CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
a. Tình hình tự nhiên-xã hội địa phương
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long http://www.vinhlong.gov.vn
Diện tích tự nhiên: 1.496,8 km2; đất nông nghiệp là 116.100 ha chiếm 77,6%
diện tích tự nhiên.
Dân số: 1.028.600 người, mật độ dân số đạt 687 người/km2, dân số nông thôn:
869.400 người, dân số thành thị: 159.200 người, dân số nam: 506.700 người, dân số nữ: 521.900 người (Niên giám thống kê 2011).
Khí hậu: Vĩnh Long có khí hậu nhiệt đới có 2 mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm là 27ºC, lượng mưa trung bình năm từ 1.300-1.500 mm.
40
Tỉnh lỵ: Thành phố Vĩnh Long.
Các huyện: Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện.
Gồm có 1 thành phố 1 thị xã 10 phường, 6 huyện và 94 xã là:
- Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã.
- Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã.
- Huyện Bình Tân 11 xã.
- Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã.
- Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã.
- Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã.
- Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã.
- Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực của các tỉnh miền tây, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Tiền và giao thông thủy bộ có thể được xem là trung tâm của ngã sáu đi trực tiếp đến 8 tỉnh thành phố trong vùng. Đó là quốc lộ 1A đi qua Tiền Giang, Long An và thành phố Hồ chí Minh theo hướng bắc và đi Cần Thơ theo hướng Nam, quốc lộ 80 đi Sa Đéc, An Giang, quốc lộ 30 Cao lãnh và vùng Đồng Tháp Mười, quốc lộ 57 đi Bến Tre và quốc lộ 53 đi Trà Vinh.
Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Toàn tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm như sau:
+ Đàn heo: 308.000 con.
+ Đàn bò: 67.300 con.
+ Đàn gia cầm: 5.772.000 con.
b. Phương pháp thu mẫu ốc ngoài thực địa
Mẫu ốc được thu thập trên ruộng lúa, ao, mương và bờ kênh bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, bắt tại những nơi ốc tập trung nhiều như tại đường thoát nước, những nơi nước xăm sấp và cặp bờ. Quá trình thu thập ốc được
41
tiến hành vào sáng sớm (6 giờ đến 8 giờ) hoặc buổi chiều mát (16 giờ đến 18 giờ).
Mẫu ốc được bắt trực tiếp bằng tay hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ.
Thu tất cả các loại mẫu ốc với mọi kích cỡ trừ các loài ốc như ốc bươu, ốc lát không thu.
Các bước tiến hành như sau
Đối với mẫu có kích thước vừa có thể bắt trực tiếp bằng tay.
Đối với các mẫu nhỏ phải dùng sàng có mắt lưới cỡ 5 mm để sàn.
Đối với các mẫu ốc lẫn trong đất hoặc bùn được cho vào xô nước rữa sạch.
Sau khi thu thập tiến hành đếm và sơ bộ phân loại theo dạng dạng ốc, đếm xong cho vào bảo quản trong formol 10%, ghi ký hiệu bằng giấy bóng mờ và được viết bằng viết chì.
Lập sổ ghi chép kết quả trong quá trình thu thập, ghi rõ chi tiết ngày thu mẫu, địa điểm lấy mẫu, dạng ốc, số lượng và ký hiệu mẫu.
Chụp ảnh những nơi thu mẫu ốc.
Cách ghi nhãn trước và sau khi định danh
Trước khi định danh: ghi rõ ký hiệu mẫu ốc đã thu thập, dạng ốc, số lượng, địa điểm và ngày lấy mẫu.
Sau khi định danh: ghi rõ ký hiệu, tên loài ốc, số lượng, địa điểm và người lấy mẫu.
Ký hiệu: Ký hiệu:
Dạng ốc: Tên loài ốc:
Số lượng: Số lượng:
Địa điểm Địa điểm:
Ngày lấy mẫu: Người lấy mẫu:
Ghi nhãn trước khi định danh Ghi nhãn sau khi định danh c. Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm
- Phương pháp phân tích mẫu ốc
42
Phân tích các dấu hiệu cơ bản về đặc điểm hình thái ngoài: đỉnh vỏ, các vòng xoắn, rãnh xoắn, lỗ rốn, trụ ốc, màu sắc, hoa văn trên vỏ ốc... Kích thước của vỏ: chiều cao, chiều rộng.
- Phương pháp định danh phân loại
Dựa vào hệ thống phân loại động vật thân mềm của Somsak Panha, trường Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan và hệ thống phân loại động vật thân mềm của John B. Burch, trường Đại học Michigan, Ann Arbor, Hoa Kỳ năm 1982.
Khóa định loại động vật không xương sống nước ngọt của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên năm 1980 và Trương Quốc Phú về hình thái và giải phẩu động vật thân mềm năm 2006.
Hệ thống phân loại dựa vào các yếu tố sau:
- Sự phát triển của phần đầu (đầu phát triển hay thoái hóa).
- Cấu tạo, hình dạng và số lượng của vỏ.
- Hình dạng chân.
- Cấu tạo hệ thần kinh.
- Vị trí, cấu tạo và số lượng của mang.
- Cấu tạo của phiến hàm, lưỡi sừng và răng sừng - Đơn tính hay lưỡng tính.
- Phương pháp tìm ấu trùng sán lá trong ốc Lymnaea
Mẫu ốc sống được bắt từ thực địa tại một số huyện trong tỉnh Vĩnh Long, tiến hành mổ khảo sát. Các bước tiến hành như sau:
Mẫu ốc sống trước tiên được rữa sạch và tiến hành đo kích thước.
Mẫu ốc được đặc lên đĩa petri, dùng kẹp tách cơ quan nội tạng ra khỏi vỏ ốc.
Chia nhỏ phần nội tạng ốc và tiến hành ép mẫu.
Mẫu được ép như sau đặt phần nội tạng ốc đã được chia nhỏ lên phiến kính, dùng phiến kính khác ép thật chặt cho phần nội tạng được dàn mỏng trên phiến kính.
43
Mẫu đã được ép được quan xát dưới kính hiển vi điện tử ở độ phóng đại 10x10 hoặc 10x40 để tìm ấu trùng sán lá.
Ấu trùng phát hiện được trong mẫu sẽ được đếm số lượng theo từng loại, ghi chép số liệu và chụp ảnh lại.
d. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm MS-Excel để tính số trung bình, độ lệch chuẩn (SD: Standard deviation), sai số chuẩn (SE: Standard eror).
Tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá:
Tỷ lệ nhiễm (%) = Số mẫu ốc bị nhiễm ấu trùng Tổng số ốc mổ kiểm tra
x 100
44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN