Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (pelodiscus sinensis) tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng đông bắc trường đh nông lâm thái nguyên
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
893,7 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ VĂN VINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA TRƠN (PELODISCUS SINENSIS) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC, TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Hệ chính quy Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ VĂN VINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA TRƠN (PELODISCUS SINENSIS) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC, TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Hệ chính quy Lớp: K43 - Nuôi trồng thủy sản Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Văn Sửu Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của Nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên được tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã được học trong Nhà trường. Để có bài khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu Giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trung tâm. Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực tập ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 33 Bảng 4.2. Khối lượng của ba ba qua các tháng nuôi 35 Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ba ba 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ sống của ba ba thí nghiệm 37 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, DO, pH đến khả năng sinh trưởng của ba ba 38 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BĐTN : Bắt đầu thí nghiệm DO : Hàm lượng oxy hòa tan KL : Khối lượng pH : Chỉ số pH STTĐ : Sinh trưởng tuyệt đối, Sinh trưởng tuyệt đối STTL : Sinh trưởng tích lũy ST : Sinh trưởng STT : Số thứ tự TB : Trung bình iv MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 10 Phần 3 ĐÓI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 13 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 13 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 13 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 13 3.3. Nội dung nghiên cứu 13 3.3.1. Quy trình kĩ thuật nuôi ba ba thương phẩm 13 v 3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 25 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi 26 3.4.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 27 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 27 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Công tác phục vụ sản xuất 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Đánh giá chung 31 4.1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 32 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35 4.2.1. Khối lượng của ba ba trong thí nghiệm 35 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của ba ba 36 4.2.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của ba ba 36 4.2.3. Tỷ lệ nuôi sống của ba ba tại trung tâm 37 4.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của ba ba. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.3. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ba ba là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, thuộc đối tượng nguồn gen quý, hiếm.Thịt ba ba ngon và có giá trị dinh dưỡng cao thường được chế biến thành các món ăn đặc sản cao cấp. Trứng, mai và đầu ba ba là một vị thuốc đông y chữa một số bệnh (Nguyễn Hữu Đảng, 2004) [2]. Hiện nay, nhu cầu về ba ba thương phẩm là rất lớn trong điều kinh tế và nhu cầu thực phẩm chất lượng ngày càng cao.Tuy nhiên, nguồn ba ba tự nhiên đã giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm do tình trạng khai thác bừa bãi, không có sự bảo vệ hay phục hồi. Việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống tự nhiên của ba ba, đến thức ăn tự nhiên hoặc đã trực tiếp hủy hoại chúng. Trong những năm gần đây do việc thông thương biên giới Việt – Trung, con ba ba trở thành mặt hàng có giá trị cao và được tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nghề nuôi ba ba ở Việt Nam là nghề tương đối mới nhưng đã có những bước chuyển biến đáng kể, tạo ra thêm những ngành nghề mới cho cơ cấu nông nghiệp của nước ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giản nghèo cho bà con nông dân mà còn đưa nhiều người từ nông dân lên làm tỉ phú, góp phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân (Bộ Thuỷ Sản, 1991- 1995) [1]. Vì thế, ba ba là đối tượng xóa đói giảm nghèo, giúp cho người nông dân vươn lên làm giàu từ loài thủy đặc sản này, góp phần lưu trữ nguồn gen quý, đưa nghề thủy đặc sản phát triển. Để hiểu thêm về đặc điểm thích nghi và khả năng sinh trưởng của ba ba nuôi tại Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 2 “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích nghiên cứu - Nắm được kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm, gắn kết được lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất. - Đánh giá được tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ba ba trơn trong điều kiện nuôi nhân tạo. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu - Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn. - Xác định tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống của ba ba trơn trong quá trình nuôi tại trung tâm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Phát triển nuôi dưỡng đối tượng thủy đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Đề ra các chỉ tiêu thích hợp về môi trường, thức ăn để nuôi ba ba. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa được giống mới đến người nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế vùng nông thôn. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở khoa học * Đặc điểm sinh học của ba ba. - Vị trí phân loại. Lớp bò sát: Reptilia Bộ rùa: Chelonia Họ ba ba: Trionycidae Loài: Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941). Tên phổ thông: Ba ba sông hay Ba ba hoa. Ba ba trơn hay còn gọi là ba ba hoa, cơ thể phủ da mềm màu xanh xám, có vòi thịt trước mõm. Yếm có các mảng màu đối xứng rõ, phần da ở giữ cổ và chi trước không có các nốt sần. Chi có phần bàn dẹp, có màng bơi nối các ngón, có 3 vuốt. Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) [...]... CỨU 3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis ) 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Ba ba thương phẩm nuôi tại trung tâm 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Cơ sở NTTS của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ NTTS vùng Đông Bắc Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu - Từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến... 1 bảo vệ * Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm + Chức năng Đảm bảo sản xuất, cung cấp con giống thủy sản nước ngọt chất lượng cao và kỹ thuật nuôi cho các nông hộ, trang trại nuôi cá vùng Đông Bắc Đảm bảo khu thực hành thực nghiệm cho các sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đặc biệt là sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản Đảm bảo phục vụ các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước + Nhiệm... hậu đặc trưng của vùng có 4 mùa rõ rệt nhiệt độ biến động giữa các mùa khá lớn (15,20C – 360C), vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên gặp nhiều khó khăn tới nuôi và sản xuất thủy sản *Về giao thông Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc có đường giao thông đi lại khá thuận lợi, cạnh đường cao tốc mới xây dựng tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc. .. giá trị trung bình, độ lệch chuẩn So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm sẽ được phân tích bằng ANOVA oneway dựa trên sự sai khác ít, nhất (LSD) sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excelstart 28 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Công tác phục vụ sản xuất 4.1.1 Điều kiện tự nhiên * Khí hậu thủy văn Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc mang... khỏi bệnh cho ba ba bằng cách này 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu Tiến hành theo dõi số ba ba thí nghiệm bằng cách quây lưới sắt vào một góc của ao nuôi Diện tích góc quây khoảng 20 m2 Độ dày bùn khu vực quây 26 khoảng 15cm Trong ao nuôi ba ba tự nhiên Số ba ba được quản lý và chăm sóc chung với điều kiện chăn nuôi ba ba của trại Nguồn nước cho ao nuôi sạch,... Tiến hành các chương trình nghiên cứu, thí nghiệm nâng cao chất lượng di truyền các loài thủy sản nước ngọt để tạo ra các sản phẩm giống mới có đặc tính ưu việt trong nuôi thủy sản - Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ lưu giữ gen, công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt Tổ chức quỷ lý lưu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lượng tốt, bao gồm các giống địa phương,... hoạt động ở Trung Quốc Các trang trại có tổng đàn hơn 300 triệu con, và bán được hơn 128 triệu con ba ba mỗi năm, với tổng trọng lượng khoảng 93.000 tấn Các loài phổ biến nhất đưa ra bởi người nông dân rùa Trung Quốc là rùa mai mềm và ba ba Trung Quốc nuôi và sử dụng một lượng ba ba rất lớn trên thế giới (RB Bury, DJ Germano, (2005) [12] Ở Vùng Đông Nam Á, Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) được nuôi khá... 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ba ba là động vật hoang dã sống ở sông ngòi tự nhiên Ba ba có 4 loài: Ba ba hoa, ba ba gai, cua đinh và lẹp suối Trước những năm 90 ngành nuôi trồng thuỷ sản chưa quan tâm đến đối tượng này Từ 1991 – 1992, giá ba ba 11 trên thị trường tăng cao, một số gia đình ở các tỉnh Hải Hưng, Hà Tây, Hà Bắc đứng ra thu gom ba ba tự nhiên để xuất bán cho Hồng Kông, Trung Quốc,... hè ba ba lại dễ chết, bắt lên khỏi nước 3 ngày đã chết nên không vận chuyển đi xa trong nhiều ngày được Vì vậy giá ba ba trong mùa hè thường hạ - Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian thành thục sinh sản của ba ba Ở những khu vực lạnh ba ba 3 tuổi mới bắt đầu sinh sản - Về mùa đông ở các tỉnh miền Bắc, ba ba ăn rất ít Khi nhiệt độ xuống thấp 12oc ba ba ngừng ăn và ẩn mình xuống dưới bùn trú đông, nhịn... trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam Nhật Bản được cho là quốc gia tiên phong trong việc nuôi thương phẩm ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) với các trang trại đầu tiên ở Fukagawa gần Tokyo vào năm 1866 (Z Zhou, Z Jiang (2009) [11 ] Vào đầu thế kỷ 20 trang trại Hattori đã có khoảng 13,6 ha ao ba ba Phần lớn các trang trại ba ba nằm ở Trung Quốc Theo một nghiên cứu công bố năm . ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA TRƠN (PELODISCUS SINENSIS) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐÔNG BẮC, TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA. đặc điểm thích nghi và khả năng sinh trưởng của ba ba nuôi tại Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) tại Trung. Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên . 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích nghiên cứu -