Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà

Một phần của tài liệu Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng. (Trang 25)

2.2.2.1. Khái niệm

- Khái niệm sinh trưởng:

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể”.

Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [6] đã khái quát: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian.

+ Sinh trưởng tương đối: Là phần khối lượng kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước.

- Khái niệm phát dục:

Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của cơ quan, bộ phận trong cơ thể, nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống. (Dương Mạnh Hùng, 2008) [3].)

2.2.2.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa

Theo Nguyễn Duy Hoan, 1998 [2]: Tiêu hóa là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp thành những hợp chất đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được.

Cơ quan tiêu hóa gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt, đồng thời có sự tham gia của gan và tụy.

Gà không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có vai trò lấy thức ăn chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Mỏ chia làm 3 phần: Đầu mỏ, thân mỏ và gốc mỏ.

Hầu ở giữa khoang miệng và thực quản trên. Khoang mũi và miệng thông về phía hầu, phía trước hầu có khe hô hấp của thanh quản.

Thực quản chia làm 2 phần: Phần trên bắt đầu từ hầu và tận cùng là ở diều, phần dưới từ diều đến dạ dày tuyến. Thực quản có dạng ống, đường kính gà trưởng thành khoảng 7- 9 mm.

Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều được hình thành trong quá trình phát triển tiến hóa của ống tiêu hóa để dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa thức ăn.

Dạ dày gồm hai phần là dạ dày cơ và dạ dày tuyến

Dạ dày cơ có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất dày, có màu đỏ thẫm.

Dạ dày tuyến giống như cái bao túi.

Ruột chiều dài của ruột phụ thuộc vào loài, tuổi và đặc điểm thức ăn. Chiều dài là 170 cm gấp 6 lần chiều dài của thân. Ruột được chia làm 2 phần: ruột non và ruột già. Trong phần ruột non gồm: Tá tràng, ruột non và hồi tràng. Ở khoảng giữa phần ruột non có mấu vàng thô sơ phân chia ruột non với hồi tràng. Phần ruột già có manh tràng và trực tràng. Ruột già không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Trực tràng thông ra lỗ huyệt.

Tuyến tụy nằm ở đoạn vòng tá tràng có dạng dải và màu vàng.

Gan là một trong những tuyến to nhất, gan gà nặng 30- 40 g. Gan tiết ra dịch mật đổ vào tá tràng, gan thực hiện chức năng bảo vệ: Tiêu các chất độc xuất hiện trong máu từ ruột vào dạ dày. Ở giai đoạn bào thai, gan thực hiện chức năng tạo máu. Gan nằm sau tim, có màu xám hoặc màu vàng.

* Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt

Gà con lúc mới nở còn rất yếu nên chúng cần phải có những điều kiện môi trường đặc biệt.

Do nhiệt độ của cơ thể cao, gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy cần phải sưởi ấm

cho gà con. Tuần đầu tiên gà con yếu nhất, cần ấm và thoáng khí.

Gà con lúc mới nở khả năng điều tiết thân nhiệt cũng chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Gà con có thân nhiệt thây đổi khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp quá dưới 150C hoặc quá cao trên 380C. Do đó gà con rất ngạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài (Phạm Văn Hùng, 2004) [5]

2.2.2.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (380C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch cũng kém nên phải có biên pháp phồng bệnh cho gà con từ khi mới nở để tăng khả năng miễn dịch. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy ấp nhằm giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt (Lâm Minh Thuận và cộng sự, (2013) [9])

Một phần của tài liệu Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)