2.3.4.1. Phương pháp điều tra và theo dõi
- Điều tra thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật của cơ sở.
- Trực tiếp theo dõi sự sinh trưởng của gà trong thời gian thực tập, ghi chép số liệu cẩn thận theo từng chỉ tiêu, xử lý số liệu bằng thống kê.
- Dùng mắt để quan sát đặc điểm ngoại hình, kết hợp với chụp ảnh minh họa. - Lấy máu gà đem phân tích chỉ số huyết học tại Bệnh viện trường Y - Đại học Thái Nguyên.
2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Chọn mẫu: Chọn gà con khỏe mạnh tiến hành thí nghiệm để tính khả năng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tích lũy.
* Bố trí thí nghiệm:
Lấy số gà đã chọn nuôi thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: Sử dụng 40 gà Cáy Củm một ngày tuổi trong đó có 20 trống và 20 mái. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.
Gà được nuôi nhốt từ 1 ngày tuổi đến tuần thứ 4, từ tuần thứ 5 nuôi gà theo phương thức thả vườn.
Cân khối lượng gà qua các tuần để xác định khả năng sinh trưởng của gà. Bước đầu theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà Cáy Củm.
2.3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
- Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục
Để đánh giá về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể. Hiện nay, số lượng gà Cáy Củm còn quá ít, do vậy bước đầu đánh giá sơ bộ khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm nuôi tại Cao Bằng.
- Phương pháp cân:
Gà Cáy Củm được cân đảm bảo cùng một người cân, loại cân, cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ thức ăn, nước uống... và được cân vào buổi sáng trước khi cho gà thí nghiệm ăn.
Khối lượng gà được cân theo tuần tuổi, để đánh giá được sinh trưởng của gà. - Phương pháp đo các chiều:
Thời điểm đo, có thể cùng thời điểm với cân nhưng chỉ có kết quả tốt khi đã khá lớn.
+ Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm: Bắt đầu TN (1 ngày tuổi), 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tuần tuổi. Cân vào ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân
từng con một. Trong thực tế, thường cân gia cầm vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cho uống.
+ Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính toán số liệu thu được từ sinh trưởng tích luỹ. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định
sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi (khối lượng tuần sau trừ khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Vì vậy, thông thường đơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối là gam/con/ngày
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:
A =
P2- P1
t2- t1 Trong đó:
A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t2 (g) t1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) t2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi) + Sinh trưởng tương đối:
Đó là khối lượng gia cầm tăng lên tương đối của lần cân sau so với lần cân trước. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định sinh trưởng tương đối theo từng tuần tuổi, đơn vị tính sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%). Công thức tính sinh trưởng tương đối:
1 2 2 1 P P R(%) 100 (P P ) / 2 − = × +
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thểở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thểở lần cân sau (g)
Ngoài ra, còn tính các chỉ số sau: Tỷ lệ thân thịt:
Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) x100 Khối lượng sống (g)
Tỷ lệ cơ đùi/kl thân thịt:
Tỷ lệ cơ đùi/KL thân thịt (%) = Khối lượng cơ đùi (g) x100 Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ cơ ngực/KL thân thịt:
Tỷ lệ cơ ngực/KL thân thịt (%) = Khối lượng cơ ngực (g) x100 Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ cơ đùi/khối lượng sống:
Tỷ lệ cơ đùi/KL sống (%) = Khối lượng cơ đùi (g) x100 Khối lượng sống (g)
Tỷ lệ cơ ngực/khối lượng sống: Tỷ lệ cơ ngực/KL sống (%) =
Khối lượng cơ ngực (g)
x 100 Khối lượng sống (g)
Tỷ lệ chết:
Tỷ lệ chết (%) = Số con chết x100 Tổng số gà nuôi
- Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt.
Đánh giá năng suất và chất lượng thịt bước đầu được lựa chọn gà Cáy Củm để mổ khảo sát trong một số nông hộ ở điều kiện Cao Bằng.
Phương pháp đánh giá được gửi mẫu phân tích tại Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.
2.3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp xử lý thống kê trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (1997) [8]:
Các tham số chính là: - Giá trị trung bình (X ):
X = x1 + x2 + …+ xn = Xi n i ∑ =1 N N
- Sai số của số trung bình:
1 − ± = n S m X X - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi SX - Hệ số biến dị: CV (%) = Sx X 100 X Trong đó: Xi n i ∑ =1 là tổng giá trị mẫu n: Dung lượng mẫu
X : Số trung bình
x
m : Sai số của số trung bình
x
S : Độ lệch tiêu chuẩn. Cv: Hệ số biến dị