Bảng 4.2: Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt trong Vĩnh Long
STT Loài Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Sermyla sp 17 0,65
2 Tarebia granifera 229 8,72
3 Adamietta sp 85 3,24
4 Melanoides tuberculata
207 7,88
5 Mekongia sp 157 5,98
6 Filopaludina martensi martensi
3 0,11
7 Trochotaia sp 21 0,80
8 Eyriesia sp 256 9,75
9 Pomaceacanaliculata 393 14,97
10 Bithyniasiamensis 263 10,02
11 Clea (anentome) sp 161 6,13
12 Lymnaeaswinhoei 435 16,57
13 Lymnaeaviridis 203 7,73
14 Indoplanorbis exustus 196 7,46
Tổng 2626 100,00
Qua bảng 4.2 cho thấy, số lượng mẫu ốc thu được trong cả tỉnh Vĩnh Long là 2.626 mẫu ốc. Loài ốc Lymnaeaswinhoei có số lượng nhiều nhất với số lượng thu được là 435 con chiếm tỷ lệ là 16,57% trong tổng số mẫu ốc đã thu được trong tỉnh. Tiếp theo là loài ốc Pomaceacanaliculata thu thập được 393 mẫu ốc chiếm tỷ lệ là 14,97% trong tổng số ốc thu được trong tỉnh được đã thấy sự phổ biến và chiếm ưu thế của loài ốc này ở tỉnh Vĩnh Long. Loài ốc Filopaludina martensi martensi chỉ tìm thấy 3 mẫu ốc có tỷ lệ thấp nhất trong tổng số ốc thu được với tỷ lệ là 0,11%. Đặc biệt là loài ốc Lymnaeaswinhoei là ký chủ trung gian cho các loài sán lá, với tỷ lệ phân bố của loài ốc này rất cao trong tỉnh Vĩnh Long đây là nguy cơ cho sự bùng phát của các bệnh sán lá trên người và động vật.
Kết quả về sự phổ biến và chiếm ưu thế của loài ốc Lymnaeaswinhoei tương tự với kết quả điều tra về loài ốc này của Phan Địch Lân năm 1985 và năm
57
2004 cho biết mật độ ốc vụ đông xuân cao hơn các vụ khác trong năm với mật độ là 146 ± 49 con/m2 và cho biết Lymnaea swinhoei phân bố nhiều hơn ở vùng đồng bằng.
4.3.2 Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt tại các huyện trong tỉnh Vĩnh Long Bảng 4.3: Tỷ lệ các loài ốc nước ngọt ở từng huyện trong tỉnh Vĩnh Long.
Bình Minh Tam Bình Trà Ôn Vũng Liêm S
T T
Loài SL
(con) TL (%)
SL (con)
TL (%)
SL (con)
TL (%)
SL (con)
TL (%)
1 Sermyla sp - - - - 9 1,19 8 1,26
2 Tarebia granifera
86 14,21 49 7,77 43 5,69 51 8,04
3 Adamietta sp 21 3,47 38 6,02 26 3,44 - - 4 Melanoides
tuberculata
24 3,97 94 14,90 52 6,88 37 5,84
5 Mekongia sp 46 7,60 0 - 53 7,01 58 9,15 6 Filopaludina
martensi martensi
0 - - - 3 0,4 - -
7 Trochotaia sp 3 0,50 5 0,79 7 0,93 6 0,95 8 Eyriesia sp 55 9,09 56 8,87 78 10,32 67 10,57 9 Pomacea
canaliculata
78 12,89 109 17,27 127 16,80 79 12,46
10 Bithynia siamensis
61 10,08 68 10,78 88 11,64 46 7,26
11 Clea
(anentome) sp
21 3,47 25 3,96 27 3,57 88 13,88
12 Lymnaea swinhoei
106 17,52 87 13,79 140 18,52 102 16,09
13 Lymnaeaviridis 56 9,26 53 8,40 40 5,29 54 8,52 14 Indoplanorbis
exustus
48 7,93 47 7,45 63 8,33 38 5,99
Tổng 605 100 631 100 756 100 634 100
Chú thích: SL: số lượng, TL: tỷ lệ.
Qua bảng 4.3 cho thấy, số lượng mẫu ốc thu được tại huyện Trà Ôn là cao nhất trong các huyện với 756 mẫu ốc và thấp nhất tại huyện Bình Minh với 605 mẫu ốc.
58
Tỷ lệ phân bố các loài ốc nước ngọt ở các huyện phân bố không đều ở các huyện. Trong 12/14 loài ốc ở huyện Bình Minh có tỷ lệ cao nhất là loài Lymnaeaswinhoei với tỷ lệ là 17,52%, tiếp theo là loài Tarebia granifera với tỷ lệ là 14,21%. Trong 11/14 loài ốc trong huyện Tam Bình có 2 loài ốc Pomaceacanaliculata và loài ốc Melanoidestuberculata là 2 loài chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ lần lượt là 17,27% và 14,9%. Trong 14/14 loài ốc ở huyện Trà Ôn loài phổ biến nhất là loài Lymnaeaswinhoei và loài Pomaceacanaliculata với tỷ lệ lần lượt 18,52% và 16,8%. Trong 12/14 loài ốc ở huyện Vũng Liêm có sự xuất hiện của loài Clea (anentome) sp. với tỷ lệ là 13,88% sau loài Lymnaea swinhoei với tỷ lệ là 16,09%. Với tỷ lệ phân bố như trên ngoài 2 loài chiếm tỷ lệ lớn là Lymnaea swinhoei và Pomacea canaliculata thì các loài Tarebia granifera, Melanoidestuberculata, Clea (anentome) sp. là những loài chiếm tỷ lệ lớn ở từng huyện và các loài này đã được cho biết là ký chủ trung gian của nhiều loài sán lá gây bệnh cho động vật như theo nghiên cứu Mukaratirwa (2005) xác định loài Melanoides tuberculata và Tarebia granifera là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá mắt Philophthalmus gralli cho đà điểu ở Zimbabwe làm đà điểu bị sưng mắt, viêm kết mạc nặng và chảy nước mắt liên tục kèm theo một dịch rỉ mủ. Và nghiên cứu Kittichai Chantima, Jong-Yil Chai, and Chalobol Wongsawad (2013) khi nghiên cứu ấu trùng sán lá Echinostoma revolutum ở 6 huyện của tỉnh Chiang Mai, Thái Lan đã xác định loài Clea (anentome) sp. là ký chủ trung gian cho sán lá Echinostoma revolutum.
4.3.3 Kết quả các chỉ số ở một số loài ốc nước ngọt phổ biến trong tỉnh Vĩnh Long
Bảng 4.4: Các chỉ số ở một số loài ốc nước ngọt phổ biến trong tỉnh Vĩnh Long
Loài ốc S
T
T Chỉ số
Lymnaea swinhoei
Melanoides tuberculata
Tarebia granifera
Clea sp
1 Chiều cao ốc (mm) 18,27 ± 2,46 29,84 ± 1,49 17,09 ± 1,27 18,42 ± 1,81 2 Chiều cao lỗ miệng
(A) (mm)
12,61 ± 1,80 9,5 ± 0,78 7,23 ± 0,51 8,51 ± 0,53
3 Chiều cao tháp ốc (B) (mm)
5,66 ± 0,83 20,35 ± 1,06 9,86 ± 0,82 9,91 ± 1,38 4 Số vòng xoắn (vòng) 3,47 ± 0,50 9,52 ± 0,50 7,53 ± 0,51 5,48 ± 0,50 5 Tỷ lệ A/B 2,24 ± 0,26 0,47 ± 0,04 0,73 ± 0,04 0,87 ± 0,08
59
Qua bảng 4.4 cho thấy kết quả đo chiều cao ốc và số vòng xoắn của ốc Lymnaea swinhoei phù hợp với Phan Địch Lân năm 1985, tác giả cho biết loài ốc Lymnaea swinhoei có chiều cao vỏ ốc trung bình vào khoảng 20 mm và số vòng xoắn từ 3-4 vòng xoắn và phù hợp với kết quả của Đặng Ngọc Thanh năm 1980 cho biết tỷ lệ chiều cao lỗ miệng trên chiều cao tháp ốc (A/B) của ốc Lymnaea swinhoei là 2,3.
Kết quả các chiều đo chiều cao ốc và số vòng xoắn của ốc Melanoides tuberculata, Tarebia granifera tương tự như kết quả đo được của Đặng Ngọc Thanh năm 1980, ốc Melanoides tuberculata có chiều cao vỏ là 30 mm và số vòng xoắn là trên 10 vòng xoắn, ốc Tarebia granifera có chiều cao vỏ là 20-30 mm và số vòng xoắn từ 8-9 vòng xoắn.
Các kết quả các chỉ số của các loài ốc là đặc điểm quan trọng trong định danh các loài ốc nước ngọt đựa vào hình thái cấu tạo bên ngoài.