1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá bỗng (spinibarbus denticulatus oshima, 1926) nuôi nhân tạo tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng đông bắc trường đại học nông lâm

67 626 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN THỊ KIM OANH Tên đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỖNG SPINIBARBUS DENTICULATUS OSHIMA, 1926 NUÔI NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

NGUYỄN THỊ KIM OANH

Tên đề tài:

“ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỖNG

(SPINIBARBUS DENTICULATUS OSHIMA, 1926) NUÔI NHÂN TẠO TẠI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

NGUYỄN THỊ KIM OANH

Tên đề tài:

“ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỖNG

(SPINIBARBUS DENTICULATUS OSHIMA, 1926) NUÔI NHÂN TẠO TẠI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) nuôi nhân tạo tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”

Đến nay em đã hoàn thành thời gian thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp Nhân dịp này, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Văn Quang đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc, đặc biệt là Ban Giám đốc trung tâm đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu, nghiên cứu làm khóa luận

Cuối cùng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên em, chia sẻ, động viên, giúp đỡ cho em thêm nghị lực để học tập và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Oanh

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chiều dài của cá B ng qua các năm tu i theo Nguồn lợi thuỷ sản

Việt Nam, 1996) 18

Bảng 2.2 K ch thước cá trên các địa điểm, theo Đoàn Văn Đ u

và Lê Thị Lệ, 1971) 19

Bảng 4.1 Điều kiện môi trường th nghiệm ngưỡng nhiệt độ 28

Bảng 4.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ trên của cá B ng

ở các giai đoạn 28

Bảng4.3 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ dưới của cá B ng

ở các giai đoạn 29

Bảng 4.4 Điều kiện môi trường th nghiệm ngưỡng oxy 30

Bảng 4.5 Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá B ng ở các giai đoạn 30

Bảng 4.6 Đặc điểm các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

của cá B ng đực 34

Bảng 4.7 Đặc điểm các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

của cá B ng cái 35

Bảng 4.8 Khảo sát tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá B ng 36

Bảng 4.9 Độ b o Fulton của cá B ng qua các tháng 38

Bảng 4.10 Độ b o Clark của cá B ng qua các tháng 38

Bảng 4.11 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá B ng 40

Bảng 4.12 Sức sinh sản tương đối của một số loài trong bộ cá ch p theo Lê Xuân Như 2000) 41

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan mg/l) lên sức khỏe cá

Theo Swingle 1969) dẫn theo Boyd, 1990) 4

Hình 2.2 Cá B ng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) 15

Hình 4.1 Cá B ng bố mẹ ở giai đoạn thành thục sinh dục 34

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ thành thục của cá B ng qua các tháng thu mẫu 37

Hình 4.3 Biểu đồ hệ số tỷ lệ thành thục trung bình của cá B ng 39

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.1.1 Yếu tố nhiệt độ và oxy đối với đời sống của cá 3

2.1.1.1 Yếu tố nhiệt độ 3

2.1.1.2 Yếu tố oxy 4

2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản 5

2.1.2.1 Xác định giới t nh 5

2.1.2.2 Tu i thành thục của cá 5

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 12

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13

2.3 Giới thiệu về cá B ng 14

Trang 8

2.3.1 Vị tr phân loại 14

2.3.2 Phân bố 14

2.3.3 Đặc điểm hình thái 15

2.3.4 Đặc điểm môi trường sống 16

2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn 17

2.3.6 Sinh trưởng 17

2.3.7.Đặc điểm sinh sản 19

2.3.8 Các nghiên cứu về di truyền 20

2.3.9 Giá trị bảo tồn, lưu giữ 21

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 22

3.3 Nội dung nghiên cứu 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 22

3.4.1 Phương pháp bố tr th nghiệm 22

3.4.1.1 Khảo sát các ngưỡng nhiệt độ, oxy của cá B ng ở các giai đoạn, cá hương, cá giống và cá trưởng thành 23

3.4.1.2 Khảo sát một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá B ng trong điều kiện nuôi nhân tạo 24

3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 26

3.4.2.1 Xác định các yếu tố môi trường 26

3.4.2.2 Xác định một số chỉ tiêu của cá B ng 26

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 27

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Khảo sát các ngưỡng nhiệt độ và oxy của cá B ng ở các giai đoạn

sinh trưởng 28

Trang 9

4.1.1 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ 28

4.1.2 Kết quả xác định ngưỡng oxy 30

4.2 Một số đặc điểm sinh sản của cá B ng trong ao nuôi nhân tạo 31

4.2.1 Xác định giới t nh 33

4.2.1.1 Con đực 33

4.2.1.2 Con cái 33

4.2.2 Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục của cá B ng 34

4.2.3 Độ b o của cá 37

4.2.4 Hệ số thành thục Gonadosomatic index - GSI) của cá B ng

theo thời gian 39

4.2.5 Sức sinh sản 40

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Đề nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Thái Nguyên là một tỉnh của vùng trung du miền núi ph a Bắc T ng diện t ch mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thủy sản là 6.925

ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa lớn Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285

ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa Đây được coi là tiềm lực lớn cần được khai thác để nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhà phát triển trong tương lai Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân về đa dạng các mặt hàng thủy sản đang ngày càng cao, đặc biệt là các sản

ph m thủy sản có chất lượng tốt, giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ

Trong những năm gần đây, thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và chương trình phát triển thủy sản, các tiến bộ kỹ thuật đã được

áp dụng nhiều vào sản xuất, giúp thúc đ y nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh từng bước phát triển Với ch nh sách thay đ i cơ cấu vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, thì nhu cầu của người dân về các loài cá đặc sản càng tăng lên Trong đó, cá B ng được coi là một trong số các đối tượng nuôi có giá trị của khu vực trung du miền núi ph a Bắc nước ta Cá B ng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản và đang được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon, đồng thời cá B ng có sức đề kháng cao, t nhiễm bệnh Do vậy, để hiểu rõ hơn về các đặc điểm sinh học phục vụ quá trình sản xuất, nâng cao năng suất nuôi trồng loài cá đầy tiềm năng này chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể

Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và khoa Chăn nuôi Thú y dưới sự hướng dẫn của thầy giáo:

TS Nguyễn Văn Quang, em thực hiện đề tài:

Trang 11

“Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) nuôi nhân tạo tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu của đề tài

- Rèn luyện tay nghề, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn sản xuất

- Tìm hiểu ngưỡng nhiệt độ, oxy của cá B ng giai đoạn cá hương, cá giống, cá trưởng thành

- Khảo sát một số đặc điểm sinh học về sinh sản của cá B ng trong điều kiện nuôi nhân tạo

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Theo dõi các chỉ tiêu một cách nghiêm ngặt và ch nh xác

- Thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình kỹ thuật trong quá trình th nghiệm

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Đưa ra cơ sở nhận biết một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá B ng ở nước ta

- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về loài cá B ng nói riêng

và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của đề tài áp dụng vào thực tiễn sản xuất để phát triển cá

B ng làm tăng nguồn thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản

- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương ph m

cá B ng Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Yếu tố nhiệt độ và oxy đối với đời sống của cá

2.1.1.1 Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất mạnh đến các hoạt động sống như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của thủy sinh vật, đặc biệt đối với cá vì cá là động vật biến nhiệt Theo Nikolsky 1951), nhiệt độ cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1o

C (dẫn theo Trương Quốc Phú, 2006)[10]

Đối với cá, khi nhiệt độ môi trường gia tăng cá sẽ tăng cường trao đ i chất, cường độ hô hấp, tuyến sinh dục ch n nhanh, phôi phát triển nhanh và gây nhiều dị hình Sự thay đ i nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cá chết Nhiệt độ thấp làm cá chết gọi là ngưỡng nhiệt độ dưới, nhiệt độ cao làm

cá chết gọi là ngưỡng nhiệt độ trên M i loài cá có ngưỡng nhiệt độ khác nhau

và trong cùng một loài ngưỡng nhiệt độ của những giai đoạn phát triển khác nhau cũng không giống nhau Phạm vi nhiệt độ th ch ứng thay đ i tùy theo loại động vật, tu i và thời gian sinh trưởng Cá con có phạm vi nhiệt độ th ch ứng cao hơn cá trưởng thành Thông thường nhiệt độ th ch hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20 - 30oC Giới hạn cho ph p là từ 10 - 40oC nếu nhiệt độ cao hơn 40oC hay nhỏ hơn 10oC t loài cá nào có khả năng sống sót Trương Quốc Phú, 2006)[10]

Khi nhiệt độ tăng, cá sẽ tăng cường trao đ i chất nên cá sẽ tăng nhu cầu oxy, giảm hàm lượng oxy trong nước Để thỏa mãn nhu cầu oxy, cá phải tăng cường đưa nước qua mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn làm gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu Khi nhiệt độ tăng quá cao thì cá sẽ không lấy đủ oxy dễ bị chết Ở nhiệt độ cao 25oC, số lượng

Trang 13

oxy cung cấp cho cơ thể qua da chỉ còn một nửa so với nhiệt độ thấp Ở 16o

C, lượng oxy cung cấp cho cơ thể được lấy qua da lớn hơn qua mang Đ Thị Thanh Hương, Trần Thị Thanh Hiền, 2000)[6]

2.1.1.2 Yếu tố oxy

Oxy là chất kh quan trọng nhất trong số các chất kh hòa tan trong môi trường nước Oxy rất cần đối với đời sống sinh vật, đặc biệt đối với thủy sinh vật, vì hệ số khuếch tán của oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với không khí Theo Krogh (1919) (dẫn theo Boyd, 1990[18]), hệ số khuếch tán của oxy trong không khí là 11, còn trong nước chỉ là 34.10-6

Theo Swingle (1969)[24], nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 mg/l Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan vượt quá mức

độ bão hòa cá sẽ bị bệnh bọt kh trong máu, làm tắc nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim, đưa đến sự xuất huyết ở các vây và hậu môn Do đó, việc theo dõi biến động hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm, cá là rất cần thiết

Hình 2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan (mg/l) lên sức khỏe cá

Theo Swingle (1969) (dẫn theo Boyd, 1990)

Cá chỉ sống trong thời gian ngắn

Cá sẽ chết nến thời gian k o dài

Cá sống nhưng sinh trưởng chậm

Hàm lượng th ch hợp

0 0,3

Trang 14

Ngưỡng oxy là hàm lượng oxy thấp làm cá bị chết ngạt đơn vị t nh là mg/l)

Do đặc trưng cường độ dinh dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh mà

cá con đòi hỏi nhu cầu hàm lượng oxy hòa tan cao Giai đoạn còn nhỏ, cá con

có ngưỡng oxy cao Vì vậy cá rất dễ bị chết khi môi trường thiếu oxy Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)[12 ]

2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản

Sinh sản là hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sống, là phương thức

để duy trì giống loài, là thể hiện cao độ nhất về sự th ch nghi của cá với điều kiện môi trường Hầu hết cá đẻ trứng thụ tinh ngoài môi trường nước (Nikolsky, 1963)[9] Cá có sức sinh sản tương đối cao nhất trong nhóm động vật có xương sống

k nh lúp Nguyễn Tường Anh, 1999)[1]

Trang 15

ch nh) Có những loài cá có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm hoặc trong đời gọi là cá có tuyến sinh dục đa chu kỳ), cũng có những loài trong chu kỳ sống chỉ sinh sản một lần gọi là đơn chu kỳ) như cá Hồi

- Phương pháp xác định giai đoạn thành thục của từng cá thể theo bậc thang thành thục

Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là xác định giai đoạn thành thục của từng cá thể theo bậc thang thành thục trong

đó có những đặc điểm khác biệt, có thể nhận biết được bằng mắt thường Bậc thang thành thục cho ph p đánh giá nhanh mức độ thành thục và khả năng sinh sản của một số lượng lớn cá thể

Rất nhiều tác giả đã đưa ra các bậc thang thành thục của cá và chia bậc thang thành thục ra nhiều giai đoạn 4 - 5 giai đoạn thậm ch nhiều hơn 7 - 8 giai đoạn) Sự phân chia bậc thang thành thục ra nhiều giai đoạn cho ph p phân chia khá ch nh xác mức độ thành thục của các cá thể trong cùng một loài hay giữa các loài cá khác nhau Tuy nhiên, đánh giá nhanh bằng mắt chỉ có thể phân chia một cách tương đối số lượng trung bình của mẫu vật quan sát Cho nên không thể sử dụng bậc thang thành thục có quá nhiều giai đoạn Bậc thang thành thục có t hơn 8 giai đoạn được xem là th ch hợp cho việc đánh giá hầu hết các loài cá (Holden và Raitt, 1974)[19]

Các bậc thang thành thục còn được sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng thành thục của tuyến sinh dục trong điều kiện t trang thiết bị khảo sát

và cho ph p khảo sát một số lượng lớn mẫu ngoài hiện trường Nhìn chung,

có 2 bậc thang thành thục sinh dục thường được sử dụng:

+ Bậc thang thành thục 7 giai đoạn dành cho các loài cá đẻ trứng một lượt Các loài đẻ trứng một lượt có buồng trứng phát triển đồng nhất và tất cả các loài đẻ trứng một lượt đều có buồng trứng phát triển đồng nhất và ở tất cả các loài trứng đều rụng cùng một thời điểm Xác định giai đoạn thành thục

Trang 16

các loài cá này thường không khó, vì hầu hết các tế bào trứng đều phát triển với cùng một giai đọan, trong cùng một thời điểm

+ Bậc thang thành thục 5 giai đoạn dành cho các loài cá đẻ trứng nhiều đợt Buồng trứng của các loài này có nhiều lứa trứng với các giai đoạn thành thục khác nhau

Chu kì sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và t chức của tuyến sinh dục Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là dựa theo bậc thang thành thục bậc thang chín muồi sinh dục) Có rất nhiều tác giả đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng nghiên cứu của mình Tuy khác nhau giữa các tác giả nhưng cũng có nhiều điểm chung Đó là giai đoạn I, II đặc trưng cho thời kỳ non trẻ, giai đoạn III, IV đặc trưng cho thời kỳ trưởng thành Đặc biệt giai đoạn thành thục, giai đoạn V đặc trưng cho thời kỳ đang đẻ, giai đoạn VI xuất hiện sau khi sinh sản

+ Các giai đoạn phát triển buồng trứng

Xác định các giai đoạn phát triển của buồng trứng theo bậc thang thành thục sinh dục theo Kixelevits (dẫn theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)[12] với 6 giai đoạn:

Giai đoạn I

Xuất hiện ở cá thể còn non của giai đoạn trưởng thành chỉ gặp ở cá thể chưa thành thục lần nào) Noãn sào ở dạng sợi nhỏ, màu trắng nằm sát sống lưng và trên bóng hơi Ở giai đoạn này không thể phân biệt được cá đực và cá cái bằng mắt thường

Trên lát cắt mô học của buồng trứng ở giai đoạn này, trứng sắp xếp không có quy tắc, đường k nh trứng từ 10 - 80 µm tùy từng loài cá) Thể t ch nhân tế bào lớn, chiếm phần lớn tế bào, xấp xỉ 1/2 thể t ch của tế bào, mô liên kết và mạch máu không phát triển Giai đoạn này chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase I và chỉ trải qua một lần trong suốt chu kỳ sống của cá

Trang 17

Giai đoạn II

Noãn sào dẹp, hơi bằng, màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt, số lượng mạch máu tăng, làm cho buồng trứng có màu hồng nhạt Với cá thể sinh sản lần đầu tiên, ở giai đoạn II mạch máu lớn ở đầu buồng trứng, mắt thường không thể nhìn thấy tế bào trứng riêng biệt, nhìn bằng k nh lúp hoặc k nh hiển

vi mới nhìn thấy được đường k nh tế bào trứng từ 90 - 200 µm Đối với các cá thể đã sinh sản nhiều lần, trở lên trong buồng trứng có thể còn bắt gặp một số

t trứng ở phase 3, mô liên kết và mạch máu lúc này rất phát triển Trong ao nuôi nếu không có điều kiện môi trường th ch hợp, hoặc ở những cá thể có

tu i thành thục cao trong thời kì cá non thì tuyến sinh dục có thể dừng lại ở giai đoạn này trong thời gian dài Trong buồng trứng có thể bắt gặp một số trứng ở giai đoạn II, do sự chuyển tiếp của giai đoạn VI sau khi cá đẻ) Buồng trứng ở giai đoạn II chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 2

Giai đoạn III

Buồng trứng tăng nhanh thể t ch, có màu xanh làm nền Màu xanh nâu, xanh vàng, hoặc màu xanh sẫm là tùy thuộc vào từng loài cá đa số cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long có màu xanh hơi vàng), mạch máu và mô liên kết rất phát triển Tế bào trứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng khó tách rời trứng riêng biệt do chúng liên kết với nhau rất chặt chẽ Ở cá mè trắng đường k nh đạt tới 50 µm, tế bào trứng bắt đầu t ch lũy noãn hoàng Buồng trứng dừng lại ở giai đoạn này 1 - 2 tháng tùy điều kiện nhiệt độ Giai đoạn III chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 3

Giai đoạn IV

Mạch máu k m phát triển hơn giai đoạn III, buồng trứng đạt k ch thước lớn nhất ở nhiều loại cá, chiếm 2/3 xoang bụng, hệ số thành thục cao Buồng trứng của nhiều loài cá có màu vàng làm nền vàng nhạt hoặc màu xanh đậm) màng buồng trứng có t nh đàn hồi, trong buồng trứng chứa đầy trứng, trứng

Trang 18

rất dễ tách rời Giai đoạn này tùy theo cá đẻ một lần hay nhiều lần trong năm

mà có các đặc điểm khác nhau Buồng trứng giai đoạn IV chiếm hầu hết thể

t ch khoang bụng, cá có hệ số thành thục tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng buồng trứng với khối lượng cá) cao nhất

Giai đoạn IV của cá đẻ một lần trong năm bao gồm những trứng thành thục đã t ch lũy đủ noãn hoàng và có cùng một dạng hình (phase 4) Ở cá đẻ nhiều lần trong năm bao gồm hầu hết trứng phase 4 ngoài ra còn bắt gặp những trứng chưa t ch lũy đủ noãn hoàng ở phase 3 hoặc quá độ từ phase 3 lên phase 4) và những trứng ở phase 2

Căn cứ vào mức độ t ch lũy noãn hoàng và vị tr nhân trong tế bào trứng mà người ta phân chia giai đoạn IV làm các giai đoạn phụ là IVa, IVb

và IVc Trong sinh sản nhân tạo buồng trứng phát triển đến giai đoạn IVb hoặc IVc mà cho cá đẻ bằng tiêm hormone thì thu được kết quả cao Ở giai đoạn IVa mà cá được tiêm hormone sinh dục thì khả năng sinh sản rất thấp Trường hợp này có thể thành công khi sử dụng phương pháp tiêm cho cá nhiều lần, hoặc k o dài thời gian và cường độ khi cá được sinh sản bằng các tác nhân sinh thái

Giai đoạn V

Khi trứng đã rụng, buồng trứng giai đoạn V bề mặt buồng trứng có hiện tượng sung huyết Buồng trứng rất mềm, vuốt nhẹ buồng trứng, trứng có thể chảy ra thành dòng, trong thời gian cá đang sinh sản thì buồng trứng cũng thuộc giai đoạn V Đối với những cá đẻ nhiều lần trong năm ngoài những trứng đã rụng buồng trứng còn nhiều trứng ở thời kì sinh trưởng nhỏ và sinh trưởng lớn giành cho đợt sinh sản sau Giai đoạn này trong buồng trứng chứa trứng ở phase 5

Trang 19

Giai đoạn VI

hai sợi nhỏ nằm sát nhau ở hai bên xương sống, bên trong không thấy các Sau khi cá sinh sản, buồng trứng ở giai đoạn VI Màng buồng trứng dầy lên, mạch máu sung huyết có màu đỏ t m Trong buồng trứng còn xót lại tế bào trứng ở phase 5, có nhiều màng follicule r ng và có nhiều thể vàng Sau khi sinh sản, buồng trứng trở lại giai đoạn II

+ Các giai đoạn phát triển của tinh sào

Giai đoạn I

Tinh sào rất nhỏ, có hình sợi chỉ và chưa phân biệt được con đực và con cái Trên lát cắt dưới k nh hiển vi, có thể thấy tinh nguyên bào nằm trong các bào nang đang ở thời kì sinh sản

Giai đoạn II

Tinh sào có dạng hai dải mỏng có màu hồng nhạt Về mặt t chức học thấy rõ các túi sinh tinh, các tế bào sinh dục đang ở thời kì sinh trưởng

Giai đoạn III

Tinh sào có màu hơi trắng hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà Trong các ống dẫn tinh chứa đầy các bào nang có tế bào sinh dục ở cùng một thời kì phát triển Khoảng cách giữa các ống dẫn tinh rất hẹp

Về mặt t chức học, trong các ống dẫn tinh có nhiều túi nhỏ và quá trình tạo tinh xảy ra mạnh mẽ Trong tinh sào có các tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử và tinh trùng Dùng dao cắt ngang tinh sào thì

m p cắt phẳng và dao vẫn sạch

Giai đoạn IV

Tinh sào có màu trắng sữa, đạt k ch thước lớn nhất, bên trong chứa tinh

tử và tinh trùng, tinh bào sơ cấp, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc Trong các ống dẫn tinh chứa đầy tinh trùng ch n muồi đã thoát ra khỏi bào nang và các tinh nguyên bào Ở giai đoạn này, tinh trùng dễ dàng thoát ra ngoài khi có tác

Trang 20

động cơ học ngay cả khi cá quẫy mạnh Nếu dùng dao cắt ngang tinh sào thì

m p cắt không phẳng mà tù, trên dao có d nh tinh dịch

Giai đoạn V

Tinh sào cá ở trạng thái sinh sản Tinh trùng chứa đầy các ống dẫn tinh Ngoài ra trong ống dẫn tinh còn có một lượng đáng kể các tế bào sinh dục ở các phase trước đó

Giai đoạn VI

Là giai đoạn tinh sào của cá đã sinh sản xong Bề mặt tinh sào có màu

đỏ hồng nhạt, mềm nhão Trong ống dẫn tinh, ngoài tinh trùng đã ch n, các bào nang còn có tế bào sinh dục ở các phase phát triển khác nhau

Hầu hết các tác giả đều có quan điểm chung là khi tuyến sinh dục ở giai đoạn nào thì trong đó có nhiều tế bào ở phase đó

- Phương pháp xác định mức độ thành thục theo chiều dài cơ thể (dẫn theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004)[7]

Trong những trường hợp thực tế, việc thu mẫu để xác định mức độ thành thục sinh dục rất khó thực hiện Có một mối liên hệ khá chặt chẽ giữa giai đoạn thành thục với chiều dài cơ thể và cá chỉ thành thục sinh dục sau khi đạt một chiều dài nhất định Do vậy, xác định thang thành thục theo chiều dài

cơ thể cá sẽ rất hữu ch trong việc đánh giá mức độ thành thục của một quần thể cá Khi đã xác định được thang thành thục theo chiều dài cơ thể, tỉ lệ thành thục tại một thời điểm nhất định có thể ước t nh được dựa trên số liệu

đo chiều dài của cá

Mối quan hệ giữa sức sinh sản và các chỉ tiêu sinh học khác dẫn theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004)[7]

+ Nhiều tác giả cho rằng, sức sinh sản của cá có liên quan với lập phương của chiều dài cơ thể chiều dài lũy thừa 3), một số tác giả khác thì quan sát thấy, sức sinh sản của cá tăng theo tỷ lệ bình phương chiều dài cơ thể

Trang 21

+ Tương tự, có sự tồn tại của tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng cơ thể theo mối tương quan đường thẳng Điều này đã được chứng minh bởi một số tác giả và đã tìm thấy mối tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng cơ thể là một mối tương quan theo đường cong và cho rằng, sức sinh sản có liên quan nhiều với trọng lượng cơ thể hơn là chiều dài Điều này cũng đã được chứng minh bởi Manooch 1976)[23]

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về cá B ng đã được bắt đầu từ những năm 1960 - 1970 Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về cá B ng Các nghiên cứu chỉ mới tập trung điều tra nguồn lợi tự nhiên và thăm dò khả năng sinh sản

Năm 1997, cá được đưa từ Tuyên Quang về thuần hoá và nuôi dưỡng tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Tái tạo quần đàn năm 1999

Năm 1999, Nguyễn Bá Thông đã nghiên cứu được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá B ng giai đoạn cá hương Đối với cá B ng hương thì ngưỡng nhiệt độ thấp là 10,0 - 10,2oC và ngưỡng nhiệt độ cao là 39,7 - 40,0oC Ngưỡng oxy từ 0,7 - 1,1 mg/l Lượng tiêu hao oxy 462 - 570 mg/kg/h

Từ năm 1999, Viện NCNTTS 1 đã di giống cá B ng từ Tuyên Quang

về Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mê Linh, Vĩnh Phúc để nghiên cứu sản xuất giống tuy nhiên số lượng cá giống sản xuất không nhiều và hiện nay không còn lưu giữ đàn cá bố mẹ do thiếu nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.Cá B ng xuất hiện ở nhiều tỉnh khác nhau như Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và có thể đã hình thành các quần thể tự nhiên khác biệt

Năm 2001, Nguyễn Huy Thông đã nghiên cứu một số yếu tố môi trường trong ao nuôi v thành thục cá B ng bố mẹ

Trang 22

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân loại và đánh giá đa dạng di truyền

là bước đầu tiên quan trọng trong công tác khai thác quỹ gen, cung cấp các thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc lựa chọn đúng loài, lựa chọn được vật liệu ban đầu cho sản xuất giống cá B ng và chọn giống sau này

Có nhiều tranh cãi về số lượng loài của cá B ng Một số nhà khoa học cho rằng ở Việt Nam có 4 loài trong giống cá B ng trong đó một số được gọi

là cá thần:

- Cá B ng: Spinibarbus denticulatus

- Cá Thần: Spinibarbus sinensis

- Cá B ng hồng: Spinibarbus sp

- Cá B ng thon: Spinibarbus nammauensis

Rất dễ nhầm lẫn các loài cá B ng với nhau nếu chỉ dựa vào ngoại hình

do chúng chỉ khác một số đặc điểm hình dạng bên ngoài Tuy nhiên hình dạng bên ngoài của các loài động vật nói chung và cá nói riêng dễ thay đ i do điều kiện môi trường sống Do đó ciệc sử dụng chỉ thị DNA để phân loại loài cá

B ng là rất cấn thiết

Cá B ng chủ yếu được sử dụng để tạo ra quần đàn cá nuôi thương

ph m Hiện nay đang được nhân giống cho nuôi đại trà

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Mặc dù cá B ng được nuôi từ lâu ở các nước như Trung Quốc, Lào và Việt Nam, nhưng những công trình nghiên cứu khoa học về loài cá này công

bố rất hạn chế Các công trình đã công bố chủ yếu là của các tác giả Trung Quốc Các nghiên cứu tập trung điều tra các đặc điểm sinh học của cá B ng ở ngoài tự nhiên và các hình thức nuôi

Cá B ng là loài có giá trị kinh tế ở sông Ngọc, và nó đã trở thành loài nuôi ch nh ở sông, hồ, ao Cá lớn nhanh, k ch thước lớn, thịt chắc và thơm ngon Chúng phân bố ở trung hà thượng lưu sông Ngọc Ngư dân thường

Trang 23

đánh bắt được cá có cỡ trung bình từ 1 - 1,5 kg và cỡ lớn nhất từ 5 - 8 kg Một

số nghiên cứu của Jiang và cs, (2003)[20] về mối quan hệ giữa tu i và tốc độ sinh trưởng của cá trong điều kiện nuôi Xie và cs, (2004)[22] nghiên cứu mối quan hệ của sự phát triển phôi đến nhiệt độ và độ mặn Tuy nhiên ph a Trung Quốc không công bố chi tiết các nghiên cứu này

Wang và cs, (2008)[21] đã điều tra tu i các B ng thành thục trên sông Ngọc, thấy rằng cá cái thành thục ở 5 tu i và cá đực thành thục ở 3 tu i Mùa sinh sản của cá từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm Cỡ cá thành thục trung bình

Tên tiếng Việt: cá B ng, cá Võng, cá Xộp má đào, cá Dốc

Tên tiếng Thái: Pa Pung cá nhỏ), Pa Pục cá lớn)

Tên tiếng Tày: Pia Pung, Pia Pục, Pia Chiết

Tên tiếng Mường: cá Phục

2.3.2 Phân bố

Trên thế giới: Cá B ng có ở các tỉnh ph a nam Vân Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc

Trang 24

Ở Việt Nam: Cá sống ở trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh ph a bắc Việt Nam như sông Hồng Yên Bái trở lên), sông Lam Con Cuông, Cửa Rào), sông Thu Bồn, sông Trà Khúc (Nam Trung Bộ) thuộc vùng nước chảy

2.3.3 Đặc điểm hình thái

Hình 2.2 Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926)

Phân t ch 20 mẫu, L0 = 165 - 400 mm, P = 105 - 1.250 g, thu ở các tỉnh miền núi ph a Bắc

D = III - IV, 8 - 9; A = 3, 5; P = 1,15 - 16; V = 1,8; L.l = 29

33 V y trước vây lưng: 9 - 12 V y dọc cán đuôi: 7 - 8 V y quanh cán đuôi:

12 - 14 Lược mang cung mang I: 10 - 15 Răng hầu 3 hàng: 2.3.5 - 5.3.2 Đốt sống toàn thân: 40 - 42

Hình thái cá B ng trên một số lưu vực sông, suối ở một số tỉnh phía Bắc: Theo Nguyễn Văn Hảo 1993)[4], cá B ng có thân dài dẹp hai bên, lưng hơi cong, toàn thân nhìn nghiêng hình thoi Bụng tròn, đầu dài vừa, đỉnh đầu hơi lồi Mõm tù hơi nhô về ph a trước, ở một số tiêu bản mõm có kết hạt nhỏ trắng k o dài đến dưới mũi Miệng m dưới, hướng ngang hình móng ngựa,

ph a sau chưa tới viền dưới mắt Da mõm dày, phủ lên rãnh mõm Có hai đôi râu, râu hàm dài bằng 1,5 - 1,6 lần đường k nh mắt L mũi gần mắt hơn mõm Mắt tròn và tương đối lớn nằm ở ph a trên và nửa dưới của đầu, khoảng

Trang 25

cách hai mắt rộng phẳng hoặc hơi lồi Môi rất dày, môi trên và môi dưới liền nhau ở m p miệng Rãnh sau môi dưới nông, không liên tục mà ngắt quãng ở giữa Hàm trên hơi nhỏ hơn hàm dưới Màng mang liên kết với eo mang Lược mang thưa ngắn Răng hầu dẹp bên đỉnh hơi cong

Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và ph a sau có răng cưa, viền sau lõm Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi hơn mõm Trước vây lưng có 1 gai ngược nằm n dưới da chỉ về ph a đầu Vây ngực chưa tới vây bụng Vây bụng chưa tới vây hậu môn Hậu môn sát gốc vây hậu môn Vây đuôi phân thuỳ sâu, mút nhọn và tương đương nhau Lưng

cá màu xám, nhạt dần về ph a bụng Bụng hơi vàng Các vây màu xám Hai

má hơi hồng

V y tròn, lớn, dày sắp xếp đều Đường bên hoàn toàn, hơi cong về ph a bụng, phần sau đi vào giữa thân Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng Bóng hơi 2 ngăn Ruột to và cuộn khúc

Lưng màu đen hoặc xám xanh Bụng màu xám nhạt hoặc trắng Viền trước v y màu đen, viền sau v y nhạt hơn Gần gốc vây đuôi có một chấm đen rất rõ ở cá con) Các vây màu xám, phần ngọn nhạt hơn phần gốc Hai

má có màu hồng, chạy dài xuống một số v y hai bên thân

So sánh với loài gần nó: loài cá này khác với loài cá Thần S sinensis

(Bleeker) là khởi điểm vây lưng ở sau khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi hơn mút mõm; cá hơi ngắn mình và bụng to (Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2001)[5]

2.3.4 Đặc điểm môi trường sống

Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, trong các sông suối nước chảy thuộc miền núi Cá thường sống thành từng đàn nơi nước trong, sâu, các vũng vực

Cá cũng thường đi vào các eo vịnh của các sông, nhánh hoặc vào các hồ nước trong thông với sông để v b o

Trang 26

2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn

Cá B ng là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại thực vật bậc cao điển hình Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du, mùn bã hữu cơ, khi đạt k ch cỡ trên 6 cm chúng mới có thể ăn thực vật thuỷ sinh Thức ăn của cá con gồm

các loại tảo Chlorophyta, Cyanophyta, Bacillariophyta), động vật không

xương sống, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành Cá lớn thức ăn động vật thay dần bằng thức ăn thực vật, các loài tảo được thay bằng thực vật lớn Do vậy chiều dài ruột tăng dần, ở cá trưởng thành chiều dài ruột gấp 3 - 4 lần chiều dài thân Cá càng lớn thể hiện càng rõ t nh ăn thực vật; cá ăn thực vật, lá cây, quả Theo nghiên cứu của Đoàn Văn Đ u và Lê Thị Lệ 1971)[3],

cá B ng ăn khoảng 25 loại cây khác nhau như: rau muống, bắp cải, dâu tằm, bèo Ngoài ra, cá còn th ch ăn các loại thức ăn công nghiệp như: thức ăn viên, cám h n hợp

2.3.6 Sinh trưởng

Pravdin I F (1973)[11] đã mô tả phương pháp xác định tu i của cá dựa trên số vòng thể hiện trên vảy do Pravdin I F biên soạn Đối với cá B ng, vòng tu i trên vảy thể hiện vừa có t nh chất tiếp giáp giữa vòng vân xếp dày, thưa và vừa có t nh cắt nhau giữa các vòng vân Vòng tu i thể hiện hoàn toàn

rõ ở hai bên sườn vảy và vai vảy Cá B ng hình thành vòng tu i vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân

Cá B ng là loài cá lớn chiều dài có thể đạt gần 1 m và nặng gần 15 kg, con lớn nhất có thể đạt 30 kg Cấu trúc tu i của quần thể khá phức tạp, tu i thọ cao đến 15 năm Đoàn Văn Đ u và Lê Thị Lệ, 1971)[3] Tuy nhiên, Phạm Báu (1998)[2] khi điều tra đã bắt gặp cá có độ tu i 20 năm

Trang 27

Bảng 2.1 Chiều dài của cá Bỗng qua các năm tuổi (theo Nguồn lợi

thuỷ sản Việt Nam, 1996)

Cá có k ch cỡ tối đa đạt 20 - 30 kg Cá tăng trưởng về chiều dài nhanh

ở năm thứ nhất và năm thứ hai có thể đạt 10 - 11,5 cm/năm, sau đó chậm dần

Trang 28

và thay đ i t Sau 1 năm tu i cá đạt k ch cỡ 672 g, năm thứ 2 đạt 1.500 g và năm thứ 3 đạt 2.135 g Tu i thọ của cá là 15 năm

Theo Mai Đình Yên 1978)[17], cá B ng tu i 1+

có k ch thước từ 0,1 - 0,2 kg, cá tu i 2+ có khối lượng từ 0,4 - 0,5 kg

Bảng 2.2 K ch thước cá trên các địa điểm, (theo Đoàn Văn Đẩu

Ao nuôi 22,3 33,6 45,6 53,6 65,1 76,0

2.3.7 Đặc điểm sinh sản

Các bãi đẻ trong vùng nước cạn ở sông Hồng nằm ở trung lưu từ Yên Bái tới Lào Cai như các bãi: Hợp Thành, Tân An, Phan Thanh, An Dương, Đông Thái ở sông Nậm Thi cá B ng đẻ ở Bản Quần, ở sông Lô thì chúng đẻ rải rác từ ph a trên Vĩnh Tuy đến biên giới Việt - Trung Đoàn Văn Đ u và Lê Thị Lệ, 1971)[3] Vụ đẻ thứ 2 cá thường vào các ngòi lớn như: ngòi Bo sông Hồng), ngòi Mã sông Lô) để đẻ Bãi đẻ của cá B ng có địa hình đặc biệt đáy

là cát sỏi lớn, nước chảy mạnh lưu tốc nước khoảng 0,22 - 0,54 m/s), nước

có độ trong cao, chảy xiết, giàu oxy hoà tan, pH hơi kiềm Sau bãi đẻ là vực sâu cho cá trú n và kiếm thức ăn Tuy nhiên, hiện nay do nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng nên hầu hết các sông suối thuộc hệ thống sông Hồng không còn gặp cá B ng nữa, các bãi đẻ trước đây công bố hiện nay cũng không còn nữa Hiện nay, nơi còn cá B ng đẻ nhiều hơn cả là đoạn sông Gâm

từ Na Hang đến Bắc Mê, nhưng do bị đánh bắt nên cá đẻ không còn tập trung như trước đây

Trang 29

Đoàn Văn Đ u và Lê Thị Lệ 1971)[3], khi nghiên cứu cá B ng đánh bắt từ tự nhiên đã phát hiện tu i thành thục của cá B ng khá muộn Cỡ cá thành thục dao động từ 5 - 6 tu i trở lên Mùa vụ sinh sản của cá chia làm hai đợt từ tháng 2 đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 8

+ Trọng lượng noãn sào: 18 - 520 g Hệ số thành thục: 0,8 - 6,1

+ Trọng lượng dịch hoàn: 38 - 200 g Hệ số thành thục: 0,19 - 0,9 Trứng cá có vỏ dày, tròn căng, rời nhau, giàu noãn hoàng, khi già có màu vàng đậm Ngâm trong dung dịch làm trong trứng thì thấy nhân trứng đã bắt đầu lệch và di chuyển ra ngoại biên K ch thước trứng từ 0,3 - 2,5 mm, có thể chia làm 4 cỡ:

lệ thuận với khối lượng cơ thể cá

Thành thục ở năm thứ 3 2+

tu i) khi khối lượng tương ứng khoảng 2

kg Trong ao nuôi cá có tỷ lệ thành thục thấp 1,54 - 4,67% Cá đẻ trứng d nh vào các giá thể Cá có thể đẻ 13.000 - 142.000 trứng/kg cá cái

2.3.8 Các nghiên cứu về di truyền

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2 n = 60

Công thức kiểu nhân: 16 m + 14 sm + 5 st + 15 t; NF = 80

Trang 30

2.3.9 Giá trị bảo tồn, lưu giữ

Cá có kích thước lớn, thịt cá có thơm ngon, có giá trị thương ph m cao Trước đây người dân thường vớt cá bột ngoài tự nhiên và nuôi trong ao, hồ,

đầm vùng đồng bằng

Cá B ng được ghi trong sách Đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng ở mức độ V (Huckstorf V., 2012) Hiện nay, nơi còn cá b ng phân bố và đẻ tự nhiên là đoạn sông Gâm từ Na Hang đến Bắc Mê Do bị đánh bắt, săn đu i nên cá đẻ phân tán, di động Đây là loài cá có nguy cơ bị tiêu diệt, cần được bảo vệ và tái tạo để phục hồi nguồn lợi

Trang 31

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài cá B ng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926)

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu cá B ng trong ao nuôi tại Trung tâm đào đạo, nghiên cứu

và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Thời gian: Từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Chu n bị cá B ng ở các giai đoạn: cá hương, cá giống, cá trưởng thành và cá bố mẹ Các đối tượng phù hợp với từng nghiên cứu cụ thể

- Khảo sát các ngưỡng nhiệt độ, oxy của cá B ng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: cá hương, cá giống, cá trưởng thành

- Khảo sát một số đặc điểm sinh học về sinh sản của cá B ng trong điều kiện nuôi nhân tạo

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá được xây dựng trên

cơ sở “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của Pravdin I F (1973)[11], “Sinh thái

học cá” của Nikonsky G V (1963)[8]

Trang 32

3.4.1.1 Khảo sát các ngưỡng nhiệt độ, oxy của cá Bỗng ở các giai đoạn, cá hương, cá giống và cá trưởng thành

- Xác định ngưỡng nhiệt độ của cá Bỗng

Thực hiện theo phương pháp CTN (Critical thermal maximum or

minimum), tăng hay giảm từ từ nhiệt độ cho đến khi cá mất thăng bằng và chết

Bố tr th nghiệm:

- Bắt ngẫu nhiên 30 con cá khoẻ mạnh không bị bệnh, không dị tật, dị hình

M i giai đoạn các cá thể có cùng nhịp độ phát triển, đồng đều k ch thước

- Thả cá th nghiệm vào dụng cụ chứa: bình thủy tinh 1 l t đối với cá hương 66 - 67 ngày tu i, chiều dài thân đạt 2,5 - 3 cm theo 28 TCN218:2004),

2 lít (đối với cá giống cỡ nhỏ 111 - 117 ngày tu i, chiều dài thân đạt 5 - 7 cm theo 28 TCN219:2004) và bể composite với thể t ch 2 m3 đối với cá trưởng thành 2+ tu i khối lượng 2,5 - 3 kg Bình thủy tinh chứa cá ở giai đoạn cá hương và cá giống được đặt tương ứng trong các thau nhựa 2 l t, 4 l t nước

- Các yếu tố môi trường: pH: 6,5 - 8, độ trong: 25 - 30 cm, hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l (có sục kh nhẹ) thuận lợi cho cá sinh trưởng bình thường

+ Xác định ngưỡng nhiệt độ cao:

Phương pháp: Dùng nước nóng thêm vào thau nhựa để tăng nhiệt độ nước trong bình thủy tinh một cách rất chậm) và vào bể composite Đặt nhiệt kế trong bình thủy tinh chứa cá th nghiệm và trong bể th nghiệm với cá B ng trưởng thành Theo dõi nhiệt độ nước liên tục để đảm bảo nhiệt độ nước trong bình thủy tinh không quá 2oC trong 1 giờ

Ghi nhận kết quả : Ngưỡng nhiệt độ được ghi nhận khi có 50% số cá chết trong dụng cụ chứa

Th nghiệm được lặp lại 3 lần

+ Ngưỡng nhiệt độ thấp

Trang 33

Cá được bố tr như ngưỡng nhiệt độ cao, nhưng thay nước nóng bằng nước đá lạnh

Th nghiệm được lặp lại 3 lần

- Xác định ngưỡng oxy của cá Bỗng

Bố tr th nghiệm:

+ Thả cá th nghiệm vào bình, đặt đầu dò máy đo oxy vào trong phần nước của bình chứa cá th nghiệm bể composite), bịt k n nắp bình bể composite) không cho không kh đi vào bình bể composite)

+ Theo dõi chỉ số trên máy đo Ngưỡng oxy được xác định theo phương pháp bình k n ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên th ch hợp cho cá sống (23oC - 28oC)

+ Xác định hàm lượng oxy trung bình khi có 50% cá chết

Th nghiệm được lặp lại 3 lần

3.4.1.2 Khảo sát một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Bỗng trong điều kiện nuôi nhân tạo

- Xác định giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Hàng tháng thu 10 mẫu cá B ng, m giải phẫu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá B ng bố mẹ Quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài kết hợp với khảo sát tuyến sinh dục để xác định các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục phân chia theo bậc thang 6 bậc của Nikolsky I F (1963)

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tường Anh 1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
2. Phạm Báu 1998), Điều tra các loài cá kinh tế trên hệ thống sông Lô, Gâm, Tuyển tập báo cáo Khoa học toàn quốc nuôi trồng thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra các loài cá kinh tế trên hệ thống sông Lô, Gâm
3. Đoàn Văn Đ u, Lê Thị Lệ 1971), Điều tra nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
4. Nguyễn Văn Hảo 1993), Ngư loại học - Phân loại cá và điều tra ngư loại các vùng nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngư loại học - Phân loại cá và điều tra ngư loại các vùng nước
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
5. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân 2001), Cá nước ngọt Việt Nam, họ cá ch p (Cyprinidae), Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá nước ngọt Việt Nam", họ cá ch p ("Cyprinidae
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
6. Đ Thị Thanh Hương, Trần Thị Thanh Hiền 2000), Sinh lý động vật thủy sinh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý động vật thủy sinh
7. Phạm Thanh Liêm, Trần Đắc Định (2004), Phương pháp nghiên cứu sinh học cá, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp nghiên cứu sinh học cá
Tác giả: Phạm Thanh Liêm, Trần Đắc Định
Năm: 2004
8. Lê Xuân Như 2000), Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt, Trường Đại học Cần Thơ, Sở khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt
9. Nikolsky G. V. (1963), Sinh thái học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tài liệu do Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng, Mai Đình Yên dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học
Tác giả: Nikolsky G. V
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1963
10. Trương Quốc Phú 2006), Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
11. Pravdin I. F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tài liệu do Phạm Minh Giang dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiên cứu cá
Tác giả: Pravdin I. F
Nhà XB: Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật
Năm: 1973
12. Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm 2009), Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
13. Nguyễn Bá Thông 1999), Xác định một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima,1926) ở giai đoạn cá hương, Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus "Oshima,1926") ở giai đoạn cá hương
14. Nguyễn Huy Thông 2001), Theo dõi một số yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ thành thục cá Bỗng bố mẹ (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926), Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi một số yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ thành thục cá Bỗng bố mẹ (Spinibarbus denticulatus
15. Nguyễn Tấn Trịnh, Hà Ký, Bùi Đình Chung, Trần Mai Thiên 1996), Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
16. Xakun, Buskaia N. A. (1982), Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá
Tác giả: Xakun, Buskaia N. A
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1982
17. Mai Đình Yên, 1978), Định loại các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định loại các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía bắc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
18. Boyd C. E. (1990), Water Quality in Ponds for Aquaculture, Birmingham Publishing Company, Birmingham, Alabama Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water Quality in Ponds for Aquaculture
Tác giả: Boyd C. E
Năm: 1990
19. Holden M. J., Raitt D. F. S. (1974), Manual of fishries science, Food and Agriculture Organization of the United nations, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual of fishries science
Tác giả: Holden M. J., Raitt D. F. S
Năm: 1974
25. Cá B ng - Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen thủy sản http://nbc.org.vn/chi-tiet-bai-viet/566[Ngày truy cập 10 tháng 4 năm 2015] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w