CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda)
2.3.2 Cấu tạo bên trong của lớp Gastropoda
Hình 2.14: Hình thái, cấu tạo Gastropoda
(Nguồn: Aarchus University (1999). The Invertabrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme Marine Sciences)
Hệ thần kinh
Gastropoda có 4 đôi, bao gồm vòng thần kinh hầu (nữa trên là cung não, nữa dưới là cung miệng), hạch chân, hạch bên và hạch tạng.
- Hạch não: điều khiển hoạt động của các cơ quan như mắt, xúc tu, đầu, các cơ quan cảm giác.
- Hạch chân: điều khiển hoạt động của chân.
- Hạch bên: điều khiển hoạt động của màng áo.
- Hạch tạng: điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng và hệ tuần hoàn.
Hệ tiêu hoá
Phần lớn chân bụng ăn thực vật, một số khác ăn thịt bằng cách bắt con mồi, tiết men tiêu hoá phân huỷ con mồi rồi hút vào ống tiêu hoá, một số khác lọc thức ăn trong nước hay sống ký sinh. Đặc điểm đáng chú ý của hệ tiêu hoá chân bụng là có nhiều răng ở lưỡi gai,tiêu hoá ngoại bào là chủ yếu, dạ dày quay hướng trước ra sau, tuyến nước bọt có thể tiết các chất hoà tan đá vôi hay chất độc.
24
Hệ tuần hoàn
Động vật chân bụng có hệ tuần hoàn hở, cấu tạo các bộ phận phức tạp. Máu không có màu, nhịp tim thay đổi tuỳ loài (20- 40 lần/phút ở nhiệt độ 200C).
Tim có 1 tâm thất với 1 hay 2 tâm nhĩ, màu nâu nhạt nằm trong bao tim trong suốt
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp của chân bụng là mang lá đối hay phổi. Mang đặc trưng cho chân bụng sống dưới nước có từ 1 đến 2 mang hướng về phía trước và phía sau cơ thể.
Một số chân bụng chuyển sang đời sống trên cạn thì cơ quan hô hấp là phổi (một số loài sống ở nước vẫn có phổi). Phổi là thành trong của áo có nhiều mạch máu tạo thành. Trong phổi có tĩnh mạch phổi lớn và các mạch nhỏ phân nhánh dày đặc.
Xoang phổi là một xoang kín, được giới hạn bởi vỏ áo ở trên và mép áo ở phía trước, khối nội quan ở phía sau. Phổi thông với bên ngoài qua một lỗ nhỏ. Một số loài chân bụng ở nước vừa có cả mang vừa có cả phổi nhờ thế chúng có thể sống được lâu hơn trên cạn.
Hệ bài tiết
Do cấu trúc cơ thể chân bụng mất đối xứng nên chỉ có một số nhóm còn có 2 thận (ở ốc hai tâm nhĩ), còn phần lớn chỉ còn 1 thận, thận phải tiêu biến.
Thận thường có hình chữ U, một đầu thông với xoang bao tim qua lỗ thận tim, còn đầu kia đổ vào xoang áo. Sản phẩm bài tiết của chân bụng ở nước là các hợp chất amoniac hay amin,còn của chân bụng trên cạn là axituric.
Hệ sinh dục
Phần lớn chân bụng đơn tính, tuyến sinh dục nằm ở khối nội tạng ở cận gan.
Mức độ phát triển của ống dẫn sinh dục thay đổi tuỳ nhóm nhưng phụ thuộc vào sự có mặt của thận phải. Ở nhóm Mang trước hai tâm nhĩ, sản phẩm sinh dục trước khi vào xoang áo đi qua một phần của thận phải. Một số chân bụng không có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. Ở một số chân bụng đơn tính khác ống dẫn sinh dục có cấu tạo phức tạp và có nguồn gốc khác nhau.
25
Hình 2.15: Cấu tạo của ốc Pulmonata
(Nguồn: Jan A. Pechenik, 2000)
Cơ quan cảm giác
Xúc giác: toàn bộ bề mặt cơ thể điều có chức năng xúc giác, đặc biệt là phần đầu, xung quanh chân, mép màng áo, xúc tu là nhưng nơi rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Vị giác: có khả năng chọn lọc thức ăn nhờ có tế bào vị giác nằm ở mặt bụng và hai bên thành ống tiêu hóa.
Thính giác (cơ quan thăng bằng): do các tế bào biểu bì hình thành, có thể có một hoặc nhiều màng nhĩ thạch và xung quanh có các tế bào tuyến tiết dịch thể làm cho hạt nhĩ thạch ở trạng thái lơ lững.
Thị giác: nằm ở gốc hoặc đỉnh xúc tu, có nhiệm vụ là có tác dụng cảm quang.
Cơ quan kiểm tra chất nước (Osphradium): là cơ quan cảm giác nằm trong xoang màng áo (thường nằm ở gốc mang). Nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng nước đi vào xoang màng áo.
26
2.3.4 Sơ lược về một số họ ốc nước ngọt
Hình 2.16: Vỏ một số loài ốc phổ biến ở nước ta
A: Polypylis hemisphaerula; B: Lymnaea swinhoei; C: Achatica fulica; D:
Cipangopaludina lecythoides; E: Bithynia fuchsiana; F: Cyclophorus sp; G:
Angulyagra polyzonata; H: Sinotaia aeruginosa; I: Melanoides tuberculata; J:
Digoniostoma siamense; K: Thiara scabra; L: Parafossarulus striatulus.
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 1980)
Họ Lymnaeidae
Hình 2.17: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Lymnaeidae
(Nguồn: Ristiyanti M. Marwoto, 2009)
27
Là ốc nước ngọt, không có nắp đậy, một mảnh vỏ, vỏ có hình vành tai dễ vỡ, tháp ốc nhọn, lưỡng tính.
Trong quá trình phát triển có sự quay quanh và uốn vặn nên cơ thể không đối xứng hai bên, chân có đối xứng, mặt chân rất rộng, có hình trái xoan và nằm ở mặt bụng.
Cơ thể xoắn về bên phải nếu nhìn từ đỉnh tháp, thở bằng phổi.
Kích thước 10-70 cm, có 5-7 vòng xoắn.
Vỏ phát triển mõi tháng một vòng xoắn cho tới khi đạt được kích thước trưởng thành.
Các loài ốc họ này thường tìm thấy ở suối, hồ, ao, ruộng lúa ở vùng núi hay đồng bằng.
Họ Planorbidae
Hình 2.18: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Planorbidae
(Nguồn: Ristiyanti M. Marwoto, 2009)
Là ốc nước ngọt, có một vành vỏ, dễ vỡ, vỏ hình khăn dẹp, thường có vỏ xoắn phẳng với cuộn xoắn trái hoặc hình dạng hình đĩa, cuộn trong.
Kích thước thay đổi có đường kích từ 5-15 mm, có từ 4-5 vòng xoắn.
Thở bằng phổi và không có nắp miệng bảo vệ.
Trong tự nhiên, chúng thích sống ở những dòng sông có nước chảy chậm hoặc nằm im lìm trong những đầm lầy.
28
Họ Thiaridae
Hình 2.19: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Thiaridae
(Nguồn: Ristiyanti M. Marwoto, 2009)
Họ ốc này có hình xoắn dài, các vòng xoắn chiếm hơn nửa chiều cao vỏ, có nắp miệng bảo vệ.
Kích thước từ 20-50 mm, có từ 5-10 vòng xoắn.
Bề mặt vỏ ốc có các hoa văn, có các gờ dọc ngang hay những hàng nốt sần.
Các loài ốc này được tìm thấy ở các con suối, thủy vực các con sông ở vùng núi hoặc vùng đồng bằng.
Họ Viviparidae
Hình 2.20: Hình dạng một số vỏ ốc thuộc họ Viviparidae
(Nguồn: Ristiyanti M. Marwoto, 2009)
Là ốc nước ngọt có nắp miệng bảo vệ, vỏ mỏng hoặc dày vừa.
29
Có kích thước trên 15 mm, số vòng xoắn từ 6-7 vòng xoắn, vòng xoắn cuối phình to, lỗ miệng xấp xỉ bằng tháp ốc.
Bề mặt vỏ có nhiều gờ vòng xù xì hay các đường chỉ mỏng màu đen, nâu.
Ốc được tìm thấy ở các ao, hồ, ruộng vùng đồng bằng hay miền núi.