Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda)

Một phần của tài liệu xác định thành phần loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá ở một số huyện trong tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 26)

L ỜI CẢM ƠN

2.3 Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda)

Gastropoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân ở mặt bụng. Gastropoda là lớp lớn nhất trong ngành Mollusca, bao gồm khoảng 40-75 ngàn loài ốc (snail) và ốc sên (slug) còn tồn tại trên trái đất. Gastropoda cũng là lớp thích nghi cao nhất trong ngành Mollusca, chúng không chỉ có số lượng loài lớn mà còn có sự phân bố rộng ở nhiều môi trường khác nhau như sông, hồ, biển sâu và sống

phù du trong nước. Ngoài ra, Gastropoda còn phân bố trên cạn như trên mặt

đất, trên cây và cả ở sa mạc. Phương thức sống và tập tính ăn của chúng cũng

đa dạng, ăn thức ăn lơ lủng, ăn thực vật, ăn động vật, ăn chất lắng tụở nền đáy

và sống ký sinh.

Ở một cá thể ốc điển hình, cơ thể gồm khối nội tạng (visceral mass) chứa tất cả cơ quan nội tạng nằm phía trên của chân. Khối nội tạng thường được bảo vệ

bởi một vỏ cuộn (coiled univalve shell), hình dạng vỏ rất đa dạng. Tùy từng cá thể mà kích thước của vỏ ốc khác nhau, có những loài ốc ở giai đoạn trưởng thành vỏ chỉ dài khoảng 1 mm nhưng cũng có những loài vỏ dài đến 60 cm.

Cơ thể Gastropoda gắn vào bên trong của vỏ nhờ cơ trục (columellar muscle) kéo dài từ bên trong chân của ốc đến trục trung tâm của vỏ. Cơ trục có vai trò quan trọng trong các vận động của cơ thể, thò ra khỏi hay rút vào bên trong vỏ. Hầu hết Gastropoda đều có vỏ cuộn, một số loài có vỏ kém phát triển hoặc không có vỏ như lớp phụ mang sau (Opisthobranchia).

Hệ thống phân loại của Gastropoda rất phức tạp, có nhiều đặc điểm thể hiện sự khác nhau so với nguồn gốc tổ tiên như phần đầu thường rất phát triển, có mắt, xúc tu và chân có dạng phẳng. Căn cứ vào hình thái, cấu trúc và chức

năng của cơ quan hô hấp, Gastropoda có thể được phân thành 3 nhóm cấu trúc:

Nhóm có xoang màng áo nằm phía trước cơ thể nên được gọi là mang trước (Prosobranchia): Mang ở trước tim, thường có 1 mang, ít khi gặp 2 mang, dây thần kinh bắt chéo, đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ởnước ngọt. Nhóm này có ít nhất 20.000 loài đã được mô tả, bao gồm hơn 140 họ.

14

Nhóm có xoang màng áo nằm phía sau cơ thể nên được gọi là mang sau (Opisthobranchia): Cấu tạo cơ thể của chân bụng mang sau thể hiện sự vặn xoắn không hoàn toàn làm cho dây thần kinh bắt xoắn duỗi trở lại, tim chỉ có 1 tâm nhĩ, lưỡng tính. Nhóm này có khoảng 2.000 loài trong 120 họ, đa số sống

trong nước mặn.

Nhóm sống trên cạn hô hấp bằng phổi gọi là ốc phổi (Pulmonata): Do mang tiêu giảm nên được thay thế bằng phổi. Phổi là mặt trong của xoang áo, có nhiều mạch máu, có lỗ thở nhỏ ở bên phải, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu. Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp vỏ. Lưỡng tính, một số đẻ con. Sống ở nước ngọt hay trên cạn.

Một phần của tài liệu xác định thành phần loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá ở một số huyện trong tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)