Điều tra thành ph ần và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên một số cây rau trái tại thành phố Hồ Chí Minh.. Đề tài nhằm mục đích điều tra thành phần nh
Trang 1ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay cho phép tôi bày tỏ, gửi gắm những tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô, CNCNV trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Nông học đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều
kiện cho tôi học tập trong bốn năm qua và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Đặc biệt chân thành cảm ơn TS Trần Thị Thiên An và TS Nguyễn Thị Phương Thảo đã tận tình giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
Và tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật –
Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp.HCM và các bạn đã hết lòng giúp đỡ về vật chất cũng như động viên khích lệ tinh thần tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng người tôi biết ơn nhất là Cha mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
TP.HCM, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
TRẦN NGỌC VŨ
Trang 3TÓM T ẮT
Trần Ngọc Vũ, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 8/2012 Điều
tra thành ph ần và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên một số cây rau trái tại thành phố Hồ Chí Minh Giáo viên hướng
dẫn: TS Trần Thị Thiên An và TS Nguyễn Thị Phương Thảo
Đề tài nhằm mục đích điều tra thành phần nhện nhỏ bắt mồi trên cây rau ăn trái tại Tp.HCM và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae phổ biến Đề tài thực hiện tại Phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật – Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.HCM từ tháng 2/2012 – tháng 7/2012
Kết quả đạt được như sau:
Có 3 loài nhện nhỏ bắt mồi giống Amblyseius (Acari: Phytoseiidae) trên một số cây rau ăn trái tại Tp.HCM đó là Amblyseius tamatavensis (tần suất xuất hiện 35,5%) hiện
diện trên cây bí xanh, Amblyseius longispinosus (tần suất xuất hiện 49,1%) hiện diện trên
bí xanh, cà tím, mướp khía, dưa leo và Amblyseius polisensis (tần suất xuất hiện 15,6%)
hiện diện cà tím
Loài A tamatavensis có thời gian hoàn thành vòng đời 6,00 ± 1,12 ngày, tuổi thọ trung bình của nhện cái là 14,1 ± 1,51 ngày Một nhện cái đẻ trung bình 17,10 ± 5,87 trứng Tỉ lệ (%) trứng nở là 91,7% Một nhện cái A tamatavensis ăn trứng, nhện non và
trưởng thành nhện đỏ trung bình lần lượt là 77,0 ± 8,63; 69,8 ± 3,42 và 25,6 ± 2,70
Loài A longispinosus có thời gian hoàn thành vòng đời 5,77 ± 0,35 ngày, tuổi thọ trung bình nhện cái là 15,8 ± 2,12 ngày Một nhện cái đẻ trung bình 25,6 ± 1,35 trứng Tỉ
lệ (%) trứng nở là 96,7% Một nhện cái A longispinosus ăn trứng, nhện non và trưởng
thành nhện đỏ trung bình lần lượt là 93,8 ± 10,4; 87 ± 4,47 và 26 ± 2,91
Trang 4Kết quả phân tích thống kê cho thấy tuổi thọ nhện cái loài A longispinosus cao hơn loài A tamatavensis cũng như khả năng tiêu thụ trứng và nhện non nhện đỏ của nhện cái A longispinosus đều cao hơn so với loài A tamatavensis chứng tỏ loài A
longispinosus có kh ả năng kiểm soát nhện đỏ tốt hơn loài A tamatavensis
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các từ viết tắt ix
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về nhện nhỏ bắt mồi 3
2.1.1 Thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài nhện nhỏ bắt mồi phổ biến họ Phytoseiidae 4
2.1.2.1 Đặc điểm chung NNBM 4
Loài Amblyseius cucumeris 4
Loài Amblyseius swirskii 5
Loài Amblyseius victoriensis 6
Trang 6Loài Phytoseius persimilis 6
2.1.3 Khả năng ăn mồi của một số NNBM phổ biến 7
2.1.4 Kết quả nghiên cứu ứng dụng nhóm NNBM phòng trừ bọ trĩ và nhện đỏ 8
2.2 Giới thiệu về nhện đỏ Tetranychus sp 9
2.2.1 Sự phân bố và cây ký chủ nhện đỏ Tetranychus sp 9
2.2.2 Triệu chứng gây hại của nhện đỏ Tetranychus sp 9
2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của nhện đỏ son Tetranychus sp 10
2.2.4 Khả năng kháng thuốc của nhện đỏ son 11
2.2.5 Biện pháp phòng trừ 11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 12
3.2 Nội dung nghiên cứu 12
3.3 Vật liệu thí nghiệm 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1 Điều tra xác định thành phần loài NNBM họ Phytoseiidae trên cây ăn trái tại TpHCM 13
3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi thu thập được trên một số cây rau ăn quả tại Tp.HCM 16
3.4.2.1 Nhân nuôi nhện đỏ làm thức ăn cho NNBM 16
3.4.2.2 Nhân nuôi NNBM thu thập được tại các điểm điều tra 16 3.4.2.3 Thí nghiệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của NNBM 17
Trang 73.4.2.4 Thí nghiệm nghiên cứu khả năng đẻ trứng của NNBM 18
3.4.2.5 Thí nghiệm nghiên cứu khả năng phát triển sau đẻ trứng 18
3.4.2.6 Thí nghiệm khả năng ăn mồi của NNBM 19
3.5.4 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Kết quả điều tra thành phần nhện nhỏ bắt mồi trên các ruộng rau ăn trái tại Tp.HCM 21
4.1.1 Thành phần nhện nhỏ bắt mồi trên các ruộng rau ăn trái tại Tp.HCM 21
4.1.2 Đặc điểm hình thái và phân loại của 3 loài NNBM Amblyseius tamatavensis, Amblyseius longispinosus và Amblyseius polisensis 22
Amblyseius tamatavensis Blommer 22
Amblyseius longispinosus (Evans) 25
Amblyseius polisensis Schicha and Corpuz-Raros 26
4.2 Đặc điểm sinh học của 2 loài nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius tamatavensis và Amblyseius longispinosus 28
4.2.1 Đặc điểm sinh học loài Amblyseius tamatavensis 28
4.2.1.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của loài Amblyseius tamatavensis 28
4.2.1.2 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của nhện cái Amblyseius tamatavensis 30
4.2.1.3 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của Amblyseius tamatavensis 31
4.2.1.4 Khả năng ăn mồi của nhện cái Amblyseius tamatavensis 32
4.2.2 Đặc điểm sinh học loài Amblyseius longispinosus 33
4.2.2.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của loài Amblyseius longispinosus 34
Trang 84.2.2.2 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của nhện cái Amblyseius longispinosus 35
4.2.2.3 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của Amblyseius longispinosus 36
4.2.2.4 Khả năng ăn mồi của nhện cái Amblyseius longispinosus 37
4.3 So sánh một số chỉ tiêu sinh học của 2 loài NNBM 38
4.3.1 So sánh thời gian vòng đời, tuổi thọ nhện cái, số lượng trứng đẻ hằng ngày và tổng số trứng của 2 loài NNBM Amblyseius tamatavensis và Amblyseius longispinosus 38
4.3.2 So sánh khả năng tiêu thụ trứng, nhện non và trưởng thành nhện đỏ của trưởng thành cái 2 loài NNBM Amblyseius tamatavensis và Amblyseius longispinosus .39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 46
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
B ảng 4.1: Thành phần NNBM trên một số cây rau ăn trái tại Tp.HCM năm 2012 22
Bảng 4.2 : Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời loài A tamatavensis 28
Bảng 4.3: Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của loài A tamatavensis 30
Bảng 4.4: Khả năng phát triển sau đẻ trứng của loài Amblyseius tamatavensis 31
Bảng 4.5 Khả năng ăn trứng, nhện non và nhện đỏ trưởng thành của nhện cái Amblyseius longispinosus 32
Bảng 4.6: Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời loài A longispinosus 33
Bảng 4.7 : Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của loài A longispinosus 35
Bảng 4.8: Khả năng phát triển sau đẻ trứng của loài Amblyseius longispinosus 36
Bảng 4.9 Khả năng ăn trứng, nhện non và nhện đỏ trưởng thành của nhện cái Amblyseius longispinosus 37
B ảng 4.10: So sánh thời gian hoàn thành vòng đời, thời gian sống, số lượng trứng đẻ hằng ngày và tổng số trứng đẻ của 2 loài NNBM 38
Bảng 4.11: So sánh khả năng tiêu thụ trứng , nhện non, nhện đỏ trưởng thành của nhện cái 2 loài NNBM 39
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Ruộng bí xanh giai đoạn ra hoa thu hoạch (trái) và cuối thu hoạch (phải) 14
Hình 3.2 Cây đậu thận trước và sau khi thả nhện đỏ 16 Hình 3.3 NNBM được nuôi trên lá riêng biệt 17
Hình 4.1 NNBM A tamatavensis giai đoạn phát dục (trái) và giai đoạn đẻ trứng (phải) 23
Hình 4.2 Mảnh lưng con cái A tamatavensis Blommers quan sát dưới kích hiển vi
Trang 12Hình 4.16 Vòng đời NNBM Amblyseius tamatavensis 29
Hình 4.17 Vòng đời NNBM Amblyseius longispinosus 34
Trang 13nhỏ khoảng 0,5 mm, khả năng sinh sản cao, vòng đời rất ngắn, có nhiều lứa, nhiều thế hệ trong một năm, sức phát triển quần thể cao, dễ kháng thuốc (do quá trình canh tác, sử dụng thuốc hóa học) (Jeppson và ctv, 1975), dể bộc phát thành dịch trên nhiều loại cây
trồng
Hiện nay, phương pháp chủ yếu để phòng trừ loài nhện vẫn là sử dụng các loài thuốc hóa học Liều dùng và cách dùng phần lớn là không đúng theo chỉ dẫn gây ra hiện tượng quá liều lượng, điều này làm quần thể nhện hại mới với khả năng kháng thuốc cao, làm giảm chất lượng nông sản, thực phẩm gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường Do vậy, việc tìm kiếm giải pháp để vừa có thể trừ được
nhện hại vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, tăng khả năng xuất khẩu là vấn đề cần thiết Phương pháp sinh học với việc sử dụng các loài
nhện nhỏ bắt mồi là giải pháp tối ưu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến
Trang 14Các loài nhện nhỏ bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae có trên hơn 1600 loài được phân
bố trên khắp thế giới Một trong những khả năng quan trọng nhất của nhóm nhện này là chúng có khả năng rất cao trong việc kiềm hãm các loài nhện nhỏ hại cây trồng
Tp.Hồ Chí Minh có những vùng trồng rau ăn trái như Củ Chi, Hóc Môn, cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho thành phố Việc lạm dụng thuốc hóa học để phòng trừ nhện đỏ trên cây rau ăn trái là vấn đề đáng quan tâm.Và sử dụng nhện nhỏ bắt mồi để phòng trừ
nhện đỏ là xu hướng cần thiết nhất là khi Tp.HCM đang triển khai các dự án rau an toàn, rau sạch với qui mô lớn Nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào công bố về thành phần loài
và cũng chưa có nhiều nghiên cứu sinh học về các loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae này trên các vùng rau ăn trái ở Tp.HCM Chính vì vậy đề tài “Điều tra thành phần và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên một số cây rau ăn trái tại thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Các nghiên cứu số liệu về thành phần nhện nhỏ bắt mồi và nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi phổ biến sẽ góp phần thực tiễn và khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng phát triển biện pháp sinh học trong phòng trừ nhện đỏ hại cây
Đề tài được thực hiện trong 6 tháng (từ 2/2012-7/2012), tại các khu vực trồng rau
ăn trái tại Tp.HCM và Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp.HCM
Trang 15Chương 2
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về nhện nhỏ bắt mồi
2.1.1 V ị trí phân loại và thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae
Khóa phân loại Chant (1959)
Theo Chant & McMurtry (2007) họ Phytoseiidae được ghi nhận phân bố nhiều nơi
trên thế giới Họ này có 1600 loài gồm 10 giống gồm Amblyseiella Muma, Amblyseiulella Muma, Amblyseius Berlese, Neoseiulus Hughes, Typhlodromus Scheuten, Archeosetus Chant & McMurtry, Arrenoseius Wainstein, Euseius De Leon và Phytoseiulus Evans Trong đó có một số giống quan trọng là Amblyseius Berlese, Neoseiulus Hughes,
Phytoseiulus Evans có khả năng cao trong phòng trừ nhện đỏ và các loại côn trùng nhỏ gây hại khác và đã được thương mại hóa nhiều trên thế giới
Trang 16- Giống Amblyseius Berlese gồm có một số loài quan trọng là: Amblyseius
longispinosus (Evans, 1952), Amblyseius andersoni (Chant, 1957), Amblyseius cucumeris
Oud, Amblyseius tamatavensis Blommers, Amblyseius polisensis Schicha and
Corpuz-Raros sp.n
- Giống Neoseiulus Hughes có 2 loài quan trọng được nghiên cứu nhiều trên thế
giới là: Neoseiulus fallacis (Garman), Neoseiuslus californicus McGregor
- Giống Phytoseiulus Evans có 2 loài quan trọng là: Phytoseiulus longipes Evans,
Phytoseiulus persimilis Athias-Henriot
Nhiều nhà khoa học đã đưa cách phân loại dựa theo sinh vật học, hình thái học, sinh thái học (Muma và Denmark 1970)
Mc Murty và Croft (1997) phân loại các loài NNBM trong họ Phytoseiidae dựa vào cách ăn mồi Tác giả chia ra 4 nhóm ăn mồi chính:
Nhóm chuyên ăn nhện đỏ Techanychus sp gồm các loài của giống Phytoseiulus trong đó loài Phytoseiulus persimilis đã được thương mại hóa 1960
Nhóm bắt mồi có khả năng ăn nhiều dạng mồi khác nhau nhưng mồi ưu thích nhất
là nhện Techanychus sp gồm các loài giống Typhlodromus rickeri, giống này có nguồn
gốc châu Á
Nhóm bắt mồi không chuyên hóa, có thể ăn nhiều dạng mồi khác nhau gồm các giống Typhlodromus, giống Metaseiulus, giống Euseiini (gồm 2 loài Typhlodromalus và
loài Amblydromalus 2 loài này có ngu ồn gốc châu Phi) và 2 giống Neoseiulus và
Amblyseius, 2 gi ống này đã được thương mại hóa như loài Neoseiulus californicus,
Amblyseius anonymus, Amblyseius idaeus (Nguyen Van Đinh, 1988)
Nhóm chuyên ăn phấn hoa và có thể ăn một số dạng con mồi khác Gồm các giống
Euseiini, Euseius, Iphiesius
Tại Việt Nam, mới chỉ phát hiện một số loài của giống Amblyseius như loài
Amblyseius sp và loài Amblyseius victoriensis Riêng ch ỉ có loài Amblyseius sp đã được
Trang 17thử nghiệm nhân nuôi và phóng thích tại một vùng trồng rau ở Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004)
2.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài nhện nhỏ bắt mồi phổ biến họ Phytoseiidae
2.1.2.1 Đặc điểm chung NNBM
Nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae là loài nhện nhỏ, sống tự do Theo phương diện
giải phẫu, nhện họ Phytoseiidae có 8 chân và cơ thể được chia thành 2 phần: phần đầu Gnathosoma (là phần hàm miệng), phần thứ 2 là Idiosoma (là phần thân) Nhện phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, nhện non và trưởng thành Ở giai đoạn nhện non có 3 tuổi: nhện non tuổi 1 có 6 chân Nhện non tuổi 2 (gọi là protonymph) và nhện non tuổi 3 (gọi là deutonymph) có 8 chân
Loài Amblyseius cucumeris
Giai đoạn phát triển: trứng, nhện non tuổi 1, protonymph, deutonymph, trưởng thành Cơ thể màu nâu nhạt trong suốt, dài khoảng 0,5 mm Từ giai đoạn nhện non tuổi 1 đến giai đoạn trưởng thành, nhện có hình giọt nước Trứng hình oval, màu trắng trong
suốt, được đẻ bên dưới mặt lá có lông Ở nhiệt độ 20°C trứng nở sau 3 ngày đẻ, nhện non tuổi 1 không ăn, khoảng 2 ngày sau thành protonymph, khoảng 7 ngày sau thành deutonymph Trưởng thành sống khoảng hơn 30 ngày Nhện cái có thể đẻ hơn 35 trứng
Theo nghiên cứu của Yanxuan Zhang và ctv (2000) về A cucumeris trong phòng
trừ nhện Schizotetranychus nanjingensis (Acari: Tetranychidae) ở Trung Quốc đưa ra một
số kết luận sau: Khi ăn trứng và trưởng thành nhện S.nanjingensis thì vòng đời của
A.cucumeris từ trứng đến trưởng thành là 7,5 ngày ở thế hệ thứ nhất và 7,7 ngày ở thế hệ thứ 2 Con cái trưởng thành bắt đầu đẻ trứng từ 3 ngày tuổi , có thể đẻ từ 1 - 4 trứng hằng ngày, trung bình là 2,2 trứng, trong thời gian 7 - 15 ngày Số trứng đẻ tổng cộng là 35,8 trứng (14 - 47 trứng)
Loài Amblyseius swirskii
Trang 18Loài A swirskii được ghi nhận ở khu vực phía tây Mediterranean, Israel, Italy, Cyprus và Hy Lạp Chúng được tìm thấy trên cây táo, rau cải, bông vải Tại Israel, A
swirskii được tìm thấy hiện diện trên họ cam quýt
Điều kiện thích hợp cho loài A swirskii phát triển 25 – 28°C , độ ẩm 70% Sự phát
triển từ trứng đến trưởng thành của A swirskii là 6 ngày với 26°C
Khả năng phát triển mật độ quần thể của A swirskii phụ thuộc chính vào dạng
nguồn thức ăn.Với điều kiện thức ăn đầy đủ, con cái đẻ 2 trứng mỗi ngày A swirskii
không có diapause khi ngày ngắn (dưới 12 giờ chiếu sáng) và nhiệt độ thấp
Loài Amblyseius victoriensis
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh (2006) về loài Amblyseius victoriensis Womersley: Amblyseius victoriensis là loài mới được ghi nhận ở Việt Nam Chúng có mặt
trên cây đậu đỗ, cây có múi ở vùng Hà Nội Nhện cái hình oval, cơ thể căng bóng, có 30 lông ngắn ở trên lưng Phía cuối tấm bụng có 9 lông, trong đó hàng thứ 2 từ trên xuống có
4 lông xếp thành 1 đường hơi cong Nhện trưởng thành di chuyển nhanh nhẹn Màu sắc
cơ thể nhện thay đổi theo thức ăn Kích thước con trưởng thành cái khoảng 0,5 x 0,3 mm Kích thước con trưởng thành đực nhỏ hơn khoảng 0,48 x 0,27 mm Trưởng thành cái có
phần bụng phình to và tròn Trưởng thành đực cơ thể có phần dẹp hơn, phần cuối bụng
không tròn như con cái
Amblyseius victoriensis có 3 pha phát triển là trứng, nhện non và nhện trưởng thành Vòng đời của NNBM tương đối ngắn, ở 25°C là 7,12 ± 0,31 ngày và ở 30°C là 6,22 ± 0,29 ngày
Loài Phytoseiulus persimilis
Trứng hình oval dài khoảng 0,3 mm, màu hồng hơi vàng, lớn hơn 3 lần trứng nhện
đỏ son Nhện non tuổi 1 không hoạt động, có màu hồng, có 6 chân Nhện non tuổi 2, tuổi
3 rất hoạt động, có 8 chân, cơ thể màu hồng Trưởng thành có màu cam đỏ sáng, chân dài,
cơ thể hình quả lê, dài 0,5 mm Cả trưởng thành và nhện non Phytoseiulus persimilis di
Trang 19chuyển khắp mặt lá và ăn trứng, nhện non và trưởng thành nhện đỏ 2 chấm Phytoseiulus
persimilis hoàn thành vòng đời trong 5 ngày ở 30°C Tỷ lệ nhện cái hơn 4 lần nhện đực (Tỷ lệ giới tính 4:1)
Nhện cái đẻ 2 - 3 trứng mỗi ngày Giai đoạn nhện non mới nở không ăn, nhện non tuổi 2 đến trưởng thành thì ăn tất cả giai đoạn của nhện đỏ Mỗi con NNBM Phytoseiulus
persimilis tiêu thụ khoảng 5 - 30 con mồi (bao gồm cả trứng, nhện non và trưởng thành
nhện đỏ) trên ngày Trưởng thành có thể sống 30 - 35 ngày và đẻ khoảng 30 - 60 trứng
Phytoseiulus persimilis không có trạng thái diapause, vì vậy nó có thể hoạt động xuyên
suốt trong năm ở nhà kính
Loài Amblyseius longispinosus
Kết quả nghiên cứu của Retno Dyah Puspitarini (2004) cho biết vòng đời A
longispinosus là 4,78 ngày, thời gian sống con cái là 15,42 ngày hơn con đực (13,95 ngày) Trung bình con cái đẻ 1,54 trứng/ngày Tổng số trứng đẻ 25,9 trứng Tỷ lệ đực : cái là 1 : 3
Theo Zhang Y.X (1998), A longispinosus đẻ trung bình 3,6 trứng/ngày, cao nhất
có thể đạt 7 trứng/ngày với con mồi là nhện đỏ Schizotetranychus longus
1.3 Khả năng ăn mồi của một số NNBM trong họ Phytoseiidae
Kết quả nghiên cứu của Xuenong Xu (2009) cho biết A swirskii ăn ấu trùng tuổi 1
của bọ trĩ Nhện cái có thể tiêu thụ hơn 4,71 con ấu trùng bọ trĩ/ ngày, tiêu thụ 2,54 nhện non tuổi 2/ngày, 1,9 nhện non tuổi 3/ngày ở 25°C trong phòng thí nghiệm Đối với rầy
phấn, A swirskii ăn 19 trứng/ngày và 15 ấu trùng/ngày trong nhà kín ở nhiệt độ 25°C
Kết quả của Zhang Y.X (1997) A longispinosus tiêu thụ 5 - 6 con nhện đỏ
Aponychus corpuzae /ngày Zhang Y.X (1998) A longispinosus tiêu thụ trung bình 3,88 con nhện Schizotetranychus longus/ngày ở 250C, 3,75 con/ngày ở 300C, 4,25 con/ngày ở
350C
Trang 20Nguyễn Văn Đĩnh (2006) NNBM Amblyseius victoriensis tuổi 1 không ăn, tuổi 2
ăn khoảng 2 - 6 trứng nhện đỏ/ngày, ở tuổi 3 là 4 - 11 trứng nhện đỏ/ngày Nếu tính từ khi
nhện cái có thể ăn đến lúc chết sinh lý nó có thể tiêu diệt tới 219,5 quả
Nguyễn Văn Đĩnh (1988) Amblyseius anonymus tiêu thụ 11,3 trứng nhện đỏ
Tetranychus sp./ngày Amblyseius idaeus tiêu th ụ 12,3 trứng Tetranychus sp./ngày
2.1.4 Kết quả nghiên cứu ứng dụng nhóm NNBM phòng trừ bọ trĩ và nhện đỏ
2.1.4.1 Ngoài nước
Thí nghiệm trong nhà kính trồng cà chua, dưa leo, và cà tím được tiến hành tại Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) Thí nghiệm được tiến hành từ 1992 - 1996 Nhện nhỏ bắt mồi P
persimilis ki ềm hãm tốt nhện hại Tetranychus sp., tỷ lệ phóng thả tối ưu để làm giảm
quần thể nhện hại trên dưa leo là 1/40 (NNBM/nhện hại), trên cà chua là 1 P similis/20
Aculops lycopersici và được phóng thả vào mùa thu và mùa xuân Tuy nhiên cần phun thêm thuốc trừ nhện hoặc lưu huỳnh vào tháng 6 năm sau để tăng hiệu quả phòng trừ A
lycopersici vì phần lớn nhện bắt mồi bị chết do có sự gia tăng nhiệt độ vào mùa hè
Trong vài năm trở lại đây NNBM Neoseiulus californicus được sử dụng khá rộng rãi trong các chương trình phòng trừ sinh học nhện đỏ 2 chấm T urticae trên nhiều loại
cây trồng và nhiều quốc gia trên thế giới Bởi vì loại nhện bắt mồi này có khả năng chịu được giới hạn nhiệt và ẩm độ khá rộng, quan trọng hơn chúng là một trong số ít loài NNBM có khả năng chịu đựng được nhiều loại thuốc trừ nhện và trừ côn trùng khác
N californicus đã được thương mại trên toàn thế giới để hạn chế nhện hại và vài động vật hại nhỏ khác trên các loại cây lê tàu, giống cam quýt, cây nho, dâu tây, cây rau
và những cây cảnh khác
2.1.4.2 Trong nước
Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu thành công việc nhân nuôi
Amblyseius sp và thả tại một số vùng trồng rau tại Hà Nội Quy trình nhân nuôi là thả chúng trên giá thể là những cây đậu, có nhiều loài nhện đỏ để làm mồi Khi đậu ra đủ 6 lá
Trang 21thì thả nhện đỏ son vào với tỉ lệ 10 con trưởng thành/cây Khi số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) mới thả nhện bắt mồi vào (mỗi cây từ 2 - 3 con)
Chỉ sau 7 - 8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng lên gấp 13 lần so với mật độ thả ban đầu; khi đó mới đưa cả nhện bắt mồi và thức ăn của nó tới những khu vực trồng rau, màu cần phải bảo vệ Để nhện bắt mồi sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường
có ít nhện đỏ, các tác giả còn sử dụng cả nhện trắng và nhiều loại thức ăn khác như phấn hoa, mật ong để thay thế, giúp cho nhện bắt mồi duy trì sự sống
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về nhện đỏ Tetranychus sp
2.2.1 Sự phân bố và cây ký chủ của nhện đỏ Tetranychus sp (Acari: Tetranychidae)
Theo Goff (1986), nhện đỏ Tetranychus sp tấn công trên 100 loại cây trồng và cỏ
dại, gây hại nghiêm trọng trên cây đậu, tiêu, cà chua, dưa chuột, và nhiều loại cây khác
Nó cũng là loài gây hại trên cây đu đủ, quả lạc tiên và nhiều loài cây ăn quả khác Nhện
đỏ tấn công nhiều loại hoa và cây kiểng như hoa cẩm chướng, cây hoa lan, hoa hồng…phân bố rộng trên đảo Hawaii
Ở Việt Nam, nhện đỏ Tetranychus sp phân bố và gây hại trên nhiều loại cây khác
nhau Chúng gây hại nhiều trên cây bông vải, cây sắn, cây rau đay, đậu đỗ, ớt, lạc, hoa hồng, đào, mận…(Nguyễn Văn Đĩnh,2002)
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002) trên cây sắn nhện đỏ Tetranychus sp có mặt cao
nhất là tại các là già sau đó đến lá bành tẻ và thấp nhất là lá non
2.2.2 Triệu chứng gây hại của nhện đỏ Tetranychus sp
Theo Goff (1986), nhện non và trưởng thành của nhện đỏ Tetranychus sp thường
sống và gây hại ở bề mặt dưới của lá làm cho lá trở nên bạc trắng với những chấm nhỏ li
ti Màng tơ của nhện hại Tetranychus sp được giăng chằng chịt ở bề mặt dưới lá có thể
nhìn thấy được Lá bị hại trở nên bạc trắng và mất màu xanh và có thể bị rụng
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002), các pha nhện non và trưởng thành sống mặt dưới
cạnh gân chính của lá bánh tẻ và lá già Nhện dùng kìm chích vào mô lá tạo nên các vết
Trang 22chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng vàng Nếu gặp mưa và hoặc gió mạnh chỗ bị hại sẽ bị thủng và sau một thời gian lá sẽ bị rụng Khi mật độ của nhện đỏ Tetranychus sp tăng cao, chúng
tấn công trên cả lá non và ngọn Nhện giăng tơ, tạo nên một lớp tơ dày kín toàn bộ ngọn
và lá non Cây bị còi cọc, không ra hoa và kết quả được Chúng thường gây hại ở thời tiết nóng và khô
2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học nhện đỏ son Tetranychus sp
Nhện đỏ Tetranychus sp có các giai đoạn phát triển: trứng có dạng hình cầu, màu vàng rơm, bề mặt nhẩn, kích thước 0,1 mm Nhện non tuổi 1 lớn hơn trứng màu hồng có 3 đôi chân Nhện đỏ son tuổi 2 và tuổi 3 lớn hơn và có màu đỏ hơn nhện non tuổi 1, giai đoạn này chúng có 4 đôi chân Nhện cái trưởng thành có màu đỏ sậm, hình oval, kích thước 0,51 mm Trưởng thành đực nhỏ hơn con cái và thon nhọn ở phần cuối bụng, chúng
có 1 chấm đen ở mỗi phía trên lưng (Hill, D.S.1993)
Cơ thể nhện nhỏ được chia làm 2 phần riêng biệt: phần đầu giả phía trước và phần dinh dưỡng hay còn gọi là phần thân Phần phía trước chỉ gồm bộ phận miệng, phần thân
có chức năng của ngực bụng và một phần chức năng của đầu côn trùng Sau khi trứng nở, giai đoạn nhện non tuổi 1 có 3 đôi chân, giai đoạn nhện tuổi 2,3 và nhện trưởng thành có
4 đôi chân (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002)
Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus Boisdual có 3 pha phát triển: trứng, nhện non
tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và trưởng thành Trứng hình cầu, trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp
nở có màu hơi nâu Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà, có 3 đôi chân, trên thân có nhiều lông dài Nhện non tuổi 2 có màu vàng nhạt, có 4 đôi chân Nhện non tuổi 3 có màu vàng rơm hoặc vàng đậm, bắt đầu xuất hiện hai đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạc trên lưng Nhện trưởng thành có màu đỏ son hoặc đỏ hơi vàng, trên lưng có một vệt đỏ sẫm Kích thước con cái (0,44 mm x 0,24 mm), kích thước con đực (0,34 mm x 0,15 mm) phần cuối bụng con đực thon nhọn hơn con cái (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002)
Trang 23Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002) vòng đời gồm 3 giai đoạn trứng, nhện đỏ, trưởng thành Nhện non có 3 tuổi Giai đoạn tuổi 1 có 3 đôi chân, tuổi 2 có 4 đôi chân Nhện đỏ
Tetranychus sp có giai đoạn trứng kéo dài 3 ngày và sau khoảng 1,8 ngày nhện non tuổi 1
lột xác Nhện non tuổi 2 kéo dài 2 ngày, và giai đoạn nhện non tuổi 3 kéo dài khoảng 1,8 ngày Trong giai đoạn phát triển thì giai đoạn trưởng thành là dài nhất khoảng 25 - 30 ngày
2.2.4 Khả năng kháng thuốc của nhện đỏ
Tetranychus urticae có khả năng kháng lại hầu hết các hóa chất sử dụng, đặc biệt kháng mạnh với thuốc gốc Abamectin (Van Leeuwen, 2007) Nhện Tetranychus
cinnabacinus hoàn toàn kháng lại thuốc gốc lân hữu cơ đã được sử dụng tại vùng canh tác rau ở Nam Phi (Meyer, 1981)
Ghadamyari (2008) nghiên cứu tính kháng thuốc của nhện T urticae ở Iran cho
thấy nhện hại T urticae đã kháng lại với hầu hết thuốc gốc Abamectin, oxydemeton – methyl và kháng với một số thuốc gốc lân hữu cơ, Parathion Trên cây dâu tây ở Brazil,
nhện T urticae đã kháng rất mạnh với thuốc gốc Milbemectin, Fenpropathrin,
Chlorfenapyr và kháng yếu với thuốc gốc Cyhexatin, Fenpyroximate, Propargite ( Sato, 2005)
Sibel Yorulmaz (2008) thí nghiệm sự kháng thuốc BVTV của nhện đỏ Tetranychus
urticae trên cây rau đã cho thấy nhện đỏ có khả năng kháng với nhiều hóa chất thuốc BVTV khác nhau như Chlorpyrifos, Amitraz, Propargite, Clofentezine, Clofentezine và Bifenthrin
2.2.5 Biện pháp phòng trừ
+Biện pháp sinh học
Năm loài thiên địch có hiệu quả kinh tế trong phòng trừ nhện đỏ Tetranychus sp
tại Mỹ là Phytoseiulus persimlis, Mesoseiulus longipes, Amblyseius californicus,
Galendromus occidentalis và Amblyseius fallacis
Trang 24+Biện pháp canh tác
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách ngắt bỏ những lá, cành bị nhện tấn công ra khỏi vườn Bón phân cân đối, trừ cỏ kịp thời, tưới nước giữ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho các đọt non phát triển đều và tập trung (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002)
+Biện pháp hóa học
Trong các loại thuốc trừ nhện Tetranychus sp nên chọn lựa xà phòng hoặc các loại
dầu khoáng, dầu cây neem là tốt nhất Nên phun thuốc trực tiếp với nhện ở mặt dưới lá Trên vài loại rau người ta có thể sử dụng sulfur dạng bột hoặc dạng dung dịch để phòng
trừ nhện, tuy nhiên đối với cây bầu bí thì sulfur có thể gây cháy lá
Trang 25Chương 3
3.1 Th ời gian và địa điểm thực hiện
-Đề tài tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012
-Địa điểm điều tra: các ruộng cây rau ăn trái tại Tp.HCM
-Địa điểm đếm mẫu, định danh, nuôi sinh học NNBM tại phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật Viện Sinh Học Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh
3.2 N ội dung nghiên cứu
-Điều tra thành phần NNBM trên cây rau ăn trái tại Tp HCM
-Nghiên cứu đặc điểm sinh học của 2 loài NNBM Amblyseius tamatavensis và
Amblyseius longispinosus
3.3 Vật liệu thí nghiệm
-Bịch đựng mẫu, lọ giữ mẫu, giấy để làm nhãn;
-Giấy thấm, giấy lọc, cồn 70%, bông gòn thấm nước, viết lông dầu, băng keo giấy; -Đĩa petri thủy tinh, găng tay, bình tia 500 ml, nhíp gắp mẫu, cọ quét, lam kính, khay đựng mẫu, hộp lưu mẫu, kính lúp, kính hiển vi;
-Hộp nhựa (156 x 149 x 91 mm), lưới, kính soi cầm tay, cọ quét, bình tia, nhíp gắp mẫu, bông gòn thắm nước;
-Hạt đậu Phaseolus vulgaris L (Kidney bean plant) hạt được nhập nội từ Nhật
Trang 26được sử dụng để nhân nuôi nhện đỏ;
-Giá thể dùng để gieo cây đậu thận;
-Hệ thống kệ có các tầng dùng để nuôi nhện, gieo cây đậu, hệ thống đèn chiếu sáng, máy lạnh;
-Nhện đỏ, nhện nhỏ bắt mồi
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4 1 Điều tra thành phần loài NNBM họ Phytoseiidae trên một số cây rau ăn trái tại Tp.HCM
Địa điểm điều tra
-Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Củ Chi;
-Trại giống Đồng Tiến 2 – Củ Chi;
-Các ruộng trồng rau ăn quả của các hộ nông dân – Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức
Phương pháp điều tra
Chọn các ruộng trồng rau ăn trái ít hoặc không sử dụng thuốc hóa học, chủ yếu từ giai đoạn ra hoa đến cuối thu hoạch
Hình 3.1 Ruộng bí xanh giai đoạn ra hoa thu hoạch (trái) và cuối thu hoạch (phải)
Trên ruộng điều tra, điều tra toàn bộ diện tích ruộng trồng, tập trung vào những lá già, lá bị nhện đỏ gây hại nhiều Tiến hành điều tra các ruộng cây rau ăn trái trồng được
Trang 2715 ngày, tập trung vào các thời điểm trước ra hoa, ra hoa, kết quả, thu hoạch
Phương pháp thu thập mẫu:
Công việc thu thập mẫu bằng cách ngắt những lá bị nhiễm nhện đỏ cho vào túi lông hoặc gói trong giấy sau đó đem về phòng thí nghiệm để quan sát và thu thập NNBM dưới kính hiển vi ngay trong ngày điều tra Nếu số lượng mẫu quá lớn, có thể để vào ngăn mát trong tủ lạnh để tiếp tục quan sát vào ngày hôm sau
ni-Cách làm m ẫu:
Lá của cây ký chủ khi thu thập về được soi dưới kính hiển vi để bắt những con NNBM Sau đó, NNBM được nhúng vào cồn 70% để giết chết mẫu, cố định mẫu trong 1 ngày, sau đó chúng được nhúng vào dung dịch Hoyer được đặt trên lam kính để tất cả các
cơ quan bên trong hiện rõ lên dưới kính hiển vi soi nổi Cuối cùng, NNBM được đặt vào trong tủ ấm với nhiệt độ khoảng 40°C, giữ tại đây trong vòng 4 - 5 ngày trước khi tiến hành các thủ tục định danh, phân loại Lam kính cần được dán nhãn với các thông tin về ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, cây ký chủ (Amano and Chant, 1978)
Phương pháp định danh
Các mẫu NNBM được TS Nguyễn Thị Phương Thảo định danh theo tài liệu “ Illustrated keys and diagnoses for the genera and subgenera of the phytoseiidae of the world (Acari: Mesostigmata)” (Chant & McMurtry, 2007)
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thành phần loài NNBM
- Xác định loài NNBM phổ biến dựa vào tần suất xuất hiện của từng loài trên các ruộng rau ăn trái tại Tp.HCM
Tần suất xuất hiện (%) = (số lượng từng loài/tổng số mẫu thu thập)*100
- Mô tả đặc điểm hình thái chính của các loài NNBM thu thập được ( Đặc điểm hình thái bên ngoài các các loài NNBM họ Phytoseiidae rất giống nhau nên khi phân loại,
Trang 28định danh NNBM thường được tiến hành theo phương pháp cổ điển, nghĩa là căn cứ vào các đặc điểm hình thái như: sự phân bố của lông trên cơ thể, chiều dài của lông, hình dáng
của bộ phận sinh dục, hình thái của mảnh bụng, sự phân bố của các lông (setae) trên bụng,
số lượng lông trên bụng, hình dáng của bộ phận sinh dục hoặc hình dáng của túi nhận tinh
và v.v…(Chant & McMurtry, 2007))
3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện nhỏ bắt mồi thu thập được trên một số
cây rau ăn quả tại Tp.HCM
3.4.2.1 Nhân nuôi nhện đỏ làm thức ăn cho NNBM
Tiến hành trồng cây đậu thận trong ly nhựa để vào lồng lưới Khi cây có 3 - 4 lá
thật thì sử dụng làm cây ký chủ để nhân sinh khối nhện đỏ
Thu thập nhện đỏ từ những cây ký chủ như bầu bí, dưa leo bằng cách ngắt những
lá cây hoặc bộ phận non có chứa nhện đỏ cho vào túi ni-lông sau đó đem vào phòng thí nghiệm Tiến hành cho cây ký chủ tiếp xúc với nhện đỏ để nhân mật số nhện đỏ
Hình 3.2 Cây đậu thận trước và sau khi thả nhện đỏ 3.4.2.2 Nhân nuôi NNBM thu th ập được tại các điểm điều tra
Mục đích của việc nhân nuôi là tạo nguồn NNBM làm vật liệu thí nghiệm cho các thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh học
Phương pháp thực hiện
Trang 29Sau khi thu thập NNBM từ ngoài đồng về phòng thí nghiệm, một số lấy làm mẫu
và định danh, một số được tiếp tục nhân nuôi Theo phương pháp nuôi trên lá riêng biệt
(Đây là phương pháp nuôi NNBM phổ biến nhất hiện nay trong điều kiện phòng thí nghiệm) Nhện bắt mồi được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 27 ± 2°C và chế độ ánh sáng 16L / 8D Nuôi trên lá của cây ký chủ đã nhiễm nhện đỏ, lá được đặt trên lớp bông ẩm đặt trong đĩa petri, đĩa petri này được đặt trong lọ hình chén (hình 3.3)
3.4.2.3 Thí nghi ệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của NNBM
Sử dụng bút lông di chuyển 10 - 15 nhện cái NNBM giai đoạn đẻ trứng thả trên lá đậu có sẵn nhện đỏ Sau 24h, lấy 30 trứng NNBM cùng ngày tuổi cho vào từng hộp riêng
lẻ (1 trứng NNBM/lá/hộp) Hằng ngày theo dõi 2 lần để xác định thời gian trứng nở, thời gian sống của các pha cơ thể, thời gian phát triển vòng đời và tuổi thọ của NNBM cái Thí nghiệm được bố trí trong phòng nhiệt độ 27 ± 2o
C, chế độ ánh sáng 16L / 8D, thức ăn là nhện đỏ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Ch ỉ tiêu theo dõi:
Thời gian phát triển từng pha cơ thể, vòng đời của NNBM
3.4.2.4 Thí nghiệm nghiên cứu khả năng đẻ trứng của NNBM
a: Lá cây ký chủ b: bông gòn thấm nước c: đĩa petri
Hình 3.3 NNBM được nuôi trên lá riêng biệt
Trang 30C, chế độ ánh sáng 16L / 8D, thức ăn là nhện đỏ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Chỉ tiêu theo dõi:
-Số trứng đẻ/1 ngày
-Số trứng đẻ/1NNBM cái trong cả chu kỳ sống
3.4.2.5 Thí nghiệm nghiên cứu khả năng phát triển sau đẻ trứng
Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm bằng cách di chuyển cho 20 - 25 nhện cái NNBM giai đoạn đẻ trứng
thả trên lá đậu có sẵn nhện đỏ Sau 24h, lấy 60 trứng NNBM cùng ngày tuổi cho vào từng
hộp riêng lẻ (1 trứng NNBM/lá/hộp) Tiến hành quan sát theo dõi số lượng trứng nở, số lượng cá thể NNBM non chết ở mỗi tuổi, số lượng NNBM hóa trưởng thành, tỉ lệ đực cái Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 lần lặp lại
Chỉ tiêu theo dõi
Trang 31-Tỉ lệ đực (%) = (Số con đực/tổng số con theo dõi)*100
-Tỉ lệ cái (%) = (Số con cái/tổng số con theo dõi)*100
3.4.2.6 Khả năng ăn mồi của NNBM
a Kh ả năng ăn trứng nhện đỏ của nhện cái NNBM
Cho một nhện cái NNBM vừa mới trưởng thành tiếp xúc với 20 trứng nhện đỏ/ngày Đếm số trứng nhện đỏ còn lại sau 24h để xác định khả năng ăn trong một ngày
Số lượng trứng nhện đỏ được thêm hằng ngày Số lượng mẫu quan sát là 10 nhện cái NNBM Số ngày theo dõi là 7 ngày Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Ch ỉ tiêu theo dõi:
-Số lượng trứng nhện đỏ bị nhện cái NNBM ăn trong 1 ngày (trứng/ngày)
-Tổng số trứng nhện đỏ bị nhện cái NNBM ăn trong 7 ngày
b Kh ả năng ăn nhện non của nhện cái NNBM
Tương tự như thí nghiệm khả năng ăn trứng nhện đỏ Cho nhện cái NNBM vừa mới trưởng thành tiếp xúc với 20 nhện non/ngày Đếm số nhện non còn lại sau 24h để xác định khả năng ăn trong một ngày Số lượng nhện non được thêm hằng ngày Số lượng
mẫu quan sát là 10 nhện cái NNBM Số ngày theo dõi là 7 ngày Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Ch ỉ tiêu theo dõi:
-Số lượng nhện non bị nhện cái NNBM ăn trong 1 ngày (con/ngày)
-Tổng số nhện non bị nhện cái NNBM ăn trong 7 ngày
c Khả năng ăn nhện đỏ trưởng thành của nhện cái NNBM
Thí nghiệm tương tự đối với vật mồi là nhện đỏ trưởng thành Cho một nhện cái NNBM vừa mới trưởng thành tiếp xúc 20 con nhện đỏ trưởng thành/ngày Đếm số nhện
đỏ trưởng thành còn lại sau 24h để xác định khả năng ăn trong một ngày Số lượng nhện
Trang 32đỏ trưởng thành được thêm hằng ngày Số lượng mẫu quan sát là 10 nhện cái NNBM Số ngày theo dõi là 7 ngày Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Chỉ tiêu theo dõi:
-Số lượng nhện đỏ trưởng thành bị nhện cái NNBM ăn trong 1 ngày (con/ngày) -Tổng số nhện đỏ trưởng thành bị nhện cái NNBM ăn trong 7 ngày (con)
3.5.4 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Số liệu được xử lý T-Test trong phần mềm MSTATC và Excel 2007
Trang 33Chương 4
4.1 Kết quả điều tra thành nhện nhỏ bắt mồi trên các ruộng rau ăn trái tại Tp.HCM 4.1.1 Thành phần nhện nhỏ bắt mồi trên các ruộng rau ăn trái tại Tp.HCM
Kết quả điều tra thành phần NNBM hiện diện trên cây rau ăn trái tại Tp.HCM từ tháng 2 đến tháng 6/2012 được thể hiện trong bảng 4.1
Số liệu bảng 4.1 cho thấy trên các ruộng bí xanh, mướp khía, cà tím và dưa leo đã
điều tra có 3 loài NNBM giống Amblyseius họ Phytoseiidae đó là A longispinosus , A
tamatavensis và A polisensis Trong đó ghi nhận loài A longispinosus hiện diện nhiều
trên cây bí xanh, cà tím, mướp khía, dưa leo, tần suất xuất hiện là 49,1% Loài A
tamatavensis ch ỉ hiện diện trên cây bí xanh với tần suất xuất hiện là 35,3% Loài A
polisensis chỉ hiện diện trên cây cà tím với tần suất xuất hiện là 15,6%
Ở những khu vực điều tra, NNBM được phát phát hiện ở những ruộng mà cây ở giai đoạn từ ra hoa đến thu hoạch và sau thu hoạch, bộ phận trên cây xuất hiện NNBM tập trung ở những lá đã già, lá có nhiều nhện đỏ gây hại
Trang 34B ảng 4.1: Thành phần NNBM trên một số cây rau ăn trái tại Tp.HCM năm 2012
Ghi chú: TSXH: T ần suất xuất hiện
4.1.2 Đặc điểm hình thái và phân loại của 3 loài NNBM Amblyseius tamatavensis ,
Amblyseius longispinosus và Amblyseius polisensis
Đặc điểm chung của con cái trưởng thành 3 loài cơ thể hình quả lê hoặc hình oval Kích thước cơ thể rất nhỏ Cơ thể căng bóng Màu sắc từ màu vàng cam, đến màu đỏ sậm Màu sắc của NNBM thay đổi tùy theo thức ăn Riêng đối với loài A tamatavensis dễ nhận
biết bởi có cặp lông rất dài nằm cuối bụng Đây là đặc điểm phân biệt rõ nhất với những
loài khác Còn 2 loài A polisensis và A longispinosus rất khó phân biệt vì chúng rất giống nhau về hình thái bên ngoài Để phân loại, cần xem xét chi tiết tất cả những đặc điểm về sự phân bố của lông trên cơ thể, chiều dài của lông, hình dáng của bộ phận sinh
dục, hình thái của mảnh bụng, sự phân bố của các lông (setae) trên bụng, số lượng lông trên bụng, hình dáng của bộ phận sinh dục Các chỉ tiêu phân loại 3 loài nhện nhỏ bắt mồi được trình bày chi tiết ở phụ lục 1
Loài Amblyseius tamatavensis Blommer
Cơ thể hình oval, kích thước mảnh lưng dài 0,301 mm, màu vàng cam đến đỏ sậm,
cặp lông đuôi cuối bụng rất dài, đây là đặc điểm quan trọng nhận biết loài A
tamatavensis
Trang 35Hình 4.1 NNBM A tamatavensis giai đoạn phát dục (trái) và giai đoạn đẻ trứng (phải)
- Mũi tên chỉ cặp lông đuôi cuối bụng
Hình 4.2 Mảnh lưng con cái
A tamatavensis Blommers quan sát
dưới kích hiển vi phóng đại 20 lần
Hình 4.3 Mảnh bụng con cái
A tamatavensis Blommers quan sát
dưới kính hiển vi phóng đại 20 lần
Trang 36Hình 4.4 Bộ phận sinh dục cái
A tamatavensis Blommers quan sát
dưới kính hiển vi phóng đại 40 lần
Hình 4.5 Chelicera - đôi kìm của
A tamatavensis Blommers quan sát dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần
Hình 4.6 Túi nhận tinh A tamatavensis Blommers quan sát dưới kính hiển vi phóng đại
100 lần
Trang 37 Loài Amblyseius longispinosus (Evans)
Cơ thể hình quả lê, căng bóng Màu nâu đỏ Mảnh lưng dài khoảng 0,321 mm, trên lưng có 30 cặp lông Bộ phận sinh dục cái dài 0,106 mm
Hình 4.7 Nhện cái NNBM A longispinosus
Hình 4.8 Mặt lưng con cái Amblyseius
longispinosus (Evans) quan sát dưới kính
hiển vi phóng đại 20 lần
Hình 4.9 Mặt bụng con cái Amblyseius
longispinosus (Evans) quan sát dưới kính hiển vi phóng đại 20 lần
Trang 38 Amblyseius polisensis Schicha and Corpuz-Raros
Cơ thể hình oval, căng bóng Mảnh lưng dài 0,380 mm, trơn láng; Có 17 cặp lông,
6 trên lưng, 2 giữa, 9 ở bên Mảnh bụng 0,68 mm, bộ phận sinh dục rộng 0,93 mm Bộ phận ngũ giác bên trong bộ phận sinh dục có hình mắt lưới
Hình 4.11 Nhện cái NNBM A polisensis
Hình 4.10 Bộ phận sinh dục cái
Amblyseius longispinosus (Evans) quan
sát dưới kính hiển vi phóng đại 40 lần