Đánh giá mức độ đóng váng, kết cứng bề mặt đất trồng cam, quýt

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp (Trang 34 - 38)

Mức độ đóng váng bề mặt của đất được đánh giá của mức độ thấm thấp nhất (Ks) và thời gian để có giá trị Ks thấp nhất (Tmin). Mức độ đóng váng liên quan chặt chẽ với độ bền đoàn lạp. Kết quả bảng 3.7 cho thấy tính thấm của lớp váng Ks rất thấp ở hầu hết

các vị trí nghiên cứu, biến động 0,87mm/h đến 3,68mm/h. Theo Pla, 1977 thì giá trị Ks < 5mm/h là ngưỡng giới hạn tối thiểu cho đất canh tác nông nghiệp, tuy nhiên tất cả các mẫu đất trồng cam, quýt được nghiên cứu tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp thấp hơn ngưỡng này.

Đất tại Tân Thành 3 có sự mẫn cảm nhất đối với đóng váng. Mức độ thấm của nó < 1,5 mm/h và thời gian để đóng váng rất nhanh (Tmin) chỉ khoảng 15 phút sau khi mưa. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích là do hàm lượng thịt và cát của đất này rất cao chiếm 71% trong tổng số phần trăm của ba cấp hạt, điều này làm cho khả năng đóng váng nhanh và mức độ đóng váng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với những vị trí nghiên cứu khác.

Kết quả còn cho thấy nếu đất tại các vị trí nghiên cứu được che phủ tránh sự tác động trực tiếp của mưa thì mức độ đóng váng của đất được cải thiện đáng kể thể hiện qua giá trị Kcs đều tăng lên so với Ks. Nếu được che phủ thì mức độ thấm (Kcs) của tất cả các mẫu đất từ > 5mm/h trở lên và thời gian đóng váng (T’min) đều từ 40 phút trở lên (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Tính thấm, chỉ số đóng váng tương đối và thời gian đóng váng. Vị trí nghiên cứu Ks (mm/h) Kcs (mm/h) RSI

Tmin (phút)

T'min (phút)

Long Hậu 1 3.30 ab 14.87ab 4.5 30.0 50.0

Long Hậu 2 2.80b 7.46fg 2.7 30.0 50.0

Long Hậu 3 1.10ef 4.25i 3.9 15.0 45.0

Long Hậu 4 2.10c 8.68de 4.1 20.0 60.0

Tân Phước 1 3.40 ab 15.86a 4.7 45.0 60.0

Tân Phước 2 2.75b 12.40c 4.5 30.0 45.0

Tân Phước 3 1.90cd 4,24i 2,2 20.0 40.0

Tân Phước 4 1.31e 5.78h 4.4 20.0 55.0

Tân Thành 1 2.85b 12.73c 4.5 30.0 55.0 Tân Thành 2 2.23bc 8.21ef 3.7 20.0 45.0 Tân Thành 3 0.87gh 4.00ij 4.6 15.0 40.0 Tân Thành 4 2.70b 11.90cd 4.4 20.0 40.0 Vĩnh Thới 1 1.03 fg 3,46k 3,4 15.0 40.0 Vĩnh Thới 2 2.50bc 7,26fg 2,9 25.0 60.0 Vĩnh Thới 3 3.68 a 14.98ab 4.1 35.0 60.0 Vĩnh Thới 4 3.21ab 12,69c 3,9 30.0 55.0

Phong Hòa 1 2.30bc 9.86de 4.3 30.0 50.0

Phong Hòa 2 2.18c 5,43h 2,5 30.0 45.0

Phong Hòa 3 3.78 a 14.48ab 3.8 45.0 60.0

Phong Hòa 4 2.70b 10.10d 3.7 20.0 55.0

* Các chữ giống nhau không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê 5%

Ks:Tính thấm của lớp váng

Kcs: Tính thấm của lớp váng khi đất được che phủ RSI: Chỉ số đóng váng tương đối

Tmin: Thời gian tối thiểu để hình thành lớp váng

T’min: Thời gian tối thiểu để hình thành lớp váng khi đất được che phủ

Chỉ số đóng váng (RSI) biểu diễn khả năng làm giảm tính thấm nước của đất gây ra bởi lớp váng và mức độ ảnh hưởng của việc che phủ đất trong việc ngăn chặn sự hình thành lớp váng. Qua kết quả của RSI cho phép chúng ta dự đoán những loại đất nào cần thiết phải che phủ để hạn chế tình trạng đóng váng bề mặt và tăng tính thấm nước do mưa. Kết quả phân tích trong bảng 3.7 cho thấy tại các vị trí nghiên cứu chỉ số RSI dao động trong khoảng 2,2 đến 4,7.

Qua đó ta thấy tại Tân Phước 1 giá trị RSI cao nhất nguyên nhân được giải thích là do đất được che phủ và hàm lượng chất hữu cơ tại vị trí này cũng tương đối cao so với các vị trí khác trong nhóm (2,68 3%). Điều này cho ta thấy rằng nếu đất được che phủ sẽ làm tăng tính thấm hay nói cách khác làm giảm mức độ đóng váng lên 4,7 lần.

Tại các vị trí có chỉ số RSI dao động từ 4,1 đến 4,7 như tại Long Hậu 1, Long Hậu 4, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 4, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 3, Vĩnh Thới 3, Phong Hòa 1. Các vị trí này rất cần được che phủ bề mặt để bảo vệ mặt đất chống lại tác động của hạt mưa, hạn chế đóng váng và chảy tràn bề mặt. Do đó, nên khuyến cáo người dân che phủ đất bằng rơm rạ hay cỏ hoặc sử dụng màng phủ hay lưới chắn trong những vụ canh tác có mưa nhiều.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy thời gia tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (Tmin) cao nhất là 45 phút, thấp nhất là 15 phút. Phần lớn các mẫu đất nghiên cứu có Tmin thấp.

Kết quả cho thấy chỉ khoảng 10% mẫu đất có khả năng ít bị đóng váng đối với những trận mưa kéo dài 45 phút tập trung tại Tân Phước 1, Phong Hòa 3; 90% mẫu đất còn lại sẽ bị đóng váng nhanh chóng khi trận mưa kéo dài 40 phút, trong đó hơn 70% sẽ bị đóng váng nhanh chóng trong những trận mưa kéo dài từ 20 phút đến 30 phút tại Long Hậu 1, Long Hậu 2, Long Hậu 4, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3, Tân Phước 4, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 4, Vĩnh Thới 2, Vĩnh Thới 4, Phong Hòa 1, Phong Hòa 2, Phong Hòa 4, đặc biệt khoảng 15% mẫu đất đóng váng chỉ trong thời gian từ 10 đến 15 phút sau khi mưa tập trung tại Long Hậu 3, Tân Thành 3, Vĩnh

Thới 1. Do đó, nông dân cần chú ý bảo vệ đất canh tác của mình tránh bị đóng váng, vì vào mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra những cơn mưa to và kéo dài hơn 30 phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ cứng của lớp váng khi khô (RR) khá cứng ở hầu hết các mẫu đất được nghiên cứu biến động từ 0,39 đến 0,83 Mpa (Bảng 3.8), làm ảnh hưởng lớn đến sự khuyết tán không khí từ bên trên mặt đất xuống vùng rễ cây trồng, nhất là những vị trí nghèo hữu cơ, tính bền đoàn lạp thấp, mức độ đóng váng cao. Kết quả cho thấy 25% vị trí nghiên cứu có hàm lượng chất hữu cơ (%OM) trong đất ≥ 2 % thì RR dao động từ 0,33 đến 0,46 MPa. RR của hầu hết các mẫu đất nghiên cứu tỷ lệ nghịch với tính thấm Ks và với hàm lượng chất hữu cơ, mức độ đóng váng. Mức độ đóng váng càng cao thì độ cứng của lớp váng khi khô càng cứng và hàm lượng chất hữu cơ càng thấp thì lớp váng khô càng cứng. Vì vậy, việc khuyến cáo nông dân cung cấp chất hữu cơ cho đất là rất cần thiết để nâng cao tính bền cấu đoàn lạp, giảm đóng váng và độ cứng của lớp váng trên bề mặt đất.

Bảng 3.8: Độ cứng của lớp váng khô Vị trí nghiên cứu RR (Mpa)

Long Hậu 1 0,46 Long Hậu 2 0,75 Long Hậu 3 0,64 Long Hậu 4 0,68 Tân Phước 1 0,42 Tân Phước 2 0,70 Tân Phước 3 0,72 Tân Phước 4 0,70 Tân Thành 1 0,40 Tân Thành 2 0,80 Tân Thành 3 0,81 Tân Thành 4 0,69 Vĩnh Thới 1 0,83 Vĩnh Thới 2 0,56 Vĩnh Thới 3 0,33 Vĩnh Thới 4 0,42 Phong Hòa 1 0,58 Phong Hòa 2 0,55 Phong Hòa 3 0,39 Phong Hòa 4 0,62

* RR: độ cứng của lớp váng sau khi khô

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp (Trang 34 - 38)