L ỜI CẢM ƠN
2.4.3 Sơ lược về quá trình phát triển của ấu trùng một số loài sán lá trong ốc
ốc nước ngọt-ký chủ trung gian
a. Sán lá gan Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
Ký chủ trung gian: các loài ốc thuộc họ Lymnaeidae
Ký chủ cuối cùng: là trâu, bò, dê, cừu và ở người.
Vi trí ký sinh: là ống dẫn mật, gan, có khi lạc vào phổi, dưới da, tổ chức xung quanh thận.
32
Quá trình phát triển của ấu trùng Fasciola hepatica và Fasciola gigantica trong ốc-ký chủ trung gian
Hình 2.22: Các dạng ấu trùng của sán Fasciola
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan, 2008)
Nguyễn Hữu Hưng (2010), Fasciola hepatica và Fasciola gigantica có quá trình phát triển như sau: Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của bò. Sau khi trứng thụ tinh, mỗi sán có thể đẻ 20.000 trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột sau đó theo phân của vật chủ ra ngoài.
Bên ngoài môi trường:
Nếu gặp điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nở sau 9-21 ngày thành micracidium.
Micracidium dài 0,19 mm và rộng 0,026 mm. Chúng bơi lội tự do trong nước nhờ lông xung quanh. Nếu thiếu ánh sáng, micracidium không có khả năng
thoát vỏ nhưng có thể tồn tại 8 tháng trong vỏ.
33
Khi gặp ốc-ký chủ trung gian thích hợp, chúng chui vào ốc chui vào gan tụy của ốc biến đổi thành sporocyst.
Sporocyst dài 0,15 mm, có hình túi màu sáng, được bao bọc trong lớp màng mỏng, bên trong chứa nhiều tế bào phôi, các tế bào phôi này to dần. Sau 15-30 ngày sau, mỗi sporocyst sinh sản vô tính tạo ra 5-15 rediae.
Rediae hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng hầu, ruột, hình túi đơn giản, chứa nhiều tế bào mầm. Cần 18 ngày, sporocyst và redia chứa bên trong chúng gia
tăng kích thước phá vỡ sporocyst và chui ra nội tạng ốc tiếp tục sinh sản vô tính cho ra cercaria, mỗi redia sinh sản vô tính cho ra 15-20 cercaria.
Cercaria có chiều dài 0,28-0,30 mm và chiều rộng 0,23 mm, thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển dễ dàng trong nước. Cấu tạo của
cercaria gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành 2 nhánh. Sau đó thành thục và chui qua miệng của ốc ra môi trường bên ngoài. Mỗi ốc có thể có tới 600-800 cercaria.
Thời gian từ micracidium đến cercaria từ 20-80 ngày.
Bên ngoài môi trường:
Cercaria chui ra khỏi ốc, bơi lội tự do trong nước. Cercaria là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan. Sau 2-24 giờ bơi trong nước, chúng rụng duôi tiết chất nhầy xung quanh thân, bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước, vỏ cây,
đất. Lúc này cercaria đã biến thành metacercariae. Metacercariae hình khối tròn 4 lớp vỏ, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác bụng, giác miệng, ruột phân nhánh và túi bài tiết. Khi được vật chủ cuối cùng nuốt vào miệng sẽ
phát triển thành sán trưởng thành.
b. Sán lá ruột heo Fasciolopsis buski
Ký chủ trung gian: là những loài ốc nước ngọt Planorbis schemacheri, Segmentina calathus, Segmentina largillierti, Hippeulis cantor, Hippeulis umbilicalis, Gyraulus convexiuseulus, Gyraulus saigonensis.
Ký chủ cuối cùng: heo, chó, mèo, chuột và ở người.
Vị trí ký sinh: Fasciolopsi buski trưởng thành thường ký sinh ở đoạn tá tràng và không tràng của heo và người, nhưng ký sinh nhiều nhất ở tá tràng, đôi khi
34
Quá trình phát triển của ấu trùng Fasciolopsis buski trong ốc-ký chủ trung gian
Nguyễn Thị Lê (1986), cho biết quá trình phát triển của Fasciolopsis buski
như sau: Sán trưởng thành ký sinh ký sinh trong ruột non heo. Sau khi thụ
tinh, sán đẻ trứng theo phân ra ngoài. Trung bình mỗi sán đẻ được 15.000- 18.000 trong 1 ngày.
Bên ngoài môi trường:
Nếu gặp điều kiện thuận lợi, micracidium chui ra khỏi trứng, chúng bơi thật
nhanh trong nước 1-4 giờ đầu, sau đó hoạt động chậm dần. Micracidium có chiều dài 0,102-0,167 mm và chiều rộng 0,057-0,085 mm, có tiêm mao dài 0,005 mm. Phần sau cơ thể chứa tế bào mầm hình tròn.
Bên trong cơ thểốc-ký chủ trung gian:
Micracidium xâm nhập vào ốc qua chân ốc và xúc tu ở đầu. Qua 2 ngày trong
mô đầu của ốc đã tìm thấy sporocyst.
Sporocyst có chiều dài 0,202 mm, rộng 0,116 mm, thành dày 0,003-0,004 mm,
Trong xoang cơ thể của chúng có 8-12 tế bào mầm. Qua 6 ngày sporocyst đạt chiều dài 0,266 mm và chiều rộng 0,141 mm trong cơ thể có 1-3 redia.
Redia thế hệ thứ nhất sau 7-10 ngày chui ra khỏi sporocyst chúng có chiều dài từ 0,249-0,789 mm và rộng 0,098-0,175 mm. Trong cơ thể redia có 8-12 tế
bào mầm từ chúng sẽ phát triển thành redia thế hệ thứ hai. Sau 6-11 ngày
trong cơ thể redia mẹ có rất nhiều redia con tức redia thế hệ thứ hai, có chiều dài 0,360-0,899 mm và chiều rộng 0,146-0,197 mm. Sau 3-11 ngày, trong cơ
thể redia con có chứa 3-10 tế bào mầm từ chúng sẽ hình thành cercaria.
Cercaria có chiều dài 0,262 mm và chiều rộng 0,216 mm. sau 1-5 ngày
cercaria đầu tiên chui ra khỏi ốc.
Thời gian từ micracidium vào ký chủ trung gian đến khi hình thành cercaria chui ra khỏi ký chủ trung gian khoảng 38 ngày.
Bên ngoài môi trường
Cercaria bơi trong nước 6-7 giờ và bám vào cây cỏ sống ở nước, rụng đuôi và
35
aldoslescaria, vào ruột vỏ ngoài bị phân hủy ấu trùng được giải phóng và phát triển thành sán trưởng thành.
c. Sán lá dạ cỏ Paramphistomum cervi
Ký chủ trung gian: gồm nhiều loài ốc nước ngọt Planorbis compress, Planorbis planorbis, Planorbis contortus, Buhnus contortus, Buhnus forskali, Sermyla tornatella....
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu.
Vị trí ký sinh: ở dạ cỏ, thời kỳ di hành có thể thấy sán ở khí quản, dạ muối khế, ruột non, ruột già, ống mật hoặc thấy ở túi mật.
Quá trình phát triển của ấu trùng Paramphistomum cervi trong ốc-ký chủ
trung gian
Nguyễn Thị Lê (1986), cho biết quá trình phát triển của Paramphistomum cervi như sau:
Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân được thải ra ngoài bãi chăn, rơi vào môi trường nước. Gặp điều kiện thuận lợi. Trứng sẽ phát triển thành
micracidium.
Bên ngoài môi trường:
Miracidium nở ra có hình thoi, bơi lội tự do, toàn thân có lông mao, kích thước thường dài 0,125-0,2 mm, rộng 0,04-0,058 mm. Bơi lội trong nước tìm ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt, song chỉ có khả năng cảm nhiễm vào ốc-vật chủ trung gian ở 4 giờ đầu sau khi nở ra.
Bên trong cơ thểốc-ký chủ trung gian:
Sau khi xâm nhập vật chủ trung gian, miracidium chui sâu vào tổ chức của ốc, mất một số bộ phận bên trong (gai nhú, tuyến đỉnh, tuyến xâm nhập), vỡ các bóng phôi thành các tế bào phôi riêng rẽ hình thành sporocyst.
Sporocyst tăng về kích thước, ngày thứ 4 đã dài 0,16-0,17 mm, rộng 0,14-0,15 mm, phát triển hoàn thiện sau 10-15 ngày. Sau đó sporocyst sinh sản vô tính cho nhiều redia.
Các redia đầu tiên thoát ra vào ngày thứ 13-15 sau nhiễm, kích thước redia
36
đến độ dài 0,7-1,1 mm và rộng 0,2-0,25 mm, chúng đã có miệng, hầu, thực quản, ruột chưa phân thành hai nhánh. Các redia trưởng thành bắt đầu giải phóng cercaria.
Cercaria được hình thành sau khi ốc nhiễm miracidium 30-37 ngày, dài 0,25-
0,37 mm, có 1 đuôi dài 0,1-0,12 mm. Có thể thấy mắt của Cercaria khi còn nằm trong redia. Từ 44-55 ngày cercaria bắt đầu trưởng thành, bơi nhanh, màu nâu sẫm, dài 0,3-0,34 mm, rộng 0,2-0,325 mm; đuôi dài 0,4-0,5 mm, rộng 0,065-0,75 mm; có giác bám, hầu, thực quản, ruột, túi bài tiết, hệ thần kinh và hệ sinh dục.
Bên ngoài môi trường:
Sau khi thoát khỏi ốc, cercaria bơi trong nước, bám vào cây cỏ, tiết chất nhầy bao quanh cơ thể, hình thành metacercaria hình cầu, đường kính 0,18-0,25 mm. Nếu vật chủ cuối cùng ăn phải sẽ bị nhiêm ấu trùng và phát triển thành
sán trưởng thành.
d. Sán lá ruột gia cầm Echinostoma revolutum
Ký chủ trung gian thứ nhất: Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis.
Ký chủ trung gian thứ hai: Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Melanoides tuberculata. Ấu trùng chuồn chuồn: Orthetrum sp., Trithemes sp.
Ký chủ cuối cùng: Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu. Ngoài ra còn thấy ở chó, lợn
và người.
Quá trình phát triển của ấu trùng Echinostoma revolutum trong ốc-ký chủ
trung gian
Nguyễn Thị Lê (1993), nghiên cứu vòng đời của Echinostoma revolutum cho
biết quá trình phát triển của Echinostoma revolutum như sau: Sán trưởng thành
thường xuyên đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài.
Bên ngoài môi trường
Gặp điều kiện thuận lợi sau 12-17 ngày micracidium chui ra khỏi trứng,
micracidium có chiều dài 0,194 mm và chiều rộng 0,045 mm, có 4 dãy tế bào biểu bì.
37
Micracidium phát triển thành redia sau 7-9 ngày.
Redia mẹ có chiều dài 0,778-2,394 mm và chiều rộng 0,066-0,332 mm chứa các redia con có chiều dài 0,492-0,691 mm và chiều rộng 0,079-0,095 mm. Bên trong redia chứa các tế bào mầm từ chúng sẽ phát triển thành cercaria.
Cercaria có chiều dài 0,391 mm và chiều rộng 0,186 mm, đuôi dài 0,492 mm
và rộng 0,053 mm.
Thời gian phát triển từ micracidium đến cercaria mất 27 ngày.
Trong cơ thểốc hay ấu trùng chuồn chuồn-ký chủ trung gian thứ hai
Cercaria phát triển thành metacercaria có đường kính 0163 mm.
Metacercaria sống ở tâm thất cạnh tâm nhĩ. Khi vật chủ cuối cung ăn phải sẽ
38
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nhằm:
- Xác định thành phần loài ốc nước ngọt tại tỉnh Vĩnh Long.
- Xác định các loài ốc là ký chủ trung gian của sán lá ở vật nuôi và con người. - Khảo sát tỷ lệốc Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá.
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện: 12/2013 đến tháng 04/2014.
Địa điểm lấy mẫu: huyện Bình Minh, Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long.
Địa điểm thí nghiệm: phòng thí nghiệm Bệnh ký sinh trùng, bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Là các loài ốc trong tự nhiên được thu thập trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất 3.4.1 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất
a. Dụng cụ
Lọ đựng mẫu, sàng có mắt lưới cỡ 5 mm, cốc thủy tinh, ống đong, dao, kéo, kẹp, đĩa petri, phiến kính sạch, găng tay, khẩu trang, kính hiển vi, kính lúp, máy ảnh, thước đo, viết đánh dấu.
b. Hóa chất
Formol 10%, cách pha Formol theo công thức: C1.V1=C2.V2 (C1: Nồng độ Formol đem pha, V1: Thể tích Formol đem pha, C2: Nồng độ Formol cần pha, V2: Thể tích Formol cần pha).
39
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
a. Tình hình tự nhiên-xã hội địa phương
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu
Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long
http://www.vinhlong.gov.vn
Diện tích tự nhiên: 1.496,8 km2; đất nông nghiệp là 116.100 ha chiếm 77,6% diện tích tự nhiên.
Dân số: 1.028.600 người, mật độ dân số đạt 687 người/km2, dân số nông thôn:
869.400 người, dân số thành thị: 159.200 người, dân số nam: 506.700 người, dân số nữ: 521.900 người (Niên giám thống kê 2011).
Khí hậu: Vĩnh Long có khí hậu nhiệt đới có 2 mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm là 27ºC, lượng mưa trung bình năm từ 1.300-1.500 mm.
40
Tỉnh lỵ: Thành phố Vĩnh Long.
Các huyện: Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Gồm có 1 thành phố 1 thị xã 10 phường, 6 huyện và 94 xã là: - Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã. - Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã. - Huyện Bình Tân 11 xã. - Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã. - Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã. - Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã. - Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã. - Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực của các tỉnh miền tây, giữa
một mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Tiền và giao thông thủy bộ có thể được xem là trung tâm của ngã sáu đi trực tiếp đến 8
tỉnh thành phố trong vùng. Đó là quốc lộ 1A đi qua Tiền Giang, Long An và thành phố Hồ chí Minh theo hướng bắc và đi Cần Thơ theo hướng Nam, quốc
lộ 80 đi Sa Đéc, An Giang, quốc lộ 30 Cao lãnh và vùng Đồng Tháp Mười,
quốc lộ 57 đi Bến Tre và quốc lộ 53 đi Trà Vinh.
Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Toàn tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm như sau: + Đàn heo: 308.000 con.
+ Đàn bò: 67.300 con.
+ Đàn gia cầm: 5.772.000 con.
b. Phương pháp thu mẫu ốc ngoài thực địa
Mẫu ốc được thu thập trên ruộng lúa, ao, mương và bờ kênh bằng phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, bắt tại những nơi ốc tập trung nhiều như tại đường
41
tiến hành vào sáng sớm (6 giờ đến 8 giờ) hoặc buổi chiều mát (16 giờ đến 18 giờ).
Mẫu ốc được bắt trực tiếp bằng tay hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ.
Thu tất cả các loại mẫu ốc với mọi kích cỡ trừ các loài ốc như ốc bươu, ốc lát không thu.
Các bước tiến hành như sau
Đối với mẫu có kích thước vừa có thể bắt trực tiếp bằng tay.
Đối với các mẫu nhỏ phải dùng sàng có mắt lưới cỡ 5 mm để sàn.
Đối với các mẫu ốc lẫn trong đất hoặc bùn được cho vào xô nước rữa sạch. Sau khi thu thập tiến hành đếm và sơ bộ phân loại theo dạng dạng ốc, đếm xong cho vào bảo quản trong formol 10%, ghi ký hiệu bằng giấy bóng mờ và
được viết bằng viết chì.
Lập sổ ghi chép kết quả trong quá trình thu thập, ghi rõ chi tiết ngày thu mẫu,
địa điểm lấy mẫu, dạng ốc, số lượng và ký hiệu mẫu. Chụp ảnh những nơi thu mẫu ốc.
Cách ghi nhãn trước và sau khi định danh
Trước khi định danh: ghi rõ ký hiệu mẫu ốc đã thu thập, dạng ốc, số lượng, địa
điểm và ngày lấy mẫu.
Sau khi định danh: ghi rõ ký hiệu, tên loài ốc, số lượng, địa điểm và người lấy mẫu.
Ký hiệu: Ký hiệu:
Dạng ốc: Tên loài ốc:
Số lượng: Số lượng:
Địa điểm Địa điểm:
Ngày lấy mẫu: Người lấy mẫu:
Ghi nhãn trước khi định danh Ghi nhãn sau khi định danh c. Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm
42
Phân tích các dấu hiệu cơ bản về đặc điểm hình thái ngoài: đỉnh vỏ, các vòng xoắn, rãnh xoắn, lỗ rốn, trụốc, màu sắc, hoa văn trên vỏ ốc... Kích thước của vỏ: chiều cao, chiều rộng.
- Phương pháp định danh phân loại
Dựa vào hệ thống phân loại động vật thân mềm của Somsak Panha, trường
Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan và hệ thống phân loại động vật thân mềm của John B. Burch, trường Đại học Michigan, Ann Arbor, Hoa Kỳ năm 1982.
Khóa định loại động vật không xương sống nước ngọt của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên năm 1980 và Trương Quốc Phú về hình thái và giải phẩu động vật thân mềm năm 2006.
Hệ thống phân loại dựa vào các yếu tố sau:
- Sự phát triển của phần đầu (đầu phát triển hay thoái hóa). - Cấu tạo, hình dạng và số lượng của vỏ.
- Hình dạng chân. - Cấu tạo hệ thần kinh.