0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đánh giá tính bền cấu trúc đất trồng cam, quýt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CAM QUÝT Ở HUYỆN LAI VUNG – ĐỒNG THÁP (Trang 32 -34 )

Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (verplancke, 2002). Độ bền đoàn lạp hay tính bền của tập hợp các phần tử đất là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước. Trên vườn cây ăn trái độ bền đoàn lạp cao giúp đất ít bị rữa trôi hoặc đóng váng trong quá trình tưới, khả năng thấm và thoát nước tốt giúp giảm ảnh hưởng của bệnh hại (Võ Thị Gương và ctv, 2005).

Kết quả phân tích tính bền cấu trúc ở các vị trí nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tính bền cấu trúc đất

Vị trí nghiên cứu Tính bền cấu trúc (SQ)

Long Hậu 1 95.0 ab

Long Hậu 2 90.4 bc

Long Hậu 3 48.0 h

Long Hậu 4 57.6 efg

Tân Phước 1 102.5 a

Tân Phước 2 78.0 bc

Tân Phước 3 55.5 efg

Tân Phước 4 50.5 h

Tân Thành 1 68.2 cde Tân Thành 2 52.3 h Tân Thành 3 45.0 h Tân Thành 4 56.0 efg Vĩnh Thới 1 43.2 h Vĩnh Thới 2 65.4 cde Vĩnh Thới 3 93.4 ab Vĩnh Thới 4 70.0 bcd

Phong Hòa 1 69.5 cde

Phong Hòa 2 77.0 bc

Phong Hòa 3 100.5 a

Phong Hòa 4 56.0 efg

* Các chữ giống nhau không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê 5%

Kết quả phân tích cho thấy tính bền đoàn lạp đất khác nhau giữa các vị trí trồng cam, quýt khác nhau.

Tính bền đạt giá trị > 90 chiếm 25% trong tổng số các vị trí nghiên cứu đất trồng cam, quýt tập trung các vị trí Phong Hòa 3, Vĩnh Thới 3, Tân Phước 1, Long Hậu 1, Long Hậu 2.

Tính bền cấu trúc đạt giá trị ở mức từ > 50 và < 90 chiếm 60% trong tổng số các vị trí trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung. Và tính bền đạt giá trị ở mức thấp <50 chiếm 25% trong các vị trí nghiên cứu.

Tính bền đạt giá trị cao nhất là tại Tân Phước 1 (102,5) điều đó cho thấy đất tại Tân Phước 1 có độ bền đoàn lạp cao nhất. Nguyên nhân là do đất tại Tân Phước 1 có phần trăm cấp hạt sét chiếm tương đối cao (42%), sét là hạt tuy có đường kính nhỏ nhất nhưng lực liên kết giữa các phân tử rất lớn.

Mặt khác, hàm lượng chất hữu cơ cũng đạt ở mức cao nhất (2,68%) so với các vị trí khác trong cùng một huyện nghiên cứu. Theo Trần Kim Tính (2003) thì chất hữu cơ có vai trò như là tác nhân liên kết nên trong đất; hàm lượng hữu cơ cao có tác dụng gắn kết các phân tử đất lại với nhau làm cho đất không bị nén chặt và có cấu trúc tốt. Tuy nhiên, giá trị của hàm lượng chất hữu cơ nói trên chỉ được đánh giá ở mức nghèo đến trung bình theo thang đánh giá của Lê Văn Căn (1998)

Tại Phong Hòa 3 có phần trăm cấp hạt sét bằng với phần trăm cấp hạt sét tại Tân Phước 1 nhưng tính bền chỉ đạt 100,5; thấp hơn tính bền đoàn lạp tại Tân Phước 1.

Nguyên nhân là do tại Phong Hòa 3 ta thấy hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn chỉ chiếm 2,59% do đó tuy hàm lượng sét bằng nhau nhưng hàm lượng chất hữu cơ ít hơn từ đó dẫn đến độ bền đoàn lạp của đất thấp hơn. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê thì tại 2 vị trí Tân Phước 1 và Phong Hòa 3 không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê 5%.

Các vị trí Long Hậu 1, Vĩnh Thới 3 mặc dù có hàm lượng sét và chất hữu cơ gần như tương đương với các vị trí Tân Phước 1 và Phong Hòa 3 nhưng tính bền đoàn lạp lại thấp hơn. Tại Long Hậu 1 tính bền đoàn lạp chỉ chiếm 95 và tại Vĩnh Thới 3 chỉ chiếm 93,4. Điều này được giải thích là do kỹ thuật làm đất của người dân, nông dân làm đất quá nhuyễn làm cho đoàn lạp trong đất bị ảnh hưởng, độ bền đoàn lạp hay cấu trúc đất phần lớn bị phá vỡ. Măc khác, ta còn thấy rõ tại hai vị trí này có sự khác biệt ý nghĩa về mặt giá trị thống kê.

Riêng đối với đất tại Vĩnh Thới 1 đây là vùng canh tác cam, quýt nhiều năm, nông dân không sử dụng phân hữu cơ nên hàm lượng chất hữu cơ chỉ chiếm 0,69% xếp ở mức rất nghèo nên khả năng liên kết các hạt đất giảm. Thêm vào đó thành phần cơ giới tại vùng đất này có hàm lượng thịt là chủ yếu chiếm 61% trong tổng thành phần ba cấp hạt. Do đó, khi canh tác trên đất thịt trong điều kiện làm đất thì sẽ dễ làm vỡ cấu trúc nên giá trị tính bền đoàn lạp tại vị trí này được đánh giá ở mức thấp nhất so với các vị trí khác trong cùng một huyện nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình canh tác người dân làm đất quá nhuyễn làm phá vỡ đoàn lạp của đất cũng là nguyên nhân làm cho tính bền của đất vùng này thấp. Một số vị trí khác như Long Hậu 3, Tân Phước 3, Tân Phước 4, Tân Thành 3 có hàm lượng chất hữu cơ trong đất nghèo cũng làm cho kết quả tính bền thấp.

Các vị trí còn lại như Long Hậu 4, Tân Phước 2, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 4, Vĩnh Thới 2, Vĩnh Thới 4, Phong Hòa 1, Phong Hòa 2, Phong Hòa 4 cho thấy tính bền tăng lên khi hàm lượng chất hữu cơ tăng lên. Chỉ riêng tại Long Hậu 2 cho thấy hàm lượng chất hữu cơ thấp (1,46) nhưng tính bền tương đối cao (90,4) điều này được giải thích là do sa cấu sét của vị trí này tương đối cao (40%) nên đã làm cho độ bền đoàn lạp tăng lên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CAM QUÝT Ở HUYỆN LAI VUNG – ĐỒNG THÁP (Trang 32 -34 )

×