- Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào thị giác và xúc giác, rất ít khi nhờ vào khứu giác và vị giác. Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt đẻ dễ nuốt. Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho
thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đẩy vào diều. Ở gia cầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
- Tiêu hóa ở diều
Ở gà diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi.Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2 xương đòn phải trái. Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều. Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở gà, diều chứa được 100 - 120g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật.
- Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohidric, enzim và musin. Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục. có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0; thường là 2,6. Độ pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương.
Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau thuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất gần nhau, nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và được tiêu hoá dưới tác dụng của các dịch dạ dày cũng như enzim và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hoá không được tiết ra ở dạ dày cơ.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ chính co bóp; và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi nhịp co của 2 đôi cơ ở gà trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20 giây. Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ướt có 2 lần co bóp, còn thức ăn cứng - 3 lần trong 1 phút.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở gia cầm non, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35%. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.
- Tiêu hóa ở ruột: Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột.
Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy.
Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm.
Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân.
Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric).
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà
2.2.4.1. Giống
Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [4] thì sự khác nhau về khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 13- 30%. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp với tính trạng sinh trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau.
Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của gia cầm. Nên khi nghiên cứu về sinh trưởng của gà đặc biệt chú ý đến yếu tố giống.
2.2.4.2. Tính biệt
Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng còn do tính biệt quy định, trong đó con trống tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì thật sự khác nhau về khối lượng giữa con trống và con mái là do gen liên kết với giới tính quy định ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái.
Theo Trần Tuấn Ngọc (dịch) (1984) [7] thì lúc mới nở gà trrongs nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27%.
2.2.2.3. Độ tuổi
Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.
Quy luật sinh trưởng phát dục khhong đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao. Trong thời gian ngắn khố lượng có thể tăng lên hàng chục lần, về sâu tốc độ sinh trưởng giảm dần ở từng độ tuổi, tốc độ sinh trưởng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng không đều.
2.2.4.3. Tốc độ mọc lông
Theo H.Brandsch và H.Bilchel (1972) [10] cho biết tốc độ mọc lông cũng là đặc tính di truyền. Tính trạng mọc lông liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với gia cầm có tốc độ mọc lông chậm.
2.2.4.4. Chếđộ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến tốc độ sinh trưởng cũng như chất lượng thịt, trứng gia cầm. Chúng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vì vậy nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gia cầm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Dinh dưỡng cho gà thịt bao gồm: Protein, gluxit, lipit, muối khoáng, vitamin và chất xơ.
+ Ảnh hưởng của protein: Protein là chất cần thiết trong khẩu phần thức ăn cho gà. Ta cần phải cung cấp đủ protein và cõn bằng các axít amin thiết yếu trong khẩu phần. Nếu thiếu và không cõn bằng dẫn đến hậu quả gà chậm lớn, còi cọc, dễ sinh bệnh. Mặt khác, ta phải phối hợp các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật và động vật trong khẩu phần như: bột cá, bột thịt, bột mỏu, khô dầu đậu tương, khô dầu mè…
+ Ảnh hưởng của gluxit: Gluxit là chất chủ yếu sinh năng lượng, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường, phải cung cấp đầy đủ gluxit cho gà để giúp cho quá trình sinh trưởng phát triển diễn ra bình thường. Nếu thừa gluxit trong khẩu phần ăn của gà dẫn đến hiệu suất tiêu hóa thức ăn thấp và dễ mắc bệnh ỉa chảy. Nếu thiếu gluxit thì cơ thể huy động lượng gluxit dự trữ dưới dạng mỡ và một phần trong gan làm cho quá trình trao đổi chất giảm, gà còi cọc.
+ Ảnh hưởng của lipit: Lipit là một chất được cấu tạo chủ yếu bởi các axit béo. Nó có tác dụng chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào làm mô đệm, cách nhiệt, dung môi hòa tan một số vitamin: A, D, E, K, cung cấp nước nội sinh và là nơi dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng mỡ cho cơ thể gà.
+ Ảnh hưởng của năng lượng: Nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng bao gồm năng lượng cho duy trì và năng lượng cho tăng trọng. Deaton, Fallie, (1976) [11] đã nghiên cứu về các mức năng lượng khác nhau, trong thức ăn của gà đã đưa ra kết luận rằng mức năng lượng tối ưu cho gà thịt là 3000 - 3200 Kcal/kg thức ăn.
+ Ảnh hưởng của chất khoáng và vitamin: Khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl) có nhiều trong bột xương, bột cá, bột vỏ sũ… Cùng khoáng vi lượng (Fe, Cu, Co, Mn, I…) có nhiều trong bột máu, bột cá... Các nguyên tố khoáng là các nguyên liệu xây dựng nên bộ xương tham gia cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất khoáng giúp cho gà sinh trưởng và phát triển bình thường.
Vitamin tham gia vào mọi hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cơ thể và đóng vai trò là chất xúc tác, kích thích. Nhu cầu về các loại vitamin ở gà không giống nhau, đối với gà con cần các loại như: A, D3, E, K, B1, B3, B6, B12, PP và Colin đối với gà đẻ cần các loại vitamin: A, D, E và Colin.
+ Ảnh hưởng của yếu tố nước: Trong cơ thể nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường cao gà cần một lượng nước nhiều hơn bình thường, ở 220C gà cần một lượng nước gấp 1,5 - 2 lần lượng thức ăn. Còn nhiệt độ lên 350C thì gà cần một lượng nước gấp 4,5 - 5 lần lượng thức ăn.
2.2.4.5. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trờn thỡ sinh trưởng của gia cầm còn chịu ảnh hưởng của môi trường, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng và mật độ nuôi. Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho gà sinh trưởng phát triển là 18 - 210
C.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C thì lượng thức ăn tiêu thụ của gà biến đổi tương đương 2 kcal. Khi nhiệt độ cao gà kém ăn, sinh trưởng chậm, tỷ lệ chết cao, stress nhiều. Nếu nhiệt độ quá thấp gà kêu nhiều ít ăn uống. Ở gà non chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, sức chống chịu kém. Khi nhiệt độ môi trường 350C, độ ẩm 60% làm khối lượng cơ thể gà giảm 30 - 35% (gà trống), 20 - 30% (gà mái) so với điều kiện thích hợp.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm chúng ta phải quan tâm tới các yếu tố khác: Sức sống, khả năng kháng bệnh, mật độ nuôi. Chính những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.