 42-58 ngày Trong đó thời gian phát triển trong ốc
Trang 19Phan Địch Lân (2004), cho biết: Lymnaea swinhoei phân bố nhiều hơn ở vùng đồng bằng, trong khi ốc Lymnaea viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung
du và ven biển.Tác giả còn cho biết khoa học thú y nước ta đã nghiên cứu thành công vòng đời của sán lá gan Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 –
300C), có ốc vật chủ trung gian (Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis), có
vật chủ cuối cùng (trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức thời gian sau:
- Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Micracidium) trong
khoảng 14 - 16 ngày
- Ở trong ốc vật chủ trung gian:
Mao ấu (Micracidium) phát triển thành bào ấu (Sporocyst) cần 7 ngày.Bào ấu (Sporocyst) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày.Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu (Cercaria) non cần 7 - 14 ngày, thành vĩ ấu trưởng thành cần
ốc Gyraulus sinensis, Polypylis haemisphaerula là vật chủ trung gian của sán
lá gan lớn Loài ốc mút Melanoides tuberculatus còn là vật chủ trung gian của sán lá phổi Ngoài ra ốc nhỏ thuộc giống Tricula operta là vật chủ trung gian
của sán lá gan ở người
Đỗ Đức Ngái và cs (2006), thông báo 0,45% ốc Lymnaea swinhoei ở Đắk Lắk
bị nhiễm ấu trùng sán lá gan
Nguyễn Hoàng Việt Luân (2007) định danh phân loại 11 giống ốc thuộc 5 họ
Viviparidae, Thiaridae, Lymnaeidae, Planorbidae, Buccinnidae tại các khu
vực thuộc quận Cái Răng, quận Ô Môn và một số khu vực thuộc tỉnh Sóc
Trăng, cho biết Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis là ký chủ trung gian của
Trang 20của các loài ốc tại điểm nghiên cứu là: Lymnaea viridis 23,2% và Lymnaea swinhoei 23,35%, thời gian phát triển của trứng sán lá gan bên ngoài ký chủ và bên trong vật chủ trung gian từ giai đoạn micracidium đến giai đoạn sporocyst của họ ốc Lymnaeidae là 9 ngày
Lê Hoàng Nam (2007) nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang cho biết 2 giống
Bulinidae và Lymnaea là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan cho gia súc nhai lại và kể cả con người, tỷ lệ loài ốc Lymnaea viridis tại điểm nghiên cứu
Bùi Thị Dung (2009), xác định ốc Melanoides tuberculata nhiễm ấu trùng của loài sán lá Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum và Notocotylus intestinalis
Nguyễn Đức Tân và cs (2010), xác định ốc Lymnaea viridis nhiễm ấu trùng là Bình Định 1,8%, Khánh Hòa là 0,92%, Phú Yên là 0,5% Ốc Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn là Bình Định 1,21% Khánh Hòa là
Nguyễn Thị Lê và cs (2010), cho biết ốc Polipylis hemisphaerula là vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski ở vùng Phụng Thượng, Hà Nội Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasciolopsis buski ở ốc phụ thuộc vào tuổi ốc Ốc
có kích thước 4-5 mm tỷ lệ nhiễm cao, có khi lên đến 80%
Nguyễn Thị Lê và cs (2010), ở ốc Lymanea swinhoei tìm thấy 7 nhóm ấu trùng với tỷ lệ nhiễm chung là 22,5% gặp cercaria của các họ Echinostomatidae, Echinochasmidae, Ornithobilharziidae và Fasciolidae Ốc
Trang 21và metacercaria, tỷ lệ nhiễm chung là 18,4% với các họ Echinostomatidae, Fasciolidae Ốc Melanoides tuberculata tìm thấy ấu trùng cercaria và metacercaria với tỷ lệ nhiễm chung là 17,4% gồm các loài Notocotylus intestinalis, Prosthogonimus cuneatus
Đồng Thị Thanh Dung (2011), nghiên cứu tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam có 5 loài ốc nước ngọt Viviparus aceracus, Pila polita, Pomacea canaliculata, Melanoides tuberculata, Lymnaea viridis Trong đó, có 2 loài là Melanoides tuberculata, Lymnaea viridis là vật chủ trung gian của sán lá gan Tác giả còn cho biết ốc Melanoides tuberculata được tìm thấy ở nơi nước động, nước chảy chậm và nước chảy nhanh còn loài Lymnaea viridis tìm thấy
ở nơi nước động và nơi nước chảy chậm
Phạm Ngọc Doanh và cs (2012), nghiên cứu ấu trùng sán lá gan lớn Fasciola
sp ở ốc Lymnaea sp tại 32 xã thuộc 9 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam Kết quả 3 loài ốc Lymnaea viridis, Trong đó, Lymnaea swinhoei Lymnaea sp và Lymnaea viridis có kích thước nhỏ nhất (2-10 mm theo chiều dài) và chủ yếu sống ở ruộng lúa sấp nước; Lymnaea swinhoei có kích thước
lớn nhất (5-20 mm) với vành miệng rộng, sống chủ yếu ở ao, hồ hoặc sông và
loài Lymnaea sp (5-20 mm) có vỏ ốc dài hơn và mảnh hơn, thường sống ở
sông hoặc mương có nước tĩnh
Nguyễn Mạnh Hùng (2012), thu thập 26.979 ốc trong quá trình nghiên cứu mật độ ốc trong vườn nuôi cá chép xác định các loài ốc nhiễm ấu trùng
cercaria Parapleurolophocercous là các loài ốc họ Bithynidae, Thiaridae Cercariae Echinostoma được tìm thấy trong ốc thuộc họ Thiaridae, Bithynidae và Lymnaeidae
2.2 Tình hình nghiên cứu về động vật thân mềm (Mollusca)
Aristotle (384 – 322), ông đã mô tả và phân loại động vật thân mềm thành hai loài: loài có vỏ và loài không vỏ Ông là người đầu tiên xây dựng ngành phân
loại Mollusca, phương pháp phân loại này được sử dụng đến thế kỷ XVIII
W J Clench & Ruth P Turner (1956) công bố nghiên cứu quần thể động vật
từ phía tây sông Suwannee đến sông Escambia Công trình nghiên cứu này đã đánh dấu sự đóng góp cho ngành động vật thân mềm ở Florida, USA
Lister (1665) một thầy thuốc hoàng gia Anh đã xuất bản quyển Historiae Conchiliorum nói về nhiều loài động vật thân mềm Năm 1669-1697 tác giả đã
Trang 22Linné et al (1758) phân Động vật thân mềm ra làm hai nhóm: có vỏ, không vỏ
hoặc có vỏ trong Tuy nhiên, hệ thống phân loại này cũng có những sai lầm
như xếp Lepas (Arthopoda) vào ngành Mollusca
Lamarck (1744-1799) sáng lập ra môn Động vật không xương sống và sửa những sai lầm của Linné Sau Lamarck còn có nhiều tác giả khác nghiên cứu
về Mollusca và kết quả cho tới nay vẫn còn được sử dụng
Hình thái giải phẩu học sẽ giúp cho phân loại chính xác hơn tránh những sai lầm Guettard (1756), Adamson (1757), Poli (1795) và Curvier (1799) là những người đầu tiên nghiên cứu về hệ thần kinh và hệ thống sinh dục của
Pulmonata, cũng có thể xem các tác giả trên là những nhà cách mạng trong phân loại Mollusca (phân loại dựa vào cấu tạo bên trong)
Như vậy, tùy theo giai đoạn phát triển của phân loại học và tùy theo tác giả,
mà hệ thống phân loại ngành Mollusca có thể khác nhau Đã có rất nhiều hệ
thống phân loại như: Pensenner (1892), Parke (1987), Cooke (1917), trong các
hệ thống phân loại này tiêu biểu là hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel
Hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel chia ngành Mollusca thành 5 lớp: Amphineura, Gastropoda, Scaphopoda, Bivalvia và Cephalopoda (Nguyễn
Chính (1996), dựa vào hệ thần kinh song song mà tác giả xếp 4 nhóm:
Chaetodermomorpha, Neomenimorpha, Monoplacophora và Polyplacophora vào một lớp đó là Amphineura
Hiện nay hệ thống phân loại Mollusca được xây đựng dựa trên các cơ sở sau:
- Cấu tạo, hình dáng và số lượng của vỏ
-Sự phát triển của phần đầu (đầu phát triển hay thoái hóa)
- Hình dạng chân
- Cấu tạo của hệ thần kinh
- Vị trí, số lượng và cấu tạo cơ quan hô hấp (mang, phổi)
- Cấu tạo của phiến hàm, lưỡi sừng và răng sừng
- Đơn tính hay lưỡng tính…
Trang 23theo Ruppert & Barnes (1994), Pechenik (2000) Theo hệ thống phân loại của
Ruppert và Barnes (1994) chia lớp Amphineura ra thành 3 lớp mới đó là Aplacophora (Không vỏ), Monoplacophora (Một vỏ) và Polypplacophora (Nhiều vỏ) còn các lớp khác thì vẫn giữ nguyên Theo Barnes et al (2000) thì lớp Aplacophora được tách thành 2 lớp mới đó là Chaetodermomorpha và Neomeniomorpha Các lớp còn lại tương tự như phân loại của Pechenik (2000)
và Ruppert & Barnes (1994) Như vậy theo Barnes et al (2000) thì ngành
động vật thân mềm được chia thành 8 lớp Sử dụng hệ thống phân loại
Mollusca theo Barnes (1994) và Pechenik (2000) trong đó các loài ốc nước ngọt khảo sát nằm trong lớp Gastropoda theo sơ đồ sau:
Trang 24Hình 2.1: Hệ thống phân loại của động vật thân mềm Mollusca theo Barnes et
al., Lymnaea, 2000
Trang 25Ngành Mollusca được chia làm 8 lớp, mức độ quan trọng khác nhau Lớp quan trọng nhất trong các loài động vật thân mềm là Gastropoda, bao gồm hơn 80%
loài động vật thân mềm còn sống đến nay
Fed G Thompson (2004), đã lập bảng phân loại ngành Mollusca ở Florida
2.3 Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda)
Gastropoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân ở mặt bụng Gastropoda là lớp lớn nhất trong ngành Mollusca, bao gồm khoảng 40-75 ngàn loài ốc (snail)
và ốc sên (slug) còn tồn tại trên trái đất Gastropoda cũng là lớp thích nghi cao nhất trong ngành Mollusca, chúng không chỉ có số lượng loài lớn mà còn có
sự phân bố rộng ở nhiều môi trường khác nhau như sông, hồ, biển sâu và sống
phù du trong nước Ngoài ra, Gastropoda còn phân bố trên cạn như trên mặt
đất, trên cây và cả ở sa mạc Phương thức sống và tập tính ăn của chúng cũng
đa dạng, ăn thức ăn lơ lủng, ăn thực vật, ăn động vật, ăn chất lắng tụ ở nền đáy
và sống ký sinh
Ở một cá thể ốc điển hình, cơ thể gồm khối nội tạng (visceral mass) chứa tất
cả cơ quan nội tạng nằm phía trên của chân Khối nội tạng thường được bảo vệ bởi một vỏ cuộn (coiled univalve shell), hình dạng vỏ rất đa dạng Tùy từng cá thể mà kích thước của vỏ ốc khác nhau, có những loài ốc ở giai đoạn trưởng thành vỏ chỉ dài khoảng 1 mm nhưng cũng có những loài vỏ dài đến 60 cm
Cơ thể Gastropoda gắn vào bên trong của vỏ nhờ cơ trục (columellar muscle)
kéo dài từ bên trong chân của ốc đến trục trung tâm của vỏ Cơ trục có vai trò quan trọng trong các vận động của cơ thể, thò ra khỏi hay rút vào bên trong
vỏ Hầu hết Gastropoda đều có vỏ cuộn, một số loài có vỏ kém phát triển hoặc không có vỏ như lớp phụ mang sau (Opisthobranchia)
Hệ thống phân loại của Gastropoda rất phức tạp, có nhiều đặc điểm thể hiện
sự khác nhau so với nguồn gốc tổ tiên như phần đầu thường rất phát triển, có mắt, xúc tu và chân có dạng phẳng Căn cứ vào hình thái, cấu trúc và chức
năng của cơ quan hô hấp, Gastropoda có thể được phân thành 3 nhóm cấu
trúc:
Nhóm có xoang màng áo nằm phía trước cơ thể nên được gọi là mang trước
(Prosobranchia): Mang ở trước tim, thường có 1 mang, ít khi gặp 2 mang, dây
thần kinh bắt chéo, đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt Nhóm này có ít nhất 20.000 loài đã được mô tả, bao gồm hơn 140 họ
Trang 26Nhóm có xoang màng áo nằm phía sau cơ thể nên được gọi là mang sau
(Opisthobranchia): Cấu tạo cơ thể của chân bụng mang sau thể hiện sự vặn
xoắn không hoàn toàn làm cho dây thần kinh bắt xoắn duỗi trở lại, tim chỉ có 1 tâm nhĩ, lưỡng tính Nhóm này có khoảng 2.000 loài trong 120 họ, đa số sống trong nước mặn
Nhóm sống trên cạn hô hấp bằng phổi gọi là ốc phổi (Pulmonata): Do mang
tiêu giảm nên được thay thế bằng phổi Phổi là mặt trong của xoang áo, có nhiều mạch máu, có lỗ thở nhỏ ở bên phải, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp vỏ Lưỡng tính, một số đẻ con Sống ở nước ngọt hay trên cạn
2.3.1 Hình thái, cấu tạo bên ngoài của lớp Gastropoda
Hình 2.2: Một số hình dạng vỏ của lớp chân bụng Gastropoda
(Nguồn: Aarchus University (1999) The Invertabrates, An Illustrated Glossary International
M.Sc Programme Marine Sciences)
Đầu: phần đầu bao gồm: mắt, xúc tu, miệng và cơ quan cảm giác
Chân: có dạng diện rộng (mặt phẳng) thích nghi với lối sống bò lê
Trang 27Hình 2.3: Định hướng của vỏ ốc
(Nguồn: J B Bruch (1982)
Vỏ: được màng áo tiết ra được cấu tạo gồm ba lớp: tầng sừng (perciostracum),
tầng đá vôi (ostracum) và tầng xà cừ (hypostracum)
- Tầng sừng: do các tế bào mép màng áo (các tế bào ở nếp sinh vỏ) sinh ra,
tầng này chỉ tăng diện tích rất ít tăng độ dày Thành phần chủ yếu là chất sừng
- Tầng đá vôi: do các tế bào biểu bì mặt ngoài phần tiếp theo của mép màng áo
sinh ra, tầng này tăng diện tích và ít ăng độ dày Thành phần chính là CaCO3
- Tầng xà cừ: do phần trên cùng của các tế bào biểu bì mặt ngoài tiết ra, tầng
này cấu tạo gồm CaCO3, các muối kim loại, protein và polysaccarid Tầng xà
cừ tăng cả diện tích và độ dày theo thời gian
Vỏ ốc thực chất là một ống rỗng, dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng lại quanh một trục, tạo nên các vòng xoắn, khởi đầu ở đỉnh vỏ và kết thúc ở miệng vỏ Ở ốc nước ngọt các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên trụ ốc (columella) chạy dọc ruột vỏ trùng với trục vỏ Trụ này có thể rỗng và mở ra ngoài ở chổ gần miệng
vỏ tạo thành lỗ rốn (ombilicus) Có khi trụ này đặc không tạo thành lỗ rốn Ở
ốc nước ngọt các vòng xoắn có thể nằm trên một mặt phẳng hay trên các mặt phẳng khác nhau tạo thành tháp ốc lồi nhọn Cũng có khi các vòng xoắn không phân biệt rõ, vỏ ốc có dạng chốp nón Trên một vỏ ốc có cấu tạo bình thường
có thể phân biệt các yếu tố sau:
Trang 28Hình 2.4: Một số đặc điểm phân biệt trên vỏ ốc nước ngọt
(Nguồn: Đỗ Văn Nhượng, 2006)
Đỉnh vỏ: là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, nơi hình thành các vòng xoắn
đầu tiên Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc mòn
Các vòng xoắn: gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng
chứa lỗ miệng Các vòng xoắn có thể xoắn theo chiều kim đồng hồ (xoắn thuận) hay xoắn ngược, có thể tròn đều, phồng lên hay phẳng Các vòng xoắn nhẵn, có khía, có gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung, đường viền có gai hay nốt sần, có lông phía ngoài, có màu sắc hay các hoa văn khác nhau Rãnh xoắn: là ranh giới các vòng xoắn, nông hoặc sâu, rõ hoặc không
Trang 29Hình 2.5: Hình dạng các vân của vỏ ốc nước ngọt
(Nguồn: J B Bruch (1982)
Miệng vỏ: nơi vỏ ốc thông với bên ngoài Ở vùng miệng phân biệt bờ trụ (bờ
trong) và vành miệng ngoài (bờ ngoài), hình dạng lỗ miệng thay đổi (xiên, bầu dục, hình thoi, hình ô van, hình thang, bán nguyệt, hình quả lê ) Mương trước tròn hay chữ V Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hoặc không, bị ngắt quãng ở bờ trụ Ở ốc mang trước luôn có nắp miệng
Hình 2.6: Hình dạng mương trước ở ốc nước ngọt
(Nguồn: Aarchus University (1999 The Invertabrates, An Illustrated Glossary International
M.Sc Programme Marine Sciences)
Trang 30Hình 2.7: Hình dạng và vị trí của nắp miệng của ốc nước ngọt
(Nguồn: J B Bruch, 1982)
Trang 31A: Bờ trụ liên tục; B: Bờ trụ xoắn; C: Vành miệng thẳng; D: Vành miệng cong
ít; E: Vành miệng cong vừa; F: Vành miệng cong nhiều
Hình 2.8: Một số hình dạng của bờ trụ và miệng vỏ ở ốc nước ngọt
(Nguồn: J B Bruch, 1982)
Hình dáng vỏ ốc: vỏ là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc bên trong Vỏ ốc cỡ
lớn, trung bình hay nhỏ; hình dáng vỏ ốc có thể là hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng con quay, dạng cuộn trong Vỏ có thể mỏng hay
dày, chắc chắn hoặc không
A: Hình xoắn dài; B: Hình trụ dài; C: Hình cầu; D: Hình con quay; E: Hình
đĩa dạng cuộn trong
Hình 2.9: Hình dạng vỏ ốc nước ngọt
(Nguồn: J B Bruch, 1982)
Trụ ốc: các vòng xoắn quấn quanh trụ ốc, có thể rỗng và mở ra ngoài gần lỗ
miệng vỏ tạo thành lỗ rốn Có khi trụ ốc dày đặc không tạo lỗ rốn
Trang 32A: Vỏ không có lỗ rốn; B: Vỏ có lỗ rốn nhỏ; C: Lỗ rốn vừa; D: Lỗ rốn to
Hình 2.10: Các dạng lỗ rốn ở ốc nước ngọt
(Nguồn: J B Bruch, 1982)
Kích thước: tính bằng đơn vị mm, chiều cao ký hiệu là h, chiều rộng ký hiệu là
l,chiều cao tháp ốc ký hiệu là V, chiều cao lỗ miệng ký hiệu là Lo và chiều rộng lỗ miệng ký hiệu là lo
Hình 2.11: Cách đo kích thước ở ốc nước ngọt
(Nguồn: Ristiyanti M Marwoto, 2009)
Trang 33Hình 2.12: Cách phân loại kích thước của ốc
(Nguồn: J B Bruch (1982)
Các vòng xoắn: bao gồm các vòng xoắn đầu từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối,
thường phình to và chứa lỗ miệng vỏ Các vòng xoắn ở ốc nước ngọt thường theo chiều thuận Giữa các vòng xoắn có rãnh ngăn cách gọi là rãnh xoắn Các võng xoắn có thể tròn đều hay phình to ra ở phần dưới hay phần giữa vòng xoán, có thể phòng hay dẹp, tạo nên các đường viền bên khác nhau
Hình dạng vỏ Gastropoda phát triển theo hai hướng từ vỏ hình nón, đến nay hình thái Gastropoda phát triển theo hai dạng vỏ: vỏ cuộn (coiling shell) và hiện tượng xoắn (torsion) Hầu hết Gastropda tiến hóa thấp có vỏ cuộn đối
xứng, trong khi những loài tiến hóa cao hơn có vỏ cuộn không đối xứng
Ở dạng vỏ cuộn đối xứng, vỏ nằm về bên trái cơ thể, điều này gây trở ngại khi
ốc di chuyển Trong khi đó, dạng cuộn bất đối xứng trục vỏ nghiêng theo trục
cơ thể giúp cải thiện sư phân phối khối lượng vỏ trên cơ thể, vỏ được mang nghiêng theo trục cơ thể nên khối lượng của vỏ được mang bởi phần lớn nhất của chân, ốc sẽ thăng bằng hơn khi di chuyển
Trang 34a: Cuộn trái (sinistral coiling); b: Cuộn Phải (dextral coiling)
Hình 2.13: Cuộn phải và cuộn trái của vỏ ốc
(Nguồn: J B Bruch, 1982)
Hầu hết các loài Gastropoda có vỏ cuộn theo chiều kim đồng hồ hay cuộn
phải (dextral) Số ít còn lại cuộn trái (sinistral), nhiều nhà động vật học cho rằng kết quả của hình dáng cuộn này dẫn tới sự biến mất của mang, thận, tâm nhĩ, tâm thất và các cơ quan khứu giác
Hiện tượng xoắn (torsion) khác với hiện tượng cuộn của vỏ ốc, đây là hiện tượng mà cơ thể cùng khối nội tạng bên trong ốc xoay 1800 ngược chiều kim
đồnghồ với vị trí của phần đầu Tuy nhiên không phải Gastropoda nào cũng
xoắn 1800, ở các loài tiến hóa hơn thuộc các họ Opisthobranchia và Pulmonata làm giảm mức độ xoắn của nó trong quá trình phát triển Màng áo
xoay 900, đôi khi xoay 1200 đối với vị trí ban đầu
Trang 352.3.2 Cấu tạo bên trong của lớp Gastropoda
Hình 2.14: Hình thái, cấu tạo Gastropoda
(Nguồn: Aarchus University (1999) The Invertabrates, An Illustrated Glossary International
M.Sc Programme Marine Sciences)
Hệ thần kinh
Gastropoda có 4 đôi, bao gồm vòng thần kinh hầu (nữa trên là cung não, nữa
dưới là cung miệng), hạch chân, hạch bên và hạch tạng
- Hạch não: điều khiển hoạt động của các cơ quan như mắt, xúc tu, đầu, các cơ quan cảm giác
- Hạch chân: điều khiển hoạt động của chân
- Hạch bên: điều khiển hoạt động của màng áo
- Hạch tạng: điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng và hệ tuần hoàn
Hệ tiêu hoá
Phần lớn chân bụng ăn thực vật, một số khác ăn thịt bằng cách bắt con mồi, tiết men tiêu hoá phân huỷ con mồi rồi hút vào ống tiêu hoá, một số khác lọc thức ăn trong nước hay sống ký sinh Đặc điểm đáng chú ý của hệ tiêu hoá chân bụng là có nhiều răng ở lưỡi gai,tiêu hoá ngoại bào là chủ yếu, dạ dày quay hướng trước ra sau, tuyến nước bọt có thể tiết các chất hoà tan đá vôi hay chất độc
Trang 36Hệ tuần hoàn
Động vật chân bụng có hệ tuần hoàn hở, cấu tạo các bộ phận phức tạp Máu không có màu, nhịp tim thay đổi tuỳ loài (20- 40 lần/phút ở nhiệt độ 200C) Tim có 1 tâm thất với 1 hay 2 tâm nhĩ, màu nâu nhạt nằm trong bao tim trong suốt
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp của chân bụng là mang lá đối hay phổi Mang đặc trưng cho chân bụng sống dưới nước có từ 1 đến 2 mang hướng về phía trước và phía sau cơ thể
Một số chân bụng chuyển sang đời sống trên cạn thì cơ quan hô hấp là phổi (một số loài sống ở nước vẫn có phổi) Phổi là thành trong của áo có nhiều mạch máu tạo thành Trong phổi có tĩnh mạch phổi lớn và các mạch nhỏ phân nhánh dày đặc
Xoang phổi là một xoang kín, được giới hạn bởi vỏ áo ở trên và mép áo ở phía trước, khối nội quan ở phía sau Phổi thông với bên ngoài qua một lỗ nhỏ Một
số loài chân bụng ở nước vừa có cả mang vừa có cả phổi nhờ thế chúng có thể sống được lâu hơn trên cạn
Hệ sinh dục
Phần lớn chân bụng đơn tính, tuyến sinh dục nằm ở khối nội tạng ở cận gan Mức độ phát triển của ống dẫn sinh dục thay đổi tuỳ nhóm nhưng phụ thuộc vào sự có mặt của thận phải Ở nhóm Mang trước hai tâm nhĩ, sản phẩm sinh dục trước khi vào xoang áo đi qua một phần của thận phải Một số chân bụng không có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài Ở một số chân bụng đơn tính khác ống dẫn sinh dục có cấu tạo phức tạp và có nguồn gốc khác nhau
Trang 37Hình 2.15: Cấu tạo của ốc Pulmonata
(Nguồn: Jan A Pechenik, 2000)
Cơ quan cảm giác
Xúc giác: toàn bộ bề mặt cơ thể điều có chức năng xúc giác, đặc biệt là phần
đầu, xung quanh chân, mép màng áo, xúc tu là nhưng nơi rất nhạy cảm với môi trường xung quanh
Vị giác: có khả năng chọn lọc thức ăn nhờ có tế bào vị giác nằm ở mặt bụng và
hai bên thành ống tiêu hóa
Thính giác (cơ quan thăng bằng): do các tế bào biểu bì hình thành, có thể có
một hoặc nhiều màng nhĩ thạch và xung quanh có các tế bào tuyến tiết dịch thể làm cho hạt nhĩ thạch ở trạng thái lơ lững
Thị giác: nằm ở gốc hoặc đỉnh xúc tu, có nhiệm vụ là có tác dụng cảm quang
Cơ quan kiểm tra chất nước (Osphradium): là cơ quan cảm giác nằm trong
xoang màng áo (thường nằm ở gốc mang) Nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng nước đi vào xoang màng áo
Trang 382.3.4 Sơ lược về một số họ ốc nước ngọt
Hình 2.16: Vỏ một số loài ốc phổ biến ở nước ta
A: Polypylis hemisphaerula; B: Lymnaea swinhoei; C: Achatica fulica; D: Cipangopaludina lecythoides; E: Bithynia fuchsiana; F: Cyclophorus sp; G: Angulyagra polyzonata; H: Sinotaia aeruginosa; I: Melanoides tuberculata; J: Digoniostoma siamense; K: Thiara scabra; L: Parafossarulus striatulus
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 1980)
Họ Lymnaeidae
Trang 39Là ốc nước ngọt, không có nắp đậy, một mảnh vỏ, vỏ có hình vành tai dễ vỡ, tháp ốc nhọn, lưỡng tính
Trong quá trình phát triển có sự quay quanh và uốn vặn nên cơ thể không đối xứng hai bên, chân có đối xứng, mặt chân rất rộng, có hình trái xoan và nằm ở mặt bụng
Cơ thể xoắn về bên phải nếu nhìn từ đỉnh tháp, thở bằng phổi
(Nguồn: Ristiyanti M Marwoto, 2009)
Là ốc nước ngọt, có một vành vỏ, dễ vỡ, vỏ hình khăn dẹp, thường có vỏ xoắn phẳng với cuộn xoắn trái hoặc hình dạng hình đĩa, cuộn trong
Kích thước thay đổi có đường kích từ 5-15 mm, có từ 4-5 vòng xoắn
Thở bằng phổi và không có nắp miệng bảo vệ
Trong tự nhiên, chúng thích sống ở những dòng sông có nước chảy chậm hoặc nằm im lìm trong những đầm lầy
Trang 40Họ Thiaridae
Hình 2.19: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Thiaridae
(Nguồn: Ristiyanti M Marwoto, 2009)
Họ ốc này có hình xoắn dài, các vòng xoắn chiếm hơn nửa chiều cao vỏ, có nắp miệng bảo vệ
Kích thước từ 20-50 mm, có từ 5-10 vòng xoắn
Bề mặt vỏ ốc có các hoa văn, có các gờ dọc ngang hay những hàng nốt sần Các loài ốc này được tìm thấy ở các con suối, thủy vực các con sông ở vùng núi hoặc vùng đồng bằng
Họ Viviparidae
Hình 2.20: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Viviparidae
(Nguồn: Ristiyanti M Marwoto, 2009)
Là ốc nước ngọt có nắp miệng bảo vệ, vỏ mỏng hoặc dày vừa