1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm hình thái của một số loài ốc nước ngọt thuộc họ lymnaeidae ở một số huyện trong các tỉnh vĩnh long, đồng tháp, cần thơ và gây nhiễm ấu trùng sán lá gan trên ốc

52 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN VĂN DƯƠNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI ỐC NƯỚC NGỌT THUỘC HỌ LYMNAEIDAE Ở MỘT SỐ HUYỆN TRONG CÁC TỈNH VĨNH LON

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI ỐC

NƯỚC NGỌT THUỘC HỌ LYMNAEIDAE Ở MỘT SỐ

HUYỆN TRONG CÁC TỈNH VĨNH LONG, ĐỒNG THÁP, CẦN THƠ VÀ GÂY NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN

LÁ GAN TRÊN ỐC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y

Cần Thơ, 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày…….tháng …….năm 2014 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Dương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

TÓM LƯỢC ix

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae 3

2.1.1 Sơ lược nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở ngoài nước 3

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 3

2.2 Sơ lược về động vật thân mềm (Ngành Mollusca) 7

2.2.1 Khái quát về lớp chân bụng (Gastropoda) 9

2.2.2 Một số thành phần loài của lớp chân bụng (Gastropoda) 10

2.3 Sơ lược về lớp sán lá 12

2.3.1 Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan (Fasciolosis) 22

2.3.2 Vòng đời bệnh sán lá gan (Fasciolosis) 26

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Nội dung nghiên cứu 30

3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 30

3.3 Đối tượng nghiên cứu 30

3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 30

3.4.1 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất 30

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Thành phần loài và sự phân bố ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các địa điểm khảo sát 34

4.2 Kết quả về thành phần loài của ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các địa điểm khảo sát 36

4.3 Kết quả thành phần ấu trùng sán lá trong ốc Lymnaea swinhoei thu thập trong điều kiện tự nhiên 37

4.4 Kết quả gây nhiễm ấu trùng sán lá gan trong ốc Lymnaea swinhoei 39

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

Trang 5

5.1 Kết luận 41 5.2 Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 6

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

STT: số thứ tự

SON: số ốc nhiễm

TL: tỷ lệ nhiễm

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả các chỉ số của ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các địa

điểm khảo sát ……… 34

Bảng 4.2 : Thành phần và sự phân bố các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae

tại các địa điểm khảo sát……… 34

Bảng 4.3: Thành phần và tỷ lệ các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các

địa điểm khảo sát……… 35

Bảng 4.4: Thành phần và tỷ lệ các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại từng

địa điểm……….36

Bảng 4.5: Thành phần ấu trùng sán lá ký sinh trên ốc Lymnaea swinhoei thu thập

trên đồng ruộng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp……….36

Bảng 4.6: Kết quả theo dõi ốc Lymnaea swinhoei nuôi theo các mật độ khác nhau

……… 37

Bảng 4.7: Kết quả gây nhiễm ấu trùng sán lá gan các giai đoạn trong ốc Lymnaea

swinhoei 38

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Loài Lymnaea swinhoei 11

Hình 2.2: Loài Lymnaea viridis 12

Hình 2.3: Fasciola gigantica 22

Hình 2.4: Fasciola hepatica 22

Hình 2.5: Vòng đời bệnh sán lá gan 26

Hình 2.6: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá gan 29

Hình 4.1: Ốc Lymnaea swinhoei 35

Hình 4.2: Ốc Lymnaea viridis 35

Hình 4.3: Nuôi ốc Lymnaea swinhoei trong hộp 37

Hình 4.4: Gây nhiễm miracidium cho ốc Lymnaea swinhoei 37

Hình 4.5: Miracidium 39

Hình 4.6: Sporocyst 39

Hình 4.7: Redia 39

Hình 4.8: Cercaria 39

Trang 9

TÓM LƯỢC

Qua thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 tại các huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng Tháp), Bình Thủy, Ninh Kiều (Cần Thơ) tôi ghi nhận kết quả như sau: Bằng phương pháp thu thập và định danh 549 ốc nước

ngọt thuộc họ Lymnaeidae ở các địa điểm Trà Ôn (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng Tháp), Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ) tôi đã xác định 2 loài ốc Lymnaea

swinhoei và Lymnaea viridis có tỷ lệ phân bố tại các địa điểm khảo sát lần lượt là

89,25% và 10,75% Cả 2 loài Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis đều là ký chủ

trung gian của các loài sán lá gây bệnh trên động vật và người Mổ khảo sát 50 ốc

loài Lymnaea swinhoei xác định tỷ lệ nhiễm chung các loại ấu trùng sán lá ở ốc

Lymnaea swinhoei tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là 34,00% Với tỷ lệ nhiễm ấu

trùng sán lá cả 3 giai đoạn sporocyst, redia và cercaria là 6,00 % Gây nhiễm ấu trùng sán lá gan giai đoạn miracidum cho 40 ốc Lymnaea swinhoei với 2 nghiệm thức miracidium vừa mới nở, hoạt động mạnh và miracidium nở sau 24 giờ; kết quả

có 18 ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan các giai đoạn sporocyst, redia và cercaria với tỷ

lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan ở cả 2 nghiệm thức là 45,00 %

Trang 10

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có thảm thực vật phong phú và đa dạng thích hợp cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia súc nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, và cả ở người Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi đại gia súc và ảnh hưởng đến sức khỏe người bị nhiễm sán

Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Phan Địch Lân (1994) đã điều tra 7359 trâu, bò ở 26 tỉnh miền Bắc Việt Nam kết quả thấy: trâu, bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó đến vùng trung

du, vùng ven biển và miền núi

Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Kaufmann (1996), ký chủ trung gian của sán lá

Fasciola là các loài ốc nước ngọt họ Lymnaeidae: Lymnaea auricularia, Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Galba truncatula, Radix ovata,…

Đồng bằng sông Cữu Long là vùng đồng bằng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho các loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của

sán lá Fasciola sinh sống và phát triển Đó là điều kiện cho bệnh sán lá gan trên trâu,

bò phát triển gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi đại gia súc của vùng Để tìm hiểu rõ hơn về ký chủ trung gian, chu trình sinh học của bệnh sán lá gan trên bò và được sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,

trường Đại học Cần Thơ chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm hình thái của một

số loài ốc thuộc họ Lymnaeidae ở một số huyện trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ và gây nhiễm ấu trùng sán lá gan trên ốc”

Trang 11

Mục tiêu của đề tài:

 Định danh, phân loại một số loài ốc thuộc họ Lymnaeidae tại huyện Trà Ôn

(tỉnh Vĩnh Long), huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) và quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ)

 Khảo sát tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá ở ốc Lymnaea swinhoei trong điều kiện

tự nhiên

 Theo dõi quá trình phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc Lymnaea

swinhoei

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae

2.1.1 Sơ lược nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở ngoài nước

Kendall (1949), ở mỗi khu vực khác nhau thì ký chủ trung gian của loài Fasciola sp

cũng khác nhau và thay đổi theo từng nước Ở Australia ký chủ trung gian của sán

lá gan là loài Lymnaea tomentoxa, Bắc Mỹ là Lymnaea bulimoides techella

Goldon et al (1959), sử dụng đồng pentachlophenate để diệt ký chủ trung gian với liều 11 kg/ha với thể tích 4500 lít/ha sẽ làm bất hoạt ký chủ trung gian Lymnaea

tomentosa

Taylor (1965), cho biết từng loại ốc ký chủ trung gian được phân bố theo các vùng

khác nhau: Lymnaea natalensis ở Trung Phi, Lymnaea persica ở Pakistan, Lymnaea

lutoole ở Afganistan, Lymnaea limoso ở Nga, Lymnaea swinhoei ở Trung Quốc, Lymnane viridis ở Indonesia

Kaufmann (1996), vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các ốc nước ngọt họ

Lymnaeidae: Lymnaea auricularia, Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Galba truncatula, Radix ovata Tác giả cho biết vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao, kênh,

rạch, có điều kiện cho ốc – vật chủ trung gian sống và sinh sản Các kiểu địa hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng

Ravichandra cho rằng ốc là ký chủ trung gian của sán lá ở mỗi nước thì khác nhau

Lymnaea auricularia ở Ấn Độ, Lymnaea rulfesceus ở Pakistan, Lymnaea latalensis caillaudi ở Malaysia (Đỗ Trọng Minh (1999))

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Phan Địch Lân và cs (1972), xác định ốc ký chủ trung gian ở Việt Nam là Lymnaea

swinhoei và Lymnaea viridis Tỷ lệ ốc mang trùng đến 90%

Điều tra mật độ ốc Lymnaea viridis ở chân ruộng mạ thấy trung bình 126 con/m2,

mật độ ốc Lymnaea swinhoei trôi nổi là 25 con/m2

Nguyễn Quý Tuấn (1976), xác định các loài ốc Lymnaea swinhoei, Polypylis

hemisphaearula, Gyraulus convesiusculus và Gyraulus heudei là vật chủ trung gian

thứ hai của sán lá Hypoderaeum conoideum

Thái Trần Bái (1977), ở ruộng muống có mức nước nông, ốc thường tập trung ở cọng, lá rau đang thối rữa Ở các ruộng muối đang trong thời kỳ khô hạn, đất đá nứt

nẻ, ốc thường tập trung ở gốc muống, tỷ lệ ốc sống là 90,3% Trong ruộng rau lấp

Trang 13

mật độ ốc thấp hơn Ở ruộng lúa, ruộng mới cấy, ốc tập trung ở gốc lúa hay treo mình trên mặt nước

Theo Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê (1978) các loài ốc nước ngọt là vật chủ

trung gian của Fasciola phân bố rất rộng Ở những nơi đất cao 900 – 1000m so với

mực nước biển vẫn có sự hiện diện của ốc Ốc thích sống ở môi trường có pH kiềm,

ở những nơi xấp nước có dòng chảy nhẹ để ốc hô hấp Thức ăn của ốc là những động vật và chất hữu cơ Khả năng phân bố của ốc dày đặc 135 – 814 ốc/m2 Mỗi năm ốc đẻ từ 7 – 18 ổ, mỗi ổ đẻ từ 8 – 136 trứng, tỷ lệ nở của ốc cao từ 90 – 100%

trong vòng từ 5 đến 12 ngày Loài Lymnaea viridis phân bố nhiều ở vùng cao, loài

Lymnaea swinhoei phân bố nhiều ở vùng trũng Ở nước ta đã gặp hai trường hợp

nhiễm sán lá gan, một trường hợp tử vong với 700 sán trong gan

Đặng Ngọc Thanh và cs (1980), một số loài ốc tai (Lymnaeidae), ốc đĩa (Planobidae) thường bám vào các cây bèo Nhật Bản, rau muống, rong ở các ao, hồ,

sông, suối chúng có thể ở nơi ẩm ướt (không ngập nước) trong một thời gian dài Thức ăn của ốc nước ngọt là rong rêu, bèo, các chất mùn

Phan Địch Lân (1985), khi điều tra các loài ốc ký chủ trung gian của sán lá gan trên

15 tỉnh phía Bắc nhận thấy có sự hiện diện của hai loài ốc Lymnaea viridis và

Lymnaea swinhoei Loài Lymnaea swinhoei (ốc vành tai) có vỏ mỏng, dễ vở không

có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần

thân, vỏ loe ra như vành tai Loài Lymnaea viridis (ốc chanh) cũng có vỏ mỏng,

không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vỏ dễ vỡ, có 4 – 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn Tác giả còn cho biết mật độ của ốc theo mùa khác nhau: mật độ vụ đông xuân lớn hơn vụ hè thu

Vụ đông xuân: Lymnaea viridis 123 ± 54 con/m2

Lymnaea swinhoei 146 ± 49 con/m2

Vụ hè thu: Lymnaea viridis 64 ± 17 con/m2

Lymnaea swinhoei 59 ± 33 con/m2

Hồ Thị Thuận và cs (1987), công bố cả hai loài ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea

viridis đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhưng tỷ lệ nhiễm ấu trùng rất thấp

1,1% ở các tỉnh miền Nam

Hồ Thị Thuận và cs (1987), điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu, bò ở các

tỉnh phía Nam cho biết vùng có nhiều mương rạch, nước ngọt thì tỷ lệ và cường độ

nhiễm Fasciola cao tại những vùng đồi trọc, đất cát mặn thì tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola thấp là do sự xuất hiện ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của

Fasciola tại vùng này cao hơn Tác giả còn mổ khám ốc bị nhiễm sán lá gan thấy

gan, tụy của ốc có màu vàng (lá), úa (rất vàng) và sưng to

Trang 14

Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989), cũng cho thấy ốc Lymnaea swinhoei ở Đắk Lắk nhiễm ấu

trùng sán lá gan với tỷ lệ 40,0 - 50,0%

Nguyễn Thị Lê và cs (1990), thông báo hầu hết các loài ốc nước ngọt thuộc họ

Lymnaeidae, Bithyniidae và Viviparidae có vai trò là vật chủ trung gian thứ hai

truyền bệnh sán lá ở gia cầm

Nguyễn Thị Lê và cs (1995), nghiên cứu 1059 cá thể ốc thuộc hai loài Lymnaea

swinhoei và Lymnaea viridis ở Phú Thọ và Phú Xuyên (Hà Nội) cho biết loài Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng cercaria của 6 loài Echinostoma revolutum, Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum, Trichobilaharzia anatina, Apatemon gracilis và Cotylurus cornutus Loài Lymnaea viridis nhiễm ấu trùng cercaria loài Echinostoma revolutum

Nguyễn Trọng Kim (1997), giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc-ký chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò có mối tương quan thuận, nghĩa là, nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò ở khu vực đó cũng cao Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan

trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc Lymnaea swinhoei là 20,85% và ở ốc Lymnaea

viridis là 19,61%

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), cho biết gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan

thường tăng lên vào mùa ký chủ trung gian phát triển Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn Mùa vụ gắn liền với thay đổi khí hậu Mùa hè thu gia súc bị nhiễm sán tăng cao hơn các mùa khác trong năm Cuối mùa thu và đầu mùa đông bệnh thường phát ra

Phan Địch Lân (2000), cho biết ở Việt Nam loài Lymnaea viridis thích sống ở cạn hơn (nơi có nước xâm xấp), còn loài Lymnaea swinhoei thích sống ở nơi có nước

hơn (sống trôi nổi ở cống, rảnh, ao, hồ)

Lê Quang Hùng (2003), ở Bình Định có 2 loài ốc Lymnaea viridis và Lymnaea

swinhoei là vật chủ trung gian của Fasciola gigantica Tỷ lệ phát triển của trứng Fasciola gigantica nuôi trong nước cất và nước ao hồ là khá cao từ 80-96%, trong

điều kiện nhiệt độ từ 27-350C thời gian phát triển từ trứng sán đến nang sán là 42-58 ngày Trong đó thời gian phát triển trong ốc vật chủ trung gian từ 31-40 ngày

Phan Địch Lân (2004), cho biết: Lymnaea swinhoei phân bố nhiều hơn ở vùng đồng bằng, trong khi ốc Lymnaea viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung du và ven

biển

Nawa (2005), công bố 1,2%-2,1% ốc Lymnaea ở Bình Định bị nhiễm ấu trùng sán

lá gan

Trang 15

Phạm Ngọc Doanh và cs (2005), cho thấy chỉ 0,06% ốc Lymnaea swinhoei và 1%

ốc Lymnaea viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lá gan Nguyễn Võ Hinh (2005) cho biết, ốc mút (Melanoides tuberculatus) là vật chủ trung gian của sán lá gan, các loài ốc Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, ốc

Gyraulus sinensis, Polypylis haemisphaerula là vật chủ trung gian của sán lá gan

lớn Loài ốc mút Melanoides tuberculatus còn là vật chủ trung gian của sán lá phổi Ngoài ra ốc nhỏ thuộc giống Tricula operta là vật chủ trung gian của sán lá gan ở

người

Đỗ Đức Ngái và cs (2006), thông báo 0.45% ốc Lymnaea swinhoei ở Đắk Lắk bị

nhiễm ấu trùng sán lá gan

Nguyễn Hoàng Việt Luân (2007) định danh phân loại 11 giống ốc thuộc 5 họ

Viviparidae, Thiaridea, Lymnaeidae, Planorbidae, Buccinni tại các khu vực thuộc

quận Cái Răng, Quận Ô Môn và một số khu vực thuộc tỉnh Sóc Trăng, cho biết

Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis là ký chủ trung gian của loài sán lá gan lớn Fasciola hepatica và Fasciola gigantica, mật độ phân bố của các loài ốc tại điểm

nghiên cứu là: Lymnaea viridis 23,2% và Lymnaea swinhoei 23,35%, thời gian phát

triển của trứng sán lá gan bên ngoài ký chủ và bên trong vật chủ trung gian từ giai

đoạn micracidium đến giai đoạn sporocyst của họ ốc Lymnaeidae là 9 ngày

Lê Hoàng Nam (2007) nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang cho biết 2 giống Bulinidae và

Lymnaea là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan cho gia súc nhai lại và kể cả

con người, tỷ lệ loài ốc Lymnaea tại điểm nghiên cứu là 35,39%

Nguyễn Đức Tân và cs (2010), xác định ốc Lymnaea viridis nhiễm ấu trùng ở Bình Định là 1,8%, Khánh Hòa là 0,92%, Phú Yên là 0,5% Ốc Lymnaea swinhoei nhiễm

ấu trùng sán lá gan lớn ở Bình Định là 1,21%, Khánh Hòa là 0,37%, Phú Yên là 0,68%

Nguyễn Thị Lê và cs (2010) ở ốc Lymnaea swinhoei tìm thấy 7 nhóm ấu trùng với

tỷ lệ nhiễm chung là 22,5%, gặp cercaria của các họ Echinostomatidae,

Echinochamidae, Ornithobilhaziidae và Fasciolidae Ốc Polypylis hemisphaerula là

vật chủ trung gian của 6 nhóm ấu trùng cercaria và metacercaria, tỷ lệ nhiễm chung là 18,4% với các họ Echinostomatidae, Fasciolidae Ốc Melanoides

tuberculata tìm thấy ấu trùng cercaria và metacercaria với tỷ lệ nhiễm chung là

17.4% gồm các loài Notocotylus intestinalis, Prosthogonimus cuneatus

Đồng Thị Thanh Dung (2011), nghiên cứu tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

có 5 loài ốc nước ngọt Viviparus aceracus, Pila polita, Pomacea canaliculata,

Melanoides tuberculata, Lymnaea viridis Trong đó có hai loài Melanoides tuberculata, Lymnaea viridis là vật chủ trung gian của sán lá gan Tác giả còn cho

Trang 16

biết ốc Melanoides tuberculata được tìm thấy ở nơi nước động, nước chảy chậm và nước chảy nhanh còn loài Lymnaea viridis tìm thấy ở nơi nước động và nơi nước

chảy chậm

Phạm Ngọc Doanh và cs (2012), nghiên cứu ấu trùng sán lá gan lớn Fasciola sp ở

ốc Lymnaea sp tại 32 xã thuộc 9 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam Kết quả 3 loài ốc Lymnaea viridis, Lymnaea swinhoei và Lymnaea sp Trong đó,

Lymnaea viridis có kích thước nhỏ nhất (2-10 mm theo chiều dài) và chủ yếu sống

ở ruộng lúa sấp nước; Lymnaea swinhoei có kích thước lớn nhất (5-20 mm theo chiều dài) với vành miệng rộng, sống chủ yếu ở ao, hoặc sông và loài Lymnaea

sp.(5-20mm) có vỏ ốc dài hơn và mảnh hơn thường sông ở sông hoặc mương có

nước tĩnh

Nguyễn Mạnh Hùng (2012), thu thập 26.976 ốc trong quá trình nghiên cứu mật độ

ốc trong vườn nuôi cá chép xác định các loài ốc nhiễm ấu trùng cercaria

Parapleurolophocercous là các loài ốc họ Bithynidae, Thiaridae Cercaria Echinostoma được tìm thấy trong ốc thuộc họ Thiaridae, Bithynidae và Lymnaeidae

2.2 Sơ lược về động vật thân mềm (Ngành Mollusca)

Ngành Mollusca đã có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, tùy theo từng giai

đoạn phát triển của phân loại học và tùy theo tác giả Có các hệ thống phân loại của Pensenner (1892), Parke (1987), Cooke (1917), trong các hệ thống phân loại này tiêu biểu là hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel

Hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel chia ngành Mollusca thành 5 lớp:

Amphineura, Gastropoda, Scaphopoda, Bivalvia và Cephalopoda Nguyễn Chính

(1996), dựa vào hệ thần kinh song song mà tác giả xếp 4 nhóm:

Chaetodermomorpha, Neomenimorpha, Monoplacophora và Polyplacophora vào

một lớp đó là Amphineura

Hiện nay, hệ thống phân loại Mollusca được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

- Cấu tạo, hình dáng và số lượng của vỏ

- Sự phát triển của phần đầu (đầu phát triển hay thoái hóa)

- Hình dạng chân

- Cấu tạo của hệ thần kinh

- Vị trí, số lượng và cấu tạo cơ quan hô hấp (mang, phổi)

- Cấu tạo của phiến hàm, lưỡi sừng và răng sừng

Trang 17

- Đơn tính hay lưỡng tính

Gần đây, một số nhà phân loại học dựa vào hình dáng cấu tạo của vỏ đã chia ngành

Mollusca thành 7 hoặc 8 lớp khác nhau Tiêu biểu có hệ thống phân loại theo

Ruppert và Barnes (1994), Pechenik (2000) Theo hệ thống phân loại của Ruppert

và Barnes (1994) chia lớp Amphineura thành 3 lớp mới đó là Aplacophora (Không vỏ), Monoplacophora (Một vỏ) và Polyplacophora (Nhiều vỏ) còn các lớp khác thì vẫn giữ nguyên Theo Barnes et al (2000) thì lớp Aplacophora được tách thành 2 lớp mới đó là Chaedermomorpha và Neomeniomorpha Các lớp còn lại tương tự

như phân loại của Pechenik (2000) và Ruppert & Barnes (1994) Như vậy theo

Barnes et al (2000) thì ngành động vật thân mềm được chia thành 8 lớp

Trang 18

2.2.1 Khái quát về lớp chân bụng (Gastropoda)

Gastropoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân ở mặt bụng Gastropoda là lớp lớn

nhất trong ngành Mollusca, bao gồm khoảng 40-75 ngàn loài ốc (snail) và ốc sên (slug) còn tồn tại trên trái đất Gastropoda cũng là lớp thích nghi tốt nhất trong ngành Mollusca, chúng không chỉ có số lượng loài lớn mà còn có sự phân bố rộng ở

nhiều môi trường khác nhau như sông, hồ, biển sâu và sống phù du trong nước

Ngoài ra, Gastropoda còn phân bố trên cạn như trên mặt đất, trên cây và cả ở sa

mạc Phương thức sống và tập tính ăn của chúng cũng rất đa dạng, ăn thức ăn lơ lững, ăn thực vật, ăn động vật, ăn chất lắng tụ ở nên đáy và sống ký sinh

Ở một cá thể ốc điển hình, cơ thể gồm khối nội tạng (visceral mass) chứa tất cả cơ quan nội tạng nằm phía trên của chân Khối nội tạng thường được bảo vệ bởi một

vỏ cuộn (coiled univalve shell), hình dạng vỏ rất đa dạng Tùy từng cá thể mà kích thước vỏ ốc khác nhau, có những loài ốc ở giai đoạn trưởng thành vỏ chỉ dài 1 mm nhưng cũng có những loài vỏ dài đến 60 cm Cơ thể gắn vào bên trong của vỏ nhờ

cơ trục (columellar muscle) kéo dài từ bên trong chân của ốc đến trục trung tâm của

vỏ Cơ trục có vai trò quan trọng trong các vận động của cơ thể, thò ra khỏi hay rút

vào bên trong vỏ Hầu hết Gastropoda đều có vỏ cuộn, một số loài có vỏ kém phát triển hoặc không có vỏ như lớp phụ mang sau (Opisthobranchia)

Hệ thống phân loại của Gastropoda rất phức tạp, có nhiều đặc điểm thể hiện sự

khác nhau so với nguồn gốc tổ tiên như phần đầu thường rất phát triển, có mắt, xúc

tu và chân có dạng phẳng Căn cứ vào hình thái, cấu trúc chức năng của cơ quan hô

hấp, Gastropoda có thể được phân thành 3 nhóm cấu trúc:

Nhóm có xoang màng áo nằm phía trước cơ thể nên được gọi là mang trước

(Prosobranchia): Mang ở trước tim, thường có 1 mang, ít khi gặp 2 mang, dây thần

kinh bắt chéo, đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt Nhóm này có ít nhất 20.000 loài đã được mô tả, bao gồm hơn 140 họ

Nhóm có xoang màng áo nằm phía sau cơ thể nên được gọi là mang sau

(Opisthobranchia): Cấu tạo cơ thể của chân bụng mang sau thể hiện sự vặn xoắn

không hoàn toàn làm cho dây thần kinh bắt xoắn duỗi trở lại, tim chỉ có một tâm nhĩ, lưỡng tính Nhóm này có khoảng 2000 loài trong 120 họ, đa số sống trong nước mặn

Nhóm sống trên cạn hô hấp bằng phổi gọi là ốc phổi (Pulmonata): do mang tiêu

giảm nên được thay thế bằng phổi Phổi là mặt trong của xoang áo, có nhiều mạch máu, có nhiều lổ thở nhỏ ở bên phải, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp vỏ Lưỡng tính, một số đẻ con Sống ở nước ngọt hay trên cạn

Trang 19

2.2.2 Một số thành phần loài của lớp chân bụng (Gastropoda)

Mật độ và sự phân bố của ốc Lymnaea

Theo Phan Địch Lân (1978), phạm vi phân bố của ốc Lymnaea - ký chủ trung gian rất rộng Đặc biệt loài L viridis phân bố rộng hơn Ở vùng cao 900 -1000 m so với

mực nước biển vẫn thấy có Mật độ của hai loài ốc phụ thuộc rất lớn vào thời gian

và yếu tố thời tiết Loài L swinhoei ở Mỹ Hào (Hải Hưng) tháng 3 có 116 ốc/m2,

đến tháng 5 không thấy nữa Trong khi đó L viridis ở Mỹ Hào tháng 3 có 189 ốc/m2, đến tháng năm 135,8 ốc/m2

Môi trường sống của ốc

Ốc thích sống môi trường có pH kiềm, chúng thích dòng nước luôn có sự thay đổi

để hô hấp trong hai loài thì ốc L.swinhoei thích trôi nổi trên mặt nước, còn loài

L.viridis thích sống ở môi trường có xâm xấp nước ẩm Từ đặc tính đó, dẫn đến sinh

cảnh phát hiện hai loài trên

L.swinhoei thường thấy ở chân ruộng nhiều nước, ao rau muống rau cần, cống rảnh

có nước

L.viridis ở chân ruộng mạ xâm xấp nước ẩm, rảnh mương cạn, ven chuồng chăn

nuôi gia súc, hố chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ

Theo Phan Địch Lân (2004), thức ăn của ốc là những chất mùn, chất hữu cơ mục nát, các loại rêu, rau mềm, chính vì thế ở các điểm khảo sát thấy ốc sống thành quần thể bám ở chổ tảng đá lâu ngày mọc rêu, nước rỉ từ các chân núi ra (ở Bát Xát – Lào Cai) hoặc ngược theo dòng nước róc rách chảy từ chân ruộng bậc thang (ở Sa Pa) hoặc trôi nổi bám vào bèo rau (ở Bình Lục - Văn Điển), hoặc sống dàn đều ven bờ giếng, bể nước, nơi ống dẫn nước ở miền núi (ở Bắc Hà - Lào Cai) hoặc ở những hố chăn gia súc (ở Ba Vì)

Trang 20

Giống Lymnaea

Lymnaea swinhoei (H Adams , 1886)

Đồng tên: L.annamitica, Radix swinhoei

Loài Lymnaea swinhoei có chiều dài ốc trưởng thành bằng hoặc lớn hơn 15 mm Vỏ

ốc hình con quay Đỉnh vỏ nhọn Vỏ ốc cuộn xoắn phải, có 3-4 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu thót nhỏ, trông như cái núm trên vòng xoắn cuối Vòng xoăn cuối phình rộng, góc trên trái lồi nên vỏ có dạng vuông góc Vỏ mỏng, nhẵn bóng màu đất, mặt

vỏ có khía mờ Ốc không có nắp miệng, lỗ miệng vỏ loe rộng, hình vành tai, tỷ lệ giữa chiều dài lỗ miệng vỏ và chiều cao tháp ốc là 2- 3 lần, vành miệng ngoài sắc, gần thẳng Bờ trụ ốc tạo thành nếp uốn ở khoảng giữa Phía dưới vành miệng tròn

Lỗ rốn hẹp, dài

Hình 2.1 Loài Lymnaea swinhoei, Linaneus, 1856

Giống Austropeplea

Loài Lymnaea viridis Q.et G:

Loài Lymnaea viridis có chiều dài ốc trưởng thành nhỏ hơn 15 mm Đỉnh vỏ nhọn,

vỏ ốc hình con quay Vỏ ốc cuộn xoắn phải, có 4 – 5 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu nhỏ vừa so với vòng xoắn cuối, vòng xoắn cuối phình rộng nhưng gốc bên trái vát nên có dáng tròn Tháp ốc cân đối hình nón, không lõm tại đường biên Ốc không

có nắp miệng Vỏ mỏng nhẵn, màu nâu đất, có khía mờ Lỗ miệng vỏ hình bầu dục đều, tỷ lệ giữa chiều dài lỗ miệng và chiều cao tháp ốc là 1,5 lần, vành miệng ngoài sắc, cong đều Bờ trụ ốc tạo thành nếp uốn ở khoảng giữa Phía dưới vành miệng tròn Lỗ rốn rất hẹp

Trang 21

Hình 2.2: Loài Lymnaea viridis

(Nguồn: wikipedia.com) 2.3 Sơ lược về lớp sán lá

Lớp sán lá thuộc ngành Giun dẹp – Plathelminthes (Schneider,1873), trong liên ngành giun không phân đốt Scolecida Hiện nay trên thế giới đã phát hiện khoảng

3000 loài sán lá thuộc hàng trăm giống và hơn 100 họ

Đặc điểm: Sán lá có đời sống ký sinh, cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng Bề mặt cơ thể có lớp biểu bì (cutin) Cơ quan bám đặc trưng là giác bám và gai bám, thường nằm ở phần trước hoặc phần sau mặt bụng Miệng ở mút trước hoặc gần mút trước

cơ thể Ruột gồm một nhánh hình túi, hoặc hai nhánh hoặc nhiều nhánh nhỏ

Hệ thần kinh gồm hạch thần kinh trung ương nằm cạnh hầu và 3 đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể, nối với nhau bởi các cầu nối ngang

Hệ sinh dục thường lưỡng tính, một số loài phân tính, có một buồng trứng và 2 hoặc nhiều tinh hoàn, ít khi một

Sán lá phát triển với sự tham gia của vật chủ trung gian hoặc không Trong cơ thể vật chủ trung gian có hiện tượng ấu trùng sinh (đơn tính sinh) Vật chủ trung gian thứ nhất là nhuyễn thể, vật chủ trung gian thứ hai thường là cá, chân khớp nhuyễn thể và các động vật khác

a) Tình hình nghiên cứu sán lá ký sinh trên thế giới:

Khoa học phân loại sán lá so với các lớp giun sán khác thì phát triển yếu hơn Giữa

thế kỷ 19, Van Beneden (1858) chia lớp sán lá – Trematoda thành 2 nhóm: nhóm sán lá đơn chủ - Monogenes và sán lá song chủ - Digeneses (nhóm này chỉ có 200

Trang 22

giống gồm hàng trăm loài với đặc điểm chẩn loại chính là 2 giác bám) Carus

(1863) gọi 2 nhóm trên là hai phân lớp: Monogenea và Digenea

F S Monticelli (1888) là người đầu tiên chia 22 giống của phân lớp Digenea thành

4 họ: Amphistomatidae, Monostomatidae, Diplostomatidae và Distomidae Hệ

thống phân loại này hoàn toàn thiếu nội dung khoa học, bởi không cho biết mỗi họ gồm bao nhiêu giống, bao nhiêu loài và liên hệ ra sao trong cây chủng loại phát sinh

M Brau (1893) chia Digenea thành 25 giống thuộc 7 họ

Cuộc cách mạng trong hệ thống phân loại sán lá là công trình của A Looss (1899), tác giả đã nghiên cứu đặc điểm giải phẩu của các nội quan và chia 500 loài thuộc

giống Distomum thành 54 giống, 12 phân họ

Đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu chú trọng đến nghiên cứu các khu hệ sinh thái ở các nhóm động vật khác nhau, ở các địa điểm khác nhau trên trái đất và mô tả nhiều loài mới, giống mới Tuy nhiên, phần lớn các công trình miêu tả là sao chép thiên nhiên, thiếu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về mặt phân loại

Năm 1910, nhà khoa học người Thụy Điển T Odhner đã cho ra đời công trình đầu tiên về mối quan hệ chủng loại phát sinh của tất cả các loài "Zum naturlichen system der digenen Trematoden”, nhưng mới hoàn thành chương đầu tiên thì ông đột ngột qua đời

Năm 1925, xuất hiện chuyên khảo lớn của Y Poche về hệ thống phân loại sán lá Tác giả đã đưa ra nhiều lý thuyết xây dựng các giống sán lá trên cơ sở các quan hệ

của chúng Trong công trình này, Digenea được chia làm 2 phân bộ:

Gasterostomata và Prosotomata bao gồm 10 trên họ và 63 họ Tác giả đã xây dựng

nhiều giống mới họ mới nhưng đáng tiếc là mỗi họ không có đặc điểm chẩn loại và không có danh sách giống

Năm 1928, O Furrmann giới thiệu chung về hệ thống phân loại sán lá, trong đó tác giả sắp xếp các giống và nêu lên đặc điểm các họ Đây là công trình có giá trị nhưng chỉ có thể xác định đến họ

Năm 1929, E C Faust đã xây dựng hệ thống phân loại sán lá trên lý thuyết mới là

cấu tạo của cercaria trong chuyên khảo về giun sán ký sinh ở người Ông đã thành lập trên họ (Echinostomatoidea, Dicrocoelioidea, Opisthorchoidea…), tuy nhiên đó

mới chỉ là các nhóm sán lá ký sinh ở người

Sau này nhiều công trình nghiên cứu về hệ thông phân loại sán lá đã được tiến hành rộng hơn ở nhiều địa điểm trên toàn cầu Hàng năm nhiều công trình được xuất bản,

mô tả nhiều loài mới giống mới và cả họ mới thuộc nhiều nước: Mỹ, Anh, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Brazin, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô (trước đây)…Đến năm 1937 đã

có 75 họ sán lá thuộc bộ Prosostomata

Năm 1937, K I Skrjabin và Sschulz R C chia lớp sán lá – Trematoda thành 2 phân lớp: Monogenea Carus, 1863 và Digenea Carus 1863; chia phân lớp Digenea

Trang 23

thành 2 dưới phân lớp: Gasterostomatoinei (có 1 bộ duy nhất Gasterostomata Odner 1905) và Prosostomatoinei gồm 2 trên bộ là Aspidogastriformes Skrjabin et Schulz, 1937 (có 1 bộ duy nhất Aspidodastrata) và Fascioliformes Skrjabin el Schulz, 1937 (gồm 10 bộ: Heronimata, Faustulata, Alcicornata, Sanguinicolata,

Strigeata, Notocotylata, Paramphistomata, Fasciolata, Schinostomatata, Didymozoata) Các tác giả cũng cho rằng hệ thống phân loại này chưa hoàn chỉnh,

đặc biệt là bộ Fasciolata có số họ quá lớn và có nhiều đặc điểm cấu tạo khác nhau

Năm 1947, K I Skrjabin đã xuất bản tập đầu tiên của bộ “Sán lá ở người và động vật” Đây là bộ sách quan trọng có giá trị lớn về khoa học phân loại sán lá một cách

có hệ thống Tác giả đã sắp xếp lại toàn bộ phân loài, loài vào phân giống, giống, phân họ, họ, phân bộ, bộ, phân lớp; có khóa định loại và đặc điểm chẩn loại cho từng taxon từng loài đến phân lớp Bộ sách chuyên khảo này bắt đầu xuất bản từ năm 1947 và sau này tác giả cùng với học trò đã hoàn thành tập cuối cùng vào năm

1978, gồm 26 tập

Năm 1956, B Dawes đã ủng hộ quan điểm cũ của Furmann và Poche chia lớp sán

lá – Trematoda thành 3 bộ: Monogenea, Aspidogenea, Digenea

Năm 1958, S Yamaguti trong cuốn “Systema Helminthum” đã ủng hộ quan điểm

trên và cho rằng bộ Digenea gồm 2 phân bộ: Gasterostomata (có 1 họ Bucephalata)

và Prosostomata gồm hơn 100 họ

Nhà giun sán học người Mỹ La Rue (1957) chia phân lớp Digenea trên quan điểm

về cấu tạo hệ bài tiết của cercaria làm 2 trên bộ: Epitheliocystidia (có 2 bộ) và

Anepitheliocystidia (có 3 bộ)

P C Schulz và Grozdev E V, 1970 cho rằng hệ thống phân loại của La Rue có một

số bộ và phân bộ rất xa nhau trong cây chủng loại phát sinh Ví dụ: phân bộ

Strigeata có 2 họ xa nhau là Strigeidae và Schistosomatidae

Skrjabin và Guschanskaja (1962) đã phê phán hệ thống phân loại của La Rue là hoàn toàn không quan tâm đến đặc điểm hình thái của sán lá trưởng thành cũng như sinh thái và tính chuyên hóa hẹp đối với vật chủ Năm 1962 – 1963, Skrjabin và

Guschanskaja đã thành lập phân lớp mới Bucephalididea (Syn Trên bộ

Gasterostomatiformes Skrjabin và Schulz, 1937) và chia lớp Trematoda thành 3

phân lớp: Prosostomatidea Skrjabin et Guschanskaja, 1962 (bộ điển hình là

Fasciolida Skrjabin et Guschanskaja, 1962); Bucephalididea Skrjabin et

Guschanskaja, 1962 (1 bộ duy nhất Bucephalidida Odner, 1960) và

Aspidogastredidea Faust et Tang, 1936 (1 bộ duy nhất Aspidogastredida Skrjabin et

Guachanskaja, 1962)

Sau đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về phân loài sán lá đáng kể nhất

là các công trình của Sudarikov V E (1959), Odening K (1962), Schulz P C và Gvozdev E V.(1970), Panin V A (1984), Sey Otto (1983)

Trang 24

b) Tình hình nghiên cứu sán lá ký sinh ở Việt Nam

Những sán lá đầu tiên được tìm thấy ở động vật nhà do Bourger (1886) và Cattoin

(1888) tìm ra Cả hai tác giả đều ngẫu nhiên tìm thấy hai loài sán lá: Fasciola

gigantica và Gastrothylax crumennifer ở gia súc Bắc Bộ Sau đó Evans và Rennie

(1908) tìm thấy Fasciola hepatica ở Trung Bộ

Năm 1892, A Giard và A Billet đã xuất bản công trình “Về một vài loài sán lá ký sinh ở Bắc Bộ” Các tác giả đã tìm thấy ở bò và trâu ở tỉnh Cao Bằng, các loài sán

Fasciola hepatica và hai loài mới Homalogaster poiireri (sau này được xếp là syn

của loài H Paloniae Poirier, 1882) và Distoma coelomaticum, sau này được xếp vào giống Eurytrema Cũng tác giả này (1897) tìm thấy loài Dicrocoelium pancreaticum (= E Pancreaticum) ở tuyến tụy của gia súc Loài này phân bố rộng ở Bắc Bộ, Nam

Bộ, Lào và Campuchia

Trong các công trình của A.Railliet và Gomy (1897), A Railliet và G Marotel

(1898) thông báo về các loài sán lá F Hepatica và E Pancreaticum tìm thấy ở gia

súc Nam Bộ và Bắc Bộ

Năm 1905, L Gaide tìm thấy hai loài sán lá Opisthorchis felineus và Clonorchis

sinensis ở người Barrois và Noc (1908) tìm thấy loài sán lá Fasciolopsis buski ở

người Nam Bộ Ở Bắc Bộ, loài này rất nguy hiểm đối với lợn hơn là với người

Năm 1911, Mathis và Leger đã gặp loài F Buski ở 6% lợn mổ ở Hà Nội Các tác giả này cũng tìm thấy loài Clonorchis sinensis ở chó mèo

Năm 1911, A Railliet và Henry xuất bản công trình về kết quả nghiên cứu giun sán

ở lợn trong hai năm do bác sỹ thú y Bauche tiến hành ở lò mổ của thành phố Huế

Trong số 12 loài giun sán được tìm thấy ở lợn, chỉ có một loài sán lá F buski Theo

Brau và Bryant (1911, 1913) loài này tìm thấy ở 99 con lợn trong số 100 con lợn ở

lò mổ ngoại thành Sài Gòn Ngoài ra các tác giả còn gặp loài Gastrodiscoides

hominis ở 5% lợn và cả người ở Nam Bộ

Năm 1920, A Railliet công bố công trình “Giun sán ở động vật và người ở Đông Dương” Tác giả thông báo về 40 loài sán lá, trong đó có 3 loài mới đối với khoa

học là Eurytrema rebelled tìm thấy ở chó Bắc Bộ, Prosthogominus furcifer,

Harmostomum annamensis ở gà nhà Đa số là các loài gặp ở Bắc Bộ Cùng năm, N

Bernard, J Badlet và R Pons thông báo về 3 loài: C sinensis, F buski và

Gastrodiscoides hominis ở Nam Bộ

Năm 1925, E Houdemer xuất bản công trình “Kết quả nghiên cứu khu hệ giun sán trong 3 năm ở động vật nhà và động vật hoang Bắc Bộ” Tác giả đã tìm thấy 32 loài giun sán, trong đó có 11 loài sán lá

Năm 1928, C Joyeus và E Houdemer thông báo về số liệu 15 loài sán lá ở chim và thú ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là ở Bắc Việt Nam

Trang 25

Trong những năm 1930, xuất hiện một số công trình về sán lá ở người và động vật

Bắc Bộ, chủ yếu về loài sán lá gan nhỏ C sinensis như công trình của J Sautet

(1930) và E Hodemer (1934), H Galliard (1936), H Galliard, Phan Huy Quát và Đặng Văn Ngữ (1936), H Galliard (1938)

Năm 1939, Lê Đức công bố 8 loài sán lá ở con voi chết ở Hà Nội (1910) và Huế (1913) Trong những năm 1940, H Galliard và Đặng Văn Ngữ đã công bố 4 loài

sán lá ở người và động vật Việt Nam và mô tả loài mới Eurytrema tokinensis ở

tuyến tụy của gia súc

Sau khi giải phóng khỏi ách thực dân pháp, Việt Nam mới bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong mọi lĩnh vưc: kinh tế, xã hội, khoa học Đây là thời kỳ đào tạo đội ngủ cán bộ ở mọi lĩnh vực, trong đó có khoa học về ký sinh trùng, giun sán học phát triển nhằm nghiên cứu tìm biện pháp đấu tranh phòng chống các bệnh giun sán

ký sinh nguy hiểm ở người và động vật

Cùng với sự hợp tác và giúp đở của các chuyên gia Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc (cũ),

Ba Lan, cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Hungari, cuối năm 1960 – 1961, đoàn điều tra của viện Sinh học thổ nhưỡng – phân viện Viễn Đông Liên Xô đã tiến hành điều tra trên 6000 cá thể động vật có xương sống ở Hải Phòng Các tác giả đã công bố về khu hệ sán lá ở chim và thú Năm 1964, P G Oschmarin công bố 5 loài mới đối với khoa học; P G Oschmarin, V M Alxeev và Z B Smetana, 1969 mô tả 2 loài mới Đáng chú ý nhất là các công trình về hệ thống phân loại các loài sán lá ở chim và thú Việt Nam của P G Oschmarin và N L.Demchin, 1972 đã công bố 115 loài sán

lá, trong đó có 25 loài mới đối với khoa học

Cuối năm 1961 – 1962, đoàn điều tra hợp tác Việt – Xô do giáo sư A A Spasski, V

E Sudarikov, Đặng Văn Ngữ, Đào Văn Tiến và nhiều cán bộ khoa học từ nhiều cơ quan tham gia điều tra ký sinh trùng ở 3 vùng: Trung du, đồng bằng và ven biển, đã

mổ khám 623 cá thể động vật Các tác giả V E Sudarikov, A V Pavlov (1966,1969) công bố về sán lá ký sinh ở chim và thú, trong đó có 2 loài mới đối với khoa học; V E Sudarikov, A V Pavlov và Nguyễn Thị Lê (1971) công bố về các

loài sán lá họ Echinostomatidae ở chim miền Bắc Việt Nam, trong đó có mô tả một loài mới Hypoderaeum halcyonae Năm 1936, Trịnh Văn Thịnh xuất bản các tập

sách về ký sinh trùng thú y Tác giả đã thống kê tổng kết quả nghiên cứu của thời kỳ trước đó và đã bổ sung một số loài khác vào danh mục các loài sán lá ở động vật Việt Nam

Năm 1966, Bùi Lập đã công bố 32 loài giun sán ký sinh ở lợn nhà, trong đó có 8 loài sán lá Năm 1962, đoàn điều tra động vật ký sinh trùng đã tiến hành điều tra ở tất cả các tỉnh phía Bắc Từ kết quả đó, Nguyễn Thị Lê, 1968 đã công bố 144 loài sán lá ở chim và thú Viêt Nam, trong đó có 11 loài mới và 2 loài phụ đối với khoa học Tác giả đã xác định một số đặc điểm về khu hệ sán lá ở chim và thú Việt Nam

Trang 26

Năm 1966, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Xuân Dụ đã công bố 22 loài sán lá tìm thấy ở gia súc ở các nông trường các tỉnh phía Bắc Năm 1967, Drozdn và Malczewski đã thông báo 42 loài sán lá tìm thấy ở gia súc các tỉnh phía Bắc

Năm 1971, Phạm Tiến Hữu thông báo 33 loài sán lá tìm thấy ở gia súc ở nông

trường các tỉnh phía Bắc

Ngoài ra công trình của Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Trần Chức (1969) về sán lá ở lợn, của Nguyễn Thị Lê (1970, 1972, 1976, 1977, 1978, 1979, 1980,1983,1985) về sán lá ở gia súc và gia cầm Việt Nam Matskasi (1973) về sán lá ở dơi và gặm nhấm Trong cuốn “Giun sán ở động vật Việt Nam”, của tác giả Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) đã nêu các bản định loại đến giống, loài, nơi ký sinh, địa điểm phát hiện của 769 loài giun sán, trong đó có 251 loài sán lá

Năm 1980, luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Lê về “Khu hệ, hệ thống phân loại, sinh thái và địa động vật của sán lá ở chim và thú Việt Nam” đã nghiên cứu trên 3296 con chim và 2007 con thú Tác giả đã thống kê 303 loài sán lá, trong đó 102 loài ký sinh ở thú và 205 loài ký sinh ở chim, 106 loài sán lá lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam và 91 loài tìm thấy ở vật chủ mới

Năm 1978, Nguyễn Thị Lê và cộng sự thông báo về thành phần loài sán lá tìm thấy

ở vịt Hà Tây, Nam Hà Năm 1990, Hà Duy Ngọ đã thống kê 31 loài sán lá ký sinh ở

804 thú và 36 loài sán lá ở 755 con chim vùng Tây Nguyên Năm 1991, Nguyễn Thị

Lê thông báo 80 loài sán lá ở 958 chim và 759 thú các tỉnh phía Nam Việt Nam Năm 1992, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Lê đã bổ sung them một số loài sán lá vào danh mục các loài sán lá tìm thấy ở chim và thú Việt Nam

Năm 1996, nhóm tác giả Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Văn Đức đã xuất bản 2 cuốn sách “Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam” và “Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam” trong đó đã thống kê được 38 loài sán lá ở gia cầm và 56 loài sán lá ở gia súc

Năm 2000, Nguyễn Thị Lê xuất bản cuốn sách “Động vật chí Việt Nam” Tập đầu giới thiệu 164 loài thuộc 8 bộ, ngoài ra trong thời gian này, nhiều tác giả Hà Duy Ngọ, Đỗ Đức Ngái và cộng sự, 1997, 1999, 2003; Nguyễn Thị Lê và cộng sự, 1997,1998,2000,2002; Phạm Ngọc Doanh và cộng sự, 1999, 2002, 2003…đã công

bố các các số liệu về sán lá ở bò sát, ếch nhái Năm 2007, Nguyễn Thị Lê, Hà Duy Ngọ xuất bản tập 2 “Động vật chí Việt Nam” đã giới thiệu tiếp 190 loài sán lá thuộc

Ngày đăng: 17/09/2015, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w