Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
623,87 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀM THỊ THU TRÀ Tên đề tài: ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀM THỊ THU TRÀ Tên đề tài: ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Lớp : 42B - CNTY Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Thơm Thái Nguyên, 2014 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ sinh viên thành một kỹ sư nông nghiệp, vì trong quá trình thực tập chúng ta được củng cố lại những kiến thức đã học, cũng như phương pháp vận dụng những kiến thức đó vào lao động thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học tập, tạo tiền đề cho sinh viên có kiến thức đầy đủ để bước vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước ta trong thời kì đổi mới. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn, em tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng”. Trong thời gian thực tập từ tháng 12/ 2013 đến tháng 5/ 2014 với thái độ làm việc nghiêm túc đến nay khóa luận đã hoàn thành. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Thu Trà LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng”. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán bộ tại cơ sở, các thầy cô giáo trong Khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, các cán bộ làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, các cán bộ tại huyện Hòa An và một số nông hộ của huyện Trà Lĩnh, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu của quá trình thực tập. Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Thu Trà DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số lượng vật nuôi của xã Đức xuân, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng 8 Bảng 1.2. Tổng số vật nuôi của xã các năm 2012, 2013, tháng 5/2014 9 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2012, 2013, 5/2014 28 Bảng 2.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm 29 Bảng 2.3. Một số đặc điểm về ngoại hình và màu sắc lông, da 30 Bảng 2.4. Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành 31 Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra huyết học của gà 32 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm 32 Bảng 2.7. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm 33 Bảng 2.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm 35 Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng xuất thịt của gà Cáy Củm trưởng thành 36 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá chất lượng thịt gà Cáy Củm (n = 3) 36 Bảng 2.11. Kết quả theo dõi một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của gà Cáy Củm 37 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái 34 Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà Cáy Củm 35 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT Cs Cộng sự Kcal/kg Kilocalo/kilogram KL Khối lượng M Mét TS Tiến sỹ STT Số thứ tự UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở 4 1.1.4. Đánh giá chung 6 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7 1.2.1 Nội dung 7 1.2.2. Phương pháp 7 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8 1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 12 1.3.2. Đề nghị 12 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 13 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 14 2.1.3. Ý nghĩa của đề tài 14 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14 2.2.1. Cơ sở khoa học 14 2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà 16 2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa 18 2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.3.2. Địa điểm và thời gian 24 2.3.3. Nội dung thực hiện 24 2.3.4. Phương pháp tiến hành 24 2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28 2.4.1. Kết quả điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở. 28 2.4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà Cáy Củm 30 2.4.3. Đặc điểm sinh học về chỉ số huyết học của gà Cáy Củm 32 2.4.4. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm 33 2.4.5. Đặc điểm sinh học về khă năng sinh sản của gà cáy củm 38 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 38 2.5.1. Kết luận 38 2.5.2. Tồn tại 39 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Xã Đức Xuân là một xã vùng cao của Huyện Hòa An, cách thị trấn Nước Hai 19 km, có vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp xã: Quang Vinh, huyện Trà Lĩnh + Phía Nam giáp xã: Xã Ngũ Lão, Đại Tiến, huyện Hoà An + Phía Đông giáp xã: Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh + Phía Tây giáp xã: Hạ Thôn, huyện Hà Quảng 1.1.1.2. Địa hình đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 2015,63 ha. Đức Xuân có địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, đất đai chủ yếu là núi đồi, nằm xen kẽ là các thung lũng nhỏ, độ cao trung bình là 500 m đỉnh cao nhất là 950 m, địa hình núi đá kéo thành dãy từ Tây Bắc đến Đông Nam. Do đất đai đa phần là núi đá nên rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nguồn nước đặc biệt khó khăn, kể cả dùng cho sinh hoạt cũng không đủ. Xã Đức Xuân có 96 hộ và 4 xóm hành chính, trong đó tất cả các xóm đều thuộc miền núi. 1.1.1.3. Giao thông, thủy lợi Đức Xuân là một xã có đường giao thông đi lại khó khăn đã được nhà nước đầu tư làm đường liên xã từ Đại Tiến đến UBND xã Đức Xuân đã thông xe kỹ thuật hiện nay đã hoàn thiện nhưng việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá tiêu thụ sản phẩm cũng như giao lưu văn hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Do xã Đức Xuân có địa hình phức tạp với độ cao, thấp không đồng đều, xen kẽ giữa các đồi núi cao là các thung lũng với nhiều hình thái khác nhau. Các thung lũng hẹp không bằng phẳng nên thường xuyên thiếu nước. [...]... về giống gà Cáy Củm và chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả cao, thì phải biết về những đặc điểm sinh học, tập tính của gà 14 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, khai thác và phát triển giống gà Cáy Củm, bước đầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘ Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng’’ 2.1.2 Mục tiêu của đề tài - Điều tra về đàn gà. .. trên đàn gà Cáy Củm 2.3.2 Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Xã Đức Xuân, Huyện Hòa An - Thời gian: Từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014 2.3.3 Nội dung thực hiện - Điều tra về số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân - Hòa An - Cao Bằng - Đặc điểm sinh học về ngoại hình của gà Cáy Củm - Đặc điểm sinh học một số chỉ tiêu về chỉ số huyết học và sinh lý của gà Cáy Củm - Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng,... số đặc điểm sinh học để áp dụng vào việc chăn nuôi và nhân giống để phát triển giống gà Cáy Củm quy mô đại trà 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Cơ sở khoa học 2.2.1.1 Giới thiệu về giống gà Cáy Củm Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp (gà không có phao câu) Theo báo Tiền phong, 2014 [1]: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại xã Đức Xuân và Ngũ Lão (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng) và. .. tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở - Đánh giá một số đặc điểm sinh học của gà Cáy Củm 2.1.3 Ý nghĩa của đề tài 2.1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế Đồng thời cung cấp số liệu khoa học cho giảng dạy, chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung 2.1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả của đề tài là... Củm - Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Cáy Củm từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi - Đặc điểm sinh học về khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ở địa phương 2.3.4 Phương pháp tiến hành 2.3.4.1 Phương pháp điều tra và theo dõi - Điều tra thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật của cơ sở - Trực tiếp theo dõi sự sinh trưởng của gà trong thời gian thực tập, ghi chép số liệu cẩn thận theo... trứng 1330% Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng và gà hướng trứng Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp với tính trạng sinh trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của gia cầm Nên khi nghiên cứu về sinh trưởng của gà đặc biệt chú ý đến yếu tố giống 2.2.4.2 Tính biệt Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng... lai tạp Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao Bằng, theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt thơm ngon, nhưng lại ít người biết đến Hiện nay, giống gà này có mặt tại xã Đức Xuân, huyện Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Gà Cáy Củm đang ngày mất dần đi, số lượng còn rất ít được nuôi rải rác tại một số hộ dân của người... sinh trưởng và phát dục của vật nuôi người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể Hiện nay, số lượng gà Cáy Củm còn quá ít, do vậy bước đầu đánh giá sơ bộ khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm nuôi tại Cao Bằng - Phương pháp cân: Gà Cáy Củm được cân đảm bảo cùng một người cân, loại cân, cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ thức ăn, nước uống và được cân vào... dụng 40 gà Cáy Củm một ngày tuổi trong đó có 20 trống và 20 mái Thí nghiệm được lặp lại 2 lần Gà được nuôi nhốt từ 1 ngày tuổi đến tuần thứ 4, từ tuần thứ 5 nuôi gà theo phương thức thả vườn Cân khối lượng gà qua các tuần để xác định khả năng sinh trưởng của gà Bước đầu theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà Cáy Củm 2.3.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát... tinh của axit uric) 21 2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà 2.2.4.1 Giống Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và mỗi cơ thể Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [4] thì sự khác nhau về khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 1330% Giống . huyết học của gà Cáy Củm 32 2.4.4. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm 33 2.4.5. Đặc điểm sinh học về khă năng sinh sản của gà cáy củm 38 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN. Tên đề tài: ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi. trí của Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘ Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng .