CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Sơ lược về lớp chân bụng (Gastropoda)
2.3.1 Hình thái, cấu tạo bên ngoài của lớp Gastropoda
Hình 2.2: Một số hình dạng vỏ của lớp chân bụng Gastropoda
(Nguồn: Aarchus University (1999). The Invertabrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme Marine Sciences).
Đầu: phần đầu bao gồm: mắt, xúc tu, miệng và cơ quan cảm giác.
Chân: có dạng diện rộng (mặt phẳng) thích nghi với lối sống bò lê.
15
Hình 2.3: Định hướng của vỏ ốc
(Nguồn: J. B. Bruch (1982)
Vỏ: được màng áo tiết ra được cấu tạo gồm ba lớp: tầng sừng (perciostracum), tầng đá vôi (ostracum) và tầng xà cừ (hypostracum).
- Tầng sừng: do các tế bào mép màng áo (các tế bào ở nếp sinh vỏ) sinh ra, tầng này chỉ tăng diện tích rất ít tăng độ dày. Thành phần chủ yếu là chất sừng.
- Tầng đá vôi: do các tế bào biểu bì mặt ngoài phần tiếp theo của mép màng áo sinh ra, tầng này tăng diện tích và ít ăng độ dày. Thành phần chính là CaCO3. - Tầng xà cừ: do phần trên cùng của các tế bào biểu bì mặt ngoài tiết ra, tầng này cấu tạo gồm CaCO3, các muối kim loại, protein và polysaccarid. Tầng xà cừ tăng cả diện tích và độ dày theo thời gian.
Vỏ ốc thực chất là một ống rỗng, dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng lại quanh một trục, tạo nên các vòng xoắn, khởi đầu ở đỉnh vỏ và kết thúc ở miệng vỏ. Ở ốc nước ngọt các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên trụ ốc (columella) chạy dọc ruột vỏ trùng với trục vỏ. Trụ này có thể rỗng và mở ra ngoài ở chổ gần miệng vỏ tạo thành lỗ rốn (ombilicus). Có khi trụ này đặc không tạo thành lỗ rốn. Ở ốc nước ngọt các vòng xoắn có thể nằm trên một mặt phẳng hay trên các mặt phẳng khác nhau tạo thành tháp ốc lồi nhọn. Cũng có khi các vòng xoắn không phân biệt rõ, vỏ ốc có dạng chốp nón. Trên một vỏ ốc có cấu tạo bình thường có thể phân biệt các yếu tố sau:
16
Hình 2.4: Một số đặc điểm phân biệt trên vỏ ốc nước ngọt.
(Nguồn: Đỗ Văn Nhượng, 2006)
Đỉnh vỏ: là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc mòn.
Các vòng xoắn: gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng chứa lỗ miệng. Các vòng xoắn có thể xoắn theo chiều kim đồng hồ (xoắn thuận) hay xoắn ngược, có thể tròn đều, phồng lên hay phẳng. Các vòng xoắn nhẵn, có khía, có gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung, đường viền có gai hay nốt sần, có lông phía ngoài, có màu sắc hay các hoa văn khác nhau. Rãnh xoắn: là ranh giới các vòng xoắn, nông hoặc sâu, rõ hoặc không.
17
Hình 2.5: Hình dạng các vân của vỏ ốc nước ngọt
(Nguồn: J. B. Bruch (1982)
Miệng vỏ: nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng phân biệt bờ trụ (bờ trong) và vành miệng ngoài (bờ ngoài), hình dạng lỗ miệng thay đổi (xiên, bầu dục, hình thoi, hình ô van, hình thang, bán nguyệt, hình quả lê...). Mương trước tròn hay chữ V. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hoặc không, bị ngắt quãng ở bờ trụ. Ở ốc mang trước luôn có nắp miệng.
Hình 2.6: Hình dạng mương trước ở ốc nước ngọt
(Nguồn: Aarchus University (1999. The Invertabrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme Marine Sciences)
18
Hình 2.7: Hình dạng và vị trí của nắp miệng của ốc nước ngọt
(Nguồn: J. B. Bruch, 1982)
19
A: Bờ trụ liên tục; B: Bờ trụ xoắn; C: Vành miệng thẳng; D: Vành miệng cong ít; E: Vành miệng cong vừa; F: Vành miệng cong nhiều
Hình 2.8: Một số hình dạng của bờ trụ và miệng vỏ ở ốc nước ngọt
(Nguồn: J. B. Bruch, 1982)
Hình dáng vỏ ốc: vỏ là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc bên trong. Vỏ ốc cỡ lớn, trung bình hay nhỏ; hình dáng vỏ ốc có thể là hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng con quay, dạng cuộn trong... Vỏ có thể mỏng hay
dày, chắc chắn hoặc không.
A: Hình xoắn dài; B: Hình trụ dài; C: Hình cầu; D: Hình con quay; E: Hình đĩa dạng cuộn trong
Hình 2.9: Hình dạng vỏ ốc nước ngọt
(Nguồn: J. B. Bruch, 1982)
Trụ ốc: các vòng xoắn quấn quanh trụ ốc, có thể rỗng và mở ra ngoài gần lỗ miệng vỏ tạo thành lỗ rốn. Có khi trụ ốc dày đặc không tạo lỗ rốn.
20
A: Vỏ không có lỗ rốn; B: Vỏ có lỗ rốn nhỏ; C: Lỗ rốn vừa; D: Lỗ rốn to Hình 2.10: Các dạng lỗ rốn ở ốc nước ngọt
(Nguồn: J. B. Bruch, 1982)
Kích thước: tính bằng đơn vị mm, chiều cao ký hiệu là h, chiều rộng ký hiệu là l,chiều cao tháp ốc ký hiệu là V, chiều cao lỗ miệng ký hiệu là Lo và chiều rộng lỗ miệng ký hiệu là lo.
Hình 2.11: Cách đo kích thước ở ốc nước ngọt
(Nguồn: Ristiyanti M. Marwoto, 2009)
21
Hình 2.12: Cách phân loại kích thước của ốc
(Nguồn: J. B. Bruch (1982)
Các vòng xoắn: bao gồm các vòng xoắn đầu từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối, thường phình to và chứa lỗ miệng vỏ. Các vòng xoắn ở ốc nước ngọt thường theo chiều thuận. Giữa các vòng xoắn có rãnh ngăn cách gọi là rãnh xoắn. Các võng xoắn có thể tròn đều hay phình to ra ở phần dưới hay phần giữa vòng xoán, có thể phòng hay dẹp, tạo nên các đường viền bên khác nhau.
Hình dạng vỏ Gastropoda phát triển theo hai hướng từ vỏ hình nón, đến nay hình thái Gastropoda phát triển theo hai dạng vỏ: vỏ cuộn (coiling shell) và hiện tượng xoắn (torsion). Hầu hết Gastropda tiến hóa thấp có vỏ cuộn đối xứng, trong khi những loài tiến hóa cao hơn có vỏ cuộn không đối xứng.
Ở dạng vỏ cuộn đối xứng, vỏ nằm về bên trái cơ thể, điều này gây trở ngại khi ốc di chuyển. Trong khi đó, dạng cuộn bất đối xứng trục vỏ nghiêng theo trục cơ thể giúp cải thiện sư phân phối khối lượng vỏ trên cơ thể, vỏ được mang nghiêng theo trục cơ thể nên khối lượng của vỏ được mang bởi phần lớn nhất của chân, ốc sẽ thăng bằng hơn khi di chuyển.
22
a: Cuộn trái (sinistral coiling); b: Cuộn Phải (dextral coiling) Hình 2.13: Cuộn phải và cuộn trái của vỏ ốc
(Nguồn: J. B. Bruch, 1982)
Hầu hết các loài Gastropoda có vỏ cuộn theo chiều kim đồng hồ hay cuộn phải (dextral). Số ít còn lại cuộn trái (sinistral), nhiều nhà động vật học cho rằng kết quả của hình dáng cuộn này dẫn tới sự biến mất của mang, thận, tâm nhĩ, tâm thất và các cơ quan khứu giác.
Hiện tượng xoắn (torsion) khác với hiện tượng cuộn của vỏ ốc, đây là hiện tượng mà cơ thể cùng khối nội tạng bên trong ốc xoay 1800 ngược chiều kim đồnghồ với vị trí của phần đầu. Tuy nhiên không phải Gastropoda nào cũng xoắn 1800, ở các loài tiến hóa hơn thuộc các họ Opisthobranchia và Pulmonata làm giảm mức độ xoắn của nó trong quá trình phát triển. Màng áo xoay 900, đôi khi xoay 1200 đối với vị trí ban đầu.
23