2.4.1. Kết quảđiều tra vềđàn gà Cáy Củm tại cơ sở.
Qua điều tra thực tế và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ sở, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2012, 2013, 5/2014 (Đơn vị: con) STT Thôn Năm 2012 Năm 2013 Tháng 5/2014 1 Ca Rài 0 0 0 2 Lũng Rì 0 12 7 3 Lũng Thốc 42 48 38 4 Lũng Duốc 0 0 0 5 Tổng 42 60 45 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Số lượng đàn gà Cáy Củm có tại xã Đức Xuân rất ít theo điều tra tháng 5/2014 chỉ có thôn Lũng Rì và Lũng Thốc.
Cụ thể: Năm 2012 có 42 con, đến năm 2013 số lượng tăng lên 60 con, tăng 18 con so với năm 2012. Điều tra gần đây nhất của chúng tôi vào tháng 5 năm 2014 số lượng đàn gà còn lại 45 con, giảm 15 con so với năm 2013.
Số lượng gà biến động do người dân giết thịt hoặc thời điểm điều tra gà đang chờ ấp nở. Trong quá trình điều tra chúng tôi tìm hiểu được một số nguyên nhân khiến số lượng gà ngày càng giảm chủ yếu là do dịch bệnh, người dân chưa chú ý đến khâu chăm sóc nuôi giữ giống. Đặc biệt, nhu cầu thị hiếu của người dân về gà Cáy Củm hiện nay chưa cao, quan niệm của người dân không sử dụng gà không có phao câu để thờ cúng nên không nuôi hoặc nuôi ít. Nguyên nhân chính là do yếu tố thẩm mĩ của gà Cáy Củm không cao.
Điều tra về tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà có kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quảđiều tra tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm STT Tên bệnh Số lượng Phương pháp
điều trị
Tỷ lệ (%) Khỏi Chết
1 Tụ huyết trùng 5
Dùng thuốc coli 102 với liều 1g/lit pha lẫn với điện giải gluco-k-c
với liều 3g/lít nước uống liên tục 3-5 ngày
100 0
2 Newcastle 2 Không điều trị 0 100
3 E.coli 8
Cho uống 3 - 5 kháng sinh: Ampi-pharm
10g/l nước uống. 100 0
Gà mắc bệnh là do gà còn nhỏ chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt, sự thay đổi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh và trong khi nuôi dưỡng không chú ý
chăm sóc, do thiếu thức ăn nước uống, thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, điều kiện khí hậu chênh lệch quá lớn giữa ban đêm và ban ngày.